Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Từ tương lai trở về… hiện tại
Trong thế giới hữu hình, chúng ta có 3 chiều: dài, rộng và cao. Có thể xem khái niệm về không gian 3 chiều là quy luật bất biến của vật chất và vật thể. Bước sang dòng tư tưởng trừu tượng, người ta lại khám phá
Oceania
chính là nước Anh và chuyện xảy ra ở thành phố “Airstrip One”, đó chính
là thủ đô Luân Đôn đã được đổi tên. Khắp nơi trong thành phố tràn ngập
chân dung của “Big Brother” (tạm dịch là Anh Cả) với khẩu hiệu “Anh Cả
đang theo dõi bạn” (nguyên văn: “Big Brother is Watching You”).
Chữ viết tại Oceania vẫn là tiếng Anh nhưng là loại tiếng Anh “cải tiến”, được mang tên “Newspeak”. Có những từ ngữ mới như “doublethink” (suy nghĩ ngược lại với đường lối của Đảng), “thoughtpolice” (cảnh sát tư tưởng), “thoughtcrime” (tội phạm về tư tưởng)… Tiếng Anh vào năm 1984 là loại “tiếng Anh xã hội chủ nghĩa”, có tên là “Ingsoc” (English Socialism), khác nhiều so với “Oldspeak” là tiếng Anh tiêu chuẩn (Standard English).
Để hiểu rõ những gì được đề cập đến trong “1984” người đọc phải làm quen với một số từ ngữ trong “Newspeak”. Quy luật văn phạm đơn giản hơn tiếng Anh ngày nay rất nhiều, để cấu thành những tiếp đầu ngữ, Orwell dùng “plus_” như “plusgood”, phủ định chỉ dùng “un_”: “ungood” hay thể so sánh tuyệt đối, tác giả chỉ cần dùng “double plus_” như trong câu ca tụng Anh Cả: "Big Brother is doubleplusgood".
Trong “Newspeak”, “crimethink” là những suy nghĩ phản động, dễ biến thành tội ác về tư tưởng “thoughtcrime” và như vậy đi ngược lại với “goodthink” do Đảng đề ra. Nhân vật chính trong truyện đã viết trong nhật ký của mình: "Thoughtcrime does not entail death: thoughtcrime IS death”.
Cũng trong ngôn ngữ của năm 1984, “duckspeak” có nghĩa là kêu cạp cạp như vịt hay nghĩa đen là nói mà không suy nghĩ. “Duckspeak” có thể là một một từ diễn tả một ý tốt đẹp nhưng lại cũng là ý xấu xa, nói dối mà trong ngôn ngữ Newspeak gọi là “ungood”. Ý tốt hay xấu tùy thuộc vào người nói và cũng còn tùy vào quan điểm của Đảng.
Một công dân khi trở thành “unperson” (người chết) có nghĩa là người đó đã bị “bốc hơi” (vaporized). Hắn không những bị nhà nước giết chết mà sự hiện diện của hắn còn bị xóa sạch khỏi hồ sơ để hoàn toàn biến mất trong cuộc sống. Hắn không lưu lại một dấu vết nào đối với người sống, dù đó là bạn bè hay thân thuộc.
* Xem phim "The Time Machine" (202):
http://www.phimmoi.net/phim/co-may-thoi-gian-1688/
Trong
thế giới hữu hình, chúng ta có 3 chiều: dài, rộng và cao. Có thể xem khái niệm
về không gian 3 chiều là quy luật bất biến của vật chất và vật thể. Bước sang
dòng tư tưởng trừu tượng, người ta lại khám phá ra thêm một chiều nữa là “Chiều
Thời Gian” luôn chuyển động không ngừng nghỉ.
Thời
gian chi phối mọi biến đổi của cuộc sống cho dù rất khó có thể xác định một
cách chính xác. Tuy nhiên, cuộc sống của tất cả các sinh vật, dù muốn dù không,
đều chuyển động theo chiều thời gian.
Hệ
quả là sinh vật đi từ trẻ thơ đến tuổi già, vật chất lại tiến hóa từ lúc còn mới
đến trở thành cũ. “Chiều của thời gian” chính là trình tự đi từ Quá Khứ, chuyển
qua Hiện Tại và chấm dứt ở Tương Lai.
