Di Sản Hồ Chí Minh

Tuấn Khanh - Thực tế như ác mộng

Truyền hình thực tế đang đem lại điều gì cho xã hội? Câu hỏi này đang được các nhà xã hội học dấy lên, mỗi lúc một nhiều. Những cuộc vui sống động mà công nghệ

Truyền hình thực tế đang đem lại điều gì cho xã hội? Câu hỏi này đang được các nhà xã hội học dấy lên, mỗi lúc một nhiều. Những cuộc vui sống động mà công nghệ giải trí mang lại cho đám đông bị đánh giá mỗi lúc đang quá đà hơn, háo hức vượt qua mọi lằn ranh về đạo đức và an toàn cho người xem cũng như người tham gia chương trình.

imageBên cạnh những ý kiến bảo vệ các loại reality show (truyền hình thực tế) là điều không thể thiếu của xã hội hiện đại, đem lại cảm xúc cho đám đông hay gì gì đó, thì cũng có những ý kiến khác nói rằng mọi thứ trên truyền hình được gọi là thực tế, nhưng hoàn toàn dàn dựng giả dối, và mục đích chính chỉ là mua bán con người. Trên trang thăm dò idebate.org, ác cảm dành cho thể loại truyền hình thực tế vẫn luôn ở mức cao, dù trãi qua nhiều ngày tháng tranh luận.

Không phải ngẫu nhiên mà các tập phim Hunger Games trở thành bom tấn thu hút toàn thế giới, trong đó nữ diễn viên Jennifer Lawrence là nhân vật đã làm mọi thứ để tự mình thoát khỏi vai trò trong một chương trình truyền hình thực tế và lãnh đạo người dân đứng lên tìm về một cuộc sống thật. Nếu cuộc trình diễn đấu trường của chính quyền Panem trong phim là đỉnh cao của truyền hình thực tế, thì chẳng bao lâu nữa, công nghệ giải trí ngoài đời sẽ không ngại hy sinh đồng loại của mình để tạo không khí. Máu và cái chết có thể sẽ là mục tiêu hướng tới để mua cảm giác, bán lại cho các nhà quảng cáo.

Mới đây, trong chương trình thực tế Điều Ước Thứ 7, phát ngày 10/1 của Đài truyền hình Việt Nam (VTV), câu chuyện “vợ chồng cô gái khiếm thị  hát rong” bị lật tẩy khiến công chúng xôn xao. Cuộc đời và chuyện tình mua nước mắt được dàn dựng này đã tạo nên sự phẫn nộ ở khắp nơi. Mặc dù đã có quyết định từ Thanh tra Bộ Thông Tin & Truyền Thông xử phạt ê-kíp này, thế nhưng dư luận dường như vẫn chưa yên. Toàn bộ bức tranh lạm dụng con người và mua bán lại đã phơi bày, mà từ đây, bất kỳ ai cũng có một thêm lý do để lo ngại cho một nền văn hoá phô diễn rực rỡ và thực tế non yếu của đất nước trước con đường tương lai.

Cô gái khiếm thị Nguyễn Như Đào và anh Nguyễn Nhật Thanh được lắp ghép vào nhau, giúp tạo ra một kịch bản tình yêu cao quý để lừa người xem. Thế nhưng khi trần tình với khán giả về điều bị phát hiện, thì những người chịu trách nhiệm của VTV lại nói họ bị lừa, như những nạn nhân tội nghiệp. Sự không chân thành đó khiến khán giả có quyền lo ngại rằng họ có thể bị lừa thêm những lần nào đó trong tương lai, bởi những người thực hiện chương trình không đủ kinh nghiệm và hời hợt, như chính họ mô tả.

Truyền thông, trong sự kiểm soát kiêu ngạo và lạm dụng, có thể dẫn đến những bi kịch cho cả một xã hội chứ không riêng gì người xem hay người tham gia thực hiện chương trình. Năm 2007, một nữ diễn viên phim truyền hình của đài VTV vướng vào một scandal tình ái, sau đó, một khung giờ vàng của đài được tổ chức, gác lại các tiết mục thường kỳ, để nữ diễn viên này lên truyền hình xin lỗi khán giả câu chuyện riêng của mình, mà lẽ ra không cần phải phơi bày như một show diễn như vậy. VTV không phải là một đài tư nhân. Ngân sách từ tiền thuế từ người dân. Nhưng từ sự kiện đó, xã hội có lý do để tin rằng luôn có những ngoại lệ rất “riêng” cho những điều rất chung trong cuộc đời này.

Nhưng cũng chưa chắc những người được truyền thông “chăm chút” như vậy đã hạnh phúc, có thể họ cũng là nạn nhân của một loại truyền hình thực tế gắn nhãn mác “tình người”. Nhà tâm lý học về truyền thông Oliver James đã từng tố cáo trong các nghiên cứu của mình rằng các loại truyền hình thực tế dàn xếp tình huống, luôn gây tổn hại tinh thần và tâm lý của những người tham gia. Thậm chí các reality show còn kích động các vùng thần kinh cảm nhận bằng các tình huống khiến mãi về sau, những người tham dự có thể trở thành nạn nhân, những người dễ bị thất thường cảm xúc (emotionally vulnerable people).

