Văn Học & Nghệ Thuật
Tuấn Huy, Nhà Văn Nhìn Từ Phía Định Mệnh
Nếu có ai cho rằng định mệnh vốn không lười biếng nở những nụ cười thân ái với nhân gian thì, tôi e đó là một nhận định có phần gay gắt thiên kiến. Bằng cớ, như tôi biết, chỉ riêng lãnh vực văn học, nghệ thuật không thôi, định mệnh cũngđã mỉm cười với khá nhiều văn nghệ sĩ. Trong sốnhững nhà văn may mắn được định mệnh gõ cửa, mỉm cười, ân cần kia, có nhà văn Tuấn Huy /Nguyễn Năng Toàn, tác giả tiểu thuyết nổi tiếng “Ngày Vui Qua Mau”. (1)
Chí ít, vẫn theo tôi thì, định mệnh cũng đã ở với họ Nguyễn như một người bạn tốt cho tới năm 1978, khi ông cùng nguyên luật sư Nguyễn Viết Đĩnh (người bạn nhỏ và, vai anh của Tuấn Huy), vượt biên; thành công, chọn cư ngụ tại miền nam California. (2)
Theo tiết lộ của nguyên luật sư Nguyễn Viết Đĩnh thì, năm 1954, Tuấn Huy ông từ giã gia đình, một mình, di cư từ miền Bắc, vào Nam. Những năm đầu ở Saigon, ông tá túc tại nhà một ông chú. Sauđấy, nhờ khả năng nói cũng như viết tiếng Pháp lưu loát, ông được một hãng xuất nhập cảng của người Anh, tuyển dụng trong vai trò đại diện hãng. Chức vụsau cùng ông giữ cho tới tháng 4-1975, là Giám đốc của hãng xuất nhập cảng này.
Thành công sớm trong lãnh vựcđời thường, bản chất lại là người quảng giao, yêu quý anh em văn nghệ, nên căn nhà của Tuấn Huy ở thành phố Gia Định, sớm trở thành nơi lui tới của khá nhiều anh em văn nghệ sĩ thời đó. Điển hình như nhà thơ Phạm Công Thiện. Họ Phạm đã chọn ngôi nhà của Tuấn Huy, như một địa chỉ của ông, ở Saigon.
Những ai từng có dịp ghé thăm nhà văn Tuấn Huy, đều không ngạc nhiên khi thấy trong nhà, treo nhiều tranh của một số họa sĩ thân thiết với ông, như Đinh Cường, Trịnh Cung…
Cách đây khá lâu, khi đề cập tới cái chết của nhà thơ Phạm Công Thiện, trong một bài viết có tính cách hồi ức của mình, họa sĩ Trịnh Cung đã nhắc tới cố nhà văn Tuấn Huy, nguyên văn nhưsau:
“…Tôi bắt đầu đọc lại Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học, bản in cũ do Lá Bối xuất bản năm 1965. Tôi đặc biệt chú ý đến một trong hai lá thư dùng mở đầu cho cuốn sách này mà Thiện gửi cho Huy và Hồng. Đó chính là bức thư Thiện viết cho Huy tại Nha Trang tháng 6 năm 1963, năm Thiện mới 22 tuổi, với lời lẽ rất u buồn, đầy tâm trạng. Trước kia tôi không chú ý lắm về hai lá thư này mà bị phần nội dung chính của Ý Thức Mới cuốn đi như một dòng nước xoáy, tôi cứ chìm ngày càng sâu tận đáy của HốThẳm. Lúc đó, cách nay 48 năm, tôi cũng mới 24 tuổi.
