Văn Học & Nghệ Thuật
VIẾT VỚI THÂN XÁC NHƯ TÚY HỒNG Liễu Trương
Trước khi văn học miền Nam hình thành, đã có hai nhà văn nữ được độc giả biết đến : Nguyễn Thị Vinh và Linh Bảo. Nguyễn Thị Vinh là cây bút nữ duy nhất thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Hai chị em là tác phẩm đầu tay của bà xuất bản năm 1953. Cũng năm 1953, Linh Bảo có truyện dài Gió Bấc và một tập truyện nhi đồng, Chiếc áo nhung lam ra mắt độc giả ; ngoài ra, tập truyện ngắn Tầu ngựa cũ (1961) được giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1962. Cả Nguyễn Thị Vinh và Linh Bảo đều tiếp tục sáng tác vào những năm 60-70. Nhưng với cái đà tiến hóa của xã hội miền Nam, họ bắt đầu mờ dần. Một thế hệ trẻ xuất hiện với những cái tên như Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ và cô em út Lệ Hằng. Các cây bút trẻ này không như các bậc đàn chị vẫn còn giữ nếp truyền thống vào cái thời còn lưng chừng giữa nền phong kiến tàn tạ và nền văn minh tiến bộ đầy hứa hẹn. Họ ồ ạt đến với độc giả, mỗi người một phong cách đã khẳng định vị trí của người nữ trong gia đình, ngoài xã hội, nhưng chưa đủ, họ còn đòi quyền sống theo ý muốn của mình ; cũng có người như Nhã Ca, tuy tha thiết với những hoài bão của nữ giới, nhưng không làm ngơ trước thời cuộc và đã khóc vì những tai họa của chiến tranh.
Túy Hồng
Túy Hồng là người đến với độc giả sớm nhất, với cuốn truyện đầu tay, Thở dài, ra mắt năm 1963, tiếp đến là Vết thương dậy thì (1966). Túy Hồng gốc Huế, như Nhã Ca và Nguyễn Thị Hoàng. Bà sinh năm 1938, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, giáo sư môn Việt văn. Đây là một nhà giáo cầm bút, nhưng không để gửi đến đám học trò những lời nhắn nhủ của một nhà mô phạm. Cây bút Túy Hồng xông xáo đi vào cuộc đời, dám nói lên những điều vẫn còn ngủ yên trong tâm thức hay vô thức của người nữ. Năm 1970, văn nghiệp của Túy Hồng được khởi sắc : bà đoạt Giải Nhất Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc với tác phẩm Những sợi sắc không. Cũng năm 1970, một tác phẩm khác của bà ra đời, cuốn Tôi nhìn tôi trên vách.
Cái tựa đề Tôi nhìn tôi trên vách kích thích tính tò mò của độc giả. Lại nữa trong truyện xôn xao tiếng nói của những người con gái Huế ; chẳng mấy khi độc giả được nghe con gái Huế nói chuyện. Ở đây không có hình ảnh người con gái Huế đội chiếc nón bài thơ, yểu điệu đi qua cầu Tràng Tiền. Cũng không có những cô nữ sinh cảm thấy ngột ngạt trong một thành phố Huế cổ xưa, đầy thành kiến, và nuôi mộng thoát ly, như cô nữ sinh Phù Dung của Nhã Ca trong Cổng trường vôi tím. Không. Những cô gái Huế ở đây là những người con gái sông Hương lạc loài trong thủ đô Sài Gòn, giữa vô số người đến từ bốn phương, ăn mặc xuề xoà, thoải mái, nói năng lẫn lộn ba thứ tiếng : Bắc, Trung, Nam ; thủ đô Sài gòn quả là một biểu tượng của sự thống nhất đất nưóc.
Tôi nhìn tôi trên vách là truyện kể một mối tình khởi đầu rực rỡ để cuối cùng đi đến sự tàn tạ. Nhưng tác phẩm của Túy Hồng không chỉ đơn giản có thế thôi. Truyện Tôi nhìn tôi trên vách là tấm gương phản chiếu xã hội miền Nam sau biến cố Tết Mậu Thân, với sự hiện diện của những lớp người mới ở Sài gòn, và, trong khung cảnh một gia đình, truyện phản ánh sự va chạm văn hóa các miền, sự giằn vặt của người vợ trước thái độ ích kỷ, độc tài của người chồng, gây nổi loạn nơi các cô em, dấu hiệu của một nữ quyền chớm nở. Quan trọng hơn nữa là Tôi nhìn tôi trên vách cho thấy một nhà văn nữ độc đáo, có một ngôn ngữ mới lạ.
I Truyện Tôi nhìn tôi trên vách
Khanh, người kể truyện, là một cô gái Huế rời đất Thần Kinh vào Sài gòn sau Tết Mậu thân để chung sống với gia đình. Cô làm nghề chào dược phẩm để giúp cha mẹ nuôi các em. Gia đình Khanh đông chị em gái : Sương, người chị dạy học ở Đà lạt, đã có chồng, và bốn em gái : Trâm, Thảo, Cúc, Út. Khanh yêu Nghiễm, một thanh niên người Bắc, viết văn, làm báo. Nghiễm nhiều bạn bè, thích uống rượu, lui tới những nơi chơi bời. Sau đám cưới, Khanh về sống với Nghiễm trong một cao ốc, nơi có nhiều vũ nữ sống về đêm. Vì Nghiễm không cho Khanh tiếp tục đi làm nên ngày ngày cô lo công việc nội trợ, chẳng bao lâu cô cảm thấy buồn chán và đòi dọn đi nơi khác. Trong khi chờ kiếm được nhà mới, cặp vợ chồng về sống tạm với gia đình Khanh. Cuộc sống chung này gây va chạm, tranh cãi giữa Nghiễm và các cô em vợ về phong tục, ẩm thực và ngôn ngữ Bắc-Trung. Nghiễm tỏ ra độc tài, khắc khe đối với vợ, chỉ trích vợ về những vấn đề nội trợ, thức ăn trong gia đình. Khanh vốn tính hiền lành, dễ mềm yếu lại yêu chồng tha thiết nên hết lòng chiều chồng. Trong số các bạn Huế Khanh gặp lại có Bích Khuê, một cô bạn thân góa chồng, thích buôn hột xoàn, đánh bạc và lui tới với hạng người giàu. Trong thời gian ở chung với cha mẹ và các em, Khanh sinh đứa con gái đầu lòng rồi đến đứa con gái thứ hai. Khanh đòi chồng phải cho cô đi học Văn khoa trở lại. Phần Nghiễm vẫn uống rượu, đi về thất thường, chẳng bao lâu bị bệnh sưng gan, phải vào nằm bệnh viện hai tháng. Khanh đi dạy học để gia đình đỡ túng thiếu. Một người bạn cho Nghiễm mượn một căn phòng riêng để dưỡng bệnh khi xuất viện, ngày ngày Khanh đem cơm đến cho chồng. Ở đại học, có một thanh niên híp-pi tên Phi không ngớt tán tỉnh, quấy rầy Khanh, bị Khanh tẩy chay, Phi toa rập với Ninh, một bạn trai Khanh quen từ thời ở Huế, yêu Khanh nhưng không được Khanh đáp lại. Khanh rơi vào bẫy của Ninh và bị Phi và Ninh đánh đập tàn nhẫn để trả thù. Ngay lúc đó Sanh, anh của Bích Khuê và là người đã yêu Khanh từ trước, xuất hiện và cứu Khanh. Một hôm đi dạy về sớm, Khanh mục kích, tại căn phòng dưỡng bệnh, chồng cô ngoại tình với một nữ sĩ trẻ : Bích Vân. Khi hay tin, Bích Khuê xúi Khanh trả thù chồng bằng cách ăn diện, đi chơi tự do. Bích Khuê rủ Khanh đi Vũng Tàu chơi, mời Khanh đến nhà để quen biết với hạng người giàu có, cờ bạc ; một người đàn bà trong số này vu cáo Khanh ăn cắp chiếc nhẫn hột xoàn của bà ta ; Khanh cảm thấy tự ái và phẩm giá của mình bị xúc phạm, thế là một cuộc ấu đả xảy ra. Nghiễm trở về nhà cha mẹ Khanh, thấy vợ mang thương tích liền nghiêm khắc hạch hỏi. Khanh vốn đã căm phẫn về việc ngoại tình của Nghiễm, lần này cô không còn nhịn nữa, cô vạch mặt người chồng phản bội và cho biết ý định ly dị của cô. Vừa lúc đó Khanh phát hiện mình có thai lần thứ ba. Khanh chán ngán nghĩ rằng chính ba đứa con của cô sẽ không cho phép cô ly dị, tâm hồn ê chề, cô theo Nghiễm dọn về căn nhà mới. Khanh nghiệm rằng người đàn bà sống với một người chồng tội lỗi là một người anh hùng.
