Văn Học & Nghệ Thuật
Tuyển Tập “Văn Hóa Gì?” Của Trần Văn Giang
dolong
Phan Tấn Hải
Đó là một cuốn sách nên tìm đọc, nên lưu giữ. Không chỉ vì Trần Văn Giang là một người viết có tài, nhưng cũng vì không mấy ai trình bày sắc bén được như tác giả về một “nền văn hóa” đa dạng như thế ở quê nhà: đó là văn hóa chạy, văn hóa tham nhũng, văn hóa ru ngủ, văn hóa cầm nhầm, văn hóa đaí đường, văn hóa ăn nhậu, văn hóa con nhái, văn hóa nói nhảm, văn hóa rọ mõm, văn hóa răn đe, văn hóa thích hàng ngoại... Và tận cùng, là câu hỏi “văn hóa gì” trong khi quê nhà đã bị nhà nước xã hội chủ nghĩa bóp cho méo tới không còn bao nhiêu hình dạng truyền thống.
Tuyển tập 21 bài viết, dày 340 trang tuy chủ đề về những nét “văn hóa kinh dị XHCN,” mang tới những tràng cười vì độc giả sẽ không chịu nổi những “văn hóa đảng bát nháo” với Lại Văn Sâm phiên dịch kiểu trật chìa, và cả những phẩn nộ khi thâý một quê hương đã biến đổi tàn hoại, nhưng cũng đầy những giây phút bùì ngùi khi đọc về những ngôi làng trong đó thiếu nữ Việt rủ nhau lấy chồng ngoại, và cả những thâm tình xúc động khi đọc lời tác giả viết tặng các con nhân Ngày Phụ Thân.
Hãy xem Trần Văn Giang khắc họa về một xã hội ở quê nhà:
"Văn hóa con nhái: Khuyến khích dân tranh nhau phá các kỷ lục ruồi bu (để được ghi trong sách kỷ lục thế giới – world records / Guiness book): nồi phở to nhất thế giới, bánh chưng, bánh dầy to nhất thế giới, áo dài dài nhất thế giới, bình hoa lớn nhất thế giới, lá cờ lớn nhất thế giới… tốn 4 tỉ đô la để tổ chức 1000 năm Thăng long… toàn những cái to nhất, dài nhất, cao nhất, khủng nhất, hãi nhất… không hề giúp ích mảy may gì cho việc thăng tiến đời sống của dân. Trong khi các vấn đề quan trọng cấp bách hơn như giao thông bế tắc, thiếu cơ sở phương tiện y tế tối thiểu, thiếu trường học, môi sinh bị hủy diệt, thiếu nước sạch để uống, thực phẩm nhiễm độc đủ loại… là chuyện mà dân được toàn quyền “tự lo"” Đảng còn đang bận tiếp đối tác thương mại, tổ chức đại hội đảng, đề cử đại biểu để dân tha hồ lựa chọn, tuyển lựa hoa hậu…" (Cuốn "Văn Hóa Gì," trang 9)
Bìa sách “Văn Hóa Gì?”
Hay là chuyện Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết nói nhảm và rồi một sếp lớn khác ra điều kiện vòng ngực khi cấp bằng lái xe gắn máy cho phụ nữ, trích:
“Đứng đầu danh sách nói nhảm phải kể chủ tịch nhà nước kiêm danh hài Nguyễn Minh Triết lùn. Câu nói bất hủ của Triết lùn trước quan viên thông tín quốc tế ở Havana, Cuba là:
“Cu ba ngủ thì Cu ta thức!”...(...)
...Tuy nhiên lời của đ/c Trần Quý Tường nổi bật hơn lời của Triết lùn bởi vì nó quàng theo cái “lô gíc” thâm thúy, cái “tư duy” khoa học phân tách theo biện chứng Mác-Lê của con người cộng sản. Đó là câu:
“Người có vòng đo ngực trung bình dưới 72 cm không được cấp bằng lái hạng A1, tức cũng không được đi xe trên 50 cc.”...”(Trang 32 và 37)
Nhưng vẫn có những chỗ tác giả Trần Văn Giang không sử dụng ngôn ngữ giễu cợt, thí dụ như khi ông nói nghiêm túc về chuyện ông Hồ Chí Minh dựa trên biên khảo của sử gia Sophie Judge-Quinn để nói rằng ông Hồ đã “cầm nhầm” bút hiệu “Nguyễn Ái Quốc” của LS Phan Văn Trường năm 1919, vì ông Hồ không đủ trình độ viết Pháp ngữ như thế (xem trang 93).
Và cũng rất mực nghiêm túc khi tác giả Trần Văn Giang đề nghị chữa bệnh nói ngọng đang trở thành dịch ở nhiều phần đất nước, trích:
"Muốn chữa nói ngọng thì phải nói cho chậm rãi để có thời giờ nghĩ và chỉnh các âm sai. Thầy giáo và bạn bè thân thiết có thể giúp đỡ rất hữu hiệu trong việc nhận diện các âm sai và sửa sai. Quan trọng nhất là sự kiên tâm, chịu khó luyện tập lâu dài. Ở Mỹ có những chuyên viên về sửa chỉnh ngôn ngữ (Speech Therapist / Speech Therapy) được đào tạo đặc biệt để giúp các công dân Mỹ có vấn đề phát âm Anh Ngữ như ngọng, cà lăm. Các tay chơi thể thao nổi tiếng như Bill Walton (basketball), Bo Jackson (football) bị cà lăm rất nặng khi họ mới xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn từ của các đài truyền hình thể thao phát hình các trận đấu giữa các trường đại học hoặc thể thao chuyên nghiệp. Thế mà chỉ sau một thời gian ngắn, nhìn thấy rõ là họ đã có thể trở thành người ăn bình thường, trôi chẩy khi họ đảm nhận các vai trò phân tích thể thao (sprt analysts) cho truyền hình Mỹ trong các trận đấu..."(trang 114)
Hay khi tác giả Trần Văn Giang ngậm ngùi nhìn lại một thời nội chiến và rồi bây giờ, và chỉ nói là “rất buồn” mà vẫn không nỡ nặng lời với những kẻ “nối giáo cho VC,” trích:
"Có những “cựu” cảm tình viên cs, “hùa” viên cs (loại này rất đông đảo – Họ hầu như mù tịt về cs nhưng lại thích làm dáng cs; lọai “Nếu là chim tôi sẽ là bồ câu trắng / Nếu là hoa tôi sẽ là hoa hướng dương / Nếu là người tôi sẽ là người cộng sản… Người quốc gia cỡ phó thường dân thôi cũng hiểu là cs không phải là bồ câu trắng; và cs cũng chẳng có ưa gì hoa hướng dương, hoa hướng âm gì ráo trọi!) thích và mơ tưởng thiên đường bánh vẽ cs; ăn cơm quốc gia thờ ma cs. Đám đông này trước đây rất ồn áo, đã từng nhẩy múa điên cuồng theo nhịp đập trống bịp bợm của cs rồi bây giờ rất buồn; đành phải im lặng vì cái thực tế cs quá bẽ bàng làm họ không thể nói và làm gì hơn để biện minh cho cái sự kiện “bé cái lầm” của mình..."(Trang 119)
Nhưng tuyệt vời là hình ảnh những người mẹ, những người cha được kể lại trong tuyển tập của Trần Văn Giang. Trong đó tác giả kể về mẹ của ông trong bài viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2011:
"Mẹ là tình cảm dạt dào, là sự hy sinh vô bờ bến cho các con qua bao ngày tháng.Con có thể quên đi thù hận, ân huệ, hạnh phúc, bất hạnh, đói khát? của cuộc đời; nhưng con không thể quên Mẹ. Bởi vì Mẹ là biểu tượng của gia đình, của tổ tiên giòng họ, của lịch sử, của dân tộc? là tất cả những gì quý giá nhất của con. Mẹ là sự kiên nhẫn, là bài học của sự chịu đựng, của sự hy sinh. Mẹ là nguồn an ủi khi con thất vọng, là sự nâng đỡ khi con vấp ngã, thất bại..."(Trang 208)
Và trong một bài do Trần Văn Giang sưu tầm kể về lòng hy sinh của người cha muốn con mình tiếp tục đi học, qua bài “Lá Thư Sai Chính Tả,” trích:
“...Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:
- Các em, thầy sẽ viết lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Một chuyện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò từng chữ hiện ra dưới tay thầy.
"Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn? Cã nhà nhớ con nhìu lấm cố họch nge chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con".
Lá thư vọn vẹn có 45 chữ.
Khi thầy quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gởi gấm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu cầm bút viết thư cho con.”(Trang 335)
Thế đấy, những tràng cười, và những giọt nước mắt đã trải đều trên các trang giấy của tuyển tập “Văn Hóa Gì” của Trần Văn Giang.
Sách gồm có 21 bài, dầy 340 trang. Tác giả Trần Văn Giang lần lượt mô tả cái văn hóa “lạ” mà csvn đang dùng để dần dà tiêu diệt nền văn hóa nhân bản dân tộc Việt Nam mà tiền nhân đã gầy dựng trên 4000 năm.
Nội dung gồm các bài: 1)-Văn hóa gì? 2)-Ngàn năm Thăng Long. 3)-Văn hóa nói nhảm. 4)-Con cháu các cụ. 5)-Văn hóa con nhái. 6)-Văn hóa cầm nhầm. 7)-Văn hóa ngọng. 8-30 tháng 4. 9)-Tội ác và xã hội chủ nghĩa. 10)-Từ Nọc Nạn đến Cống Rộc. 11)-Khóc thi đua. 12)-Lậm Văn Sai. 13)-Người thợ mỏ Chí Lợi. 14)-Tiên sư bố. 15)-Huy chương chì. 16)-Tình cha. 17)-Mẹ tôi. 1-Năm Thìn nói chuyện Rồng. 19)-Chân dung người phụ nữ Viêt Nam qua lịch sử. 20)-Nói tiếng Mễ. 21)-Lá thư sai chính tả (st).
Đây là một tác phẩm cần có trong mọi tủ sách của những người quan tâm về văn hóa Việt Nam.
Phan Tấn Hải
Bàn ra tán vào (0)
Tuyển Tập “Văn Hóa Gì?” Của Trần Văn Giang
dolong
Phan Tấn Hải
Đó là một cuốn sách nên tìm đọc, nên lưu giữ. Không chỉ vì Trần Văn Giang là một người viết có tài, nhưng cũng vì không mấy ai trình bày sắc bén được như tác giả về một “nền văn hóa” đa dạng như thế ở quê nhà: đó là văn hóa chạy, văn hóa tham nhũng, văn hóa ru ngủ, văn hóa cầm nhầm, văn hóa đaí đường, văn hóa ăn nhậu, văn hóa con nhái, văn hóa nói nhảm, văn hóa rọ mõm, văn hóa răn đe, văn hóa thích hàng ngoại... Và tận cùng, là câu hỏi “văn hóa gì” trong khi quê nhà đã bị nhà nước xã hội chủ nghĩa bóp cho méo tới không còn bao nhiêu hình dạng truyền thống.
Tuyển tập 21 bài viết, dày 340 trang tuy chủ đề về những nét “văn hóa kinh dị XHCN,” mang tới những tràng cười vì độc giả sẽ không chịu nổi những “văn hóa đảng bát nháo” với Lại Văn Sâm phiên dịch kiểu trật chìa, và cả những phẩn nộ khi thâý một quê hương đã biến đổi tàn hoại, nhưng cũng đầy những giây phút bùì ngùi khi đọc về những ngôi làng trong đó thiếu nữ Việt rủ nhau lấy chồng ngoại, và cả những thâm tình xúc động khi đọc lời tác giả viết tặng các con nhân Ngày Phụ Thân.
Hãy xem Trần Văn Giang khắc họa về một xã hội ở quê nhà:
"Văn hóa con nhái: Khuyến khích dân tranh nhau phá các kỷ lục ruồi bu (để được ghi trong sách kỷ lục thế giới – world records / Guiness book): nồi phở to nhất thế giới, bánh chưng, bánh dầy to nhất thế giới, áo dài dài nhất thế giới, bình hoa lớn nhất thế giới, lá cờ lớn nhất thế giới… tốn 4 tỉ đô la để tổ chức 1000 năm Thăng long… toàn những cái to nhất, dài nhất, cao nhất, khủng nhất, hãi nhất… không hề giúp ích mảy may gì cho việc thăng tiến đời sống của dân. Trong khi các vấn đề quan trọng cấp bách hơn như giao thông bế tắc, thiếu cơ sở phương tiện y tế tối thiểu, thiếu trường học, môi sinh bị hủy diệt, thiếu nước sạch để uống, thực phẩm nhiễm độc đủ loại… là chuyện mà dân được toàn quyền “tự lo"” Đảng còn đang bận tiếp đối tác thương mại, tổ chức đại hội đảng, đề cử đại biểu để dân tha hồ lựa chọn, tuyển lựa hoa hậu…" (Cuốn "Văn Hóa Gì," trang 9)
Bìa sách “Văn Hóa Gì?”
Hay là chuyện Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết nói nhảm và rồi một sếp lớn khác ra điều kiện vòng ngực khi cấp bằng lái xe gắn máy cho phụ nữ, trích:
“Đứng đầu danh sách nói nhảm phải kể chủ tịch nhà nước kiêm danh hài Nguyễn Minh Triết lùn. Câu nói bất hủ của Triết lùn trước quan viên thông tín quốc tế ở Havana, Cuba là:
“Cu ba ngủ thì Cu ta thức!”...(...)
...Tuy nhiên lời của đ/c Trần Quý Tường nổi bật hơn lời của Triết lùn bởi vì nó quàng theo cái “lô gíc” thâm thúy, cái “tư duy” khoa học phân tách theo biện chứng Mác-Lê của con người cộng sản. Đó là câu:
“Người có vòng đo ngực trung bình dưới 72 cm không được cấp bằng lái hạng A1, tức cũng không được đi xe trên 50 cc.”...”(Trang 32 và 37)
Nhưng vẫn có những chỗ tác giả Trần Văn Giang không sử dụng ngôn ngữ giễu cợt, thí dụ như khi ông nói nghiêm túc về chuyện ông Hồ Chí Minh dựa trên biên khảo của sử gia Sophie Judge-Quinn để nói rằng ông Hồ đã “cầm nhầm” bút hiệu “Nguyễn Ái Quốc” của LS Phan Văn Trường năm 1919, vì ông Hồ không đủ trình độ viết Pháp ngữ như thế (xem trang 93).
Và cũng rất mực nghiêm túc khi tác giả Trần Văn Giang đề nghị chữa bệnh nói ngọng đang trở thành dịch ở nhiều phần đất nước, trích:
"Muốn chữa nói ngọng thì phải nói cho chậm rãi để có thời giờ nghĩ và chỉnh các âm sai. Thầy giáo và bạn bè thân thiết có thể giúp đỡ rất hữu hiệu trong việc nhận diện các âm sai và sửa sai. Quan trọng nhất là sự kiên tâm, chịu khó luyện tập lâu dài. Ở Mỹ có những chuyên viên về sửa chỉnh ngôn ngữ (Speech Therapist / Speech Therapy) được đào tạo đặc biệt để giúp các công dân Mỹ có vấn đề phát âm Anh Ngữ như ngọng, cà lăm. Các tay chơi thể thao nổi tiếng như Bill Walton (basketball), Bo Jackson (football) bị cà lăm rất nặng khi họ mới xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn từ của các đài truyền hình thể thao phát hình các trận đấu giữa các trường đại học hoặc thể thao chuyên nghiệp. Thế mà chỉ sau một thời gian ngắn, nhìn thấy rõ là họ đã có thể trở thành người ăn bình thường, trôi chẩy khi họ đảm nhận các vai trò phân tích thể thao (sprt analysts) cho truyền hình Mỹ trong các trận đấu..."(trang 114)
