Nhân Vật

Tưởng Kinh Quốc: nhà lãnh đạo nhìn xa - BBC

Nhân kỷ niệm 27 năm ngày mất của ông Tưởng Kinh Quốc, có các ý kiến tại Trung Quốc cho rằng ông đáng được vinh danh vì đã mở đường cho dân chủ tại vùng văn hóa Trung Hoa.
Từng là cộng sản, học tại Liên Xô, ông Tưởng Kinh Quốc vẫn cải cách Đài Loan thành công

Nhân kỷ niệm 27 năm ngày mất của ông Tưởng Kinh Quốc, có các ý kiến tại Trung Quốc cho rằng ông đáng được vinh danh vì đã mở đường cho dân chủ tại vùng văn hóa Trung Hoa.

Theo BBC Tiếng Trung, nhân dịp kỷ niệm ngày mất 13/1/1988 của cố tổng thống Trung hoa Dân quốc, ông Tưởng Kinh Quốc, các lãnh đạo Đài Loan gồm tổng thống Mã Anh Cửu, chủ tịch Quốc Dân Đảng Ngô Đôn Nghĩa đã đến viếng mộ của ông ở Đào Nguyên.

Dù truyền thông chính thống tại Trung Quốc không nói gì về sự kiện này, các trang mạng tiếng Trung tại lục địa đã có nhiều ý kiến ca ngợi công lao khai mở quá trình dân chủ hóa.

Quá trình này gọi là 'bỏ cấm đảng', cho Đài Loan đa đảng, sau đến 'bỏ cấm báo chí', nới dần chế độ quân phiệt, đặt nền móng cho dân chủ Đài Loan vào thập niên 1980.

Sau khi cha ông Tưởng Kinh Quốc, nhà lãnh đạo độc đoán, cựu thống chế Tưởng Giới Thạch qua đời năm 1975, Đài Loan có một tổng thống tạm quyền cho tới tháng 3/1978, khi ông Tưởng Kinh Quốc được nghị viện bầu làm tổng thống với nhiệm kỳ sáu năm.

Ông tái đắc cử năm 1984 và bắt đầu quá trình dân chủ hóa ở Đài Loan, đầu tiên bằng việc cho các đảng phái chính trị khác tham chính.

Nay trên mạng Weibo, một luật sư là Vương Bằng viết:

“Cuộc thử nghiệm dân chủ ở Đài Loan là minh chứng mạnh mẽ rằng dân chủ không chỉ là khái niệm Phương Tây”.

“Tưởg Kinh Quốc đã thực hiện được điều là để người Trung Hoa thử nghiệm dân chủ, và vì thế, ông là một nhân vật vĩ đại”.

Trong giới chính trị châu Á từ sau Thế Chiến 2 có quan niệm rằng dân chủ không phù hợp với văn hóa của các quốc gia như Trung Hoa, Hàn Quốc, Việt Nam.

'Thử nghiệm dân chủ ở Đài Loan là minh chứng 'dân chủ' không chỉ là khái niệm Phương Tây

Nay, nhiều người viết trên các trạng mạng Trung Quốc cho rằng qua ví dụ của Đài Loan, cách nói ‘Người Trung Hoa không thể có dân chủ’ chỉ là ‘dối trá’.

Nhưng các dân mạng Trung Quốc cũng viết, điều quan trọng là, ông Tưởng Kinh Quốc đã quyết định xóa bỏ độc quyền chính trị của chính đảng của ông, Quốc Dân Đảng, lực lượng làm chủ Trung Hoa Dân Quốc tại lục địa và sau 1949 đã sang làm chủ Đài Loan.

Những ý kiến như của ‘xiaoueer2011’ hay ‘xifengkeren1984’ bày tỏ quan điểm rằng ông Tưởng Kinh Quốc đã đặt quyền lợi của nước lên trên quyền lợi của đảng.

Nhưng điều quan trọng hơn là ông Tưởng Kinh Quốc cũng từng là cộng sản mà vẫn dám thay đổi thể chế sang dân chủ và vì thế, một số dân mạng Trung Quốc nói bài học cuộc đời ông còn có ý nghĩa cho ông Tập Cận Bình ngày nay.