“ ‘Huy, ‘Suốt đời tôi chắc chắn không bao giờ tôi quên được đôi mắt ướt lệ của một nàng ca sĩ mà chúng mình đã nhìn thấy vào một đêm mưa tầm tã trong một phòng trà mờ tối ở Sài Gòn. ‘Hình ảnh đau buồn lặng lẽ ấy đã ám ảnh tôi suốt những đêm dài âm u ở vùng biển xanh. ‘Tôi vẫn không quên được một tối cùng ngồi với Huy nơi một quán rượu bên bờ sông Sài Gòn. Đêm ấy, trời làm mưa, trời làm gió... Mưa phủ kín hết những chiếc tàu. Mưa phủ kín hết những hoài vọng triền miên của tuổi trẻ...’“Huy là nhà văn Tuấn Huy, tác giả của tập truyện Ngày Vui Qua Mau, cũng là một trong vài người bạn ban đầu khi tôi còn chân ướt chân ráo ở Sài Gòn những năm 60. Huy là người Bắc di cư hiền lành, vui tính, hay chia sẻ. Sau này tôi được gặp anh vài lần trong mấy dịp tôi qua Mỹ. Anh không còn viết nhiều nhưtrước vì bận việc cơm áo nơi xứ người. Anh làm việc cho một văn phòng luật sư ở Bolsa, quận Cam, Cali. Không biết bây giờ, sau hơn 10 năm không gặp lại, Tuấn Huy, bạn đang ở đâu, làm gì?...” (3)
Về sự nghiệp văn chương, Tuấn Huy / Nguyễn Năng Toàn cũng được ghi nhận là thành công rất sớm. Trong 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, họNguyễn có một số tiểu thuyết, tới nay, vẫn còn được nhiều người nhắc đến, như: Nỗi Buồn Tuổi Trẻ. Ngày Vui Qua Mau. Yêu trong bóng tối. Hương Cỏ May. Vòng tay Chờ Đợi v.v…
(Một số tác phẩm kể trên, sau năm 1975, được nhà xuất bản Xuân Thu ở miền nam Cali chọn in lại. Đó là những cuốn như: Yêu trong bóng tối. Hương Cỏ May…)
Thời gian tạm trú tại trại tỵnạn, Tuấn Huy có truyện dài “Bến Lỡ”. Sau đấy, ởquê người, ông đã cho xuất bản thêm một nhiều tác phẩm mới như “Dòng Sông Trong Giọt Nước”, “Thềm Sương Mù” (tiểu thuyết). “Xuôi Dòng Trầm Cảm” (tâm cảm) và, “Những Sợi Mưa Hư Ảo”, tiểu thuyết. Tác phẩm này tuy đã được in thành sách, nhưng ông chú thích“Ấn phẩm đặc biệt này dành riêng cho Tác giả Không Bán.” Ngay nơi trang đầu của tiểu thuyết (có thể coi là sau cùng), nhà văn Tuấn Huy ghi “Thương nhớ Uyển Hương và gửi các con…”
Tưởng cũng nên nói thêm, Uyển Hương là khuê danh người bạn đời của tác giả “Vòng tay chờ đợi”. Bà mất trong chuyến vượt biên hồi tháng 7 năm 1981 ở Biển Đông.
Từ đó cho tới ngày từ trần, nhà văn Tuấn Huy không hề tục huyền. Ông ở vậy nuôi 6 người con. Tất cả đều đã thành đạt.
Du Tử Lê,
Chú thích:
(1) Nhà văn Tuấn Huy / Nguyễn Năng Toàn sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông mất ngày 24 tháng 2 năm 2012, tại miền nam California.
(2) Nguyên luật sư Nguyễn ViếtĐĩnh có văn phòng cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý ởthành phố Westminster, quận hạt Orange County, Cali. Nguyên luật sư Nguyễn Viết Đĩnh là anh ruột của bà Uyển Hương, người bạn đời của tác giả “Ngày Vui Qua Mau.”
(3) - Nhà thơ, được coi nhưtriết gia Phạm Công Thiện sinh năm 1941 tại Mỹ Tho. Ông mất ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas.
- Họa sĩ Trịnh Cung hiện sốngở Saigon. Bài viết về Phạm Công Thiện của ông, tìmđược trên trang mạng Wikipedia – Tiếng Việt.
KaLua Post
Bàn ra tán vào (0)
Tuấn Huy, Nhà Văn Nhìn Từ Phía Định Mệnh
Nếu có ai cho rằng định mệnh vốn không lười biếng nở những nụ cười thân ái với nhân gian thì, tôi e đó là một nhận định có phần gay gắt thiên kiến. Bằng cớ, như tôi biết, chỉ riêng lãnh vực văn học, nghệ thuật không thôi, định mệnh cũngđã mỉm cười với khá nhiều văn nghệ sĩ. Trong sốnhững nhà văn may mắn được định mệnh gõ cửa, mỉm cười, ân cần kia, có nhà văn Tuấn Huy /Nguyễn Năng Toàn, tác giả tiểu thuyết nổi tiếng “Ngày Vui Qua Mau”. (1)
Chí ít, vẫn theo tôi thì, định mệnh cũng đã ở với họ Nguyễn như một người bạn tốt cho tới năm 1978, khi ông cùng nguyên luật sư Nguyễn Viết Đĩnh (người bạn nhỏ và, vai anh của Tuấn Huy), vượt biên; thành công, chọn cư ngụ tại miền nam California. (2)
Theo tiết lộ của nguyên luật sư Nguyễn Viết Đĩnh thì, năm 1954, Tuấn Huy ông từ giã gia đình, một mình, di cư từ miền Bắc, vào Nam. Những năm đầu ở Saigon, ông tá túc tại nhà một ông chú. Sauđấy, nhờ khả năng nói cũng như viết tiếng Pháp lưu loát, ông được một hãng xuất nhập cảng của người Anh, tuyển dụng trong vai trò đại diện hãng. Chức vụsau cùng ông giữ cho tới tháng 4-1975, là Giám đốc của hãng xuất nhập cảng này.
Thành công sớm trong lãnh vựcđời thường, bản chất lại là người quảng giao, yêu quý anh em văn nghệ, nên căn nhà của Tuấn Huy ở thành phố Gia Định, sớm trở thành nơi lui tới của khá nhiều anh em văn nghệ sĩ thời đó. Điển hình như nhà thơ Phạm Công Thiện. Họ Phạm đã chọn ngôi nhà của Tuấn Huy, như một địa chỉ của ông, ở Saigon.
Những ai từng có dịp ghé thăm nhà văn Tuấn Huy, đều không ngạc nhiên khi thấy trong nhà, treo nhiều tranh của một số họa sĩ thân thiết với ông, như Đinh Cường, Trịnh Cung…
Cách đây khá lâu, khi đề cập tới cái chết của nhà thơ Phạm Công Thiện, trong một bài viết có tính cách hồi ức của mình, họa sĩ Trịnh Cung đã nhắc tới cố nhà văn Tuấn Huy, nguyên văn nhưsau:
“…Tôi bắt đầu đọc lại Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học, bản in cũ do Lá Bối xuất bản năm 1965. Tôi đặc biệt chú ý đến một trong hai lá thư dùng mở đầu cho cuốn sách này mà Thiện gửi cho Huy và Hồng. Đó chính là bức thư Thiện viết cho Huy tại Nha Trang tháng 6 năm 1963, năm Thiện mới 22 tuổi, với lời lẽ rất u buồn, đầy tâm trạng. Trước kia tôi không chú ý lắm về hai lá thư này mà bị phần nội dung chính của Ý Thức Mới cuốn đi như một dòng nước xoáy, tôi cứ chìm ngày càng sâu tận đáy của HốThẳm. Lúc đó, cách nay 48 năm, tôi cũng mới 24 tuổi.
