Thân Hữu Tiếp Tay...
VỀ QUÊ ĂN TẾT - NGUYỄN NHƠN
( HNPĐ )Trích: ” Hoan hô lời kêu gọi của Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh. Nhưng em nghe nói rằng vé máy bay về VN trong dịp từ Giáng Sinh đến sau Tết Ta đã book hết từ tháng 9, tháng 10 rồi. Huhuhu! ”
Ới mà em Trung ơi!
Đừng khóc mà chi
Thói đời là như thế!
Khiếp đảm, nhọc nhằn khi vượt biển
Những năm tháng dài tù khổ sai
Ngày nay sống phởn phơ đâu còn nhớ!
” Đặng chim bẻ ná, đặng cá quăng nôm ”
Thói đời đen bạc là như thế!
NHỮNG NĂM THÁNG TÙ ĐÀY GIAN KHỔ
Cuối đông Đinh Tỵ 1976, trên đỉnh Hoàng Liên hùng vĩ, xinh đẹp, gã tù nhà quê hỏi nhà văn, nhà thơ nức tiếng một thời Thanh Tâm Tuyền: Sao không viết bích báo xuân tù để anh em đọc chơi?
Ông cựu Thiếu tá họ Dư hiền lành đáp: Cái bụng nó đói quá ! Bẻ bút liệng rồi!
Đầu năm 1990, nhà văn và gã tù cũ gặp nhau trước khi vào phỏng vấn qui mã HO 1, nghĩa là hai chàng thuộc nhóm anh hùng xa lộ ra đi theo chương trình “ Ra Đi Trong Vòng Trật Tự Dành Cho Tù Thả “ ( Orderly Departure Program For Released Detainees ) đợt số 1.
Kết quả: Cả hai đều bị tái khám vì lao phổi. Ông nhà binh họ Dư may mắn qua truông. Gã nhà quê thì rớt lại, vì mấy năm trước trên cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh, tù ngoài Kinh Tế Mới, hiu hiu cuốc đất canh Sằn, phổi lũng lỗ chỗ, máu đào hòa nước mắt. Phải ở lại uống thuốc trị lao sáu tháng. Ngày ngày từ Biên Hòa ngồi xe ca xuống Saigon, thót xe Lam chạy vô An Đông, vào bệnh viện công an 30/4 lãnh Rimactan, Ambutol, Rimifon uống tại chỗ.
Trong toán điều trị mười mấy mạng có bà cụ 81 tuổi. Mặc dầu nhà khá giả chạy chọt cho cụ vào nằm ngay tại Bệnh viện 30/4 để săn sóc, mới uống thuốc mươi bửa cụ bà hồn du địa phủ!
Ba tháng sau có một chị. Uống thuốc hoài mà bệnh vẫn trấm trơ. Chị tuyệt vọng tự vẫn để cho chồng con nhẹ gánh ra đi!
Tôi kể lễ dài dòng về những nỗi bi đát trong quá trình gian nan đi Mỹ làm chi vậy? Là để cho những ai ngày nay phởn phơ áo gấm về làng, nhớ lại tình cảnh khốn nạn ngày xưa ấy mà xét lại thái độ.
HÃI HÙNG VƯỢT BIỂN, VƯỢT BIÊN
Đầu thập niên 1980s, đứa con trai lớn vượt biển, bị bắt bỏ tù 6 tháng. Ở tù về cháu kể: Nhìn thấy chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, nhấp nhô trên sóng nước nơi cửa sông Ông Đốc như chiếc bách trên sóng to gió cả mà phát sợ. “ Rủi “ mà ở tù chớ nếu không thượng lên đó, không biết sẽ ra sao?!
Đứa bạn may thoát đi được. Ngày gặp lại bên Mỹ mười năm sau, cậu nhỏ nay đã trên ba mươi còn rùng mình kể: Ra đi vài ngày, ghe liệt máy. Mấy chục mạng, ai đụng thứ gì qươ thứ nấy làm chèo. Xúm nhau chèo tự động như mơ. Vài ngày sau nữa, tất cả đều kiệt sức. Chiếc ghe như chiếc lá giữa dòng, mặc mưa dồi, gió dập!Phật tử niệm Quán thế âm cứu khổ cứu nạn! Con Chúa kêu cầu Đức Mẹ nhân từ hằng cứu giúp! May mà trôi giạt vào bờ biển Nam Dương còn sống sót.
Bạn tôi, cựu Phó Quận trưởng Long Thành thê thảm hơn! Chiều hôm trước khi ra đi, đồ đạt cửa nhà đã bán hết, bạn trải chiếc chiếu giữa nhà, ngồi tiếp bạn và than:
“ Ra đi là sự đánh liều
Mưa mai nào biết, nắng chiều nào hay “
Thuyền ra khơi mấy ngày gặp hải tặc. Chúng cưởng hiếp vợ, nóng lòng xông lại giải vây, bị hải tặc giết, thây quăng xuống biển!
Anh L. cựu việntrưởng Đại học Cần Thơ vượt biên qua ngả Cam bốt. Giữa đồng không mông quạnh bị dân quân Miên bao vây. Trong đoàn có võ trang mà cô thế chịu đầu hàng. Chúng bắt, lấy hết vàng bạc và bắn bỏ, phơi xác trên đồng vắng, xứ người.
Vậy đó, liều chết ra đi tị nạn cọng sản, tìm tự do. Mà sao ngày nay cọng sản còn sờ sờ đó, lại về giáp mặt chúng vui chơi?!
MÀ ĐẤT NƯỚC, DÂN TÌNH CÓ GÌ VUI MÀ VỀ?
Hiện nay, tình hình xã hội ta như thế nào?
Oan khuất chập chùng, tiếng kêu than dậy đất! Dân oan mất nhà, mất đất, lê la khắp các công viên Sài gòn, Hà Nội. Từng chập và từng chập côn an, dân phòng, xã hội đen xúm vào bắt bớ, đánh đập.
Ở hai đầu Đất nước Hà Nội, Sài gòn, dân oan biểu tình, khiếu kiện hàng ngày.
Côn an bắt bớ khảo tiền dân, giết người giữa thanh thiên, bạch nhựt.
Anh Nguyễn Công Nhựt ở Bến Cát, Bình Dương bị chủ Hàn cậy thế cáo gian trộm sản phẩm của công ty. Côn an bắt vào đồn tra khảo. Tên thiếu tá CA thấy chị vợ đẹp gạ vào phòng ngủ không được. Bèn tức giận về bóp dế người chồng cho tới chết. Rồi phao là tự tử bằng dây điện sạt cell phone?!
Ở Hà Nội, bác Trịnh Xuân Tùng chạy xe có đội nón bảo hiểm đúng luật. Chỉ vì ngừng lại bên đường, dở nón, nói cell phone, thằng trung tá An xông lại đòi nộp 150 ngàn. Bác Tùng năn nỉ xin nộp 100 ngàn không đúng giá. Nó bắt về đồn, đánh cho lọi cổ, chết tốt.
Ba người phụ nữ dắt díu nhau đi khiếu oan. Đứng dưới bảng khẩu hiệu “ hoành tráng “: Nước giàu – Dân mạnh – Xã hội Công bình - Văn minh, mẹ Thái Thị Lượm bệu bạo khóc con, vợ Nguyễn Thị Thanh Tuyền miệng méo xệch khóc chồng, con Trịnh Kim Tiếng đau đớn khóc cha, cảnh trông tiệt là thê thảm.
Sự thể côn an bắt vào đồn thì là thanh niên trai tráng khỏe mạnh, khi đưa ra là cái xác bầm vập, gia đình lãnh đem về chôn cất diễn ra khắp nơi.
Tính cảnh dân, nước như vậy có gì vui mà việt kiều hồi hộp khoe khoang áo gấm về làng ăn tết!
Huống chi bà con trong nước chí tình nhắn gởi dài dài trên Net: Xin đừng gởi tiền về nuôi mập tư bản đỏ và tham quan. Chúng tôi vui lòng chịu cực vài năm cũng không chết chóc gì. Đợi khi nào dân chúng đánh sập chế độ cọng sản thì gởi tiền về giúp vốn làm ăn hay hơn.
COI CHỪNG RA ĐI LẦN NẦY BẶT LỐI VỀ
Gần đây, ở Hà Nội, nông dân mất nhà mất đất biểu tình dài dài. Lúc trước chỉ có nông dân Văn Giang và Dương Nội biểu tình, nhân số trong vòng một ngàn.
Vừa rồi có biểu tình phối hợp vớc nông dân các tỉnh kéo về, nhân số lên 1,500.
Đó là chưa kể về phía giáo dân. Nếu như Thái Hà mà huy động toàn lực giáo xứ, việc biểu tình với nhân số năm, mười ngàn là trong tầm tay.
Ở Sài gòn, riêng “ chuẩn “ dân oan Thủ Thiêm là 26,000 hộ dân.
Tình thế bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nỗ.
Cứ nhìn về các ông làm chánh trị phân tích thời cuộc mà coi: Có một ông bên Canada lúc nào cũng hô hào trnh đấu “ ôn hòa, bất bạo động “. Gần đây chịu đời hết xiết mới chịu trở giọng tranh đấu mạnh mẻ, bất kể bạo động hay không.