Hay khi tác giả Trần Văn Giang ngậm ngùi nhìn lại một thời nội chiến và rồi bây giờ, và chỉ nói là “rất buồn” mà vẫn không nỡ nặng lời với những kẻ “nối giáo cho VC,” trích:
"Có những “cựu” cảm tình viên cs, “hùa” viên cs (loại này rất đông đảo – Họ hầu như mù tịt về cs nhưng lại thích làm dáng cs; lọai “Nếu là chim tôi sẽ là bồ câu trắng / Nếu là hoa tôi sẽ là hoa hướng dương / Nếu là người tôi sẽ là người cộng sản… Người quốc gia cỡ phó thường dân thôi cũng hiểu là cs không phải là bồ câu trắng; và cs cũng chẳng có ưa gì hoa hướng dương, hoa hướng âm gì ráo trọi!) thích và mơ tưởng thiên đường bánh vẽ cs; ăn cơm quốc gia thờ ma cs. Đám đông này trước đây rất ồn áo, đã từng nhẩy múa điên cuồng theo nhịp đập trống bịp bợm của cs rồi bây giờ rất buồn; đành phải im lặng vì cái thực tế cs quá bẽ bàng làm họ không thể nói và làm gì hơn để biện minh cho cái sự kiện “bé cái lầm” của mình..."(Trang 119)
Nhưng tuyệt vời là hình ảnh những người mẹ, những người cha được kể lại trong tuyển tập của Trần Văn Giang. Trong đó tác giả kể về mẹ của ông trong bài viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2011:
"Mẹ là tình cảm dạt dào, là sự hy sinh vô bờ bến cho các con qua bao ngày tháng.Con có thể quên đi thù hận, ân huệ, hạnh phúc, bất hạnh, đói khát? của cuộc đời; nhưng con không thể quên Mẹ. Bởi vì Mẹ là biểu tượng của gia đình, của tổ tiên giòng họ, của lịch sử, của dân tộc? là tất cả những gì quý giá nhất của con. Mẹ là sự kiên nhẫn, là bài học của sự chịu đựng, của sự hy sinh. Mẹ là nguồn an ủi khi con thất vọng, là sự nâng đỡ khi con vấp ngã, thất bại..."(Trang 208)
Và trong một bài do Trần Văn Giang sưu tầm kể về lòng hy sinh của người cha muốn con mình tiếp tục đi học, qua bài “Lá Thư Sai Chính Tả,” trích:
“...Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:
- Các em, thầy sẽ viết lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Một chuyện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò từng chữ hiện ra dưới tay thầy.
"Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn? Cã nhà nhớ con nhìu lấm cố họch nge chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con".
Lá thư vọn vẹn có 45 chữ.
Khi thầy quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gởi gấm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu cầm bút viết thư cho con.”(Trang 335)
Thế đấy, những tràng cười, và những giọt nước mắt đã trải đều trên các trang giấy của tuyển tập “Văn Hóa Gì” của Trần Văn Giang.
Sách gồm có 21 bài, dầy 340 trang. Tác giả Trần Văn Giang lần lượt mô tả cái văn hóa “lạ” mà csvn đang dùng để dần dà tiêu diệt nền văn hóa nhân bản dân tộc Việt Nam mà tiền nhân đã gầy dựng trên 4000 năm.
Nội dung gồm các bài: 1)-Văn hóa gì? 2)-Ngàn năm Thăng Long. 3)-Văn hóa nói nhảm. 4)-Con cháu các cụ. 5)-Văn hóa con nhái. 6)-Văn hóa cầm nhầm. 7)-Văn hóa ngọng. 8-30 tháng 4. 9)-Tội ác và xã hội chủ nghĩa. 10)-Từ Nọc Nạn đến Cống Rộc. 11)-Khóc thi đua. 12)-Lậm Văn Sai. 13)-Người thợ mỏ Chí Lợi. 14)-Tiên sư bố. 15)-Huy chương chì. 16)-Tình cha. 17)-Mẹ tôi. 1-Năm Thìn nói chuyện Rồng. 19)-Chân dung người phụ nữ Viêt Nam qua lịch sử. 20)-Nói tiếng Mễ. 21)-Lá thư sai chính tả (st).
Đây là một tác phẩm cần có trong mọi tủ sách của những người quan tâm về văn hóa Việt Nam.
Phan Tấn Hải