II Xã hội miền Nam dưới ngòi bút của Túy Hồng
Trong một bài đăng trên tạp chí Pháp Mercure de France, vào đầu thế kỷ 19, tác giả Louis de Bonald đã viết : La littérature est l’expression de la société (Văn chương là sự biểu lộ của xã hội). Lời tuyên bố đến ngày nay vẫn có giá trị. Tiểu thuyết là một trong những thể loại phản ánh cái xã hội thuộc thời đại của tác giả. Một cách ý thức hay vô thức, tác giả trình bày ít nhiều cái xã hội mình đang sống trong tác phẩm. Như đã nói, Tôi nhìn tôi trên vách không chỉ đơn thuần là truyện của một người phụ nữ trước những thất vọng về tình cảm đã xảy đến cho đời mình, Tôi nhìn tôi trên vách còn là bức họa của xã hội miền Nam sau Tết Mậu Thân, một xã hội đã biến đổi sâu xa, trong đó con người cũng đã biến đổi sâu xa. Với Túy Hồng không có những mơ mộng lãng mạng, những khắc khoải siêu hình, tác giả dẫn người đọc đi thẳng vào cuộc sống hiện thực, với những lo âu về nhà cửa, những thèm muốn các thức ăn, những cuộc cãi vã trong gia đình, tình thương giữa chị em và tình bạn.
1/ Những tầng lớp mới trong xã hội
Từ xưa đến nay, do hình thái địa lý và sự đưa đẩy của lịch sử, nước Việt Nam chia làm ba miền Bắc, Trung, Nam, có ba giọng nói khác nhau với một số từ ngữ và phong tục tập quán đặc biệt của mỗi miền. Thế nhưng, hai cuộc di dân lịch sử, một cuộc di dân lớn đưa gần một triệu người dân miền Bắc vào Nam, sau Hiệp định Genève 1954, và một cuộc di dân nhỏ đưa người dân Huế vào Sài gòn, sau biến cố Tết Mậu thân 1968, đã gây xáo trộn và biến đổi cuộc sống của người dân ở miền Nam. Kể từ năm 1954, người dân Nam Bắc tập sống hòa hợp với nhau ; ngôn ngữ đôi bên có phần nhẹ bớt tính địa phương. Tiếp đến biến cố Tết Mậu thân, với cuộc tàn sát không ít người dân xứ Huế, đã xua nhiều gia đình vào Nam. Các nhân vật người Huế trong truyện nhìn nhận họ đã ồ ạt tràn vào đất Sài gòn :
– Người Huế tưởng ít té ra nhiều chi lạ, đi đâu rồi cũng gặp nhau cái rầm.
– Ờ ờ, người Huế mình vô Sài gòn nhiều lắm, cứ đi hai vòng chợ Bến Thành là đủ làm một bản thống kê nhỏ. (tr. 60)
Một lần nữa bộ mặt Sài gòn lại biến đổi. Sự hội nhập của người Huế dù sao cũng có giới hạn :
Dân Huế sống giữa Sài gòn… một lũ người bí mật và bất mãn. Dân Huế sống giữa Sài gòn một lũ người dễ biến dạng, nói tiếng Bắc và nói tiếng Nam đều được. (tr. 60)
Tuy nhiên ở cái thành phố Sài gòn dân cư đông đúc, hỗn tạp này, người Huế cảm thấy tự do, thoải mái, không còn phải ý từ về cách ăn mặc như khi còn ở Huế, một thành phố cổ, nề nếp :
Sài gòn có một điểm sung sướng là bất cứ người dân nào cũng có thể mặc áo cụt bà ba đi khắp thành phố, còn Huế thì chịu, Huế có mấy hạng người không được mặc áo ngắn ra ngoài đường phố. Ra đường thì phải áo dài quần dài, ra đường thì phải sơ mi quần tây. (tr. 206)
Rời khỏi đất Thần kinh với con sông Hương thơ mộng, với những ngôi chùa cổ kính, trầm lặng, người Huế sống và cảm nghĩ như thế nào trong một thành phố Sài gòn ồn ào với nạn kẹt xe ngoài đường và vấn đề nhà cửa đắt đỏ, khan hiếm ? Xem ra họ có vẻ thích nghi dễ dàng với cuộc sống mới, nhưng vẫn không quên nguồn gốc của mình, tình yêu Huế làm nổi bật một niềm kiêu hãnh về cung cách của người con gái Huế :
– Xứ Huế nhiều chùa chiền nên gái Huế đứng đắn lắm. Không có chuyện tình vu vơ. Ai hỏi thì lấy, ai không hỏi thì thôi. (tr. 138)
– Gái Huế quý như trầm, như quế, nên cha mẹ vừa gả chồng vừa tiếc… (tr. 80)
Mặc dù chiến tranh đe dọa hằng ngày, trong xã hội có hạng người chơi bời lui tới vũ trường, phòng trà, lại có hạng người giàu nhờ buôn hột xoàn, đánh bạc. Nhà của Bích Khuê là một ổ chứa bạc, triệu phú, thương gia, tướng tá, nghị sĩ, dân biểu đều có mặt. Đối với Bích Khuê, đồng tiền trở nên một trò chơi:
Khi tau ngồi trên chiếc chiếu đỏ đen, lập tức tau vô nghĩa hóa đồng tiền, tau tận diệt lòng tham, tau bừng sáng (…). Đồng tiền là giấy (…) ; đồng tiền là lá rụng để bàn tay bừng sáng của tau hốt xong rồi vung. (tr. 386)
Bên cạnh những kẻ sống vô dụng, có những người ngày đêm đi giữ gìn bờ cõi, như chồng của Phượng. Một cách mâu thuẫn, sự vắng mặt của những người lính là một hiện diện đối với những người sống trong sự chờ đợi não nuột :
Những người đàn ông Việt Nam ra đi như những hình sương bóng khói (…) Người đàn ông ra đi, cả nhà lén lau những giọt lệ, cả nhà khắc khoải đợi trông, đêm đêm bốn cây hương thắp lên khấn vái bốn phương trời. Người đàn ông ra đi cho nguồn sống cả nhà, một tháng không về, hai tháng không về, ba tháng không về…, thế là hết, nỗi lo lắng nát bấy lòng ruột… và thế cũng là chết. (tr. 369)
Xã hội miền Nam là một xã hội mở, đón nhận những cái mới của Tây phương, cho nên có một hiện tượng nhanh chóng du nhập vào miền Nam : phong trào híp pi, được tác giả miêu tả qua nhân vật điển hình Phi :
Một gã híp pi tóc râu tiền sử xồm xoàm như ông cố đạo người Pháp trong tự điển Larousse… (tr.149)
Phong trào Híp pi là một phong trào chống đối văn hóa đương đại, xuất hiện trong những năm sáu mươi của thế kỷ trước, ở Hoa kỳ. Những người trẻ theo phong trào này tóc râu bờm xờm, ăn mặc cẩu thả, họ bác bỏ những giá trị truyền thống, lối sống của các thế hệ đi trước và chống đối xã hội tiêu thụ, họ muốn đi đến với những nền văn hóa khác, muốn tự giải phóng và họ sống một cách tự do quá mức trong quan hệ tình ái.
Thiết tưởng trường hợp của nhân vật Phi trong truyện chỉ là một hiện tượng vọng ngoại, thời thượng hơn là một thái độ nổi loạn, chống xã hội, chống văn hóa như các lớp trẻ ở Âu Mỹ.
Chiến tranh đến gần, nhưng người phụ nữ vẫn trau chuốt cái đẹp của mình. Phòng mạch của bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ vẫn đông khách ; chiếc áo dài thời trang được tác giả miêu tả tỉ mỉ : vạt áo ngắn, vai raglan, thân áo ôm sát người, không cần bốn đường nhíp ở bụng và ở lưng như thời trước.
2/ Va chạm văn hóa
Những vần đề ngoài xã hội phản ánh trong gia đình, vì gia đình là một xã hội thu nhỏ. Trong gia đình Khanh, sự va chạm xảy ra giữa Huế và miền Bắc, vì đôi bên chung sống với nhau dưới một mái nhà, và cả đôi bên đều có lập trường vững vàng. Những va chạm về văn hóa như địa vị của người rể trong gia đình, ẩm thực Bắc Trung, ngôn ngữ dị biệt, thường xảy ra hằng ngày.
Nghiễm về ở tạm bên gia đình vợ, nhưng anh cho như thế là ở rể, là nhục. Anh nói :
– Anh cũng bị người ta bắt rể !
(…) Ở ngoài Bắc người ta quan niệm thằng đàn ông ở rể là một điều điếm nhục, ở nhà vợ là một thằng rể hèn.
– Người Huế quan niệm đó là một thằng rể hân hạnh.
– Ở Bắc chỉ thằng nào tồi lắm mới ở rể.
– Ở Huế thằng nào sang lắm mới ở rể được.
– Anh ở cái nhà này bao nhiêu thằng nghĩ là anh ở rể, chúng nó chế anh ghê quá.
– Anh ở cái nhà này bao nhiêu người tôn anh lên làm lãnh chúa.
– Đường đường một đấng như thế này mà đi ở rể. (tr. 79)
Giữa Nghiễm, người anh rể, và hai cô em vợ, Trâm và Thảo, có nhiều cuộc đấu khẩu nảy lửa :
Tiếng Nghiễm cất lên :
– Người Huế thật dốt, cá chép mà không ăn được, món ngon nhất lại đi vứt.
– Người Bắc u mê mới đi ăn cá gáy. Xứ Huế ai cũng thờ Phật… cá gáy là cá sẽ hóa rồng, ai mà dám ăn.
Mẹ nói tiếp :
– Đất Huế là đất vua chúa. Mình vua là mình rồng, cốt vua là cốt rồng, nên người Huế không dám ăn cá gáy sợ phạm tội khi quân.
Thảo ngon lành :
– Huế là chốn kinh kỳ vua chúa nên người Huế nào cũng thông minh.
Nghiễm vỗ vai vợ :
– Người Huế chỉ là một ngón tay của người Bắc. Người Huế chính là người Bắc bị trục xuất ra khỏi Bắc kỳ. Nguyễn Hoàng đánh không lại Trịnh Kiểm mới đào tẩu… (tr. 85)
Trong bữa ăn, có món thịt gà Huế xé phay bóp muối tiêu rau răm. Trâm và Thảo :
– Trời ơi, người Huế ăn thịt gà xé thật sang trọng quí phái… chứng tỏ người Huế không thèm ăn xương.
Nghiễm :
– Người Bắc ăn miếng thịt gà chặt chứng tỏ người Bắc ăn một con gà vừa to vừa béo, miếng thịt chặt vừa vàng vừa dày… còn thịt gà xé nhỏ ra, xé vụn ra… ôi, người ta có thể làm một con gà mới nở rồi xé vụn ra, ai biết. (tr 196)
Ngôn ngữ dị biệt cũng là một vấn đề khó giải quyết. Nghiễm nói với vợ :
– Tại vì mình không có một căn nhà riêng nên con mình chậm biết nói. Cha thì nói tiếng Bắc, bà ngoại, ông ngoại, mấy dì… thì nói tiếng Huế, mẹ thì nói lơ lớ lung tung, khi Bắc khi Huế, hàng xóm thì nói tiếng Nam… Con bé bỡ ngỡ không biết lựa thứ ngôn ngữ nào. Mỗi lần nó chạy chơi, cha nó kêu : đừng chạy ngã, bà ngoại mấy dì kêu : khéo bổ, đừng chạy bổ, ông hàng xóm thì nói vói sang : té, con ơi, té, té… Con bé phải học đến ba thứ chữ… Rồi thì : bẩn, dơ, nhớp… Anh muốn có nhà riêng ngay để tập cho con nói duy nhất một thứ tiếng. (tr. 379)
3/ Ẩm thực : một yếu tố của cội nguồn
Đọc Tôi nhìn tôi trên vách người ta không khỏi kinh ngạc về sự thèm muốn món ăn Huế của các nhân vật. Món ăn là đề tài của những vụ tranh cãi trong gia đình, và của những câu chuyện giữa bạn bè. Người đọc biết rõ bữa ăn trong gia đình gồm những món gì, biết nhân vật Nghiễm thích món cá rô chiên và dị ứng với món cá nục của người Huế, biết người mẹ vợ tỏ tình thương đối với con rể bằng cách nấu chè kê cho rể ăn. Tuy nhiên món ăn của mỗi miền đã ăn sâu vào con người khó lòng mà nhân nhượng, trong một mâm cơm có hai món Huế, một món Bắc, Người xứ nào ăn món xứ đó… . Người mẹ, khi thấy Khanh nấu những món Bắc cho chồng thì phản đối :
– Bắc kỳ, Bắc kỳ, Bắc kỳ… tao dạy cho mi từ nhỏ bao nhiêu công phu thượng thừa về cách nấu ăn món Huế, bây giờ mi xóa bỏ tất cả những công phu cũ, để học những công phu của người ta… (tr. 72)
Túy Hồng khéo tả cách làm món mứt khế và sự thích thú của vị giác khi thưởng thức món mứt này. Có lẽ vì người nữ có tài nấu nướng nên chỉ có ngòi bút nữ mới cho người đọc cảm thấy được sự thích thú đó. Và phải nghe tác giả tôn vinh hạt sen Huế như thế nào mới biết cái tính quý phái, đài các của hạt sen. Cái gì của Huế cũng ngon :
Tết ra là me bắt đầu chín rồi đó, đất Huế mình đủ mưa, đủ gió, đủ nắng cho trái me chín ngon, me Sài gòn chua lè như quít, khô khô ăn không ra mùi me. (tr. 339)
Cái món mít trộn người ta luộc chín cả trái mít sống, thái mỏng ra rồi trộn với tôm thịt, vừng rang giã nát hoặc đậu phọng rang. Món ăn đó chỉ ăn ở Huế mới ngon vì mít Huế ngọt hơn mít Sài gòn (…), tôm Huế tươi hơn tôm Sài gòn, (…), thịt heo Huế cũng đậm đà hơn thịt heo Sài gòn. (tr. 151)
Cho nên khẩu vị của người Huế không dễ được thỏa mãn ngoài xứ Huế. Điều gây ấn tượng cho người đọc là các nhân vật nữ đều thèm ăn, và chỉ thèm ăn món Huế mà thôi, thèm ăn không phải vì đói mà vì một lý do tâm lý sâu xa, sự thèm ăn quá mãnh liệt, trở nên một ám ảnh, đòi hỏi phải được thỏa mãn. Cô bạn Bích Khuê của Khanh sắp trở về Huế, việc đầu tiên cô dự định là… ăn :
… về tới Huế trước tiên là tau qua Gia hội ăn một bụng bánh khoái, xuống Tây thương ních bốn đĩa bánh bèo cho đã đời, buồi sáng phải ăn ba đọi cơm hến, ăn một mớ bánh nậm, ăn xong xả mới đi công chuyện. (tr. 339-340)
Bích Khuê không ăn thong thả để thưởng thức từng món ăn, cô « ăn một bụng… », « ních bốn đĩa… », « ăn ba đọi… », « ăn một mớ… », rõ là Bích Khuê háu ăn, ăn vồ vập, ăn nhanh, ăn nhiều món, ăn cho đã đời đề bù lại cái thời gian thèm khát ở Sài gòn.
Có điều đáng chú ý là những món ăn được nhắc đến trong truyện thuộc hai loại : những món ăn mà các nhân vật đang ăn và những món ăn trong trí tưởng tượng, trong ký ức của nhân vật : tôi hình dung một đĩa bánh bèo đổ bằngbột La Khê… . Một nỗi thèm thuồng có tính ám ảnh như thế ắt phải có một lý do tâm lý, và lý do tâm lý đó là tình yêu quê hương, nỗi tha thiết với cội nguồn. Món ăn Huế gắn liền với xứ Huế, Huế không chỉ là sông Hương, núi Ngự, cung điện, lăng tẩm vua chúa, Huế còn là bánh khoái, bánh nậm, cơm hến, món mít trộn, chè kê…
Người con gái Huế mang trong lòng một tình yêu Huế không bờ bến :
Bỏ Huế mà đi lòng tôi nhớ trời, nhớ khoảng thiên nhiên… Huế đẹp từ một vũng nước đọng bên đường đến lượng cả con Hương giang, từ cọng rau muống bờ hồ đến cây phượng già xanh lục. (tr. 10-11)
Và… Giọng nói đàn ông Huế nghe giữa Sài gòn cho tôi mường tượng như là ngôn ngữ của một kỷ niệm. (tr. 249)
Khi Khanh và chồng tạm dọn về ở chung với cha mẹ, Khanh mừng rỡ như tìm lại được xứ Huế :
Tôi nói lại tiếng Huế ríu ra ríu rít, mấy chị em hát hò gây gổ om sòm… Tôi ăn lại những món tôi đã từng ăn suốt hai mươi tám năm : bún bò, bánh lá chả tôm, bánh nậm, bánh khoái… Buổi sáng mẹ lại bắt lót lòng chén cháo đậu xanh… (tr.62)
Nói tóm lại, thèm những món ăn Huế là tiếc nhớ cội nguồn. Nỗi gắn bó với xứ Huế không trừu tượng, không chỉ ở trong tâm hồn, nó còn ở trong thân xác và đòi hỏi được thỏa mãn.
4/ Những dấu hiệu đầu tiên của nữ quyền
Truyện Tôi nhìn tôi trên vách tiết lộ một sự biến đổi lớn lao của người phụ nữ miền Nam. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người đàn ông với tư cách gia trưởng có những quyền hành rộng rãi. Quan niệm trọng nam khinh nữ của nền luân lý cổ truyền càng làm cho địa vị của người phụ nữ thêm yếu kém, người phụ nữ bị giam hãm trong tình trạng của một người vị thành niên, phải tùy thuộc người chồng về mọi mặt. Nhưng ở thế kỷ 20, với ảnh hưởng của văn hóa Tây phương, những thiệt thòi, những sự bất bình đẳng mà người phụ nữ là nạn nhân đã dần dà giảm bớt.
Ở Tây phương, phong trào nữ quyền đòi hỏi việc mở rộng quyền hành và vai trò của người nữ trong xã hội, đòi hỏi sự bình đẳng với nam giới, phong trào đó rất thịnh hành trong những năm 60 của thế kỷ trước. Vì xã hội miền Nam là một xã hội mở trước những trào lưu của Tây phương, cho nên việc du nhập những tư tưởng về nữ quyền vào nước ta không mấy khó khăn. Dần dần người phụ nữ Việt Nam được giải phóng, một cuộc giải phóng lặng lẽ, sâu xa.
Tuy nhiên, giữa lúc cái mới đang lấp ló, thì cái cũ vẫn còn khựng lại. Tâm trạng của nhiều người vẫn còn ở lưng chừng giữa cái cũ và cái mới. Theo quan niệm xưa, cô gái lỡ thì là một điều xấu hổ cho gia đình và cho riêng mình. Trong truyện, nhân vật Khanh không dám phản đối ý định của người chồng tương lai buộc cô phải bỏ việc làm sau ngày cưới, mặc dù cô bất bình. Cô nhượng bộ ngay từ đầu, cô nói với mẹ :
– Nếu con không bỏ nghề lỡ anh ấy không chịu cưới con thì sao ? (tr. 36)
Người con gái Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 20 vẫn còn bị ràng buộc bởi những thành kiến xưa : có chồng là một danh dự lớn trong xã hội dẫu có phải hy sinh những quyền lợi thiết yếu của đời mình. Về phía nam giới, họ vẫn bám vào uy quyền của họ đã có trong xã hội cũ. Nghiễm xem vợ như một con người thua kém mà mình có thể điều khiển, chi phối theo ý mình. Anh ta vẫn giữ đầu óc chồng chúa vợ tôi và có nhiều tự tôn mặc cảm :
Người Bắc là người khả ái nhất… bởi đó mới có câu : « Gái miền Trung thương trai xứ Bắc, trai Cửu Long mê gái sông Hồng ». (tr. 85-86)
Sau này em gặp một hoàn cảnh không may nào đó, em mới thấy tiếc nuối những năm sống bên anh. (tr. 189)
Nếu cô biết rằng cô lấy được một người chồng như tôi là nhất cho cô rồi thì cô không bao giờ nói vậy. (tr. 354)
Nghiễm tự cho mình cái vai trò giáo dục vợ :
– Anh phải tìm tòi một phương pháp để trị dạy em mới được. (tr. 162)
Và Nghiễm quan niệm người đàn bà đã có chồng không cần đẹp và phải cắt đứt mọi giao tiếp :
Luôn luôn Nghiễm bảo : Có chồng rồi không cần mang soutien ở nhà, có chồng rồi ra đường khỏi cần đánh phấn, có chồng rồi không cần duyên, không cần diện, không cần làm dáng, phải từ biệt tất cả bạn bè, đừng để ai đến thăm, đừng nói chuyện dông dài với ai hết… (tr. 360)
– Lấy anh rồi em phải bỏ nghề. Nếu em làm nghề dạy học thì phải bỏ nghề dạy học, nghề thư ký thì phải bỏ nghề thư ký, nghề kế toán… anh thủ tiêu hết. (tr. 31)
Trong khi Nghiễm tự do đi về thất thường thì anh xem nhẹ sự tự do của vợ :
– Mấy lâu nay chắc là nhiều lúc anh đi làm em bỏ nhà đi chơi nhiều lần lắm.
(…)
– Nói rồi đó, ở nhà trông con. (tr. 123)
Khanh ấm ức nhưng vì yêu chồng cô đành cam chịu. Hai cô em Trâm và Thảo thì không chấp nhận tình trạng đó. Tiếng nói của hai cô em là tiếng nói ngổ ngáo, xấc xược của công phẫn, tiếng nói của nữ quyền :
Trâm buông lời ẩu tả :
– Nếu hắn không cưới chị thì chị dọa như thế này : Anh không cưới tôi hả ? Tôi sẽ đồn đãi cùng thiên hạ là anh bất lực liệt dương.
Người mẹ nói :
– Khanh này, khi hắn nói bắt mi thôi đi làm mi có cãi lại không ?
– Con mần thinh chưa cãi cọ lại gì cả.
Trâm :
– Cái bà nhỏ này ngu không ngửi được, phải cãi lại chứ, đừng có nhịn, nhịn một lần rồi thành thói quen. (tr. 36)
Thảo rướn giọng :
– Tui mà lấy phải thằng chồng Bắc kỳ chắc là tui ly dị ngay đêm tân hôn. (tr. 86)
Thảo vì thương chị quá hiền nên lên tiếng chỉ trích :
… Tự nhiên đang làm nghề chào thuốc lại phải thôi ngay. Trước kia chị là một loại đàn bà sống động ngoài xã hội, nhanh nhẹn, liến thoắng, giờ đây bỗng biến thành một con cù lần (…) Chồng của chị là một lãnh chúa ở nhà này… (tr. 130)
Còn Trâm thì nhận xét :
Lấy chồng là một sự học tập dài suốt đời, họ chiếm cứ, họ nô lệ hóa mình bằng cách đánh du kích, du kích mỗi ngày một miếng. (tr. 215)
Những đòi hỏi nữ quyền của Trâm và Thảo còn ở trong giới hạn của ngôn từ, của lý thuyết, trong khi đối với Sương, người chị cả, nữ quyền đã được áp dụng thẳng thừng :
… Ngày nào cũng phải quát tháo cho thần kinh thằng cha yếu đi, phải hò hét luôn mồm cho chân cẳng thằng cha cuống cuồng không biết chạy ngả nào. Tau đẻ con ra, rồi nằm ngủ, vứt đó cho thằng cha với con vú lo sao thì lo… mặc kệ ! (tr. 254-255)
Nói tóm lại, trong Tôi nhìn tôi trên vách, hình ảnh của nam giới, do các nhân vật Ninh, Phi và nhất là Nghiễm đại diện, là một hình ảnh tiêu cực, gây những phản ứng của người nữ và làm nảy sinh tiếng nói của nữ quyền.
III Thân xác, nền tảng của ngôn ngữ sáng tạo
Chiến tranh ngày càng đến gần, cuộc sống trong một thành phố lớn như Sài gòn, dân cư đông đúc, xe cộ ngập đường phố, trở nên khó khăn đối với mọi người ; cái không gian còn lại là những căn nhà chật hẹp. Phải chăng trong bối cảnh đó con người sống thu mình trong thân xác như một tháp ngà cuối cùng ? Điều mới lạ là Túy Hồng có một ngôn ngữ bắt nguồn từ thân xác. Nhà triết học Pháp Maurice Merleau-Ponty, tác giả cuốn Phénoménologie de la perception (Hiện tượng luận về tri giác), cho rằng thân xác không phải là một vật thể, thân xác kết hợp với ý thức để tri giác ngoại giới. Theo ông, thân xác chuyển tải ý thức hay ngược lại ý thức chuyển tải thân xác. Ở Túy Hồng ngôn ngữ chuyển tải thân xác, điều này không đối nghịch với tư tưởng của Merleau-Ponty, vì ngôn ngử thuộc về ý thức. Có điều trong ngôn ngữ của Túy Hồng, thân xác có một trọng lượng hiển nhiên. Khanh, người phụ nữ trong truyện, hiện hữu qua thân xác của mình. Cuộc sống hằng ngày buộc chúng ta nghĩ đến thân xác, qua thân xác và trong thân xác chúng ta có những cảm giác, những ham muốn, chúng ta hành động, biểu lộ và sáng tạo. Vả chăng bất cứ hiện thực nào đến với chúng ta cũng đều dưới hình thức cụ thể của một thân xác. Do đó chúng ta sống với một thân xác có những cấu trúc, những chức năng và năng lực cho phép chúng ta đến với thế giới bên ngoài, đến với thân xác của kẻ khác. Tuy nhiên sống với thân xác của mình không phải chỉ có thể dùng chức năng, năng lực của mình để chế ngự thế giới bên ngoài, sống với thân xác còn có nghĩa bị hạn chế, phải nhìn nhận sự yếu đuối của mình. Nếu thân xác chúng ta biết thích thú món ăn ngon, sự mơn trớn, những khoái lạc, thì thân xác chúng ta cũng có thể chịu nhiều khổ hình như đói, lạnh, bệnh tật, những thương tích do những tai nạn hoặc hành động tàn bạo gây nên v.v… Vậy nếu thân xác cho chúng ta thấy sự sung sướng của cuộc đời, nó cũng tuyên bố tính hữu hạn của chúng ta và cái chết trong tương lai. Cho nên cuối cùng, ám ảnh thật sự trong Tôi nhìn tôi trên vách không phải là thức ăn mà là thân xác. Các thức ăn lan tràn trong truyện, ngoài việc gợi lên niềm luyến tiếc quê hương Huế, là sự thích thú của thân xác, sự nuôi dưỡng thân xác. Ngay trong những chi tiết kể truyện đơn giản nhất, tác giả cũng nghĩ đến thân xác. Chẳng hạn thay vì viết « Thảo nói » hay « Thảo than phiền », tác giả viết : « Thảo chu mõm » vừa linh động vừa tô đậm cá tính của nhân vật Thảo. Trong truyện, Túy Hồng không khai thác thân xác như một phương tiện của ham muốn nhục dục ; qua thân xác, Túy Hồng khẳng định sự tồn tại của người nữ.
Thân xác dễ bị tổn thương. Sau khi bị tên híp pi xúc phạm bằng những cử chỉ hỗn láo, Khanh cảm thấy thân xác mình dơ bẩn, tanh tưởi.
Thân xác cũng có thể bị bản năng thúc đẩy để gây nên bạo tàn. Khi Khanh bị vu khống, cô không ngần ngại ra tay đánh đập kẻ đã vu khống cô, ngược lại cô cũng từng bị hai gã đàn ông mà cô khước từ hành hung, trong hai trường hợp thân xác đều mang thương tích.
Thân xác có những đòi hỏi ăn ngon, đúng khẩu vị :
Tôi rên :
Thèm ăn món Huế quá ! (tr. 109)
Tôi rên là tiếng nói của thân xác.
Có khi thân xác cho Khanh một cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu, như sau khi sanh đứa con :
Sau bốn lăm ngày ăn kiêng ở cữ, băng trên nịt dưới, tôi cảm thấy tôi sạch, tôi nhẹ, tôi mát, tôi tươi, tôi dễ chịu. (tr. 376)
Cảm giác có thể mạnh mẽ, dữ dằn :
Tôi lủi thủi đi về, mặt trời chiều nóng rát quá nhìn lên tưởng đui mắt. (tr. 346)
Trăn trở, vui mừng, yêu thương, giận hờn, phẫn nộ trong truyện đều được biểu lộ bằng thân xác. Vào đầu truyện, Khanh sắp mừng sinh nhật thứ ba mươi của mình ; việc đầu tiên là cô lên gác nhìn mình trong gương. Cô thấy gì trên gương mặt ? Một chùm tóc cong, một nốt ruồi làm thành cái chấm. Phải chăng là một dấu hỏi, một câu hỏi về tương lai của cô ?
