Di Sản Hồ Chí Minh

Turkey và Món Gà Nhồi Bom

Sau nhiều tuần xôn xao về thành phố Kobani tại vùng biên giới giữa Syria với xứ Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ), truyền thông Tây phương bỗng tắt máy rọi đèn qua hướng khác.
Chiến lược thổ tả của xứ Thổ Nhĩ Kỳ

Vị trí Turkey giữa bốn hướng Đông Nam Tây Bắc

 














Sau nhiều tuần xôn xao về thành phố Kobani tại vùng biên giới giữa Syria với xứ Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ), truyền thông Tây phương bỗng tắt máy rọi đèn qua hướng khác.

Phải chăng người ta hết quan tâm đến số phận của dân Kurd bị tổ chức khủng bố ISIL (Nhà nước Hồi giáo) nã đạn vào lưng mà chạy túa lên phía Bắc thì bị lính Thổ chặn cửa và thậm chí sát hại?

Lý do khiến Kobani trở thành đề tài thời sự là vì các thông tín viên có thể chụp hình khói lửa từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và họ gây ra ấn tượng về đà thắng thế của quân ISIL trong lãnh thổ Syria trước sự dửng dưng của xứ Thổ. Sự thật thì giao tranh vẫn tiếp diễn dữ dội ở nhiều nơi tại Iraq và bên trong Syria như vùng Tây Nam gần xứ Lebanon hay chung quanh thủ đô Damascus, Chỉ vì chẳng có truyền thông tường thuật thì người ta coi như chuyện không có.

Bây giờ, có lúc Kobani như biến khỏi bản đồ, dù vẫn còn nghi ngút khói với phân nửa đã vào tay quân khủng bố, là điều khiến Ngoại trưởng John Kerry của Hoa Kỳ than là "bi thảm!".

Đấy là cơ hội chúng ta trở về lập trường của xứ Thổ, dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Và nói chuyện Thổ để trở về chuyện Mỹ.


***

Với biệt tài nói nhảm, hai tuần trước, Phó Tổng thống Joe Biden đã kết án lãnh đạo nhiều nước Hồi giáo, kể cả và nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, vể tội gián tiếp yểm trợ quân khủng bố ISIL. Hoặc ít nhất là không sốt sắng hợp tác với Hoa Kỳ để truy lùng và tiêu diệt ISIL.

Sau khi phát biểu và bị đồng minh phản đối thì Joe Biden lần lượt điều chỉnh tác xạ với lời xin lỗi.

Thật ra, ít ai muốn tham gia chiến lược diệt trừ ISIL của Tổng thống Barack Obama, được đề ra cả tháng rồi mới dán nhãn là "Operation Inherent Resolve" – Chiến dịch Quyết tâm Nội tại – với một định đề tiên quyết của Obama là không thả lính nhập trận, "no boots on the ground".

Dưới sự lãnh đạo như vậy của Hoa Kỳ, mỗi quốc gia lại đánh giá mối nguy hay nguồn lợi một khác. Trường hợp nổi bật nhất chính là xứ Thổ, có tên được Âu hóa là Turkey, như con gà Tây.

Thổ Nhĩ Kỳ là mảnh vụn còn lại – và lớn nhất – của Đế quốc Hồi giáo Ottoman, một đế quốc hiện hữu từ năm 1299, rồi bị hai cường quốc Âu Châu là Anh Pháp đánh bại và xé xụn cách nay 95 năm.

Nằm giữa các khu vực hay cường quốc như Trung Đông, Âu Châu, Nga cùng các nước Tây phương, xứ Thổ này quả thật là không giống ai.

Dù theo Hồi giáo, dân Thổ không thuộc sắc tộc Ba Tư (của Iran) hay Á Rập (như Jordan, Iraq, Saudi Arabia), lại rất ngại sắc tộc Kurd sống trong lãnh thổ và tản mác tại các xứ lân bang như Syria, Iraq. Dù là thành viên của Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO, với quân số cao nhất sau Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ chẳng được coi là một nước Âu Châu, lại còn bị cự tuyệt khi xin gia nhập Liên hiệp Âu châu. Dù là cường quốc cấp vùng đã theo đuổi đường lối canh tân từ thời quốc phụ Mustapha Kemal Attaturk, Thổ Nhĩ Kỳ không thể Âu hóa, lại còn bị Đế quốc Nga rồi Liên bang Xô viết chặn đường bành trướng vào khu vực Caucasus nằm giữa Hắc hải và biển Caspian.

Khi đó, bản sắc hay căn cước của dân Thổ là gì?

Recep Tayyip Erdogan đề ra chủ trương phát huy sức mạnh của một quốc gia Hồi giáo thuộc hệ phái Sunni, và đàng Công lý và Phát triển của ông được đa số ủng hộ nên ông làm Thủ tướng từ năm 2002. Sau ba lần thắng cử liên tiếp (2002, 2007 và 2011), ông đang giữ vị trí Tổng thống và tiếp tục chủ trương củng cố sức mạnh cho một Quốc gia Hồi giáo.

Chủ trương xây dựng một Quốc gia Hồi giáo – State of Islam – của Erdogan thật ra có họ với tinh thần của lãnh tụ ISIL là Abu Bakr al-Baghdadi. Nếu có khác biệt thì chỉ về phương pháp ít cực đoan sắt máu hơn. Đây là lý do chính khiến lãnh tụ Erdogan của xứ Thổ không muốn tấn công tổ chức ISIL, mà cũng chẳng yểm trợ hay hợp tác với al-Baghdadi như nhiều giới chức Hoa Kỳ tố cáo (Joe Biden). hoặc lo ngại.

Chiến lược Thổ của Erdogan còn tinh vi hơn vậy.

Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách trục lợi nhờ sức bành trướng của lực lượng ISIL. Tổ chức khủng bố này làm suy yếu chế độ Bashar al Assad tại Syria và thu hẹp ảnh hưởng của các Giáo chủ Iran tại khu vực trải rộng ở miền Nam, từ Lebanon (nhờ lực lượng khủng bố Hezbollah) qua Syria (nhờ al Assad) tới Iraq (nhờ thế lực của hệ phái Shia).

Vì vậy, Erdogan mới có lập trường cổ quái là nếu muốn tấn công tổ chức ISIL thì phải lật đổ chế độ al Assad tại Damascus, là điều mà Chính quyền Obama đã dự tính khi vạch ra "lằn ranh đỏ" rồi lại xoá. Chẳng những vậy, Erdogan còn đề nghị là sau khi thanh toán xong chế độ al Assad tại Syria và để chặn đường tổ chức ISIL cực đoan quá khích thì các nước Tây phương nên học gương... Thổ Nhĩ Kỳ là xây dựng một chính quyền dân chủ theo Hồi giáo.

Diễn giải cho rõ hơn: Thổ Nhĩ Kỳ đang đòi hỏi điều đã bị Âu Châu cự tuyệt từ 95 năm trước, là mở rộng ảnh hưởng đến tận Syria, xưa kia là một tỉnh của Đế quốc Ottoman.

Nhân chuyện Iraq (mà Erdogan từ chối tham gia từ năm 2003), rồi Syria từ ba năm qua cho đến ISIL ngày nay, xứ Thổ ôm giấc mơ lãnh đạo dân Hồi giáo thuộc hệ phái Sunni ngay giữa khu vực Trung Đông, là thế lực đối trọng với hệ phái Salafist do Saudi Arabia yểm trợ, và ngăn cản sự bành trướng của hệ phái Shia theo Iran.

Bên trong khu vực này, Erdogan có thể hợp tác với lực lượng võ trang Peshmerga rất thiện chiến của dân Kurd tại Iraq để giới hạn ảnh hưởng của phe Shia tại Baghdad, Nhưng lại muốn mượn bàn tay sắt của ISIL diệt trừ ảnh hưởng của dân Kurd tại Syria. Lính Thổ không nhảy vào Kobani cứu dân Kurd vì cộng đồng Kurd vẫn có thiện cảm với đảng PKK, đảng Công nhân Kurdistan, là đảng muốn ly khai đã từng tấn công Chính quyền Thổ tại Ankara từ nhiều thập niên rồi.


***

Dù chỉ khái quát duyệt lại những tính toán đầy hiểm nguy của Thổ Nhĩ Kỳ, ta cũng thấy lịch sử soi ngược lên năm 1919 và địa dư trải rộng lên khu vực rộng lớn của nhiều sắc tộc và hệ phái Hồi giáo. Mấy chi tiết ấy mới khiến người ta lờ mờ đoán ra số phận của Kobani và của dân Kurd và thấy rõ hơn những giới hạn của chiến lược Obama.

Lãnh đạo Ankara không sợ lực lượng ISIL sẽ tràn vào lãnh thổ của mình nhưng e ngại dân Kurd. Erdogan sẵn sàng gây mâu thuẫn với Hoa Kỳ và còn canh chừng chánh sách hòa giải của Obama với xứ Iran trong khi Obama chẳng có quyết tâm giải quyết hồ sơ ISIL. Mà trong khu vực nhiễu nhương ấy, Thổ Nhĩ Kỳ không là đồng minh duy nhất của Mỹ đã nhìn qua hướng khác, với rất nhiều rủi ro cho dân Hồi giáo.

Chiến lược nào mới thật sự là thổ tả?

Nguyễn-Xuân Nghĩa
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2014/10/turkey-va-mon-ga-nhoi-bom.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Turkey và Món Gà Nhồi Bom

Sau nhiều tuần xôn xao về thành phố Kobani tại vùng biên giới giữa Syria với xứ Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ), truyền thông Tây phương bỗng tắt máy rọi đèn qua hướng khác.
Chiến lược thổ tả của xứ Thổ Nhĩ Kỳ

Vị trí Turkey giữa bốn hướng Đông Nam Tây Bắc

 














Sau nhiều tuần xôn xao về thành phố Kobani tại vùng biên giới giữa Syria với xứ Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ), truyền thông Tây phương bỗng tắt máy rọi đèn qua hướng khác.

Phải chăng người ta hết quan tâm đến số phận của dân Kurd bị tổ chức khủng bố ISIL (Nhà nước Hồi giáo) nã đạn vào lưng mà chạy túa lên phía Bắc thì bị lính Thổ chặn cửa và thậm chí sát hại?

Lý do khiến Kobani trở thành đề tài thời sự là vì các thông tín viên có thể chụp hình khói lửa từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và họ gây ra ấn tượng về đà thắng thế của quân ISIL trong lãnh thổ Syria trước sự dửng dưng của xứ Thổ. Sự thật thì giao tranh vẫn tiếp diễn dữ dội ở nhiều nơi tại Iraq và bên trong Syria như vùng Tây Nam gần xứ Lebanon hay chung quanh thủ đô Damascus, Chỉ vì chẳng có truyền thông tường thuật thì người ta coi như chuyện không có.

Bây giờ, có lúc Kobani như biến khỏi bản đồ, dù vẫn còn nghi ngút khói với phân nửa đã vào tay quân khủng bố, là điều khiến Ngoại trưởng John Kerry của Hoa Kỳ than là "bi thảm!".

Đấy là cơ hội chúng ta trở về lập trường của xứ Thổ, dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Và nói chuyện Thổ để trở về chuyện Mỹ.


***

Với biệt tài nói nhảm, hai tuần trước, Phó Tổng thống Joe Biden đã kết án lãnh đạo nhiều nước Hồi giáo, kể cả và nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, vể tội gián tiếp yểm trợ quân khủng bố ISIL. Hoặc ít nhất là không sốt sắng hợp tác với Hoa Kỳ để truy lùng và tiêu diệt ISIL.

Sau khi phát biểu và bị đồng minh phản đối thì Joe Biden lần lượt điều chỉnh tác xạ với lời xin lỗi.

Thật ra, ít ai muốn tham gia chiến lược diệt trừ ISIL của Tổng thống Barack Obama, được đề ra cả tháng rồi mới dán nhãn là "Operation Inherent Resolve" – Chiến dịch Quyết tâm Nội tại – với một định đề tiên quyết của Obama là không thả lính nhập trận, "no boots on the ground".

Dưới sự lãnh đạo như vậy của Hoa Kỳ, mỗi quốc gia lại đánh giá mối nguy hay nguồn lợi một khác. Trường hợp nổi bật nhất chính là xứ Thổ, có tên được Âu hóa là Turkey, như con gà Tây.

Thổ Nhĩ Kỳ là mảnh vụn còn lại – và lớn nhất – của Đế quốc Hồi giáo Ottoman, một đế quốc hiện hữu từ năm 1299, rồi bị hai cường quốc Âu Châu là Anh Pháp đánh bại và xé xụn cách nay 95 năm.

Nằm giữa các khu vực hay cường quốc như Trung Đông, Âu Châu, Nga cùng các nước Tây phương, xứ Thổ này quả thật là không giống ai.

Dù theo Hồi giáo, dân Thổ không thuộc sắc tộc Ba Tư (của Iran) hay Á Rập (như Jordan, Iraq, Saudi Arabia), lại rất ngại sắc tộc Kurd sống trong lãnh thổ và tản mác tại các xứ lân bang như Syria, Iraq. Dù là thành viên của Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO, với quân số cao nhất sau Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ chẳng được coi là một nước Âu Châu, lại còn bị cự tuyệt khi xin gia nhập Liên hiệp Âu châu. Dù là cường quốc cấp vùng đã theo đuổi đường lối canh tân từ thời quốc phụ Mustapha Kemal Attaturk, Thổ Nhĩ Kỳ không thể Âu hóa, lại còn bị Đế quốc Nga rồi Liên bang Xô viết chặn đường bành trướng vào khu vực Caucasus nằm giữa Hắc hải và biển Caspian.

Khi đó, bản sắc hay căn cước của dân Thổ là gì?

Recep Tayyip Erdogan đề ra chủ trương phát huy sức mạnh của một quốc gia Hồi giáo thuộc hệ phái Sunni, và đàng Công lý và Phát triển của ông được đa số ủng hộ nên ông làm Thủ tướng từ năm 2002. Sau ba lần thắng cử liên tiếp (2002, 2007 và 2011), ông đang giữ vị trí Tổng thống và tiếp tục chủ trương củng cố sức mạnh cho một Quốc gia Hồi giáo.

Chủ trương xây dựng một Quốc gia Hồi giáo – State of Islam – của Erdogan thật ra có họ với tinh thần của lãnh tụ ISIL là Abu Bakr al-Baghdadi. Nếu có khác biệt thì chỉ về phương pháp ít cực đoan sắt máu hơn. Đây là lý do chính khiến lãnh tụ Erdogan của xứ Thổ không muốn tấn công tổ chức ISIL, mà cũng chẳng yểm trợ hay hợp tác với al-Baghdadi như nhiều giới chức Hoa Kỳ tố cáo (Joe Biden). hoặc lo ngại.

Chiến lược Thổ của Erdogan còn tinh vi hơn vậy.

Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách trục lợi nhờ sức bành trướng của lực lượng ISIL. Tổ chức khủng bố này làm suy yếu chế độ Bashar al Assad tại Syria và thu hẹp ảnh hưởng của các Giáo chủ Iran tại khu vực trải rộng ở miền Nam, từ Lebanon (nhờ lực lượng khủng bố Hezbollah) qua Syria (nhờ al Assad) tới Iraq (nhờ thế lực của hệ phái Shia).

Vì vậy, Erdogan mới có lập trường cổ quái là nếu muốn tấn công tổ chức ISIL thì phải lật đổ chế độ al Assad tại Damascus, là điều mà Chính quyền Obama đã dự tính khi vạch ra "lằn ranh đỏ" rồi lại xoá. Chẳng những vậy, Erdogan còn đề nghị là sau khi thanh toán xong chế độ al Assad tại Syria và để chặn đường tổ chức ISIL cực đoan quá khích thì các nước Tây phương nên học gương... Thổ Nhĩ Kỳ là xây dựng một chính quyền dân chủ theo Hồi giáo.

Diễn giải cho rõ hơn: Thổ Nhĩ Kỳ đang đòi hỏi điều đã bị Âu Châu cự tuyệt từ 95 năm trước, là mở rộng ảnh hưởng đến tận Syria, xưa kia là một tỉnh của Đế quốc Ottoman.

Nhân chuyện Iraq (mà Erdogan từ chối tham gia từ năm 2003), rồi Syria từ ba năm qua cho đến ISIL ngày nay, xứ Thổ ôm giấc mơ lãnh đạo dân Hồi giáo thuộc hệ phái Sunni ngay giữa khu vực Trung Đông, là thế lực đối trọng với hệ phái Salafist do Saudi Arabia yểm trợ, và ngăn cản sự bành trướng của hệ phái Shia theo Iran.

Bên trong khu vực này, Erdogan có thể hợp tác với lực lượng võ trang Peshmerga rất thiện chiến của dân Kurd tại Iraq để giới hạn ảnh hưởng của phe Shia tại Baghdad, Nhưng lại muốn mượn bàn tay sắt của ISIL diệt trừ ảnh hưởng của dân Kurd tại Syria. Lính Thổ không nhảy vào Kobani cứu dân Kurd vì cộng đồng Kurd vẫn có thiện cảm với đảng PKK, đảng Công nhân Kurdistan, là đảng muốn ly khai đã từng tấn công Chính quyền Thổ tại Ankara từ nhiều thập niên rồi.


***

Dù chỉ khái quát duyệt lại những tính toán đầy hiểm nguy của Thổ Nhĩ Kỳ, ta cũng thấy lịch sử soi ngược lên năm 1919 và địa dư trải rộng lên khu vực rộng lớn của nhiều sắc tộc và hệ phái Hồi giáo. Mấy chi tiết ấy mới khiến người ta lờ mờ đoán ra số phận của Kobani và của dân Kurd và thấy rõ hơn những giới hạn của chiến lược Obama.

Lãnh đạo Ankara không sợ lực lượng ISIL sẽ tràn vào lãnh thổ của mình nhưng e ngại dân Kurd. Erdogan sẵn sàng gây mâu thuẫn với Hoa Kỳ và còn canh chừng chánh sách hòa giải của Obama với xứ Iran trong khi Obama chẳng có quyết tâm giải quyết hồ sơ ISIL. Mà trong khu vực nhiễu nhương ấy, Thổ Nhĩ Kỳ không là đồng minh duy nhất của Mỹ đã nhìn qua hướng khác, với rất nhiều rủi ro cho dân Hồi giáo.

Chiến lược nào mới thật sự là thổ tả?

Nguyễn-Xuân Nghĩa
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2014/10/turkey-va-mon-ga-nhoi-bom.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm