Sức khỏe và đời sống
Ủy ban khoa học Mỹ bật đèn xanh cho việc chỉnh sửa bộ gen người
Một nhóm cố vấn khoa học uy tín từ Học viện Khoa học Quốc gia và Học viện Y khoa Quốc gia của Hoa Kỳ đã công bố ủng hộ đề xuất trước đây từng bị phản đối gay gắt: chỉnh sửa phôi người để ngăn ngừa bệnh và các khuyết tật.
Điều này sẽ chỉ được thực hiện dưới sự giám sát khắt khe và quy định an toàn nghiêm ngặt, và chỉ khi không còn “biện pháp hợp lý” nào khác, theo báo cáo của ủy ban trên vào ngày thứ Ba 14/2.
Tuy rằng có yếu tố cẩn trọng, nhưng đề xuất này là ngược lại so với lập trường trước đây của các chuyên gia và nhà đạo đức học – vốn cho rằng việc thay đổi yếu tố di truyền con người là dứt khoát phải bị ngăn cấm. Một lo ngại khác là những nhà khoa học xấu có thể tạo ra các em bé “được thiết kế” với trí tuệ, sức mạnh, sắc đẹp nâng cao, hay các “chiến binh hoàn hảo” cho quân sự…
Ủy ban khoa học này gồm 22 chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực gen, đạo đức y khoa, y học và pháp luật. Họ vẫn hoàn toàn phản đối những hành vi xấu như trên, nhưng trước sự xuất hiện của những công cụ chỉnh sửa gen chính xác cao như CRISPR/Cas9, họ đang xem xét lại tiềm năng chỉnh sửa gen “vì mục đích tốt đẹp.”
“Bộ gen người đang nắm giữ tiềm năng to lớn để hiểu, chữa trị và ngăn ngừa nhiều căn bệnh di truyền khủng khiếp, và để cải thiện việc chữa trị nhiều căn bệnh khác,” Alta Charo, đồng chủ tịch của ủy ban, giáo sư luật và đạo đức y khoa của ĐH Wisconsin-Madison, nói trong một bài phát biểu.
Ủy ban chuyên gia cũng cân nhắc thực tế rằng việc chỉnh sửa gen sẽ diễn ra trên thế giới dù họ có ủng hộ hay không. Như vậy, họ cho rằng sẽ có lợi hơn nếu đưa ra hướng dẫn nghiêm ngặt về cách thực hiện có trách nhiệm.
Có thể, nhưng có nên?
Hiện tại ở Mỹ, việc chỉnh sửa gen người là bất hợp pháp, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) bị cấm dùng quỹ liên bang để xét duyệt “các nghiên cứu cố ý tạo ra hay chỉnh sửa phôi người có thể di truyền.”
Nhưng các nhà bình luận nói rằng thông báo này có thể hợp pháp hóa những việc làm vô trách nhiệm. “Điều này mở cửa cho các bệnh viện phụ sản quảng cáo dịch vụ chỉnh sửa gen để có em bé sơ sinh ‘hoàn hảo’,” Marcy Darnovsky – CEO của Trung tâm Gen và Xã hội – phát biểu với tờ New York Times.
Ngoài ra, còn có vấn đề về an toàn và quyền tự quyết. Công cụ CRISPR khá chính xác nhưng nó cũng có thể tạo ra sơ sót, cắt DNA ở những nơi không đáng cắt. Điều gì sẽ xảy ra khi đứa trẻ sinh ra từ kĩ thuật chỉnh sửa gen bị khập khiễng hay méo mó mà các nhà khoa học không lường trước được?
Hiện tại thì cuộc thảo luận vẫn dừng ở mức độ lý thuyết. Mặc dù công nghệ đang phát triển rất nhanh, nhưng thử nghiệm lâm sàng và ứng dụng trên người thật vẫn còn rất xa vời. Ủy ban đề xuất các nhà làm chính sách hãy khuyến khích công chúng thảo luận và tham gia vào vấn đề này, để đảm bảo các quy định mới sẽ đáp ứng được các khía cạnh xã hội, đạo đức và luật pháp.
Một lần nữa, có lẽ chúng ta phải ngẫm nghĩ lại câu nói của Einstein: “Khoa học là một công cụ có sức mạnh. Dùng nó như thế nào, rốt cuộc là nó mang lại hạnh phúc hay mang lại tai nạn cho con người, hoàn toàn quyết định ở bản thân mình, chứ không quyết định bởi công cụ.”
Theo Arstechnica, NY Times,
Phong Trần tổng hợp
Ủy ban khoa học Mỹ bật đèn xanh cho việc chỉnh sửa bộ gen người
Một nhóm cố vấn khoa học uy tín từ Học viện Khoa học Quốc gia và Học viện Y khoa Quốc gia của Hoa Kỳ đã công bố ủng hộ đề xuất trước đây từng bị phản đối gay gắt: chỉnh sửa phôi người để ngăn ngừa bệnh và các khuyết tật.
Điều này sẽ chỉ được thực hiện dưới sự giám sát khắt khe và quy định an toàn nghiêm ngặt, và chỉ khi không còn “biện pháp hợp lý” nào khác, theo báo cáo của ủy ban trên vào ngày thứ Ba 14/2.
Tuy rằng có yếu tố cẩn trọng, nhưng đề xuất này là ngược lại so với lập trường trước đây của các chuyên gia và nhà đạo đức học – vốn cho rằng việc thay đổi yếu tố di truyền con người là dứt khoát phải bị ngăn cấm. Một lo ngại khác là những nhà khoa học xấu có thể tạo ra các em bé “được thiết kế” với trí tuệ, sức mạnh, sắc đẹp nâng cao, hay các “chiến binh hoàn hảo” cho quân sự…
Ủy ban khoa học này gồm 22 chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực gen, đạo đức y khoa, y học và pháp luật. Họ vẫn hoàn toàn phản đối những hành vi xấu như trên, nhưng trước sự xuất hiện của những công cụ chỉnh sửa gen chính xác cao như CRISPR/Cas9, họ đang xem xét lại tiềm năng chỉnh sửa gen “vì mục đích tốt đẹp.”
“Bộ gen người đang nắm giữ tiềm năng to lớn để hiểu, chữa trị và ngăn ngừa nhiều căn bệnh di truyền khủng khiếp, và để cải thiện việc chữa trị nhiều căn bệnh khác,” Alta Charo, đồng chủ tịch của ủy ban, giáo sư luật và đạo đức y khoa của ĐH Wisconsin-Madison, nói trong một bài phát biểu.
Ủy ban chuyên gia cũng cân nhắc thực tế rằng việc chỉnh sửa gen sẽ diễn ra trên thế giới dù họ có ủng hộ hay không. Như vậy, họ cho rằng sẽ có lợi hơn nếu đưa ra hướng dẫn nghiêm ngặt về cách thực hiện có trách nhiệm.
Có thể, nhưng có nên?
Hiện tại ở Mỹ, việc chỉnh sửa gen người là bất hợp pháp, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) bị cấm dùng quỹ liên bang để xét duyệt “các nghiên cứu cố ý tạo ra hay chỉnh sửa phôi người có thể di truyền.”
Nhưng các nhà bình luận nói rằng thông báo này có thể hợp pháp hóa những việc làm vô trách nhiệm. “Điều này mở cửa cho các bệnh viện phụ sản quảng cáo dịch vụ chỉnh sửa gen để có em bé sơ sinh ‘hoàn hảo’,” Marcy Darnovsky – CEO của Trung tâm Gen và Xã hội – phát biểu với tờ New York Times.
Ngoài ra, còn có vấn đề về an toàn và quyền tự quyết. Công cụ CRISPR khá chính xác nhưng nó cũng có thể tạo ra sơ sót, cắt DNA ở những nơi không đáng cắt. Điều gì sẽ xảy ra khi đứa trẻ sinh ra từ kĩ thuật chỉnh sửa gen bị khập khiễng hay méo mó mà các nhà khoa học không lường trước được?
Hiện tại thì cuộc thảo luận vẫn dừng ở mức độ lý thuyết. Mặc dù công nghệ đang phát triển rất nhanh, nhưng thử nghiệm lâm sàng và ứng dụng trên người thật vẫn còn rất xa vời. Ủy ban đề xuất các nhà làm chính sách hãy khuyến khích công chúng thảo luận và tham gia vào vấn đề này, để đảm bảo các quy định mới sẽ đáp ứng được các khía cạnh xã hội, đạo đức và luật pháp.
Một lần nữa, có lẽ chúng ta phải ngẫm nghĩ lại câu nói của Einstein: “Khoa học là một công cụ có sức mạnh. Dùng nó như thế nào, rốt cuộc là nó mang lại hạnh phúc hay mang lại tai nạn cho con người, hoàn toàn quyết định ở bản thân mình, chứ không quyết định bởi công cụ.”
Theo Arstechnica, NY Times,
Phong Trần tổng hợp