Từ
không gian 4 chiều, con người lại chuyển sang một ý niệm trừu tượng, nếu không
muốn nói là rất “hợp lý”: một ngày nào đó, người ta sẽ tạo ra một cỗ máy, tạm gọi
là “cỗ máy thời gian”. Cỗ máy đó có vận tốc nhanh hơn ánh sáng gấp nhiều lần để
người ta lùi lại thời Quá Khứ cũng như thấy được Tương Lai.
Vào
năm 1895, nhà văn người Anh, H. G. Wells, dựa vào lý thuyết “chiều thứ tư” đã
viết một cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng khi đề cập đến việc ngồi trong cỗ
máy thời gian để trở về Quá Khứ hoặc nhìn thấy được Tương Lai.
“The Time Machine” đã được chuyển thể
thành hai bộ phim cùng tên vào năm 1960 và 2002. Từ đó, cỗ máy thời gian đã tạo
cảm hứng cho các tác phẩm văn học cũng như giải trí như phim truyền hình và
chuyện tranh.
Yvette Mimieux và Rod Taylor trong phim “The Time
Machine” năm 1960
Nhân
vật chính của “The Time Machine” là một
nhà khoa học, đồng thời là nhà phát minh ra cỗ máy. Ông sống ở Anh dưới thời
Victoria và được Wells gọi là “Người du hành thời gian”. Cỗ máy mới thoạt trông
cũng giống như bất kỳ cỗ máy nào, chỉ khác một điều là nó có bảng điều khiển để
người du hành có thể bấm nút vào điểm thời gian để trở lại Quá khứ hay đi đến
Tương Lai.
Nếu
có cỗ máy đó, chúng ta có thể nhìn lại Sài Gòn hay Hà Nội mà không cần lục lại
những hình ảnh xưa như ta vẫn thường làm ngày nay. Chắc phải thú vị và hấp dẫn
bội phần và điều quan trọng không ai có thể ngụy tạo những hoạt cảnh đó! Đơn giản
vì hình ảnh mà ta lưu giữ có thể là đã bị photoshop nhưng hình ảnh ta nhìn từ cỗ
máy thời gian sẽ hoàn toàn trung thực.
Tác phẩm “The Time Machine” của H. G. Wells.
Ấn bản đầu tiên năm 1895
Đến
năm 1948, nhà văn người Anh, George Orwell, viết một cuốn sách, không phải là
“khoa học giả tưởng” như “The Time
Machine” nhưng thuộc loại “chính trị giả tưởng”. Ông đặt tựa sách là “Nineteen Eighty-Four” mà sau này được
đơn giản hóa chỉ còn 4 con số: “1984”.
“1984” là thời tương lai của
năm 1948, chỉ cần đảo ngược 2 con số cuối, nhưng những chuyện xảy ra trong năm
1984 không đơn giản như việc đảo ngược những con số. George Orwell “tưởng tượng”
vào 1984 sẽ có một nhà nước được gọi tên là Oceania (tạm dịch là Đại Dương), đó
là một trong 3 siêu cường của thế giới sau cuộc thế chiến nguyên tử, hai siêu
cường kia là Eurasia và Eastasia.
Bản đồ thế giới năm 1984 gồm 3 siêu cường Oceania,
Eurosia và Eastasia
Chữ viết tại Oceania vẫn là tiếng Anh nhưng là loại tiếng Anh “cải tiến”, được mang tên “Newspeak”. Có những từ ngữ mới như “doublethink” (suy nghĩ ngược lại với đường lối của Đảng), “thoughtpolice” (cảnh sát tư tưởng), “thoughtcrime” (tội phạm về tư tưởng)… Tiếng Anh vào năm 1984 là loại “tiếng Anh xã hội chủ nghĩa”, có tên là “Ingsoc” (English Socialism), khác nhiều so với “Oldspeak” là tiếng Anh tiêu chuẩn (Standard English).
Để hiểu rõ những gì được đề cập đến trong “1984” người đọc phải làm quen với một số từ ngữ trong “Newspeak”. Quy luật văn phạm đơn giản hơn tiếng Anh ngày nay rất nhiều, để cấu thành những tiếp đầu ngữ, Orwell dùng “plus_” như “plusgood”, phủ định chỉ dùng “un_”: “ungood” hay thể so sánh tuyệt đối, tác giả chỉ cần dùng “double plus_” như trong câu ca tụng Anh Cả: "Big Brother is doubleplusgood".
Trong “Newspeak”, “crimethink” là những suy nghĩ phản động, dễ biến thành tội ác về tư tưởng “thoughtcrime” và như vậy đi ngược lại với “goodthink” do Đảng đề ra. Nhân vật chính trong truyện đã viết trong nhật ký của mình: "Thoughtcrime does not entail death: thoughtcrime IS death”.
Cũng trong ngôn ngữ của năm 1984, “duckspeak” có nghĩa là kêu cạp cạp như vịt hay nghĩa đen là nói mà không suy nghĩ. “Duckspeak” có thể là một một từ diễn tả một ý tốt đẹp nhưng lại cũng là ý xấu xa, nói dối mà trong ngôn ngữ Newspeak gọi là “ungood”. Ý tốt hay xấu tùy thuộc vào người nói và cũng còn tùy vào quan điểm của Đảng.
Một công dân khi trở thành “unperson” (người chết) có nghĩa là người đó đã bị “bốc hơi” (vaporized). Hắn không những bị nhà nước giết chết mà sự hiện diện của hắn còn bị xóa sạch khỏi hồ sơ để hoàn toàn biến mất trong cuộc sống. Hắn không lưu lại một dấu vết nào đối với người sống, dù đó là bạn bè hay thân thuộc.
“Ingsoc” (English Socialism) là thứ tiếng Anh dùng trong năm 1984
Châm
ngôn hành động của nhà nước Oceania được gói gọn trong 3 khẩu hiệu:
·
CHIẾN
TRANH LÀ HÒA BÌNH (War is Peace)
·
TỰ
DO LÀ NÔ LỆ (Freedom is Slavery)
·
DỐT
NÁT LÀ SỨC MẠNH (Ignorance is Strength)
Mọi
sinh hoạt hàng ngày ở Oceania đều thông qua những “thiết bị thu và phát sóng
truyền hình” được gọi là “telescreen” để kiểm soát mọi hoạt động, riêng tư cũng
như công cộng, của người dân. Người dân tại đây được chia thành 3 giai cấp chính:
(1)
Giai cấp thượng lưu “Inner Party” (những
người trong Đảng) là giai cấp thiểu số thống trị, chiếm 2% dân số;
(2)
Giai cấp trung lưu “Outer Party” (những
người ngoài Đảng), chiếm 13%;
(3)
Giai cấp vô sản “Proletariat” bao gồm
những người không thuộc 2 thành phần trên, họ chiếm 85%.
Về
mặt chính quyền, Đảng có 4 Bộ chính:
(1)
Bộ Hòa bình (Ministry of Peace - Minipax) phụ trách quốc phòng và chiến tranh;
(2)
Bộ Sung túc (Ministry of Plenty - Miniplenty) phụ trách các vấn đề về kinh tế,
bao gồm nghèo đói và khẩu phần lương thực;
(3)
Bộ Tình thương (Ministry of Love - Miniluv) phụ trách về pháp luật, kể cả việc
tẩy não (brainwashing) và tra tấn (torture);
(4)
Bộ Sự thật (Ministry of Truth - Minitrue) phụ trách về thông tin, giải trí,
giáo dục, nghệ thuật, tuyên truyền…
“Big Brother is Watching You”
Nhân
vật chính trong “1984” là Winston Smith, thuộc thành phần thứ 2, “Outer Party”.
Anh đã bị tách ra khỏi gia đình từ nhỏ và sống trong một cô nhi viện, được nhà
nước dạy dỗ để trở thành “đầy tớ trung thành của chế độ”.
Smith là
một nhân viên trực thuộc Bộ Sự thật với nhiệm vụ biên tập lại lịch sử trong quá
khứ để phù hợp với hiện tại. Anh còn có nhiệm vụ xóa mọi dấu tích của những người
đã bị nhà nước cho “bốc hơi” (vaporised) để trở thành “unperson”, biến mất khỏi
cuộc sống.
Châm
ngôn của Đảng là: "Kẻ nào kiềm chế
được quá khứ, kẻ đó kiểm soát được tương lai: Kẻ nào kiểm soát được hiện tại, kẻ
đó kiềm chế được quá khứ".
Cái khó của Smith khi sống trong môi trường
chính trị này là đòi hỏi trí óc phải vận dụng khi sửa đổi các tư liệu lịch sử.
Tuy nhiên, anh vẫn hứng thú với thứ gọi là "quá khứ thực" và dày công
tìm hiểu về nó mặc dầu biết đó là một “thoughtcrime”.
Trong
giai đoạn bị “cải tạo chính trị”, Winston Smith thừa nhận những tội trạng mà anh
“đã làm” cũng như “không hề làm”. Cảnh sát tư tưởng đã khai thác anh trong “Phòng
101”, căn phòng đáng sợ nhất ở Miniluv. Tại đây, bất cứ ai cũng đều phải ở
chung với thứ mà họ sợ nhất. Đối với Smith, đó là những con chuột. Chính những
sinh vật này đã khiến Smith phải ngoan ngoãn chấp nhận việc “cải tạo”.
Cuối
cùng có tin Oceania đã giành chiến thắng quyết định trước quân đội Eurasia. Đám
đông nô nức ăn mừng ngoài đường phố và Smith cũng tưởng tượng mình có mặt trong
dòng người đó. Anh nhìn lên bức chân dung của “Big Brother”, anh đắm chìm trong
một giấc mơ là mình sẽ tự thú hết và rồi sẽ được… lãnh án tử hình. Anh sẽ được
“bốc hơi”!
Tác phẩm “Nineteen Eighty-Four”, ấn bản đầu tiên năm 1949
Ngay
sau khi “Nineteen Eighty-Four” được
xuất bản trong năm 1949 đã gây nhiều tranh cãi vì đó là di chúc của George
Orwell với những khuyến cáo nhân loại phải cảnh giác trước mối đe dọa của nền độc
tài cực quyền.
Cuốn
sách của Orwell đã nổi tiếng đến độ trong kho từ vựng tiếng Anh xuất hiện một từ
mới: “Orwellian” với hàm ý sự ngụy tạo của một nhà nước độc tài, chuyên chế.
Năm 2005, tạp chí Time xếp “1984” trong số 100 truyện có số người đọc nhiều nhất.
Kể
từ khi Donald Trump xuất hiện trong vai trò Tổng thống Hoa Kỳ, “Nineteen Eighty-Four” một lần nữa trở
thành “best seller” với doanh số tăng vọt đến 9.500%. Riêng nhà xuất bản
Penguin đã in thêm 75.000 cuốn nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của những người
chưa đọc “1984”. Họ muốn tìm hiểu thêm giữa tiểu thuyết của Orwell và đường lối
chính trị của Trump những gì tương đồng.
Cuốn
truyện viết từ năm 1948, mô phỏng một thể chế “tương lai” vào năm 1984 và đến
nay, năm 2017, có nhiều tình tiết để người đọc đối chiếu và chiêm nghiệm. Không
phải chỉ ở riêng Hoa Kỳ mà hình như còn nhiều nước khác, trong đó có cả Việt
Nam.
Năm
Orwell viết tiểu thuyết đã thuộc về Quá khứ, tên của cuốn sách ông đặt hàm ý thời
Tương lai nhưng đối với người đương thời lại là Quá khứ. Như vậy, chỉ có cỗ máy
thám hiểm thời gian mới có thể đưa ta chuyển động theo chiều thời gian.
Đó
là lý do bài viết này có tên: “Từ tương lai trở về… hiện tại”!
Nhà văn George Orwell (1903-1950)
***
* Xem phim "The Time Machine" (202):
http://www.phimmoi.net/phim/co-may-thoi-gian-1688/
*
Xem phim "Nineteen Eighty-Four":
*
Xem bản dịch "1984" tại đây:
http://echithai.com/ebook/classic/1984.pdf
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/04/tu-tuong-lai-tro-ve-hien-tai.html
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/04/tu-tuong-lai-tro-ve-hien-tai.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Từ tương lai trở về… hiện tại
Trong thế giới hữu hình, chúng ta có 3 chiều: dài, rộng và cao. Có thể xem khái niệm về không gian 3 chiều là quy luật bất biến của vật chất và vật thể. Bước sang dòng tư tưởng trừu tượng, người ta lại khám phá
Trong
thế giới hữu hình, chúng ta có 3 chiều: dài, rộng và cao. Có thể xem khái niệm
về không gian 3 chiều là quy luật bất biến của vật chất và vật thể. Bước sang
dòng tư tưởng trừu tượng, người ta lại khám phá ra thêm một chiều nữa là “Chiều
Thời Gian” luôn chuyển động không ngừng nghỉ.
Thời
gian chi phối mọi biến đổi của cuộc sống cho dù rất khó có thể xác định một
cách chính xác. Tuy nhiên, cuộc sống của tất cả các sinh vật, dù muốn dù không,
đều chuyển động theo chiều thời gian.
Hệ
quả là sinh vật đi từ trẻ thơ đến tuổi già, vật chất lại tiến hóa từ lúc còn mới
đến trở thành cũ. “Chiều của thời gian” chính là trình tự đi từ Quá Khứ, chuyển
qua Hiện Tại và chấm dứt ở Tương Lai.
Từ
không gian 4 chiều, con người lại chuyển sang một ý niệm trừu tượng, nếu không
muốn nói là rất “hợp lý”: một ngày nào đó, người ta sẽ tạo ra một cỗ máy, tạm gọi
là “cỗ máy thời gian”. Cỗ máy đó có vận tốc nhanh hơn ánh sáng gấp nhiều lần để
người ta lùi lại thời Quá Khứ cũng như thấy được Tương Lai.
Vào
năm 1895, nhà văn người Anh, H. G. Wells, dựa vào lý thuyết “chiều thứ tư” đã
viết một cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng khi đề cập đến việc ngồi trong cỗ
máy thời gian để trở về Quá Khứ hoặc nhìn thấy được Tương Lai.
“The Time Machine” đã được chuyển thể
thành hai bộ phim cùng tên vào năm 1960 và 2002. Từ đó, cỗ máy thời gian đã tạo
cảm hứng cho các tác phẩm văn học cũng như giải trí như phim truyền hình và
chuyện tranh.
Yvette Mimieux và Rod Taylor trong phim “The Time
Machine” năm 1960
Nhân
vật chính của “The Time Machine” là một
nhà khoa học, đồng thời là nhà phát minh ra cỗ máy. Ông sống ở Anh dưới thời
Victoria và được Wells gọi là “Người du hành thời gian”. Cỗ máy mới thoạt trông
cũng giống như bất kỳ cỗ máy nào, chỉ khác một điều là nó có bảng điều khiển để
người du hành có thể bấm nút vào điểm thời gian để trở lại Quá khứ hay đi đến
Tương Lai.
Nếu
có cỗ máy đó, chúng ta có thể nhìn lại Sài Gòn hay Hà Nội mà không cần lục lại
những hình ảnh xưa như ta vẫn thường làm ngày nay. Chắc phải thú vị và hấp dẫn
bội phần và điều quan trọng không ai có thể ngụy tạo những hoạt cảnh đó! Đơn giản
vì hình ảnh mà ta lưu giữ có thể là đã bị photoshop nhưng hình ảnh ta nhìn từ cỗ
máy thời gian sẽ hoàn toàn trung thực.
Tác phẩm “The Time Machine” của H. G. Wells.
Ấn bản đầu tiên năm 1895
Đến
năm 1948, nhà văn người Anh, George Orwell, viết một cuốn sách, không phải là
“khoa học giả tưởng” như “The Time
Machine” nhưng thuộc loại “chính trị giả tưởng”. Ông đặt tựa sách là “Nineteen Eighty-Four” mà sau này được
đơn giản hóa chỉ còn 4 con số: “1984”.
“1984” là thời tương lai của
năm 1948, chỉ cần đảo ngược 2 con số cuối, nhưng những chuyện xảy ra trong năm
1984 không đơn giản như việc đảo ngược những con số. George Orwell “tưởng tượng”
vào 1984 sẽ có một nhà nước được gọi tên là Oceania (tạm dịch là Đại Dương), đó
là một trong 3 siêu cường của thế giới sau cuộc thế chiến nguyên tử, hai siêu
cường kia là Eurasia và Eastasia.
Bản đồ thế giới năm 1984 gồm 3 siêu cường Oceania,
Eurosia và Eastasia
Chữ viết tại Oceania vẫn là tiếng Anh nhưng là loại tiếng Anh “cải tiến”, được mang tên “Newspeak”. Có những từ ngữ mới như “doublethink” (suy nghĩ ngược lại với đường lối của Đảng), “thoughtpolice” (cảnh sát tư tưởng), “thoughtcrime” (tội phạm về tư tưởng)… Tiếng Anh vào năm 1984 là loại “tiếng Anh xã hội chủ nghĩa”, có tên là “Ingsoc” (English Socialism), khác nhiều so với “Oldspeak” là tiếng Anh tiêu chuẩn (Standard English).
Để hiểu rõ những gì được đề cập đến trong “1984” người đọc phải làm quen với một số từ ngữ trong “Newspeak”. Quy luật văn phạm đơn giản hơn tiếng Anh ngày nay rất nhiều, để cấu thành những tiếp đầu ngữ, Orwell dùng “plus_” như “plusgood”, phủ định chỉ dùng “un_”: “ungood” hay thể so sánh tuyệt đối, tác giả chỉ cần dùng “double plus_” như trong câu ca tụng Anh Cả: "Big Brother is doubleplusgood".
Trong “Newspeak”, “crimethink” là những suy nghĩ phản động, dễ biến thành tội ác về tư tưởng “thoughtcrime” và như vậy đi ngược lại với “goodthink” do Đảng đề ra. Nhân vật chính trong truyện đã viết trong nhật ký của mình: "Thoughtcrime does not entail death: thoughtcrime IS death”.
Cũng trong ngôn ngữ của năm 1984, “duckspeak” có nghĩa là kêu cạp cạp như vịt hay nghĩa đen là nói mà không suy nghĩ. “Duckspeak” có thể là một một từ diễn tả một ý tốt đẹp nhưng lại cũng là ý xấu xa, nói dối mà trong ngôn ngữ Newspeak gọi là “ungood”. Ý tốt hay xấu tùy thuộc vào người nói và cũng còn tùy vào quan điểm của Đảng.
Một công dân khi trở thành “unperson” (người chết) có nghĩa là người đó đã bị “bốc hơi” (vaporized). Hắn không những bị nhà nước giết chết mà sự hiện diện của hắn còn bị xóa sạch khỏi hồ sơ để hoàn toàn biến mất trong cuộc sống. Hắn không lưu lại một dấu vết nào đối với người sống, dù đó là bạn bè hay thân thuộc.
“Ingsoc” (English Socialism) là thứ tiếng Anh dùng trong năm 1984
Châm
ngôn hành động của nhà nước Oceania được gói gọn trong 3 khẩu hiệu:
·
CHIẾN
TRANH LÀ HÒA BÌNH (War is Peace)
·
TỰ
DO LÀ NÔ LỆ (Freedom is Slavery)
·
DỐT
NÁT LÀ SỨC MẠNH (Ignorance is Strength)
Mọi
sinh hoạt hàng ngày ở Oceania đều thông qua những “thiết bị thu và phát sóng
truyền hình” được gọi là “telescreen” để kiểm soát mọi hoạt động, riêng tư cũng
như công cộng, của người dân. Người dân tại đây được chia thành 3 giai cấp chính:
(1)
Giai cấp thượng lưu “Inner Party” (những
người trong Đảng) là giai cấp thiểu số thống trị, chiếm 2% dân số;
(2)
Giai cấp trung lưu “Outer Party” (những
người ngoài Đảng), chiếm 13%;
(3)
Giai cấp vô sản “Proletariat” bao gồm
những người không thuộc 2 thành phần trên, họ chiếm 85%.
Về
mặt chính quyền, Đảng có 4 Bộ chính:
(1)
Bộ Hòa bình (Ministry of Peace - Minipax) phụ trách quốc phòng và chiến tranh;
(2)
Bộ Sung túc (Ministry of Plenty - Miniplenty) phụ trách các vấn đề về kinh tế,
bao gồm nghèo đói và khẩu phần lương thực;
(3)
Bộ Tình thương (Ministry of Love - Miniluv) phụ trách về pháp luật, kể cả việc
tẩy não (brainwashing) và tra tấn (torture);
(4)
Bộ Sự thật (Ministry of Truth - Minitrue) phụ trách về thông tin, giải trí,
giáo dục, nghệ thuật, tuyên truyền…
“Big Brother is Watching You”
Nhân
vật chính trong “1984” là Winston Smith, thuộc thành phần thứ 2, “Outer Party”.
Anh đã bị tách ra khỏi gia đình từ nhỏ và sống trong một cô nhi viện, được nhà
nước dạy dỗ để trở thành “đầy tớ trung thành của chế độ”.