Mới đây, trong một chương trình truyền thanh, người ta nghe được một câu chuyện bi thương khác. Một cô gái viết thư cho đài kể chuyện tình yêu của mình, được đọc lại cho khán giả cùng nghe. Nhân viên đài truy tìm chàng trai, vốn đã chia tay với cô đó và nói trực tiếp trên đài, bằnh giọng điệu như một quan toà lương tâm, buộc phải chịu trách nhiệm cho cuộc tình này, buộc anh ta  anh ta phải tuyên bố trên đài. Không có kết cục cho câu chuyện bi thương đó vì chàng trai nói mình sẽ có cách của mình trong đời sống riêng chứ không nhất thiết phải trả lời công cộng như vậy. Ngay khi chương trình kết thúc, người ta nhìn thấy trước tiên là sự bi thương cho số phận của chương trình phát thanh đó, khi bán rẻ những cuộc đời riêng người khác cho những giờ phát thanh có quảng cáo của mình. Lạm dụng và dốt nát về quyền riêng tư, đã biến chương trình đó không những trở thành bi kịch cho chính họ, mà còn làm trĩu nặng những trái tim những ai đang đau đáu lo lắng về vận mệnh văn hoá của dân tộc mình mai đây, vẫn đang bị giao nhầm chỗ, từ những điều nhỏ nhất.

Đã hơn 3 thập niên kể từ khi reality show ra đời, và cũng có quá nhiều biến đồ diễn giải cho loại hình giải trí này. Năm 1991, khi chương trình reality show hoàn chỉnh đầu tiên xuất hiện ở Hà Lan và lan tràn toàn thế giới, reality show đã trở thành một gánh xiếc khổng lồ hái ra tiền của mỗi quốc gia, mà phía sau hậu trường cũng có đủ tiếng roi, nỗi ngậm ngùi và kịch bản âm mưu. Ở ngay những quốc gia đủ tri thức và nền tảng văn hoá để kiểm soát thì mọi chuyện cũng đã bắt đầu khó khăn. Còn ở những quốc gia đang gồng mình hoàn thiện và chạy theo đồng tiền của công nghệ giải trí, thì đó là một vấn nạn âm ỉ, chỉ đợi cơ hội để bùng lên, bào mòn sự kết nối giữa người với người, phá vỡ mọi quy tắc đạo đức và nhân văn. Lúc đó, thực tế đó, cũng sẽ không khác gì những cơn ác mộng.

Tuấn Khanh

(Blog Tuấn Khanh)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tuấn Khanh - Thực tế như ác mộng

Truyền hình thực tế đang đem lại điều gì cho xã hội? Câu hỏi này đang được các nhà xã hội học dấy lên, mỗi lúc một nhiều. Những cuộc vui sống động mà công nghệ

Truyền hình thực tế đang đem lại điều gì cho xã hội? Câu hỏi này đang được các nhà xã hội học dấy lên, mỗi lúc một nhiều. Những cuộc vui sống động mà công nghệ giải trí mang lại cho đám đông bị đánh giá mỗi lúc đang quá đà hơn, háo hức vượt qua mọi lằn ranh về đạo đức và an toàn cho người xem cũng như người tham gia chương trình.

imageBên cạnh những ý kiến bảo vệ các loại reality show (truyền hình thực tế) là điều không thể thiếu của xã hội hiện đại, đem lại cảm xúc cho đám đông hay gì gì đó, thì cũng có những ý kiến khác nói rằng mọi thứ trên truyền hình được gọi là thực tế, nhưng hoàn toàn dàn dựng giả dối, và mục đích chính chỉ là mua bán con người. Trên trang thăm dò idebate.org, ác cảm dành cho thể loại truyền hình thực tế vẫn luôn ở mức cao, dù trãi qua nhiều ngày tháng tranh luận.

Không phải ngẫu nhiên mà các tập phim Hunger Games trở thành bom tấn thu hút toàn thế giới, trong đó nữ diễn viên Jennifer Lawrence là nhân vật đã làm mọi thứ để tự mình thoát khỏi vai trò trong một chương trình truyền hình thực tế và lãnh đạo người dân đứng lên tìm về một cuộc sống thật. Nếu cuộc trình diễn đấu trường của chính quyền Panem trong phim là đỉnh cao của truyền hình thực tế, thì chẳng bao lâu nữa, công nghệ giải trí ngoài đời sẽ không ngại hy sinh đồng loại của mình để tạo không khí. Máu và cái chết có thể sẽ là mục tiêu hướng tới để mua cảm giác, bán lại cho các nhà quảng cáo.

Mới đây, trong chương trình thực tế Điều Ước Thứ 7, phát ngày 10/1 của Đài truyền hình Việt Nam (VTV), câu chuyện “vợ chồng cô gái khiếm thị  hát rong” bị lật tẩy khiến công chúng xôn xao. Cuộc đời và chuyện tình mua nước mắt được dàn dựng này đã tạo nên sự phẫn nộ ở khắp nơi. Mặc dù đã có quyết định từ Thanh tra Bộ Thông Tin & Truyền Thông xử phạt ê-kíp này, thế nhưng dư luận dường như vẫn chưa yên. Toàn bộ bức tranh lạm dụng con người và mua bán lại đã phơi bày, mà từ đây, bất kỳ ai cũng có một thêm lý do để lo ngại cho một nền văn hoá phô diễn rực rỡ và thực tế non yếu của đất nước trước con đường tương lai.