“ ‘Huy, ‘Suốt đời tôi chắc chắn không bao giờ tôi quên được đôi mắt ướt lệ của một nàng ca sĩ mà chúng mình đã nhìn thấy vào một đêm mưa tầm tã trong một phòng trà mờ tối ở Sài Gòn. ‘Hình ảnh đau buồn lặng lẽ ấy đã ám ảnh tôi suốt những đêm dài âm u ở vùng biển xanh. ‘Tôi vẫn không quên được một tối cùng ngồi với Huy nơi một quán rượu bên bờ sông Sài Gòn. Đêm ấy, trời làm mưa, trời làm gió... Mưa phủ kín hết những chiếc tàu. Mưa phủ kín hết những hoài vọng triền miên của tuổi trẻ...’“Huy là nhà văn Tuấn Huy, tác giả của tập truyện Ngày Vui Qua Mau, cũng là một trong vài người bạn ban đầu khi tôi còn chân ướt chân ráo ở Sài Gòn những năm 60. Huy là người Bắc di cư hiền lành, vui tính, hay chia sẻ. Sau này tôi được gặp anh vài lần trong mấy dịp tôi qua Mỹ. Anh không còn viết nhiều nhưtrước vì bận việc cơm áo nơi xứ người. Anh làm việc cho một văn phòng luật sư ở Bolsa, quận Cam, Cali. Không biết bây giờ, sau hơn 10 năm không gặp lại, Tuấn Huy, bạn đang ở đâu, làm gì?...” (3)
Về sự nghiệp văn chương, Tuấn Huy / Nguyễn Năng Toàn cũng được ghi nhận là thành công rất sớm. Trong 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, họNguyễn có một số tiểu thuyết, tới nay, vẫn còn được nhiều người nhắc đến, như: Nỗi Buồn Tuổi Trẻ. Ngày Vui Qua Mau. Yêu trong bóng tối. Hương Cỏ May. Vòng tay Chờ Đợi v.v…
(Một số tác phẩm kể trên, sau năm 1975, được nhà xuất bản Xuân Thu ở miền nam Cali chọn in lại. Đó là những cuốn như: Yêu trong bóng tối. Hương Cỏ May…)
Thời gian tạm trú tại trại tỵnạn, Tuấn Huy có truyện dài “Bến Lỡ”. Sau đấy, ởquê người, ông đã cho xuất bản thêm một nhiều tác phẩm mới như “Dòng Sông Trong Giọt Nước”, “Thềm Sương Mù” (tiểu thuyết). “Xuôi Dòng Trầm Cảm” (tâm cảm) và, “Những Sợi Mưa Hư Ảo”, tiểu thuyết. Tác phẩm này tuy đã được in thành sách, nhưng ông chú thích“Ấn phẩm đặc biệt này dành riêng cho Tác giả Không Bán.” Ngay nơi trang đầu của tiểu thuyết (có thể coi là sau cùng), nhà văn Tuấn Huy ghi “Thương nhớ Uyển Hương và gửi các con…”
Tưởng cũng nên nói thêm, Uyển Hương là khuê danh người bạn đời của tác giả “Vòng tay chờ đợi”. Bà mất trong chuyến vượt biên hồi tháng 7 năm 1981 ở Biển Đông.
Từ đó cho tới ngày từ trần, nhà văn Tuấn Huy không hề tục huyền. Ông ở vậy nuôi 6 người con. Tất cả đều đã thành đạt.
Du Tử Lê,
Chú thích:
(1) Nhà văn Tuấn Huy / Nguyễn Năng Toàn sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông mất ngày 24 tháng 2 năm 2012, tại miền nam California.
(2) Nguyên luật sư Nguyễn ViếtĐĩnh có văn phòng cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý ởthành phố Westminster, quận hạt Orange County, Cali. Nguyên luật sư Nguyễn Viết Đĩnh là anh ruột của bà Uyển Hương, người bạn đời của tác giả “Ngày Vui Qua Mau.”
(3) - Nhà thơ, được coi nhưtriết gia Phạm Công Thiện sinh năm 1941 tại Mỹ Tho. Ông mất ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas.
- Họa sĩ Trịnh Cung hiện sốngở Saigon. Bài viết về Phạm Công Thiện của ông, tìmđược trên trang mạng Wikipedia – Tiếng Việt.
KaLua Post