Hai lần lên án cha

Sinh năm 1910 tại Chiết Giang, ông là con trai của Thống chế Tưởng Giới Thạch với người vợ đầu, bà Mao Phú Mai.

Hồi trẻ ông cũng tham gia đấu tranh cách mạng và bị tù nhiều lần.

Tự nhận là cộng sản, từng học tại Đại học Tôn Trung Sơn ở Moscow và Học viện quân sự Tolmachev ở Leningrad, Liên Xô, ông đã lên án cha khi ông Tưởng Giới Thạch xóa bỏ liên minh với Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1927.

Năm 1935, khi còn ở Liên Xô, ông lấy vợ người Belarus, bà Faina Vakhreva, người sau theo chồng về Trung Quốc và lấy tên là Tưởng Phương Lương.

Tưởng Kinh Quốc biến Đài Loan thành hòn đảo giàu có và bắt đầu thử nghiệm tự do

Năm 1936, một lần nữa Tưởng Kinh Quốc lại công khai lên án chính sách của cha ông nhưng sau đó ông cho hay ông bị bắt buộc phải làm thế để tồn tại trong không khí chính trị căng thẳng tại Liên Xô thời Stalin.

Sau khi Quốc Dân Đảng thua Đảng Cộng sản trong nội chiến năm 1949, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc chạy sang Đài Loan và ông Tưởng Kinh Quốc được giao nắm bộ máy an ninh.

Năm 1965, ông làm Bộ trưởng Quốc phòng và năm 1972, được phong làm Thủ tướng.

Nhưng ngay khi Tưởng Giới Thạch bắt đầu lâm bệnh năm 1973, Tưởng Kinh Quốc đã dùng quyền lực để loại bỏ các phái tham nhũng trong Quốc Dân Đảng và bắt đầu một chính sách khác cho đảo quốc.

Cuộc cải cách của Tưởng Kinh Quốc bắt đầu trong hai phương diện và được tăng tốc sau khi ông Tưởng Giới Thạch qua đời năm 1975.

Về nội bộ, ông mở cửa Quốc Dân Đảng đón nhận các trí thức, nhân sỹ gốc Đài Loan, dần dần thay máu cho bộ máy vốn do các đại gia đình quyền lực theo họ Tưởng từ Hoa lục ra Đài Loan lũng đoạn.

Điều này cho phép ông Lý Đăng Huy, sinh ra ở Đài Bắc, lên làm tổng thống nhiệm kỳ 1988-2000, thực sự mở ra tiến trình dân chủ hóa Đài Loan.

Về đối ngoại, Tưởng Kinh Quốc xác định Đài Loan cần độc lập thực sự và bắt tay với nhiều nền kinh tế châu Á.

Từ năm 1979, Hoa Kỳ công nhận Bắc Kinh, đẩy Đài Bắc khỏi Liên Hiệp Quốc và khiến chế độ ở đây rơi vào thế cô lập.

Trong bối cảnh đó, Tưởng Kinh Quốc kiên trì đường lối không công nhận Trung Quốc cộng sản và từ chối đàm phán 'thống nhất đất nước' với Bắc Kinh.

Trang web của Quỹ Học bổng Tưởng Kinh Quốc

Ông cũng vận động để mở rộng quan hệ thương mại và ngoại giao với nhiều nước.

Nhận định về sự nghiệp của ông Tưởng Kinh Quốc, sử gia Selig Harrison còn nói về thành tích đặc biệt về kinh tế:

"Ông đã thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, cho Đài Loan mức tăng trưởng 13% một năm và đẩy thu nhập trung bình lên 4600 USD, đem lại một dự trữ ngoại tệ 76 tỷ USD, cao thứ nhì thế giới khi đó."

"Ông qua đời khi bắt đầu tiến trình tự do hóa chính trị bất chấp sự chống đối mạnh của phe bảo thủ".

Đài Loan ngày nay đã thịnh vượng, có bầu cử dân chủ và vẫn bị Trung Quốc cô lập nhưng những gì ông Tưởng Kinh Quốc để lại tiếp tục được ghi nhận không chỉ tại đảo quốc nhỏ bé mà dần dần trong cả tâm trí một số người dân tại Trung Quốc.