Cô gái khiếm thị Nguyễn Như Đào và anh Nguyễn Nhật Thanh được lắp ghép vào nhau, giúp tạo ra một kịch bản tình yêu cao quý để lừa người xem. Thế nhưng khi trần tình với khán giả về điều bị phát hiện, thì những người chịu trách nhiệm của VTV lại nói họ bị lừa, như những nạn nhân tội nghiệp. Sự không chân thành đó khiến khán giả có quyền lo ngại rằng họ có thể bị lừa thêm những lần nào đó trong tương lai, bởi những người thực hiện chương trình không đủ kinh nghiệm và hời hợt, như chính họ mô tả.

Truyền thông, trong sự kiểm soát kiêu ngạo và lạm dụng, có thể dẫn đến những bi kịch cho cả một xã hội chứ không riêng gì người xem hay người tham gia thực hiện chương trình. Năm 2007, một nữ diễn viên phim truyền hình của đài VTV vướng vào một scandal tình ái, sau đó, một khung giờ vàng của đài được tổ chức, gác lại các tiết mục thường kỳ, để nữ diễn viên này lên truyền hình xin lỗi khán giả câu chuyện riêng của mình, mà lẽ ra không cần phải phơi bày như một show diễn như vậy. VTV không phải là một đài tư nhân. Ngân sách từ tiền thuế từ người dân. Nhưng từ sự kiện đó, xã hội có lý do để tin rằng luôn có những ngoại lệ rất “riêng” cho những điều rất chung trong cuộc đời này.

Nhưng cũng chưa chắc những người được truyền thông “chăm chút” như vậy đã hạnh phúc, có thể họ cũng là nạn nhân của một loại truyền hình thực tế gắn nhãn mác “tình người”. Nhà tâm lý học về truyền thông Oliver James đã từng tố cáo trong các nghiên cứu của mình rằng các loại truyền hình thực tế dàn xếp tình huống, luôn gây tổn hại tinh thần và tâm lý của những người tham gia. Thậm chí các reality show còn kích động các vùng thần kinh cảm nhận bằng các tình huống khiến mãi về sau, những người tham dự có thể trở thành nạn nhân, những người dễ bị thất thường cảm xúc (emotionally vulnerable people).

Mới đây, trong một chương trình truyền thanh, người ta nghe được một câu chuyện bi thương khác. Một cô gái viết thư cho đài kể chuyện tình yêu của mình, được đọc lại cho khán giả cùng nghe. Nhân viên đài truy tìm chàng trai, vốn đã chia tay với cô đó và nói trực tiếp trên đài, bằnh giọng điệu như một quan toà lương tâm, buộc phải chịu trách nhiệm cho cuộc tình này, buộc anh ta  anh ta phải tuyên bố trên đài. Không có kết cục cho câu chuyện bi thương đó vì chàng trai nói mình sẽ có cách của mình trong đời sống riêng chứ không nhất thiết phải trả lời công cộng như vậy. Ngay khi chương trình kết thúc, người ta nhìn thấy trước tiên là sự bi thương cho số phận của chương trình phát thanh đó, khi bán rẻ những cuộc đời riêng người khác cho những giờ phát thanh có quảng cáo của mình. Lạm dụng và dốt nát về quyền riêng tư, đã biến chương trình đó không những trở thành bi kịch cho chính họ, mà còn làm trĩu nặng những trái tim những ai đang đau đáu lo lắng về vận mệnh văn hoá của dân tộc mình mai đây, vẫn đang bị giao nhầm chỗ, từ những điều nhỏ nhất.

Đã hơn 3 thập niên kể từ khi reality show ra đời, và cũng có quá nhiều biến đồ diễn giải cho loại hình giải trí này. Năm 1991, khi chương trình reality show hoàn chỉnh đầu tiên xuất hiện ở Hà Lan và lan tràn toàn thế giới, reality show đã trở thành một gánh xiếc khổng lồ hái ra tiền của mỗi quốc gia, mà phía sau hậu trường cũng có đủ tiếng roi, nỗi ngậm ngùi và kịch bản âm mưu. Ở ngay những quốc gia đủ tri thức và nền tảng văn hoá để kiểm soát thì mọi chuyện cũng đã bắt đầu khó khăn. Còn ở những quốc gia đang gồng mình hoàn thiện và chạy theo đồng tiền của công nghệ giải trí, thì đó là một vấn nạn âm ỉ, chỉ đợi cơ hội để bùng lên, bào mòn sự kết nối giữa người với người, phá vỡ mọi quy tắc đạo đức và nhân văn. Lúc đó, thực tế đó, cũng sẽ không khác gì những cơn ác mộng.

Tuấn Khanh

(Blog Tuấn Khanh)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm