Di Sản Hồ Chí Minh
Tưởng niệm 51 năm: Tội ác Thảm Sát Dak Son của đoàn quân Cộng sản
252 đồng bào Thượng, đa số là phụ nữ và trẻ em, đã bị vc dùng súng phun lửa thiêu sống tại làng Dak Son ở tỉnh Phước Long vào cuối năm 1967 .
Không chỉ ở Huế trong Tết Mậu Thân 1968, CSVN mới thi hành những tội ác trời không dung đất không tha, mà trong suốt chiều dài cuộc chiến, chúng còn ra tay tàn sát một cách man rợ hàng chục nghìn đồng bào vô tội ở những nơi khác, trong số đó có 252 đồng bào Thượng, đa số là phụ nữ và trẻ em, đã bị chúng dùng súng phun lửa thiêu sống tại làng Dak Son ở tỉnh Phước Long vào cuối năm 1967 .
Bản thân tôi đặc biệt quan tâm, và không bao giờ quên vụ thảm sát ghê rợn này là vì địa điểm chỉ cách nhà cha mẹ tôi khoảng một cây số. Nguyên ngày ấy, cha tôi là một trong những người đầu tiên tình nguyện lên xây dựng Phước Long khi tỉnh mới này (nguyên là quận Bà Rá thuộc tỉnh Bình Dương) được Tổng thống Ngô Đình Diệm thành lập vào cuối thập niên 1950, phục vụ tại Ty Công Chánh. Các công chức của tỉnh, nếu muốn, sẽ được chính phủ cấp cho mấy mẫu tây đất hoang để khai thác trồng tiêu, các loại cây ăn trái, hoa màu; khu đất của nhà tôi nằm gần làng (buôn) Dak Son.
Phải ở lại Sài Gòn với bà Ngoại để học hành, hàng năm cứ tới Tết ta và kỳ hè tôi mới được về thăm nhà. Với một học sinh Sài Gòn ngày ấy thì người “Thượng” (mà vào thời Pháp thuộc, người Kinh còn gọi một cách khinh miệt là “mọi”, do chữ “nègre” trong tiếng Pháp), từ cách phục sức, lối sinh hoạt của họ cho tới tiếng cồng bên ánh lửa bập bùng khi đêm về cũng đầy bí ẩn và sức thu hút. Vì thế tôi và các em thường tới Dak Son để tham quan, tìm hiểu.
Đầu năm 1968, ít lâu trước Tết Nguyên Đán, khi tôi về thăm lại Phước Long thì Dak Son đã bị Việt Cộng xóa sổ, chỉ còn lại những đống tro tàn...
Mười năm sau, thời gian bị ở tù Việt Cộng, khi bị đưa lên Sông Bé (trước kia là Phước Long) phá rừng làm rẫy, chúng tôi có nhiều cơ hội lén lút tiếp xúc với đồng bào Thượng địa phương để mua bán, đổi chác; một ngày nọ, tôi hỏi nhỏ một người đã có tuổi xem ông ta có nhớ trước kia có một buôn tên là Dak Son hay không, ông ta trả lời bằng tiếng Việt ngọng nghịu với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn, và đầy uất hận: “Còn nhớ chứ, làm sao mà quên được”.
Sau đây, mời độc giả HQPD đọc - nếu đọc rồi xin đọc lại - bài “Tưởng Niệm 46 Năm: Tội Ác Thảm Sát Dak Son Của Đoàn Quân Cộng Sản” của tác giả Tim Pham, viết ngày 4 tháng 12 năm 2013, vừa được tái phổ biến trên Internet. Hình ảnh là của Trung Tâm Văn Khố Việt Nam (The Vietnam Center Archive) của Hoa Kỳ. NHT.
Tưởng Niệm 51 Năm: Tội Ác Thảm Sát Dak Son Của Đoàn Quân Cộng Sản
Bốn mươi sáu năm trước, ngày 05/12/1967, một vụ thảm sát kinh hoàng đã xảy ra tại khu làng Dak Son, thuộc thị xã Phước Long, tỉnh Sông Bé. Cuộc thảm sát này đã được thực hiên một cách có hệ thống và có tổ chức bởi hai tiểu đoàn Cộng quân với khoảng gần 600 lính chính quy thuộc trung đoàn 88, sư đoàn 1 bộ binh của Cộng Sản Bắc Việt. Cuộc thảm sát này đã cho thấy sự tàn bạo, dã man của đoàn quân Cộng Sản xâm lược. Một tội ác chống lại nhân loại mà Cộng Sản Hà Nội không thể nào chối cãi hay bào chữa.
Dak Son là một ngôi làng “Cuộc Sống Mới” được dựng lên bởi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho khoảng 800 đồng bào dân tộc miền núi (Montagnards) sau khi họ đã vượt thoát từ những vùng cao nguyên bị kiểm soát, khủng bố, hoặc chiếm đóng bởi những đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt (CSBV). Những người này đã bỏ trốn từ những nơi mà Cộng Sản Bắc Việt đã huênh hoang tuyên truyền là “Vùng Giải Phóng” ra vùng mà Cộng sản gọi là bị “Mỹ-Ngụy kềm kẹp” vì họ không muốn sống với Cộng sản, hoặc sau khi sống một thời gian họ đã không chịu nỗi sự khủng bố và tàn ác của các lực lượng Cộng quân này. Ở đây ta cũng cần phân biệt rõ Cộng Quân Bắc Việt mà Mỹ gọi là NVA (North Vietnamese Army) và cái gọi Mặt Trận Giải Phóng mà Mỹ gọi là VC (Việt Cộng). Cộng Quân Bắc Việt là lực lượng quân đội chính quy mặc quân phục, đôi nón cối với những vũ khí hạng nặng như xe tăng, đại bác, súng phun lửa, v.v… Trong khi VC là lực lượng nón tai bèo và không được trang bị tận răng như CSBV và thường không có khả năng công khai chiếm đóng và kiểm soát lâu dài những khu vực lớn.
Từ năm 1964 đến 1967, có khoảng 800.000 người dân tộc ở các miền cao nguyên Trung phần đã bỏ trốn khỏi các vùng chiếm đóng của Cộng Sản để trở về sống với chính phủ VNCH. Việc bỏ trốn trên quy mô lớn này đã làm cho những đoàn quân của CSBV bị thiệt hại rất nhiều về nguồn lương thực, tài chính, nhân công, cũng như làm mất đi chỗ dựa, và bia đỡ đạn (human shields). Cũng cần nhắc lại rằng, các đoàn quân CSBV đi đến đâu là chúng bắt dân ở đó phải dựng nhà, đóng góp lương thực, đóng thuế, bắt thanh niên phải phục vụ tải đạn, hoặc đưa họ lên đường mòn Hồ Chí Minh làm phu cho chúng. Khi dân chúng bỏ trốn, chẳng những bọn chúng mất hết những thứ đó mà còn mất đi cả bia đỡ đạn, vì nếu không có dân thì máy bay, đại bác của Mỹ và VNCH tha hồ oanh tạc và pháo kích.
Vừa cay cú, tức tối, vừa lo sợ rằng những người dân tộc khác cũng sẽ bắt chước mà bỏ trốn về phía VNCH, bọn CSBV đã nhiều lần dụ dỗ, hăm dọa,và khủng bố những khu làng “Cuộc sống mới” này. Riêng tại làng Dak Son, sau khi những trò dụ dỗ và dọa nạt không thành, CSBV đã dùng hai tiểu đoàn thuôc trung đoàn 88 tấn công vào khu làng Dak Son vào lúc quá nữa đêm để trừng phạt và trả thù. Trung đoàn 88 là một trung đoàn chính quy đặc biệt chuyên về sử dụng súng phun lửa và được trang bị khoảng 60 súng phun lửa. Lực lượng của Măt Trân Giải Phóng không có loại vũ khí này.
Sau khi đã chiếm được làng, đoàn quân man rợ này đã hò hét và ra lệnh phải thiêu hủy toàn bộ làng Dak Son. Theo bản tin tức của tờ báoTime đăng một tuần sau đó thì mục đích của cuộc tấn công làng Dak Son không phải là để thắng một trận đánh quân sự mà là cố tình tàn sát dân thường một cách quy mô và đẩm máu để trả thù, để khủng bố, và để răn đe. Những dòng lửa phóng ra đã đốt cháy nhà cửa kể cả những ai đang trốn hoặc không kịp chạy khỏi nhà. Một số người sống sót chạy xuống hầm để trốn thì bị ngộp thở chết vì khói. Một số nhà chưa cháy thì bị phá sập bởi lựu đạn. Khi đã hết nhiên liệu phóng lửa thì CSBV bắt đầu dùng tới súng để tàn sát những người trong làng. Họ tìm được 160 người còn sống và bắt ra khỏi hầm rồi xử tử tại chỗ 60 người tại đó, số 100 người còn lại thì bị Cộng sản bắt theo vô rừng.
Sau khi CSBV rút lui, một số dân còn lại ở trong làng bắt đầu đi tìm người thân của mình. Họ đi từng hầm một để kiếm người còn sống và kéo những xác chết ra khỏi hầm. Khắp nơi trong làng họ phải chứng kiến những cảnh xác bị đốt cháy đỏ với thịt da bị lột khỏi thân thể, những em bé bị cháy đến nỗi xác bị dính liền vào xác mẹ. Đại đa số những nạn nhân là đàn bà và trẻ em. Tổng cộng 252 dân làng đã bị giết trong cuộc tàn sát này, đặc biệt là có một người dân bị mất 13 người thân chỉ trong vòng một đêm.
Trong trận thảm sát tại Huế năm Mậu Thân 1968, CSBV đã đập đầu và chôn sống hơn 5000 người. Nạn nhân là những nhân viên dân sự, hành chánh, giáo viên, học sinh, sinh viên và giáo sư trường đại học Y Khoa Huế, trong đó có hai vợ chồng bác sĩ người Tây Đức tình nguyện sang giảng dạy y khoa tại đại học Huế. Sau đó, Trường Chinh đã tuyên bố rằng đó là những kẻ ác ôn, tay sai của đế quốc và họ cần phải bị trừng trị bởi bạo lực cách mạng.
Vậy những người dân dân tộc miền núi này có phải là thành phần ác ôn không? Đồng bào dân tộc Montagnards là những người rất hoang dã họ không đọc sách, không nghe radio, phụ nữ của họ không mặc áo, và họ cũng không cần biết ai thắng, ại thua trong cuộc chiến. Họ chỉ muốn được sống yên thân và tự do. Vậy mà bọn Cộng Sản dã man này chỉ trong hai tiếng đồng hồ đã thiêu chết 252 người, làm vô số người bị thương, đốt nhà cửa, ruộng vườn của họ ra tro.
Đó là hành động của đoàn quân “giải phóng” sao? Bọn Cộng Sản Hà Nội có thể trả lời câu hỏi tại sao khi đoàn quân “giải phóng” của họ đi đến đâu là dân chúng, kể cả đồng bào các dân tộc thiểu số đều phải từ bỏ nhà cửa, ruộng vườn, mồ cha, đất tổ mà chạy trốn không?
Những tội ác diệt chủng này của Cộng Sản có thể nào bỏ qua được không?
Lời giới thiệu:
Không chỉ ở Huế trong Tết Mậu Thân 1968, CSVN mới thi hành những tội ác trời không dung đất không tha, mà trong suốt chiều dài cuộc chiến, chúng còn ra tay tàn sát một cách man rợ hàng chục nghìn đồng bào vô tội ở những nơi khác, trong số đó có 252 đồng bào Thượng, đa số là phụ nữ và trẻ em, đã bị chúng dùng súng phun lửa thiêu sống tại làng Dak Son ở tỉnh Phước Long vào cuối năm 1967 .
Bản thân tôi đặc biệt quan tâm, và không bao giờ quên vụ thảm sát ghê rợn này là vì địa điểm chỉ cách nhà cha mẹ tôi khoảng một cây số. Nguyên ngày ấy, cha tôi là một trong những người đầu tiên tình nguyện lên xây dựng Phước Long khi tỉnh mới này (nguyên là quận Bà Rá thuộc tỉnh Bình Dương) được Tổng thống Ngô Đình Diệm thành lập vào cuối thập niên 1950, phục vụ tại Ty Công Chánh. Các công chức của tỉnh, nếu muốn, sẽ được chính phủ cấp cho mấy mẫu tây đất hoang để khai thác trồng tiêu, các loại cây ăn trái, hoa màu; khu đất của nhà tôi nằm gần làng (buôn) Dak Son.
Phải ở lại Sài Gòn với bà Ngoại để học hành, hàng năm cứ tới Tết ta và kỳ hè tôi mới được về thăm nhà. Với một học sinh Sài Gòn ngày ấy thì người “Thượng” (mà vào thời Pháp thuộc, người Kinh còn gọi một cách khinh miệt là “mọi”, do chữ “nègre” trong tiếng Pháp), từ cách phục sức, lối sinh hoạt của họ cho tới tiếng cồng bên ánh lửa bập bùng khi đêm về cũng đầy bí ẩn và sức thu hút. Vì thế tôi và các em thường tới Dak Son để tham quan, tìm hiểu.
Đầu năm 1968, ít lâu trước Tết Nguyên Đán, khi tôi về thăm lại Phước Long thì Dak Son đã bị Việt Cộng xóa sổ, chỉ còn lại những đống tro tàn...
Mười năm sau, thời gian bị ở tù Việt Cộng, khi bị đưa lên Sông Bé (trước kia là Phước Long) phá rừng làm rẫy, chúng tôi có nhiều cơ hội lén lút tiếp xúc với đồng bào Thượng địa phương để mua bán, đổi chác; một ngày nọ, tôi hỏi nhỏ một người đã có tuổi xem ông ta có nhớ trước kia có một buôn tên là Dak Son hay không, ông ta trả lời bằng tiếng Việt ngọng nghịu với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn, và đầy uất hận: “Còn nhớ chứ, làm sao mà quên được”.
Sau đây, mời độc giả HQPD đọc - nếu đọc rồi xin đọc lại - bài “Tưởng Niệm 46 Năm: Tội Ác Thảm Sát Dak Son Của Đoàn Quân Cộng Sản” của tác giả Tim Pham, viết ngày 4 tháng 12 năm 2013, vừa được tái phổ biến trên Internet. Hình ảnh là của Trung Tâm Văn Khố Việt Nam (The Vietnam Center Archive) của Hoa Kỳ. NHT.
Tưởng Niệm 51 Năm: Tội Ác Thảm Sát Dak Son Của Đoàn Quân Cộng Sản
Bốn mươi sáu năm trước, ngày 05/12/1967, một vụ thảm sát kinh hoàng đã xảy ra tại khu làng Dak Son, thuộc thị xã Phước Long, tỉnh Sông Bé. Cuộc thảm sát này đã được thực hiên một cách có hệ thống và có tổ chức bởi hai tiểu đoàn Cộng quân với khoảng gần 600 lính chính quy thuộc trung đoàn 88, sư đoàn 1 bộ binh của Cộng Sản Bắc Việt. Cuộc thảm sát này đã cho thấy sự tàn bạo, dã man của đoàn quân Cộng Sản xâm lược. Một tội ác chống lại nhân loại mà Cộng Sản Hà Nội không thể nào chối cãi hay bào chữa.
Dak Son là một ngôi làng “Cuộc Sống Mới” được dựng lên bởi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho khoảng 800 đồng bào dân tộc miền núi (Montagnards) sau khi họ đã vượt thoát từ những vùng cao nguyên bị kiểm soát, khủng bố, hoặc chiếm đóng bởi những đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt (CSBV). Những người này đã bỏ trốn từ những nơi mà Cộng Sản Bắc Việt đã huênh hoang tuyên truyền là “Vùng Giải Phóng” ra vùng mà Cộng sản gọi là bị “Mỹ-Ngụy kềm kẹp” vì họ không muốn sống với Cộng sản, hoặc sau khi sống một thời gian họ đã không chịu nỗi sự khủng bố và tàn ác của các lực lượng Cộng quân này. Ở đây ta cũng cần phân biệt rõ Cộng Quân Bắc Việt mà Mỹ gọi là NVA (North Vietnamese Army) và cái gọi Mặt Trận Giải Phóng mà Mỹ gọi là VC (Việt Cộng). Cộng Quân Bắc Việt là lực lượng quân đội chính quy mặc quân phục, đôi nón cối với những vũ khí hạng nặng như xe tăng, đại bác, súng phun lửa, v.v… Trong khi VC là lực lượng nón tai bèo và không được trang bị tận răng như CSBV và thường không có khả năng công khai chiếm đóng và kiểm soát lâu dài những khu vực lớn.
Từ năm 1964 đến 1967, có khoảng 800.000 người dân tộc ở các miền cao nguyên Trung phần đã bỏ trốn khỏi các vùng chiếm đóng của Cộng Sản để trở về sống với chính phủ VNCH. Việc bỏ trốn trên quy mô lớn này đã làm cho những đoàn quân của CSBV bị thiệt hại rất nhiều về nguồn lương thực, tài chính, nhân công, cũng như làm mất đi chỗ dựa, và bia đỡ đạn (human shields). Cũng cần nhắc lại rằng, các đoàn quân CSBV đi đến đâu là chúng bắt dân ở đó phải dựng nhà, đóng góp lương thực, đóng thuế, bắt thanh niên phải phục vụ tải đạn, hoặc đưa họ lên đường mòn Hồ Chí Minh làm phu cho chúng. Khi dân chúng bỏ trốn, chẳng những bọn chúng mất hết những thứ đó mà còn mất đi cả bia đỡ đạn, vì nếu không có dân thì máy bay, đại bác của Mỹ và VNCH tha hồ oanh tạc và pháo kích.
Vừa cay cú, tức tối, vừa lo sợ rằng những người dân tộc khác cũng sẽ bắt chước mà bỏ trốn về phía VNCH, bọn CSBV đã nhiều lần dụ dỗ, hăm dọa,và khủng bố những khu làng “Cuộc sống mới” này. Riêng tại làng Dak Son, sau khi những trò dụ dỗ và dọa nạt không thành, CSBV đã dùng hai tiểu đoàn thuôc trung đoàn 88 tấn công vào khu làng Dak Son vào lúc quá nữa đêm để trừng phạt và trả thù. Trung đoàn 88 là một trung đoàn chính quy đặc biệt chuyên về sử dụng súng phun lửa và được trang bị khoảng 60 súng phun lửa. Lực lượng của Măt Trân Giải Phóng không có loại vũ khí này.
Sau khi đã chiếm được làng, đoàn quân man rợ này đã hò hét và ra lệnh phải thiêu hủy toàn bộ làng Dak Son. Theo bản tin tức của tờ báoTime đăng một tuần sau đó thì mục đích của cuộc tấn công làng Dak Son không phải là để thắng một trận đánh quân sự mà là cố tình tàn sát dân thường một cách quy mô và đẩm máu để trả thù, để khủng bố, và để răn đe. Những dòng lửa phóng ra đã đốt cháy nhà cửa kể cả những ai đang trốn hoặc không kịp chạy khỏi nhà. Một số người sống sót chạy xuống hầm để trốn thì bị ngộp thở chết vì khói. Một số nhà chưa cháy thì bị phá sập bởi lựu đạn. Khi đã hết nhiên liệu phóng lửa thì CSBV bắt đầu dùng tới súng để tàn sát những người trong làng. Họ tìm được 160 người còn sống và bắt ra khỏi hầm rồi xử tử tại chỗ 60 người tại đó, số 100 người còn lại thì bị Cộng sản bắt theo vô rừng.
Sau khi CSBV rút lui, một số dân còn lại ở trong làng bắt đầu đi tìm người thân của mình. Họ đi từng hầm một để kiếm người còn sống và kéo những xác chết ra khỏi hầm. Khắp nơi trong làng họ phải chứng kiến những cảnh xác bị đốt cháy đỏ với thịt da bị lột khỏi thân thể, những em bé bị cháy đến nỗi xác bị dính liền vào xác mẹ. Đại đa số những nạn nhân là đàn bà và trẻ em. Tổng cộng 252 dân làng đã bị giết trong cuộc tàn sát này, đặc biệt là có một người dân bị mất 13 người thân chỉ trong vòng một đêm.
Trong trận thảm sát tại Huế năm Mậu Thân 1968, CSBV đã đập đầu và chôn sống hơn 5000 người. Nạn nhân là những nhân viên dân sự, hành chánh, giáo viên, học sinh, sinh viên và giáo sư trường đại học Y Khoa Huế, trong đó có hai vợ chồng bác sĩ người Tây Đức tình nguyện sang giảng dạy y khoa tại đại học Huế. Sau đó, Trường Chinh đã tuyên bố rằng đó là những kẻ ác ôn, tay sai của đế quốc và họ cần phải bị trừng trị bởi bạo lực cách mạng.
Vậy những người dân dân tộc miền núi này có phải là thành phần ác ôn không? Đồng bào dân tộc Montagnards là những người rất hoang dã họ không đọc sách, không nghe radio, phụ nữ của họ không mặc áo, và họ cũng không cần biết ai thắng, ại thua trong cuộc chiến. Họ chỉ muốn được sống yên thân và tự do. Vậy mà bọn Cộng Sản dã man này chỉ trong hai tiếng đồng hồ đã thiêu chết 252 người, làm vô số người bị thương, đốt nhà cửa, ruộng vườn của họ ra tro.
Đó là hành động của đoàn quân “giải phóng” sao? Bọn Cộng Sản Hà Nội có thể trả lời câu hỏi tại sao khi đoàn quân “giải phóng” của họ đi đến đâu là dân chúng, kể cả đồng bào các dân tộc thiểu số đều phải từ bỏ nhà cửa, ruộng vườn, mồ cha, đất tổ mà chạy trốn không?
Những tội ác diệt chủng này của Cộng Sản có thể nào bỏ qua được không?
Tim Pham
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Tưởng niệm 51 năm: Tội ác Thảm Sát Dak Son của đoàn quân Cộng sản
252 đồng bào Thượng, đa số là phụ nữ và trẻ em, đã bị vc dùng súng phun lửa thiêu sống tại làng Dak Son ở tỉnh Phước Long vào cuối năm 1967 .
Lời giới thiệu:
Không chỉ ở Huế trong Tết Mậu Thân 1968, CSVN mới thi hành những tội ác trời không dung đất không tha, mà trong suốt chiều dài cuộc chiến, chúng còn ra tay tàn sát một cách man rợ hàng chục nghìn đồng bào vô tội ở những nơi khác, trong số đó có 252 đồng bào Thượng, đa số là phụ nữ và trẻ em, đã bị chúng dùng súng phun lửa thiêu sống tại làng Dak Son ở tỉnh Phước Long vào cuối năm 1967 .
Bản thân tôi đặc biệt quan tâm, và không bao giờ quên vụ thảm sát ghê rợn này là vì địa điểm chỉ cách nhà cha mẹ tôi khoảng một cây số. Nguyên ngày ấy, cha tôi là một trong những người đầu tiên tình nguyện lên xây dựng Phước Long khi tỉnh mới này (nguyên là quận Bà Rá thuộc tỉnh Bình Dương) được Tổng thống Ngô Đình Diệm thành lập vào cuối thập niên 1950, phục vụ tại Ty Công Chánh. Các công chức của tỉnh, nếu muốn, sẽ được chính phủ cấp cho mấy mẫu tây đất hoang để khai thác trồng tiêu, các loại cây ăn trái, hoa màu; khu đất của nhà tôi nằm gần làng (buôn) Dak Son.
Phải ở lại Sài Gòn với bà Ngoại để học hành, hàng năm cứ tới Tết ta và kỳ hè tôi mới được về thăm nhà. Với một học sinh Sài Gòn ngày ấy thì người “Thượng” (mà vào thời Pháp thuộc, người Kinh còn gọi một cách khinh miệt là “mọi”, do chữ “nègre” trong tiếng Pháp), từ cách phục sức, lối sinh hoạt của họ cho tới tiếng cồng bên ánh lửa bập bùng khi đêm về cũng đầy bí ẩn và sức thu hút. Vì thế tôi và các em thường tới Dak Son để tham quan, tìm hiểu.
Đầu năm 1968, ít lâu trước Tết Nguyên Đán, khi tôi về thăm lại Phước Long thì Dak Son đã bị Việt Cộng xóa sổ, chỉ còn lại những đống tro tàn...
Mười năm sau, thời gian bị ở tù Việt Cộng, khi bị đưa lên Sông Bé (trước kia là Phước Long) phá rừng làm rẫy, chúng tôi có nhiều cơ hội lén lút tiếp xúc với đồng bào Thượng địa phương để mua bán, đổi chác; một ngày nọ, tôi hỏi nhỏ một người đã có tuổi xem ông ta có nhớ trước kia có một buôn tên là Dak Son hay không, ông ta trả lời bằng tiếng Việt ngọng nghịu với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn, và đầy uất hận: “Còn nhớ chứ, làm sao mà quên được”.