Thân xác cũng có ngôn ngữ riêng của nó :
Tôi đưa bàn tay che miệng cười khúc khích, chiếc miệng và bàn tay cười với nhau… (tr.343)
Khi nghe người chị kể chuyện bắt nạt chồng, Khanh, vốn tính hiền lành bị chồng bắt nạt, cảm thấy thích thú :
Tôi cười, cả chiếc bụng của tôi cũng rất sung sướng. (tr.255)
Nỗi sung sướng không ở trong lòng, trong tâm hồn mà ở trong « chiếc bụng ».
Thân xác của người nữ còn có một chức năng vô cùng quý giá, đó là tạo nên sự sống. Khi Khanh có thai, cô sung sướng mơn trớn bụng mình như một báu vật :
Tôi đưa tay thoa khắp miền bụng dày thật thân yêu, thật trìu mến dịu dàng mơn trớn như thể bàn tay tôi là bàn tay Nghiễm. Miền da bụng quê hương, quê hương có một tử cung với hai buồng trứng từ đó lọt lòng những đứa con. Đôi mắt ướt sũng tôi nhìn Nghiễm, bàn tay cồn cào tôi xoa bụng, tôi thương quý con cực độ dù con đang còn là máu. (tr.205-206)
Nhưng trong nỗi sung sướng có một sự chờ đợi, bàn tay nói lên sự chờ đợi những mớn trớn của người chồng, một sự chờ đợi không được thỏa mãn. Và cuối cùng nỗi sung sướng đã tạo nên một mầm sống là một nỗi sung sướng không được chia sẻ.
Sau niềm vui, có nỗi đau khổ. Khi bị chồng phản bội, cơn phẫn nộ của Khanh làm biến đổi gương mặt của cô :
Tôi nhìn tôi trong gương (…) : hai con mắt long sòng sọc to một cách kỳ lạ, hai hàm răng nghiến trèo trẹo, xương mặt bạnh ra như người tiền sử, hai má trắng bệch bạc, chót mũi đỏ ngầu (…). Tôi nhìn tôi trong gương. Sao tôi xấu thế này, xấu đoản, xấu xa xấu xí. (tr.322)
Khanh khổ đau nhưng vẫn giữ được niềm kiêu hãnh của thân xác :
Xác thịt có danh dự của xác thịt, xác thịt của tôi phản đối công phẫn, xác thịt của tôi kêu rên, chống trả. Những khúc xương của tôi bất khuất, những bắp thịt gan lì, từng tảng da căm giận, tôi quặn đau tới chín chiều gan ruột (…). Nghiễm ngoại tình có tôi chứng kiến và tôi có chứng cớ. Nghiễm làm cho tôi mất niềm tin rồi và Nghiễm cũng làm cho xác thịt của tôi mất niềm tin rồi. (tr. 335)
Do ám ảnh của thân xác, bút pháp của Túy Hồng mang dấu ấn của thân xác :
– Nói tầm bậy tầm bạ hồi nào đâu, nói trúng lỗ rốn cái phóc. Chị đẹp thì phải khen chị đẹp chứ. (tr. 170)
Bích Khuê cười hì hì bày hai cái răng chó dễ thương chi lạ. (tr. 340)
Điều lạ lùng là ý thức về thời gian hay về một nụ cười được gắn liền với thức ăn là yếu tố thuộc về thân xác :
Buổi sáng dễ dàng qua đi như người ta ăn hết nửa trái mít. (tr. 241)
Nghiễm cười nhạt như tô canh quên nêm muối. (tr. 228)
Tôi cười giòn như mẩu bánh mì nóng tôi ăn hồi sáng. (tr. 271)
Bút pháp cũng biểu lộ cảm tính của thân xác, những gì có tính cứng, nhọn, sắt, dễ gây thương tích, tức đe dọa thân xác, đều biểu tượng cho những cái không hay :
Sài gòn đanh thép như kim khí, Sài gòn cứng như đá mà gái Huế là trứng gà trứng vịt mỏng manh. (tr. 264)
– Đàn ông độc địa lắm, mi ạ… lòng họ có nhiều đá ngầm, có nhiều mõm nhọn. (tr. 341)
…đàn ông chỉ là một cái túi chứa đầy dao găm, thuốc súng, đá ngầm, mõm nhọn. (tr. 342)
Với Tôi nhìn tôi trên vách độc giả phát hiện một nhà văn hiện thực, đã vẽ lên cái xã hội của thời đại mình, đồng thời độc giả phát hiện tiếng nói của một nhà văn nữ hiện đại, phát ngôn cho một nữ giới bắt đầu ý thức về quyền lợi và địa vị của mình. Chính những thiệt thòi của nhân vật Khanh trước một người chồng độc tài, ích kỷ, chính những thất bại về tình cảm của cô có sức gây phẫn nộ và biến thành mầm mống cho sự đấu tranh của nữ quyền. Là một nhà văn hiện thực, Túy Hồng đã tìm được một ngôn ngữ cho sự sáng tạo của mình, qua thân xác của người nữ. Cuối cùng, Tôi nhìn tôi trên vách không làm liên tưởng đến người thiếu phụ Nam Xương khi xưa nhìn bóng mình trên vách để thương nhớ chồng, mà Tôi nhìn tôi trên vách gợi cái ý tôi nhìn thân xác tôi trên vách, hay như tác giả nói trong truyện : Tôi nhìn tôi trong gương, tức tôi nhìn thân xác tôi trong gương.
nguồn: Lieutruongvietvadoc
VVB chuyen
Bàn ra tán vào (0)
VIẾT VỚI THÂN XÁC NHƯ TÚY HỒNG Liễu Trương
Trước khi văn học miền Nam hình thành, đã có hai nhà văn nữ được độc giả biết đến : Nguyễn Thị Vinh và Linh Bảo. Nguyễn Thị Vinh là cây bút nữ duy nhất thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Hai chị em là tác phẩm đầu tay của bà xuất bản năm 1953. Cũng năm 1953, Linh Bảo có truyện dài Gió Bấc và một tập truyện nhi đồng, Chiếc áo nhung lam ra mắt độc giả ; ngoài ra, tập truyện ngắn Tầu ngựa cũ (1961) được giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1962. Cả Nguyễn Thị Vinh và Linh Bảo đều tiếp tục sáng tác vào những năm 60-70. Nhưng với cái đà tiến hóa của xã hội miền Nam, họ bắt đầu mờ dần. Một thế hệ trẻ xuất hiện với những cái tên như Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ và cô em út Lệ Hằng. Các cây bút trẻ này không như các bậc đàn chị vẫn còn giữ nếp truyền thống vào cái thời còn lưng chừng giữa nền phong kiến tàn tạ và nền văn minh tiến bộ đầy hứa hẹn. Họ ồ ạt đến với độc giả, mỗi người một phong cách đã khẳng định vị trí của người nữ trong gia đình, ngoài xã hội, nhưng chưa đủ, họ còn đòi quyền sống theo ý muốn của mình ; cũng có người như Nhã Ca, tuy tha thiết với những hoài bão của nữ giới, nhưng không làm ngơ trước thời cuộc và đã khóc vì những tai họa của chiến tranh.
Túy Hồng
Túy Hồng là người đến với độc giả sớm nhất, với cuốn truyện đầu tay, Thở dài, ra mắt năm 1963, tiếp đến là Vết thương dậy thì (1966). Túy Hồng gốc Huế, như Nhã Ca và Nguyễn Thị Hoàng. Bà sinh năm 1938, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, giáo sư môn Việt văn. Đây là một nhà giáo cầm bút, nhưng không để gửi đến đám học trò những lời nhắn nhủ của một nhà mô phạm. Cây bút Túy Hồng xông xáo đi vào cuộc đời, dám nói lên những điều vẫn còn ngủ yên trong tâm thức hay vô thức của người nữ. Năm 1970, văn nghiệp của Túy Hồng được khởi sắc : bà đoạt Giải Nhất Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc với tác phẩm Những sợi sắc không. Cũng năm 1970, một tác phẩm khác của bà ra đời, cuốn Tôi nhìn tôi trên vách.
Cái tựa đề Tôi nhìn tôi trên vách kích thích tính tò mò của độc giả. Lại nữa trong truyện xôn xao tiếng nói của những người con gái Huế ; chẳng mấy khi độc giả được nghe con gái Huế nói chuyện. Ở đây không có hình ảnh người con gái Huế đội chiếc nón bài thơ, yểu điệu đi qua cầu Tràng Tiền. Cũng không có những cô nữ sinh cảm thấy ngột ngạt trong một thành phố Huế cổ xưa, đầy thành kiến, và nuôi mộng thoát ly, như cô nữ sinh Phù Dung của Nhã Ca trong Cổng trường vôi tím. Không. Những cô gái Huế ở đây là những người con gái sông Hương lạc loài trong thủ đô Sài Gòn, giữa vô số người đến từ bốn phương, ăn mặc xuề xoà, thoải mái, nói năng lẫn lộn ba thứ tiếng : Bắc, Trung, Nam ; thủ đô Sài gòn quả là một biểu tượng của sự thống nhất đất nưóc.
Tôi nhìn tôi trên vách là truyện kể một mối tình khởi đầu rực rỡ để cuối cùng đi đến sự tàn tạ. Nhưng tác phẩm của Túy Hồng không chỉ đơn giản có thế thôi. Truyện Tôi nhìn tôi trên vách là tấm gương phản chiếu xã hội miền Nam sau biến cố Tết Mậu Thân, với sự hiện diện của những lớp người mới ở Sài gòn, và, trong khung cảnh một gia đình, truyện phản ánh sự va chạm văn hóa các miền, sự giằn vặt của người vợ trước thái độ ích kỷ, độc tài của người chồng, gây nổi loạn nơi các cô em, dấu hiệu của một nữ quyền chớm nở. Quan trọng hơn nữa là Tôi nhìn tôi trên vách cho thấy một nhà văn nữ độc đáo, có một ngôn ngữ mới lạ.
I Truyện Tôi nhìn tôi trên vách
Khanh, người kể truyện, là một cô gái Huế rời đất Thần Kinh vào Sài gòn sau Tết Mậu thân để chung sống với gia đình. Cô làm nghề chào dược phẩm để giúp cha mẹ nuôi các em. Gia đình Khanh đông chị em gái : Sương, người chị dạy học ở Đà lạt, đã có chồng, và bốn em gái : Trâm, Thảo, Cúc, Út. Khanh yêu Nghiễm, một thanh niên người Bắc, viết văn, làm báo. Nghiễm nhiều bạn bè, thích uống rượu, lui tới những nơi chơi bời. Sau đám cưới, Khanh về sống với Nghiễm trong một cao ốc, nơi có nhiều vũ nữ sống về đêm. Vì Nghiễm không cho Khanh tiếp tục đi làm nên ngày ngày cô lo công việc nội trợ, chẳng bao lâu cô cảm thấy buồn chán và đòi dọn đi nơi khác. Trong khi chờ kiếm được nhà mới, cặp vợ chồng về sống tạm với gia đình Khanh. Cuộc sống chung này gây va chạm, tranh cãi giữa Nghiễm và các cô em vợ về phong tục, ẩm thực và ngôn ngữ Bắc-Trung. Nghiễm tỏ ra độc tài, khắc khe đối với vợ, chỉ trích vợ về những vấn đề nội trợ, thức ăn trong gia đình. Khanh vốn tính hiền lành, dễ mềm yếu lại yêu chồng tha thiết nên hết lòng chiều chồng. Trong số các bạn Huế Khanh gặp lại có Bích Khuê, một cô bạn thân góa chồng, thích buôn hột xoàn, đánh bạc và lui tới với hạng người giàu. Trong thời gian ở chung với cha mẹ và các em, Khanh sinh đứa con gái đầu lòng rồi đến đứa con gái thứ hai. Khanh đòi chồng phải cho cô đi học Văn khoa trở lại. Phần Nghiễm vẫn uống rượu, đi về thất thường, chẳng bao lâu bị bệnh sưng gan, phải vào nằm bệnh viện hai tháng. Khanh đi dạy học để gia đình đỡ túng thiếu. Một người bạn cho Nghiễm mượn một căn phòng riêng để dưỡng bệnh khi xuất viện, ngày ngày Khanh đem cơm đến cho chồng. Ở đại học, có một thanh niên híp-pi tên Phi không ngớt tán tỉnh, quấy rầy Khanh, bị Khanh tẩy chay, Phi toa rập với Ninh, một bạn trai Khanh quen từ thời ở Huế, yêu Khanh nhưng không được Khanh đáp lại. Khanh rơi vào bẫy của Ninh và bị Phi và Ninh đánh đập tàn nhẫn để trả thù. Ngay lúc đó Sanh, anh của Bích Khuê và là người đã yêu Khanh từ trước, xuất hiện và cứu Khanh. Một hôm đi dạy về sớm, Khanh mục kích, tại căn phòng dưỡng bệnh, chồng cô ngoại tình với một nữ sĩ trẻ : Bích Vân. Khi hay tin, Bích Khuê xúi Khanh trả thù chồng bằng cách ăn diện, đi chơi tự do. Bích Khuê rủ Khanh đi Vũng Tàu chơi, mời Khanh đến nhà để quen biết với hạng người giàu có, cờ bạc ; một người đàn bà trong số này vu cáo Khanh ăn cắp chiếc nhẫn hột xoàn của bà ta ; Khanh cảm thấy tự ái và phẩm giá của mình bị xúc phạm, thế là một cuộc ấu đả xảy ra. Nghiễm trở về nhà cha mẹ Khanh, thấy vợ mang thương tích liền nghiêm khắc hạch hỏi. Khanh vốn đã căm phẫn về việc ngoại tình của Nghiễm, lần này cô không còn nhịn nữa, cô vạch mặt người chồng phản bội và cho biết ý định ly dị của cô. Vừa lúc đó Khanh phát hiện mình có thai lần thứ ba. Khanh chán ngán nghĩ rằng chính ba đứa con của cô sẽ không cho phép cô ly dị, tâm hồn ê chề, cô theo Nghiễm dọn về căn nhà mới. Khanh nghiệm rằng người đàn bà sống với một người chồng tội lỗi là một người anh hùng.
II Xã hội miền Nam dưới ngòi bút của Túy Hồng
Trong một bài đăng trên tạp chí Pháp Mercure de France, vào đầu thế kỷ 19, tác giả Louis de Bonald đã viết : La littérature est l’expression de la société (Văn chương là sự biểu lộ của xã hội). Lời tuyên bố đến ngày nay vẫn có giá trị. Tiểu thuyết là một trong những thể loại phản ánh cái xã hội thuộc thời đại của tác giả. Một cách ý thức hay vô thức, tác giả trình bày ít nhiều cái xã hội mình đang sống trong tác phẩm. Như đã nói, Tôi nhìn tôi trên vách không chỉ đơn thuần là truyện của một người phụ nữ trước những thất vọng về tình cảm đã xảy đến cho đời mình, Tôi nhìn tôi trên vách còn là bức họa của xã hội miền Nam sau Tết Mậu Thân, một xã hội đã biến đổi sâu xa, trong đó con người cũng đã biến đổi sâu xa. Với Túy Hồng không có những mơ mộng lãng mạng, những khắc khoải siêu hình, tác giả dẫn người đọc đi thẳng vào cuộc sống hiện thực, với những lo âu về nhà cửa, những thèm muốn các thức ăn, những cuộc cãi vã trong gia đình, tình thương giữa chị em và tình bạn.