Đến như ông thầy hòa hiệp hòa giải thâm căn cố đế mà hiện tại có viết một bài tựa đề dài sọc “ Đảng cộng sản tuyên chiến với dân tộc và nhục mạ trí thức “ rằng thì là “ Trí thức Việt Nam đã không làm nhiệm vụ lãnh đạo xã hội của mình mà chỉ luẩn quẩn trong những yêu cầu và kiến nghị. Họ quên rằng tự do và phẩm giá là những điều không thể van xin để được ban phát. “
Tới giờ phút nầy ông Kiểng mới rặn ra được câu kể trên thì thiệt là quá date!
Lại còn thêm đưa ra giải pháp thiệt là cù nhầy: “ Điều cũng chắc chắn không kém là chúng ta có thể giành thắng lợi mà không cần dùng tới bạo lực. Các tập hợp của Gandhi tại Ấn Độ và Mandela tại Nam Phi đã đánh bại được những lực lượng chiếm đóng nước ngoài hung bạo hơn nhiều bằng những phương thức thuần túy bất bạo động. “
Tóm tắt là tình hình trong nước hiện nay bất trắc, vô lường. Ông bà việt kiều nào ham về quê ăn tết nên coi chừng: Một ra đi coi chừng gặp cảnh bất phục hoàn. Vô phúc thiếu âm đức mà gặp cảnh nổi loạn nỗ ra vào dịp Giáng sinh tai Nhà thờ Đức Bà Saigon hoặc vào 3 ngày Tết là lâm vào cửa tử.
Phen nầy mà ham chơi bị mắc kẹt thì không ai màng cứu giúp: Kẻ “ Ăn cây táo, rào cây thầu dầu “, “ Ăn cháo, đái bát “ xứng đáng “ bụng làm, dạ chịu."
Vậy thì nên nghe lời Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh khuyên: Nếu chưa đặt mua vé thì thôi đi. Còn như đã lở book rồi thì xin hồi lại cho xong.
Làm như vậy vừa khỏi mang tiếng xấu vừa khỏi tốn tiền.
Ở lại Mỹ vui Tết với con cháu cũng vui vậy chớ sao không!
Nguyễn Nhơn
( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
VỀ QUÊ ĂN TẾT - NGUYỄN NHƠN
( HNPĐ )Trích: ” Hoan hô lời kêu gọi của Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh. Nhưng em nghe nói rằng vé máy bay về VN trong dịp từ Giáng Sinh đến sau Tết Ta đã book hết từ tháng 9, tháng 10 rồi. Huhuhu! ”
Ới mà em Trung ơi!
Đừng khóc mà chi
Thói đời là như thế!
Khiếp đảm, nhọc nhằn khi vượt biển
Những năm tháng dài tù khổ sai
Ngày nay sống phởn phơ đâu còn nhớ!
” Đặng chim bẻ ná, đặng cá quăng nôm ”
Thói đời đen bạc là như thế!
NHỮNG NĂM THÁNG TÙ ĐÀY GIAN KHỔ
Cuối đông Đinh Tỵ 1976, trên đỉnh Hoàng Liên hùng vĩ, xinh đẹp, gã tù nhà quê hỏi nhà văn, nhà thơ nức tiếng một thời Thanh Tâm Tuyền: Sao không viết bích báo xuân tù để anh em đọc chơi?
Ông cựu Thiếu tá họ Dư hiền lành đáp: Cái bụng nó đói quá ! Bẻ bút liệng rồi!
Đầu năm 1990, nhà văn và gã tù cũ gặp nhau trước khi vào phỏng vấn qui mã HO 1, nghĩa là hai chàng thuộc nhóm anh hùng xa lộ ra đi theo chương trình “ Ra Đi Trong Vòng Trật Tự Dành Cho Tù Thả “ ( Orderly Departure Program For Released Detainees ) đợt số 1.
Kết quả: Cả hai đều bị tái khám vì lao phổi. Ông nhà binh họ Dư may mắn qua truông. Gã nhà quê thì rớt lại, vì mấy năm trước trên cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh, tù ngoài Kinh Tế Mới, hiu hiu cuốc đất canh Sằn, phổi lũng lỗ chỗ, máu đào hòa nước mắt. Phải ở lại uống thuốc trị lao sáu tháng. Ngày ngày từ Biên Hòa ngồi xe ca xuống Saigon, thót xe Lam chạy vô An Đông, vào bệnh viện công an 30/4 lãnh Rimactan, Ambutol, Rimifon uống tại chỗ.
Trong toán điều trị mười mấy mạng có bà cụ 81 tuổi. Mặc dầu nhà khá giả chạy chọt cho cụ vào nằm ngay tại Bệnh viện 30/4 để săn sóc, mới uống thuốc mươi bửa cụ bà hồn du địa phủ!
Ba tháng sau có một chị. Uống thuốc hoài mà bệnh vẫn trấm trơ. Chị tuyệt vọng tự vẫn để cho chồng con nhẹ gánh ra đi!
Tôi kể lễ dài dòng về những nỗi bi đát trong quá trình gian nan đi Mỹ làm chi vậy? Là để cho những ai ngày nay phởn phơ áo gấm về làng, nhớ lại tình cảnh khốn nạn ngày xưa ấy mà xét lại thái độ.
HÃI HÙNG VƯỢT BIỂN, VƯỢT BIÊN
Đầu thập niên 1980s, đứa con trai lớn vượt biển, bị bắt bỏ tù 6 tháng. Ở tù về cháu kể: Nhìn thấy chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, nhấp nhô trên sóng nước nơi cửa sông Ông Đốc như chiếc bách trên sóng to gió cả mà phát sợ. “ Rủi “ mà ở tù chớ nếu không thượng lên đó, không biết sẽ ra sao?!
Đứa bạn may thoát đi được. Ngày gặp lại bên Mỹ mười năm sau, cậu nhỏ nay đã trên ba mươi còn rùng mình kể: Ra đi vài ngày, ghe liệt máy. Mấy chục mạng, ai đụng thứ gì qươ thứ nấy làm chèo. Xúm nhau chèo tự động như mơ. Vài ngày sau nữa, tất cả đều kiệt sức. Chiếc ghe như chiếc lá giữa dòng, mặc mưa dồi, gió dập!Phật tử niệm Quán thế âm cứu khổ cứu nạn! Con Chúa kêu cầu Đức Mẹ nhân từ hằng cứu giúp! May mà trôi giạt vào bờ biển Nam Dương còn sống sót.
Bạn tôi, cựu Phó Quận trưởng Long Thành thê thảm hơn! Chiều hôm trước khi ra đi, đồ đạt cửa nhà đã bán hết, bạn trải chiếc chiếu giữa nhà, ngồi tiếp bạn và than:
“ Ra đi là sự đánh liều
Mưa mai nào biết, nắng chiều nào hay “
Thuyền ra khơi mấy ngày gặp hải tặc. Chúng cưởng hiếp vợ, nóng lòng xông lại giải vây, bị hải tặc giết, thây quăng xuống biển!
Anh L. cựu việntrưởng Đại học Cần Thơ vượt biên qua ngả Cam bốt. Giữa đồng không mông quạnh bị dân quân Miên bao vây. Trong đoàn có võ trang mà cô thế chịu đầu hàng. Chúng bắt, lấy hết vàng bạc và bắn bỏ, phơi xác trên đồng vắng, xứ người.
Vậy đó, liều chết ra đi tị nạn cọng sản, tìm tự do. Mà sao ngày nay cọng sản còn sờ sờ đó, lại về giáp mặt chúng vui chơi?!
MÀ ĐẤT NƯỚC, DÂN TÌNH CÓ GÌ VUI MÀ VỀ?
Hiện nay, tình hình xã hội ta như thế nào?
Oan khuất chập chùng, tiếng kêu than dậy đất! Dân oan mất nhà, mất đất, lê la khắp các công viên Sài gòn, Hà Nội. Từng chập và từng chập côn an, dân phòng, xã hội đen xúm vào bắt bớ, đánh đập.
Ở hai đầu Đất nước Hà Nội, Sài gòn, dân oan biểu tình, khiếu kiện hàng ngày.
Côn an bắt bớ khảo tiền dân, giết người giữa thanh thiên, bạch nhựt.
Anh Nguyễn Công Nhựt ở Bến Cát, Bình Dương bị chủ Hàn cậy thế cáo gian trộm sản phẩm của công ty. Côn an bắt vào đồn tra khảo. Tên thiếu tá CA thấy chị vợ đẹp gạ vào phòng ngủ không được. Bèn tức giận về bóp dế người chồng cho tới chết. Rồi phao là tự tử bằng dây điện sạt cell phone?!
Ở Hà Nội, bác Trịnh Xuân Tùng chạy xe có đội nón bảo hiểm đúng luật. Chỉ vì ngừng lại bên đường, dở nón, nói cell phone, thằng trung tá An xông lại đòi nộp 150 ngàn. Bác Tùng năn nỉ xin nộp 100 ngàn không đúng giá. Nó bắt về đồn, đánh cho lọi cổ, chết tốt.
Ba người phụ nữ dắt díu nhau đi khiếu oan. Đứng dưới bảng khẩu hiệu “ hoành tráng “: Nước giàu – Dân mạnh – Xã hội Công bình - Văn minh, mẹ Thái Thị Lượm bệu bạo khóc con, vợ Nguyễn Thị Thanh Tuyền miệng méo xệch khóc chồng, con Trịnh Kim Tiếng đau đớn khóc cha, cảnh trông tiệt là thê thảm.
Sự thể côn an bắt vào đồn thì là thanh niên trai tráng khỏe mạnh, khi đưa ra là cái xác bầm vập, gia đình lãnh đem về chôn cất diễn ra khắp nơi.
Tính cảnh dân, nước như vậy có gì vui mà việt kiều hồi hộp khoe khoang áo gấm về làng ăn tết!
Huống chi bà con trong nước chí tình nhắn gởi dài dài trên Net: Xin đừng gởi tiền về nuôi mập tư bản đỏ và tham quan. Chúng tôi vui lòng chịu cực vài năm cũng không chết chóc gì. Đợi khi nào dân chúng đánh sập chế độ cọng sản thì gởi tiền về giúp vốn làm ăn hay hơn.
COI CHỪNG RA ĐI LẦN NẦY BẶT LỐI VỀ
Gần đây, ở Hà Nội, nông dân mất nhà mất đất biểu tình dài dài. Lúc trước chỉ có nông dân Văn Giang và Dương Nội biểu tình, nhân số trong vòng một ngàn.
Vừa rồi có biểu tình phối hợp vớc nông dân các tỉnh kéo về, nhân số lên 1,500.
Đó là chưa kể về phía giáo dân. Nếu như Thái Hà mà huy động toàn lực giáo xứ, việc biểu tình với nhân số năm, mười ngàn là trong tầm tay.
Ở Sài gòn, riêng “ chuẩn “ dân oan Thủ Thiêm là 26,000 hộ dân.
Tình thế bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nỗ.
Cứ nhìn về các ông làm chánh trị phân tích thời cuộc mà coi: Có một ông bên Canada lúc nào cũng hô hào trnh đấu “ ôn hòa, bất bạo động “. Gần đây chịu đời hết xiết mới chịu trở giọng tranh đấu mạnh mẻ, bất kể bạo động hay không.
Đến như ông thầy hòa hiệp hòa giải thâm căn cố đế mà hiện tại có viết một bài tựa đề dài sọc “ Đảng cộng sản tuyên chiến với dân tộc và nhục mạ trí thức “ rằng thì là “ Trí thức Việt Nam đã không làm nhiệm vụ lãnh đạo xã hội của mình mà chỉ luẩn quẩn trong những yêu cầu và kiến nghị. Họ quên rằng tự do và phẩm giá là những điều không thể van xin để được ban phát. “
Tới giờ phút nầy ông Kiểng mới rặn ra được câu kể trên thì thiệt là quá date!
Lại còn thêm đưa ra giải pháp thiệt là cù nhầy: “ Điều cũng chắc chắn không kém là chúng ta có thể giành thắng lợi mà không cần dùng tới bạo lực. Các tập hợp của Gandhi tại Ấn Độ và Mandela tại Nam Phi đã đánh bại được những lực lượng chiếm đóng nước ngoài hung bạo hơn nhiều bằng những phương thức thuần túy bất bạo động. “
Tóm tắt là tình hình trong nước hiện nay bất trắc, vô lường. Ông bà việt kiều nào ham về quê ăn tết nên coi chừng: Một ra đi coi chừng gặp cảnh bất phục hoàn. Vô phúc thiếu âm đức mà gặp cảnh nổi loạn nỗ ra vào dịp Giáng sinh tai Nhà thờ Đức Bà Saigon hoặc vào 3 ngày Tết là lâm vào cửa tử.
Phen nầy mà ham chơi bị mắc kẹt thì không ai màng cứu giúp: Kẻ “ Ăn cây táo, rào cây thầu dầu “, “ Ăn cháo, đái bát “ xứng đáng “ bụng làm, dạ chịu."
Vậy thì nên nghe lời Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh khuyên: Nếu chưa đặt mua vé thì thôi đi. Còn như đã lở book rồi thì xin hồi lại cho xong.
Làm như vậy vừa khỏi mang tiếng xấu vừa khỏi tốn tiền.
Ở lại Mỹ vui Tết với con cháu cũng vui vậy chớ sao không!
Nguyễn Nhơn
( HNPĐ )