Sau đây, mời độc giả HQPD đọc - nếu đọc rồi xin đọc lại - bài “Tưởng Niệm 46 Năm: Tội Ác Thảm Sát Dak Son Của Đoàn Quân Cộng Sản” của tác giả Tim Pham, viết ngày 4 tháng 12 năm 2013, vừa được tái phổ biến trên Internet. Hình ảnh là của Trung Tâm Văn Khố Việt Nam (The Vietnam Center Archive) của Hoa Kỳ. NHT.
Tưởng Niệm 51 Năm: Tội Ác Thảm Sát Dak Son Của Đoàn Quân Cộng Sản
Bốn mươi sáu năm trước, ngày 05/12/1967, một vụ thảm sát kinh hoàng đã xảy ra tại khu làng Dak Son, thuộc thị xã Phước Long, tỉnh Sông Bé. Cuộc thảm sát này đã được thực hiên một cách có hệ thống và có tổ chức bởi hai tiểu đoàn Cộng quân với khoảng gần 600 lính chính quy thuộc trung đoàn 88, sư đoàn 1 bộ binh của Cộng Sản Bắc Việt. Cuộc thảm sát này đã cho thấy sự tàn bạo, dã man của đoàn quân Cộng Sản xâm lược. Một tội ác chống lại nhân loại mà Cộng Sản Hà Nội không thể nào chối cãi hay bào chữa.
Dak Son là một ngôi làng “Cuộc Sống Mới” được dựng lên bởi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho khoảng 800 đồng bào dân tộc miền núi (Montagnards) sau khi họ đã vượt thoát từ những vùng cao nguyên bị kiểm soát, khủng bố, hoặc chiếm đóng bởi những đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt (CSBV). Những người này đã bỏ trốn từ những nơi mà Cộng Sản Bắc Việt đã huênh hoang tuyên truyền là “Vùng Giải Phóng” ra vùng mà Cộng sản gọi là bị “Mỹ-Ngụy kềm kẹp” vì họ không muốn sống với Cộng sản, hoặc sau khi sống một thời gian họ đã không chịu nỗi sự khủng bố và tàn ác của các lực lượng Cộng quân này. Ở đây ta cũng cần phân biệt rõ Cộng Quân Bắc Việt mà Mỹ gọi là NVA (North Vietnamese Army) và cái gọi Mặt Trận Giải Phóng mà Mỹ gọi là VC (Việt Cộng). Cộng Quân Bắc Việt là lực lượng quân đội chính quy mặc quân phục, đôi nón cối với những vũ khí hạng nặng như xe tăng, đại bác, súng phun lửa, v.v… Trong khi VC là lực lượng nón tai bèo và không được trang bị tận răng như CSBV và thường không có khả năng công khai chiếm đóng và kiểm soát lâu dài những khu vực lớn.
Từ năm 1964 đến 1967, có khoảng 800.000 người dân tộc ở các miền cao nguyên Trung phần đã bỏ trốn khỏi các vùng chiếm đóng của Cộng Sản để trở về sống với chính phủ VNCH. Việc bỏ trốn trên quy mô lớn này đã làm cho những đoàn quân của CSBV bị thiệt hại rất nhiều về nguồn lương thực, tài chính, nhân công, cũng như làm mất đi chỗ dựa, và bia đỡ đạn (human shields). Cũng cần nhắc lại rằng, các đoàn quân CSBV đi đến đâu là chúng bắt dân ở đó phải dựng nhà, đóng góp lương thực, đóng thuế, bắt thanh niên phải phục vụ tải đạn, hoặc đưa họ lên đường mòn Hồ Chí Minh làm phu cho chúng. Khi dân chúng bỏ trốn, chẳng những bọn chúng mất hết những thứ đó mà còn mất đi cả bia đỡ đạn, vì nếu không có dân thì máy bay, đại bác của Mỹ và VNCH tha hồ oanh tạc và pháo kích.
Vừa cay cú, tức tối, vừa lo sợ rằng những người dân tộc khác cũng sẽ bắt chước mà bỏ trốn về phía VNCH, bọn CSBV đã nhiều lần dụ dỗ, hăm dọa,và khủng bố những khu làng “Cuộc sống mới” này. Riêng tại làng Dak Son, sau khi những trò dụ dỗ và dọa nạt không thành, CSBV đã dùng hai tiểu đoàn thuôc trung đoàn 88 tấn công vào khu làng Dak Son vào lúc quá nữa đêm để trừng phạt và trả thù. Trung đoàn 88 là một trung đoàn chính quy đặc biệt chuyên về sử dụng súng phun lửa và được trang bị khoảng 60 súng phun lửa. Lực lượng của Măt Trân Giải Phóng không có loại vũ khí này.
Sau khi đã chiếm được làng, đoàn quân man rợ này đã hò hét và ra lệnh phải thiêu hủy toàn bộ làng Dak Son. Theo bản tin tức của tờ báoTime đăng một tuần sau đó thì mục đích của cuộc tấn công làng Dak Son không phải là để thắng một trận đánh quân sự mà là cố tình tàn sát dân thường một cách quy mô và đẩm máu để trả thù, để khủng bố, và để răn đe. Những dòng lửa phóng ra đã đốt cháy nhà cửa kể cả những ai đang trốn hoặc không kịp chạy khỏi nhà. Một số người sống sót chạy xuống hầm để trốn thì bị ngộp thở chết vì khói. Một số nhà chưa cháy thì bị phá sập bởi lựu đạn. Khi đã hết nhiên liệu phóng lửa thì CSBV bắt đầu dùng tới súng để tàn sát những người trong làng. Họ tìm được 160 người còn sống và bắt ra khỏi hầm rồi xử tử tại chỗ 60 người tại đó, số 100 người còn lại thì bị Cộng sản bắt theo vô rừng.
Sau khi CSBV rút lui, một số dân còn lại ở trong làng bắt đầu đi tìm người thân của mình. Họ đi từng hầm một để kiếm người còn sống và kéo những xác chết ra khỏi hầm. Khắp nơi trong làng họ phải chứng kiến những cảnh xác bị đốt cháy đỏ với thịt da bị lột khỏi thân thể, những em bé bị cháy đến nỗi xác bị dính liền vào xác mẹ. Đại đa số những nạn nhân là đàn bà và trẻ em. Tổng cộng 252 dân làng đã bị giết trong cuộc tàn sát này, đặc biệt là có một người dân bị mất 13 người thân chỉ trong vòng một đêm.
Trong trận thảm sát tại Huế năm Mậu Thân 1968, CSBV đã đập đầu và chôn sống hơn 5000 người. Nạn nhân là những nhân viên dân sự, hành chánh, giáo viên, học sinh, sinh viên và giáo sư trường đại học Y Khoa Huế, trong đó có hai vợ chồng bác sĩ người Tây Đức tình nguyện sang giảng dạy y khoa tại đại học Huế. Sau đó, Trường Chinh đã tuyên bố rằng đó là những kẻ ác ôn, tay sai của đế quốc và họ cần phải bị trừng trị bởi bạo lực cách mạng.
Vậy những người dân dân tộc miền núi này có phải là thành phần ác ôn không? Đồng bào dân tộc Montagnards là những người rất hoang dã họ không đọc sách, không nghe radio, phụ nữ của họ không mặc áo, và họ cũng không cần biết ai thắng, ại thua trong cuộc chiến. Họ chỉ muốn được sống yên thân và tự do. Vậy mà bọn Cộng Sản dã man này chỉ trong hai tiếng đồng hồ đã thiêu chết 252 người, làm vô số người bị thương, đốt nhà cửa, ruộng vườn của họ ra tro.
Đó là hành động của đoàn quân “giải phóng” sao? Bọn Cộng Sản Hà Nội có thể trả lời câu hỏi tại sao khi đoàn quân “giải phóng” của họ đi đến đâu là dân chúng, kể cả đồng bào các dân tộc thiểu số đều phải từ bỏ nhà cửa, ruộng vườn, mồ cha, đất tổ mà chạy trốn không?
Những tội ác diệt chủng này của Cộng Sản có thể nào bỏ qua được không?
Tim Pham
Hoang Pham chuyen