BBC

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tưởng Kinh Quốc: nhà lãnh đạo nhìn xa - BBC

Nhân kỷ niệm 27 năm ngày mất của ông Tưởng Kinh Quốc, có các ý kiến tại Trung Quốc cho rằng ông đáng được vinh danh vì đã mở đường cho dân chủ tại vùng văn hóa Trung Hoa.
Từng là cộng sản, học tại Liên Xô, ông Tưởng Kinh Quốc vẫn cải cách Đài Loan thành công

Nhân kỷ niệm 27 năm ngày mất của ông Tưởng Kinh Quốc, có các ý kiến tại Trung Quốc cho rằng ông đáng được vinh danh vì đã mở đường cho dân chủ tại vùng văn hóa Trung Hoa.

Theo BBC Tiếng Trung, nhân dịp kỷ niệm ngày mất 13/1/1988 của cố tổng thống Trung hoa Dân quốc, ông Tưởng Kinh Quốc, các lãnh đạo Đài Loan gồm tổng thống Mã Anh Cửu, chủ tịch Quốc Dân Đảng Ngô Đôn Nghĩa đã đến viếng mộ của ông ở Đào Nguyên.

Dù truyền thông chính thống tại Trung Quốc không nói gì về sự kiện này, các trang mạng tiếng Trung tại lục địa đã có nhiều ý kiến ca ngợi công lao khai mở quá trình dân chủ hóa.

Quá trình này gọi là 'bỏ cấm đảng', cho Đài Loan đa đảng, sau đến 'bỏ cấm báo chí', nới dần chế độ quân phiệt, đặt nền móng cho dân chủ Đài Loan vào thập niên 1980.

Sau khi cha ông Tưởng Kinh Quốc, nhà lãnh đạo độc đoán, cựu thống chế Tưởng Giới Thạch qua đời năm 1975, Đài Loan có một tổng thống tạm quyền cho tới tháng 3/1978, khi ông Tưởng Kinh Quốc được nghị viện bầu làm tổng thống với nhiệm kỳ sáu năm.

Ông tái đắc cử năm 1984 và bắt đầu quá trình dân chủ hóa ở Đài Loan, đầu tiên bằng việc cho các đảng phái chính trị khác tham chính.

Nay trên mạng Weibo, một luật sư là Vương Bằng viết:

“Cuộc thử nghiệm dân chủ ở Đài Loan là minh chứng mạnh mẽ rằng dân chủ không chỉ là khái niệm Phương Tây”.

“Tưởg Kinh Quốc đã thực hiện được điều là để người Trung Hoa thử nghiệm dân chủ, và vì thế, ông là một nhân vật vĩ đại”.

Trong giới chính trị châu Á từ sau Thế Chiến 2 có quan niệm rằng dân chủ không phù hợp với văn hóa của các quốc gia như Trung Hoa, Hàn Quốc, Việt Nam.

'Thử nghiệm dân chủ ở Đài Loan là minh chứng 'dân chủ' không chỉ là khái niệm Phương Tây

Nay, nhiều người viết trên các trạng mạng Trung Quốc cho rằng qua ví dụ của Đài Loan, cách nói ‘Người Trung Hoa không thể có dân chủ’ chỉ là ‘dối trá’.

Nhưng các dân mạng Trung Quốc cũng viết, điều quan trọng là, ông Tưởng Kinh Quốc đã quyết định xóa bỏ độc quyền chính trị của chính đảng của ông, Quốc Dân Đảng, lực lượng làm chủ Trung Hoa Dân Quốc tại lục địa và sau 1949 đã sang làm chủ Đài Loan.

Những ý kiến như của ‘xiaoueer2011’ hay ‘xifengkeren1984’ bày tỏ quan điểm rằng ông Tưởng Kinh Quốc đã đặt quyền lợi của nước lên trên quyền lợi của đảng.

Nhưng điều quan trọng hơn là ông Tưởng Kinh Quốc cũng từng là cộng sản mà vẫn dám thay đổi thể chế sang dân chủ và vì thế, một số dân mạng Trung Quốc nói bài học cuộc đời ông còn có ý nghĩa cho ông Tập Cận Bình ngày nay.

Hai lần lên án cha

Sinh năm 1910 tại Chiết Giang, ông là con trai của Thống chế Tưởng Giới Thạch với người vợ đầu, bà Mao Phú Mai.

Hồi trẻ ông cũng tham gia đấu tranh cách mạng và bị tù nhiều lần.

Tự nhận là cộng sản, từng học tại Đại học Tôn Trung Sơn ở Moscow và Học viện quân sự Tolmachev ở Leningrad, Liên Xô, ông đã lên án cha khi ông Tưởng Giới Thạch xóa bỏ liên minh với Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1927.

Năm 1935, khi còn ở Liên Xô, ông lấy vợ người Belarus, bà Faina Vakhreva, người sau theo chồng về Trung Quốc và lấy tên là Tưởng Phương Lương.

Tưởng Kinh Quốc biến Đài Loan thành hòn đảo giàu có và bắt đầu thử nghiệm tự do

Năm 1936, một lần nữa Tưởng Kinh Quốc lại công khai lên án chính sách của cha ông nhưng sau đó ông cho hay ông bị bắt buộc phải làm thế để tồn tại trong không khí chính trị căng thẳng tại Liên Xô thời Stalin.

Sau khi Quốc Dân Đảng thua Đảng Cộng sản trong nội chiến năm 1949, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc chạy sang Đài Loan và ông Tưởng Kinh Quốc được giao nắm bộ máy an ninh.

Năm 1965, ông làm Bộ trưởng Quốc phòng và năm 1972, được phong làm Thủ tướng.

Nhưng ngay khi Tưởng Giới Thạch bắt đầu lâm bệnh năm 1973, Tưởng Kinh Quốc đã dùng quyền lực để loại bỏ các phái tham nhũng trong Quốc Dân Đảng và bắt đầu một chính sách khác cho đảo quốc.

Cuộc cải cách của Tưởng Kinh Quốc bắt đầu trong hai phương diện và được tăng tốc sau khi ông Tưởng Giới Thạch qua đời năm 1975.

Về nội bộ, ông mở cửa Quốc Dân Đảng đón nhận các trí thức, nhân sỹ gốc Đài Loan, dần dần thay máu cho bộ máy vốn do các đại gia đình quyền lực theo họ Tưởng từ Hoa lục ra Đài Loan lũng đoạn.

Điều này cho phép ông Lý Đăng Huy, sinh ra ở Đài Bắc, lên làm tổng thống nhiệm kỳ 1988-2000, thực sự mở ra tiến trình dân chủ hóa Đài Loan.

Về đối ngoại, Tưởng Kinh Quốc xác định Đài Loan cần độc lập thực sự và bắt tay với nhiều nền kinh tế châu Á.

Từ năm 1979, Hoa Kỳ công nhận Bắc Kinh, đẩy Đài Bắc khỏi Liên Hiệp Quốc và khiến chế độ ở đây rơi vào thế cô lập.

Trong bối cảnh đó, Tưởng Kinh Quốc kiên trì đường lối không công nhận Trung Quốc cộng sản và từ chối đàm phán 'thống nhất đất nước' với Bắc Kinh.

Trang web của Quỹ Học bổng Tưởng Kinh Quốc

Ông cũng vận động để mở rộng quan hệ thương mại và ngoại giao với nhiều nước.

Nhận định về sự nghiệp của ông Tưởng Kinh Quốc, sử gia Selig Harrison còn nói về thành tích đặc biệt về kinh tế:

"Ông đã thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, cho Đài Loan mức tăng trưởng 13% một năm và đẩy thu nhập trung bình lên 4600 USD, đem lại một dự trữ ngoại tệ 76 tỷ USD, cao thứ nhì thế giới khi đó."

"Ông qua đời khi bắt đầu tiến trình tự do hóa chính trị bất chấp sự chống đối mạnh của phe bảo thủ".

Đài Loan ngày nay đã thịnh vượng, có bầu cử dân chủ và vẫn bị Trung Quốc cô lập nhưng những gì ông Tưởng Kinh Quốc để lại tiếp tục được ghi nhận không chỉ tại đảo quốc nhỏ bé mà dần dần trong cả tâm trí một số người dân tại Trung Quốc.

BBC

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm