Văn Học & Nghệ Thuật
VĂN NGHỆ VÀ CHÍNH TRỊ
Nguyễn Lương Ngọc
Trần Văn Bính
Nguyễn Văn Hoàn
1/ Văn học và chính trị:
Khoảng 1956- 1957 ở nước ta, nhân cơ hội tình hình chính trị trong nước và trên thế giới có những diễn biến phức tạp, một số phần tử xét lại trong nhóm phá hoại Nhân Văn- Giai Phẩm đã lên tiếng phản đối nguyên tắc chính trị lãnh đạo văn nghệ.
- Trương Tửu đưa ra luận điệu: văn học luôn luôn đối kháng với chính trị. Theo y thì văn nghệ xưa nay luôn chống lại thực tại, nó chỉ có ý nghĩa và giá trị khi nào nó chống đối. Người nghệ sỹ chân chính phải là người không bao giờ bằng lòng thực tại. Ngay từ năm 1946, trong cuốn " Tương lai văn nghệ Việt Nam", y đã nhắc lại câu nói của một văn sĩ phản động Pháp là Ang-đơ-rê Git-đơ: nhiệm vụ của văn nghệ là reo rắc trong tâm hồn quần chúng " chất men bất phục tùng và phản kháng", Trương Tửu lại còn đem nhiều văn nghệ sĩ vĩ đại ưu tú của thời quá khứ để làm dẫn chứng rằng: Các văn nghệ sĩ đó sở dĩ có giá trị vì đã chống đối lại chính trị của giai cấp cầm quyền.
Nhưng vấn đề ở đây là "chống đối" lại cái gì, là "bất mãn" với thực tại nào? "Chống đối" lại chính trị phản cách mạng hay chống đối lại chính trị cách mạng, "bất mãn" với thực tại bất công, đen tối của một xã hội bóc lột hay "bất mãn" với thực tại công bình, tươi sáng của một xã hội không có chế độ người bóc lột người. Các văn nghệ sĩ vĩ đại của thời quá khứ sở dĩ sáng tác được những giá trị nghệ thuật lớn lao là vì trong những điều kiện lịch sử cụ thể nào đó, họ đã vượt khỏi sự hạn chế của ý thức hệ giai cấp thống trị, chống đối lại chính trị thối nát đương thời, và trong một mức độ nào đó, nói lên được quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân.
Luận điệu văn nghệ luôn luôn đối kháng với chính trị thực chất là một luận điệu tuyệt đối phủ nhận sự lãnh đạo của chính trị cách mạng đối với văn nghệ.
Luận điệu chủ trương rằng "bản thân văn nghệ mang tính tư tưởng cũng như bản thân không khí mang ốc xy gen" của Trương Tửu, thực chất muốn hạ thấp, để đi đến phủ nhận vai trò trọng yếu của tính tư tưởng trong nghệ thuật.
Ở Trung Quốc, Hồ Phong cũng nói một cách lắt léo: cứ phản ánh được hiện thực là đã có tư tưởng tính, chính trị tính rồi, "nghệ thuật tức là chính trị rồi" trên thực chất luận điệu đó là một thủ đoạn nhằm đem văn nghệ phục vụ tư tưởng chính trị tư sản phản cách mạng.
- Cũng nhằm mục đích phủ nhận sự lãnh đạo của chính trị đối với văn nghệ, Phan Khôi lại đưa ra luận điệu: văn nghệ và chính trị vỗ vai nhau cùng đi, hai bên cùng có lợi!
Không, quan hệ giữa chính trị và văn nghệ không phải là quan hệ ngang hàng, bình đẳng, mà là chính trị lãnh đạo văn nghệ và văn nghệ phục tùng chính trị.
- Trương Tửu lại còn đưa ra ý kiến: Đảng chỉ nên lãnh đạo văn nghệ về tư tưởng, mà không nên lãnh đạo bằng tổ chức. Theo Trương Tửu thì sự lãnh đạo văn nghệ bằng tổ chức là nguyên nhân đẻ ra nạn bè phái hẹp hòi và tệ can thiệp một cách hành chính thô bạo vào sự sáng tác văn nghệ. Nhưng lãnh đạo về tư tưởng và lãnh đạo về tổ chức là hai mặt không thể tách rời của cùng một vấn đề, nếu không có sự lãnh đạo về tổ chức thì lấy gì đảm bảo cho sự lãnh đạo về tư tưởng. Phủ nhận sự lãnh đạo về tổ chức tức là phủ nhận cả sự lãnh đạo về tư tưởng, tức là phủ nhận toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng. Luận điệu trên đây của Trương Tửu phù hợp với luận điệu của bọn xét lại Nam Tư chủ trương rằng Đảng chỉ nên là một nhân tố về tư tưởng, mà không nên là một nhân tố về tổ chức. Thực chất của luận điệu trên đây là đề nghị giải tán Đảng, phủ nhận vô sản chuyên chính, một điều kiện cách mạng căn bản không thể thiếu được trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Có nhiều người lại hoài nghi năng lực lãnh đạo văn nghệ của Đảng, của chính trị. Trong thực tế tư tưởng, họ có ý nghĩ là: Chính trị chỉ có thể lãnh đạo phần tư tưởng chính trị trong văn nghệ mà thôi. Chính trị không hiểu được văn nghệ, cán bộ chính trị, cán bộ Đảng không đủ năng lực lãnh đạo văn nghệ.
Quan niệm trên đã tách rời văn nghệ làm hai phần: phần quan điểm tư tưởng nghệ thuật và phần "nghệ thuật thuần túy". Nhưng làm gì có phần "nghệ thuật thuần túy"? Tư tưởng chính trị tồn tại một cách hữu cơ trong một hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh. Làm sao có thể tách biệt phần tư tưởng và phần nghệ thuật. Phê bình một tác phẩm văn học, người ta chẳng những quan tâm tới phần tư tưởng mà tác giả trực tiếp phát biểu trong tác phẩm, mà còn quan tâm đến cả phần tư tưởng toát ra từ hình tượng nghệ thuật. Và chính phần tư tưởng, khuynh hướng toát ra từ bản thân sự việc, bản thân hình tượng nghệ thuật mới là phần tư tưởng lợi hại nhất của nghệ thuật.
Chính trị nắm vững quyền lợi, nguyện vọng của giai cấp, của quần chúng, tất nhiên có thể lãnh đạo được văn nghệ. Lãnh đạo đây là lãnh đạo về phương châm, đường lối sáng tác, chứ không phải can thiệp thô bạo vào cả những vấn đề chuyên môn của sự sáng tác như lựa chọn chủ đề, xây dựng hình tượng, lựa chọn thể văn, phong cách sáng tác riêng..v..v..
Tóm lại, dù nói cách này hay cách khác, dù phủ
nhận một phần hay phủ nhận toàn bộ, các luận điệu trên cùng nhằm
chung một mục đích cuối cùng là chống đối, thủ tiêu sự lãnh đạo của
Đảng, của chính trị cách mạng đối với văn nghệ. Chúng đòi cho sáng
tác được tự do, thực chất là chúng đòi cho văn nghệ được "tự do"
phục vụ chính trị phản cách mạng. Bởi vì, dù muốn hay không muốn, tự
giác hay không tự giác văn nghệ vẫn cứ phải dính đến chính trị, phải
phục vụ chính trị. Vấn đề chỉ là ở chỗ văn nghệ không phục vụ chính
trị cách mạng thì phục vụ chính trị phản cách mạng, không phục vụ
chính trị của giai cấp vô sản thì phục vụ chính trị của giai cấp tư
sản, chứ ngoài ra không còn con đường nào khác.
2/ Phê
phán thái độ tô hồng và bôi đen:
Tô hồng và bôi đen là hai khuynh hướng có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng thực chất đều là con cùng một mẹ: thái độ chủ quan chủ nghĩa....Thái độ tô hồng khẳng định cuộc sống ngày nay của chúng ta là đẹp, là tốt. Điều đó cố nhiên rất đúng. Nhưng cách nhìn vấn đề thì sai lầm....Trái với khuynh hướng tô hồng là khuynh hướng bôi đen. Nếu tô hồng xuất phát từ thiện ý đối với chế độ ta thì bôi đen lại xuất phát từ ác ý đối với cách mạng, đối với xã hội mới...Văn học ta trong thời gian vừa qua, nhất là trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm khuynh hướng bôi đen cũng đã xuất đầu lộ diện. Những văn nghệ sỹ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đã tập trung mũi nhọn công kích chế độ ta, công kích cán bộ ta, công kích mậu dịch quốc doanh vân vân..Những bài thơ như:" Nhất định thắng" của Trần Dần "Bài thơ trên ghế đá" của Lê Đạt "Người khổng lồ không tim" của Trần Duy, đều bộc lộ khuynh hướng bôi đen một cách rõ rệt. Ở ta Phùng Quán đã từng viết một cách mập mờ, xảo trá:
" Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét..."
(Lời mẹ dặn)
Cái mập mờ của Phùng Quán là ở chỗ không dám nói rõ yêu ai? Ghét ai? vì sao mà yêu? Tại sao mà ghét? Yêu ghét như thế nao? Yêu ghét để làm gì?
Ở đời, không bao giờ có việc yêu ghét mà không có duyên cớ.
Không có lòng yêu,ghét trừu tượng, mà chỉ có yêu, ghét cụ thể. Mỗi giai cấp đều có một đối tượng yêu, ghét cụ thể, chỉ khi nào xã hội hết giai cấp thì lúc đó mới hết lòng yêu, ghét có tính giai cấp.
Thái độ của các nhà văn bôi đen rõ ràng là thái
độ thù địch với chế độ ta. Quá trình đi vào cuộc sống, quá trình mô
tả cái xấu của họ, rõ ràng là một quá trình hoạt động có ý thức. Họ
không đi vào chính diện của cuộc sống (vì đi vào chính diện họ sẽ
thấy cái tốt đẹp của chế độ ta) mà lại đi vào mặt phản diện của cuộc
sống, và vì đi vào mặt phản diện của cuộc sống cho nên tất yếu họ sẽ
bới móc ra những xấu xa còn rơi rớt lại. Đó là chưa kể một số nhà
văn đã ngồi nặn ra những khuyết điểm để gán ghép cho chế độ ta.
3/ Vấn đề tính Đảng trong văn nghệ:
...Một nhà văn Liên Xô đẫ nói: " Về hình thức thì cá nhân tôi là nhà văn không phải là đảng viên. Nhưng từ lâu tới nay, tôi không thể tách rời Đảng. Tôi thấy tôi có nghĩa vụ phải phục tùng hết thảy mọi quyết nghị của Đảng, cũng như đem hết sức mình quán triệt đường lối của Đảng" (Ca-ta-ep). Ngược lại, chúng ta đã thấy ở nước ta khoảng 1956- 1957 có một số nhà văn lại không có một Đảng tính như thế.
Bọn xét lại thường đem đối lập tính đảng cộng sản với việc phản ánh chân thật cuộc sống. Chúng cho rằng sáng tác văn học chỉ cần có sự thật, có sự thật là có tất cả. Còn sáng tác theo yêu cầu của tính đảng cộng sản là "thiên kiến", là "thiếu khách quan", do đó không thể phản ánh chân thật cuộc sống. Từ lập luận đó, họ đi đến chủ trương đòi thay thế nguyên tắc hiện thực XHCN bằng "viết sự thật".
Vấn đề tính chân thật quả là một vấn đề mấu chốt của văn học XHCN, chỉ có sự thật mới là nền tảng của những tư tưởng lớn. Đảng tính quyết định vấn đề tính chân thật. Tuy vậy các phần tử xét lại thường nói ngược lại. Hồ Phong cho rằng tính đảng chỉ là " lương tâm nghệ thuật", theo sự "chân thành" của mình là đã có tính đảng rồi. Một đồng một cốt, Trương Tửu cũng đưa ra luận điệu văn nghệ sĩ là "lương tâm của thời đại" là "đại diện cho chân lý, cho sự thật". Trương Tửu coi nguyên tắc "tự do phát hiện chân lý" cao hơn cả nguyên tắc tính đảng.
Với một lập luận quanh co, lắt léo, cả Hồ Phong lẫn Trương Tửu rút cục lại cho rằng việc sáng tác phục tùng tính đảng chỉ là phục tùng " lương tâm nghệ thuật", " lương tâm thời đại", chỉ là phục vụ cái chủ quan của cá nhân mình. Với luận điệu sáng tác phải "chân thành", Hồ Phong và Trương Tửu đã phủ nhận nguyên tắc tính đảng tronh sáng tác.
Trương Tửu còn chống lại nguyên tắc tính đảng của văn học bằng thủ đoạn trích dẫn một cách phiến diện và giải thích một cách xuyên tạc những lời giáo huấn của Lê-nin về tính loại biệt của sự sáng tạo nghệ thuật để nhấn mạnh vấn đề tự do sáng tác theo quan điểm tư sản và vu cáo sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng ta là "quan liêu độc đoán", "bè phái", là đã đi chệch đường lối lãnh đạo văn nghệ của Lê-nin.
Cụ thể trước đây có người chê tập thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu là thiếu đảng tính, vì tập thơ này ít nói đến Đảng, đến giai cấp công nhận mà lại khen truyện "Vượt Côn Đảo" của Phùng Quán là nhiều tính đảng vì trong quyển này Phùng Quán đã nói nhiều đến chi bộ, đến đảo ủy v..v.. Sự thực không phải như vậy. Cái quyết định tính đảng của một tác phẩm là ở lý tưởng, lập trường tư tưởng của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm, chứ không phải là ở hình thức tác phẩm đó có nói nhiều đến Đảng hay không? Thơ Tố Hữu, giaù phong cách dân tộc, dạt dào lòng yêu nước, yêu nhân dân và tinh thần lạc quan cách mạng, là một thứ thơ thấm nhuần tính đảng sâu sắc. Ngược lại, "Vượt Côn Đảo" tuy nói nhiều đến đảng viên, đến đảo ủy, nhưng vẫn non kém về tính đảng vì tác phẩm ấy đã thể hiện lệch lạc vai trò lãnh đạo và đường lối quần chúng của Đảng.
Chúng ta kiên quyết bảo vệ nguyên tắc tính đảng
trong văn học của Lê-nin, chống lại mọi mưu đò phủ nhận tính đảng
của văn học nhưng một mặt khác, chúng ta cũng đề phòng lối hiểu thô
thiển, phiến diện về nguyên tắc đó.
4/ Về vấn đề tự do sáng tác:
Giai cấp tư sản quan niệm "tự do sáng tác" khác với giai cấp vô sản. Bọn Nhân Văn Giai Phẩm cũng đã từng yêu cầu "thứ tự do sáng tác" để cho "hoa lành, hoa độc, hoa thối, hoa thơm" đều có quyền đua nở như nhau; Chúng ta cho rằng "tự do sáng tác không có nghĩa là từ bỏ những nguyên tắc tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin, cũng không phải là không cần lãnh đạo. Trái lại, tự do sáng tác bao gồm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, bao gồm cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa Mác- Lê-nin, cho đường lối văn nghệ hiện thực XHCN" (Trường Chinh, Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú... Hà Nội, NXB Sự Thật, 1957, trang 56). Quyền tự do sáng tác như thế không phải do ý muốn chủ quan của một ai bày đặt ra, mà là do tình hình nhiệm vụ khách quan của cách mạng nước ta quy định, do bản chất của chế đọ xã hội tiến bộ của ta quy định (Trường Chinh, sách đã dẫn).
Đi tìm cái mới bọn Nhân Văn Giai Phẩm thực sự đã quay về cái cũ đi tìm cái mới, bọn Nhân Văn Giai Phẩm đã nhai lại một cách sượng sột lệch lạc những hình tượng văn học của Mai-a-côp-xki. Thí dụ, Mai-a-côp-xki viết:
Người công an của tôi
Bảo vệ cho tôi
Chiếc gậy trỏ đường:
Đi sang phải, đi lối này.
Được rồi,
tôi đi sang phải.
Và như vậy là đẹp
(thế là tốt).
Thì Lê Đạt cũng viết "...Bục công an máy móc. Đặt giữa trái tim người..." với một tinh thần chống Mai-a-côp-xki.
Để tìm cái tự do " mới" một số nhà văn của ta đã nhai lại luận điệu của Man-rô một cách nhợt nhạt kém vì hơn. Nào có mơi gì đâu những khẩu hiệu: " kẻ sống chết vì tri kỷ", "nghệ thuật vị nghệ thuật". Nào có mới lạ gì đâu những truyện trích trong " Cổ học tinh hoa" với một tinh thần mỉa mai, xuyên tạc, hiện đại hóa một cách lố lăng. Sao không băng mình lên phía trước mà lại ngồi khơi lại đống tro tàn.
Bọn Nhân Văn Giai Phẩm sở dĩ cảm thấy sự lãnh
đạo của Đảng "bóp nghẹt" sáng tác, hạn chế mất tự do sáng tác, chính
là vì cái tự do mà chúng đòi hỏi là tự do sáng tác của giai cấp tư
sản đối kháng với tự do sáng tác của CNXH. Một số nhà văn khác tuy
trung thực thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, nhưng khi sáng tác theo
yêu cầu của Đảng, của cách mạng thì vẫn cảm thấy vướng mắc, thiếu
thoải mái là vì thế giới quan chưa được cải tạo đầy đủ, vì chưa thâm
nhập được vào thực tế cuộc sống mới, chưa hòa mình được với quần
chúng công nông binh.
Hà Nội 1961
http://viet-studies.info/VanNgheVaChinhTri_NgocBinhHoan.htmBàn ra tán vào (0)
VĂN NGHỆ VÀ CHÍNH TRỊ
Nguyễn Lương Ngọc
Trần Văn Bính
Nguyễn Văn Hoàn
1/ Văn học và chính trị:
Khoảng 1956- 1957 ở nước ta, nhân cơ hội tình hình chính trị trong nước và trên thế giới có những diễn biến phức tạp, một số phần tử xét lại trong nhóm phá hoại Nhân Văn- Giai Phẩm đã lên tiếng phản đối nguyên tắc chính trị lãnh đạo văn nghệ.
- Trương Tửu đưa ra luận điệu: văn học luôn luôn đối kháng với chính trị. Theo y thì văn nghệ xưa nay luôn chống lại thực tại, nó chỉ có ý nghĩa và giá trị khi nào nó chống đối. Người nghệ sỹ chân chính phải là người không bao giờ bằng lòng thực tại. Ngay từ năm 1946, trong cuốn " Tương lai văn nghệ Việt Nam", y đã nhắc lại câu nói của một văn sĩ phản động Pháp là Ang-đơ-rê Git-đơ: nhiệm vụ của văn nghệ là reo rắc trong tâm hồn quần chúng " chất men bất phục tùng và phản kháng", Trương Tửu lại còn đem nhiều văn nghệ sĩ vĩ đại ưu tú của thời quá khứ để làm dẫn chứng rằng: Các văn nghệ sĩ đó sở dĩ có giá trị vì đã chống đối lại chính trị của giai cấp cầm quyền.
Nhưng vấn đề ở đây là "chống đối" lại cái gì, là "bất mãn" với thực tại nào? "Chống đối" lại chính trị phản cách mạng hay chống đối lại chính trị cách mạng, "bất mãn" với thực tại bất công, đen tối của một xã hội bóc lột hay "bất mãn" với thực tại công bình, tươi sáng của một xã hội không có chế độ người bóc lột người. Các văn nghệ sĩ vĩ đại của thời quá khứ sở dĩ sáng tác được những giá trị nghệ thuật lớn lao là vì trong những điều kiện lịch sử cụ thể nào đó, họ đã vượt khỏi sự hạn chế của ý thức hệ giai cấp thống trị, chống đối lại chính trị thối nát đương thời, và trong một mức độ nào đó, nói lên được quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân.
Luận điệu văn nghệ luôn luôn đối kháng với chính trị thực chất là một luận điệu tuyệt đối phủ nhận sự lãnh đạo của chính trị cách mạng đối với văn nghệ.
Luận điệu chủ trương rằng "bản thân văn nghệ mang tính tư tưởng cũng như bản thân không khí mang ốc xy gen" của Trương Tửu, thực chất muốn hạ thấp, để đi đến phủ nhận vai trò trọng yếu của tính tư tưởng trong nghệ thuật.
Ở Trung Quốc, Hồ Phong cũng nói một cách lắt léo: cứ phản ánh được hiện thực là đã có tư tưởng tính, chính trị tính rồi, "nghệ thuật tức là chính trị rồi" trên thực chất luận điệu đó là một thủ đoạn nhằm đem văn nghệ phục vụ tư tưởng chính trị tư sản phản cách mạng.
- Cũng nhằm mục đích phủ nhận sự lãnh đạo của chính trị đối với văn nghệ, Phan Khôi lại đưa ra luận điệu: văn nghệ và chính trị vỗ vai nhau cùng đi, hai bên cùng có lợi!
Không, quan hệ giữa chính trị và văn nghệ không phải là quan hệ ngang hàng, bình đẳng, mà là chính trị lãnh đạo văn nghệ và văn nghệ phục tùng chính trị.
- Trương Tửu lại còn đưa ra ý kiến: Đảng chỉ nên lãnh đạo văn nghệ về tư tưởng, mà không nên lãnh đạo bằng tổ chức. Theo Trương Tửu thì sự lãnh đạo văn nghệ bằng tổ chức là nguyên nhân đẻ ra nạn bè phái hẹp hòi và tệ can thiệp một cách hành chính thô bạo vào sự sáng tác văn nghệ. Nhưng lãnh đạo về tư tưởng và lãnh đạo về tổ chức là hai mặt không thể tách rời của cùng một vấn đề, nếu không có sự lãnh đạo về tổ chức thì lấy gì đảm bảo cho sự lãnh đạo về tư tưởng. Phủ nhận sự lãnh đạo về tổ chức tức là phủ nhận cả sự lãnh đạo về tư tưởng, tức là phủ nhận toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng. Luận điệu trên đây của Trương Tửu phù hợp với luận điệu của bọn xét lại Nam Tư chủ trương rằng Đảng chỉ nên là một nhân tố về tư tưởng, mà không nên là một nhân tố về tổ chức. Thực chất của luận điệu trên đây là đề nghị giải tán Đảng, phủ nhận vô sản chuyên chính, một điều kiện cách mạng căn bản không thể thiếu được trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Có nhiều người lại hoài nghi năng lực lãnh đạo văn nghệ của Đảng, của chính trị. Trong thực tế tư tưởng, họ có ý nghĩ là: Chính trị chỉ có thể lãnh đạo phần tư tưởng chính trị trong văn nghệ mà thôi. Chính trị không hiểu được văn nghệ, cán bộ chính trị, cán bộ Đảng không đủ năng lực lãnh đạo văn nghệ.
Quan niệm trên đã tách rời văn nghệ làm hai phần: phần quan điểm tư tưởng nghệ thuật và phần "nghệ thuật thuần túy". Nhưng làm gì có phần "nghệ thuật thuần túy"? Tư tưởng chính trị tồn tại một cách hữu cơ trong một hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh. Làm sao có thể tách biệt phần tư tưởng và phần nghệ thuật. Phê bình một tác phẩm văn học, người ta chẳng những quan tâm tới phần tư tưởng mà tác giả trực tiếp phát biểu trong tác phẩm, mà còn quan tâm đến cả phần tư tưởng toát ra từ hình tượng nghệ thuật. Và chính phần tư tưởng, khuynh hướng toát ra từ bản thân sự việc, bản thân hình tượng nghệ thuật mới là phần tư tưởng lợi hại nhất của nghệ thuật.
Chính trị nắm vững quyền lợi, nguyện vọng của giai cấp, của quần chúng, tất nhiên có thể lãnh đạo được văn nghệ. Lãnh đạo đây là lãnh đạo về phương châm, đường lối sáng tác, chứ không phải can thiệp thô bạo vào cả những vấn đề chuyên môn của sự sáng tác như lựa chọn chủ đề, xây dựng hình tượng, lựa chọn thể văn, phong cách sáng tác riêng..v..v..
Tóm lại, dù nói cách này hay cách khác, dù phủ
nhận một phần hay phủ nhận toàn bộ, các luận điệu trên cùng nhằm
chung một mục đích cuối cùng là chống đối, thủ tiêu sự lãnh đạo của
Đảng, của chính trị cách mạng đối với văn nghệ. Chúng đòi cho sáng
tác được tự do, thực chất là chúng đòi cho văn nghệ được "tự do"
phục vụ chính trị phản cách mạng. Bởi vì, dù muốn hay không muốn, tự
giác hay không tự giác văn nghệ vẫn cứ phải dính đến chính trị, phải
phục vụ chính trị. Vấn đề chỉ là ở chỗ văn nghệ không phục vụ chính
trị cách mạng thì phục vụ chính trị phản cách mạng, không phục vụ
chính trị của giai cấp vô sản thì phục vụ chính trị của giai cấp tư
sản, chứ ngoài ra không còn con đường nào khác.
2/ Phê
phán thái độ tô hồng và bôi đen:
Tô hồng và bôi đen là hai khuynh hướng có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng thực chất đều là con cùng một mẹ: thái độ chủ quan chủ nghĩa....Thái độ tô hồng khẳng định cuộc sống ngày nay của chúng ta là đẹp, là tốt. Điều đó cố nhiên rất đúng. Nhưng cách nhìn vấn đề thì sai lầm....Trái với khuynh hướng tô hồng là khuynh hướng bôi đen. Nếu tô hồng xuất phát từ thiện ý đối với chế độ ta thì bôi đen lại xuất phát từ ác ý đối với cách mạng, đối với xã hội mới...Văn học ta trong thời gian vừa qua, nhất là trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm khuynh hướng bôi đen cũng đã xuất đầu lộ diện. Những văn nghệ sỹ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đã tập trung mũi nhọn công kích chế độ ta, công kích cán bộ ta, công kích mậu dịch quốc doanh vân vân..Những bài thơ như:" Nhất định thắng" của Trần Dần "Bài thơ trên ghế đá" của Lê Đạt "Người khổng lồ không tim" của Trần Duy, đều bộc lộ khuynh hướng bôi đen một cách rõ rệt. Ở ta Phùng Quán đã từng viết một cách mập mờ, xảo trá:
" Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét..."
(Lời mẹ dặn)
Cái mập mờ của Phùng Quán là ở chỗ không dám nói rõ yêu ai? Ghét ai? vì sao mà yêu? Tại sao mà ghét? Yêu ghét như thế nao? Yêu ghét để làm gì?
Ở đời, không bao giờ có việc yêu ghét mà không có duyên cớ.
Không có lòng yêu,ghét trừu tượng, mà chỉ có yêu, ghét cụ thể. Mỗi giai cấp đều có một đối tượng yêu, ghét cụ thể, chỉ khi nào xã hội hết giai cấp thì lúc đó mới hết lòng yêu, ghét có tính giai cấp.
Thái độ của các nhà văn bôi đen rõ ràng là thái
độ thù địch với chế độ ta. Quá trình đi vào cuộc sống, quá trình mô
tả cái xấu của họ, rõ ràng là một quá trình hoạt động có ý thức. Họ
không đi vào chính diện của cuộc sống (vì đi vào chính diện họ sẽ
thấy cái tốt đẹp của chế độ ta) mà lại đi vào mặt phản diện của cuộc
sống, và vì đi vào mặt phản diện của cuộc sống cho nên tất yếu họ sẽ
bới móc ra những xấu xa còn rơi rớt lại. Đó là chưa kể một số nhà
văn đã ngồi nặn ra những khuyết điểm để gán ghép cho chế độ ta.
3/ Vấn đề tính Đảng trong văn nghệ:
...Một nhà văn Liên Xô đẫ nói: " Về hình thức thì cá nhân tôi là nhà văn không phải là đảng viên. Nhưng từ lâu tới nay, tôi không thể tách rời Đảng. Tôi thấy tôi có nghĩa vụ phải phục tùng hết thảy mọi quyết nghị của Đảng, cũng như đem hết sức mình quán triệt đường lối của Đảng" (Ca-ta-ep). Ngược lại, chúng ta đã thấy ở nước ta khoảng 1956- 1957 có một số nhà văn lại không có một Đảng tính như thế.
Bọn xét lại thường đem đối lập tính đảng cộng sản với việc phản ánh chân thật cuộc sống. Chúng cho rằng sáng tác văn học chỉ cần có sự thật, có sự thật là có tất cả. Còn sáng tác theo yêu cầu của tính đảng cộng sản là "thiên kiến", là "thiếu khách quan", do đó không thể phản ánh chân thật cuộc sống. Từ lập luận đó, họ đi đến chủ trương đòi thay thế nguyên tắc hiện thực XHCN bằng "viết sự thật".
Vấn đề tính chân thật quả là một vấn đề mấu chốt của văn học XHCN, chỉ có sự thật mới là nền tảng của những tư tưởng lớn. Đảng tính quyết định vấn đề tính chân thật. Tuy vậy các phần tử xét lại thường nói ngược lại. Hồ Phong cho rằng tính đảng chỉ là " lương tâm nghệ thuật", theo sự "chân thành" của mình là đã có tính đảng rồi. Một đồng một cốt, Trương Tửu cũng đưa ra luận điệu văn nghệ sĩ là "lương tâm của thời đại" là "đại diện cho chân lý, cho sự thật". Trương Tửu coi nguyên tắc "tự do phát hiện chân lý" cao hơn cả nguyên tắc tính đảng.
Với một lập luận quanh co, lắt léo, cả Hồ Phong lẫn Trương Tửu rút cục lại cho rằng việc sáng tác phục tùng tính đảng chỉ là phục tùng " lương tâm nghệ thuật", " lương tâm thời đại", chỉ là phục vụ cái chủ quan của cá nhân mình. Với luận điệu sáng tác phải "chân thành", Hồ Phong và Trương Tửu đã phủ nhận nguyên tắc tính đảng tronh sáng tác.
Trương Tửu còn chống lại nguyên tắc tính đảng của văn học bằng thủ đoạn trích dẫn một cách phiến diện và giải thích một cách xuyên tạc những lời giáo huấn của Lê-nin về tính loại biệt của sự sáng tạo nghệ thuật để nhấn mạnh vấn đề tự do sáng tác theo quan điểm tư sản và vu cáo sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng ta là "quan liêu độc đoán", "bè phái", là đã đi chệch đường lối lãnh đạo văn nghệ của Lê-nin.
Cụ thể trước đây có người chê tập thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu là thiếu đảng tính, vì tập thơ này ít nói đến Đảng, đến giai cấp công nhận mà lại khen truyện "Vượt Côn Đảo" của Phùng Quán là nhiều tính đảng vì trong quyển này Phùng Quán đã nói nhiều đến chi bộ, đến đảo ủy v..v.. Sự thực không phải như vậy. Cái quyết định tính đảng của một tác phẩm là ở lý tưởng, lập trường tư tưởng của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm, chứ không phải là ở hình thức tác phẩm đó có nói nhiều đến Đảng hay không? Thơ Tố Hữu, giaù phong cách dân tộc, dạt dào lòng yêu nước, yêu nhân dân và tinh thần lạc quan cách mạng, là một thứ thơ thấm nhuần tính đảng sâu sắc. Ngược lại, "Vượt Côn Đảo" tuy nói nhiều đến đảng viên, đến đảo ủy, nhưng vẫn non kém về tính đảng vì tác phẩm ấy đã thể hiện lệch lạc vai trò lãnh đạo và đường lối quần chúng của Đảng.
Chúng ta kiên quyết bảo vệ nguyên tắc tính đảng
trong văn học của Lê-nin, chống lại mọi mưu đò phủ nhận tính đảng
của văn học nhưng một mặt khác, chúng ta cũng đề phòng lối hiểu thô
thiển, phiến diện về nguyên tắc đó.
4/ Về vấn đề tự do sáng tác:
Giai cấp tư sản quan niệm "tự do sáng tác" khác với giai cấp vô sản. Bọn Nhân Văn Giai Phẩm cũng đã từng yêu cầu "thứ tự do sáng tác" để cho "hoa lành, hoa độc, hoa thối, hoa thơm" đều có quyền đua nở như nhau; Chúng ta cho rằng "tự do sáng tác không có nghĩa là từ bỏ những nguyên tắc tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin, cũng không phải là không cần lãnh đạo. Trái lại, tự do sáng tác bao gồm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, bao gồm cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa Mác- Lê-nin, cho đường lối văn nghệ hiện thực XHCN" (Trường Chinh, Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú... Hà Nội, NXB Sự Thật, 1957, trang 56). Quyền tự do sáng tác như thế không phải do ý muốn chủ quan của một ai bày đặt ra, mà là do tình hình nhiệm vụ khách quan của cách mạng nước ta quy định, do bản chất của chế đọ xã hội tiến bộ của ta quy định (Trường Chinh, sách đã dẫn).
Đi tìm cái mới bọn Nhân Văn Giai Phẩm thực sự đã quay về cái cũ đi tìm cái mới, bọn Nhân Văn Giai Phẩm đã nhai lại một cách sượng sột lệch lạc những hình tượng văn học của Mai-a-côp-xki. Thí dụ, Mai-a-côp-xki viết:
Người công an của tôi
Bảo vệ cho tôi
Chiếc gậy trỏ đường:
Đi sang phải, đi lối này.
Được rồi,
tôi đi sang phải.
Và như vậy là đẹp
(thế là tốt).
Thì Lê Đạt cũng viết "...Bục công an máy móc. Đặt giữa trái tim người..." với một tinh thần chống Mai-a-côp-xki.
Để tìm cái tự do " mới" một số nhà văn của ta đã nhai lại luận điệu của Man-rô một cách nhợt nhạt kém vì hơn. Nào có mơi gì đâu những khẩu hiệu: " kẻ sống chết vì tri kỷ", "nghệ thuật vị nghệ thuật". Nào có mới lạ gì đâu những truyện trích trong " Cổ học tinh hoa" với một tinh thần mỉa mai, xuyên tạc, hiện đại hóa một cách lố lăng. Sao không băng mình lên phía trước mà lại ngồi khơi lại đống tro tàn.
Bọn Nhân Văn Giai Phẩm sở dĩ cảm thấy sự lãnh
đạo của Đảng "bóp nghẹt" sáng tác, hạn chế mất tự do sáng tác, chính
là vì cái tự do mà chúng đòi hỏi là tự do sáng tác của giai cấp tư
sản đối kháng với tự do sáng tác của CNXH. Một số nhà văn khác tuy
trung thực thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, nhưng khi sáng tác theo
yêu cầu của Đảng, của cách mạng thì vẫn cảm thấy vướng mắc, thiếu
thoải mái là vì thế giới quan chưa được cải tạo đầy đủ, vì chưa thâm
nhập được vào thực tế cuộc sống mới, chưa hòa mình được với quần
chúng công nông binh.
Hà Nội 1961
http://viet-studies.info/VanNgheVaChinhTri_NgocBinhHoan.htm