Smith là
một nhân viên trực thuộc Bộ Sự thật với nhiệm vụ biên tập lại lịch sử trong quá
khứ để phù hợp với hiện tại. Anh còn có nhiệm vụ xóa mọi dấu tích của những người
đã bị nhà nước cho “bốc hơi” (vaporised) để trở thành “unperson”, biến mất khỏi
cuộc sống.
Châm
ngôn của Đảng là: "Kẻ nào kiềm chế
được quá khứ, kẻ đó kiểm soát được tương lai: Kẻ nào kiểm soát được hiện tại, kẻ
đó kiềm chế được quá khứ".
Cái khó của Smith khi sống trong môi trường
chính trị này là đòi hỏi trí óc phải vận dụng khi sửa đổi các tư liệu lịch sử.
Tuy nhiên, anh vẫn hứng thú với thứ gọi là "quá khứ thực" và dày công
tìm hiểu về nó mặc dầu biết đó là một “thoughtcrime”.
Trong
giai đoạn bị “cải tạo chính trị”, Winston Smith thừa nhận những tội trạng mà anh
“đã làm” cũng như “không hề làm”. Cảnh sát tư tưởng đã khai thác anh trong “Phòng
101”, căn phòng đáng sợ nhất ở Miniluv. Tại đây, bất cứ ai cũng đều phải ở
chung với thứ mà họ sợ nhất. Đối với Smith, đó là những con chuột. Chính những
sinh vật này đã khiến Smith phải ngoan ngoãn chấp nhận việc “cải tạo”.
Cuối
cùng có tin Oceania đã giành chiến thắng quyết định trước quân đội Eurasia. Đám
đông nô nức ăn mừng ngoài đường phố và Smith cũng tưởng tượng mình có mặt trong
dòng người đó. Anh nhìn lên bức chân dung của “Big Brother”, anh đắm chìm trong
một giấc mơ là mình sẽ tự thú hết và rồi sẽ được… lãnh án tử hình. Anh sẽ được
“bốc hơi”!
Tác phẩm “Nineteen Eighty-Four”, ấn bản đầu tiên năm 1949
Ngay
sau khi “Nineteen Eighty-Four” được
xuất bản trong năm 1949 đã gây nhiều tranh cãi vì đó là di chúc của George
Orwell với những khuyến cáo nhân loại phải cảnh giác trước mối đe dọa của nền độc
tài cực quyền.
Cuốn
sách của Orwell đã nổi tiếng đến độ trong kho từ vựng tiếng Anh xuất hiện một từ
mới: “Orwellian” với hàm ý sự ngụy tạo của một nhà nước độc tài, chuyên chế.
Năm 2005, tạp chí Time xếp “1984” trong số 100 truyện có số người đọc nhiều nhất.
Kể
từ khi Donald Trump xuất hiện trong vai trò Tổng thống Hoa Kỳ, “Nineteen Eighty-Four” một lần nữa trở
thành “best seller” với doanh số tăng vọt đến 9.500%. Riêng nhà xuất bản
Penguin đã in thêm 75.000 cuốn nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của những người
chưa đọc “1984”. Họ muốn tìm hiểu thêm giữa tiểu thuyết của Orwell và đường lối
chính trị của Trump những gì tương đồng.
Cuốn
truyện viết từ năm 1948, mô phỏng một thể chế “tương lai” vào năm 1984 và đến
nay, năm 2017, có nhiều tình tiết để người đọc đối chiếu và chiêm nghiệm. Không
phải chỉ ở riêng Hoa Kỳ mà hình như còn nhiều nước khác, trong đó có cả Việt
Nam.
Năm
Orwell viết tiểu thuyết đã thuộc về Quá khứ, tên của cuốn sách ông đặt hàm ý thời
Tương lai nhưng đối với người đương thời lại là Quá khứ. Như vậy, chỉ có cỗ máy
thám hiểm thời gian mới có thể đưa ta chuyển động theo chiều thời gian.
Đó
là lý do bài viết này có tên: “Từ tương lai trở về… hiện tại”!
Nhà văn George Orwell (1903-1950)
***
* Xem phim "The Time Machine" (202):
http://www.phimmoi.net/phim/co-may-thoi-gian-1688/
*
Xem phim "Nineteen Eighty-Four":
*
Xem bản dịch "1984" tại đây:
http://echithai.com/ebook/classic/1984.pdf
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/04/tu-tuong-lai-tro-ve-hien-tai.html
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/04/tu-tuong-lai-tro-ve-hien-tai.html