1/ Những tầng lớp mới trong xã hội
Từ xưa đến nay, do hình thái địa lý và sự đưa đẩy của lịch sử, nước Việt Nam chia làm ba miền Bắc, Trung, Nam, có ba giọng nói khác nhau với một số từ ngữ và phong tục tập quán đặc biệt của mỗi miền. Thế nhưng, hai cuộc di dân lịch sử, một cuộc di dân lớn đưa gần một triệu người dân miền Bắc vào Nam, sau Hiệp định Genève 1954, và một cuộc di dân nhỏ đưa người dân Huế vào Sài gòn, sau biến cố Tết Mậu thân 1968, đã gây xáo trộn và biến đổi cuộc sống của người dân ở miền Nam. Kể từ năm 1954, người dân Nam Bắc tập sống hòa hợp với nhau ; ngôn ngữ đôi bên có phần nhẹ bớt tính địa phương. Tiếp đến biến cố Tết Mậu thân, với cuộc tàn sát không ít người dân xứ Huế, đã xua nhiều gia đình vào Nam. Các nhân vật người Huế trong truyện nhìn nhận họ đã ồ ạt tràn vào đất Sài gòn :
– Người Huế tưởng ít té ra nhiều chi lạ, đi đâu rồi cũng gặp nhau cái rầm.
– Ờ ờ, người Huế mình vô Sài gòn nhiều lắm, cứ đi hai vòng chợ Bến Thành là đủ làm một bản thống kê nhỏ. (tr. 60)
Một lần nữa bộ mặt Sài gòn lại biến đổi. Sự hội nhập của người Huế dù sao cũng có giới hạn :
Dân Huế sống giữa Sài gòn… một lũ người bí mật và bất mãn. Dân Huế sống giữa Sài gòn một lũ người dễ biến dạng, nói tiếng Bắc và nói tiếng Nam đều được. (tr. 60)
Tuy nhiên ở cái thành phố Sài gòn dân cư đông đúc, hỗn tạp này, người Huế cảm thấy tự do, thoải mái, không còn phải ý từ về cách ăn mặc như khi còn ở Huế, một thành phố cổ, nề nếp :
Sài gòn có một điểm sung sướng là bất cứ người dân nào cũng có thể mặc áo cụt bà ba đi khắp thành phố, còn Huế thì chịu, Huế có mấy hạng người không được mặc áo ngắn ra ngoài đường phố. Ra đường thì phải áo dài quần dài, ra đường thì phải sơ mi quần tây. (tr. 206)
Rời khỏi đất Thần kinh với con sông Hương thơ mộng, với những ngôi chùa cổ kính, trầm lặng, người Huế sống và cảm nghĩ như thế nào trong một thành phố Sài gòn ồn ào với nạn kẹt xe ngoài đường và vấn đề nhà cửa đắt đỏ, khan hiếm ? Xem ra họ có vẻ thích nghi dễ dàng với cuộc sống mới, nhưng vẫn không quên nguồn gốc của mình, tình yêu Huế làm nổi bật một niềm kiêu hãnh về cung cách của người con gái Huế :
– Xứ Huế nhiều chùa chiền nên gái Huế đứng đắn lắm. Không có chuyện tình vu vơ. Ai hỏi thì lấy, ai không hỏi thì thôi. (tr. 138)
– Gái Huế quý như trầm, như quế, nên cha mẹ vừa gả chồng vừa tiếc… (tr. 80)
Mặc dù chiến tranh đe dọa hằng ngày, trong xã hội có hạng người chơi bời lui tới vũ trường, phòng trà, lại có hạng người giàu nhờ buôn hột xoàn, đánh bạc. Nhà của Bích Khuê là một ổ chứa bạc, triệu phú, thương gia, tướng tá, nghị sĩ, dân biểu đều có mặt. Đối với Bích Khuê, đồng tiền trở nên một trò chơi:
Khi tau ngồi trên chiếc chiếu đỏ đen, lập tức tau vô nghĩa hóa đồng tiền, tau tận diệt lòng tham, tau bừng sáng (…). Đồng tiền là giấy (…) ; đồng tiền là lá rụng để bàn tay bừng sáng của tau hốt xong rồi vung. (tr. 386)
Bên cạnh những kẻ sống vô dụng, có những người ngày đêm đi giữ gìn bờ cõi, như chồng của Phượng. Một cách mâu thuẫn, sự vắng mặt của những người lính là một hiện diện đối với những người sống trong sự chờ đợi não nuột :
Những người đàn ông Việt Nam ra đi như những hình sương bóng khói (…) Người đàn ông ra đi, cả nhà lén lau những giọt lệ, cả nhà khắc khoải đợi trông, đêm đêm bốn cây hương thắp lên khấn vái bốn phương trời. Người đàn ông ra đi cho nguồn sống cả nhà, một tháng không về, hai tháng không về, ba tháng không về…, thế là hết, nỗi lo lắng nát bấy lòng ruột… và thế cũng là chết. (tr. 369)
Xã hội miền Nam là một xã hội mở, đón nhận những cái mới của Tây phương, cho nên có một hiện tượng nhanh chóng du nhập vào miền Nam : phong trào híp pi, được tác giả miêu tả qua nhân vật điển hình Phi :
Một gã híp pi tóc râu tiền sử xồm xoàm như ông cố đạo người Pháp trong tự điển Larousse… (tr.149)
Phong trào Híp pi là một phong trào chống đối văn hóa đương đại, xuất hiện trong những năm sáu mươi của thế kỷ trước, ở Hoa kỳ. Những người trẻ theo phong trào này tóc râu bờm xờm, ăn mặc cẩu thả, họ bác bỏ những giá trị truyền thống, lối sống của các thế hệ đi trước và chống đối xã hội tiêu thụ, họ muốn đi đến với những nền văn hóa khác, muốn tự giải phóng và họ sống một cách tự do quá mức trong quan hệ tình ái.
Thiết tưởng trường hợp của nhân vật Phi trong truyện chỉ là một hiện tượng vọng ngoại, thời thượng hơn là một thái độ nổi loạn, chống xã hội, chống văn hóa như các lớp trẻ ở Âu Mỹ.
Chiến tranh đến gần, nhưng người phụ nữ vẫn trau chuốt cái đẹp của mình. Phòng mạch của bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ vẫn đông khách ; chiếc áo dài thời trang được tác giả miêu tả tỉ mỉ : vạt áo ngắn, vai raglan, thân áo ôm sát người, không cần bốn đường nhíp ở bụng và ở lưng như thời trước.
2/ Va chạm văn hóa
Những vần đề ngoài xã hội phản ánh trong gia đình, vì gia đình là một xã hội thu nhỏ. Trong gia đình Khanh, sự va chạm xảy ra giữa Huế và miền Bắc, vì đôi bên chung sống với nhau dưới một mái nhà, và cả đôi bên đều có lập trường vững vàng. Những va chạm về văn hóa như địa vị của người rể trong gia đình, ẩm thực Bắc Trung, ngôn ngữ dị biệt, thường xảy ra hằng ngày.
Nghiễm về ở tạm bên gia đình vợ, nhưng anh cho như thế là ở rể, là nhục. Anh nói :
– Anh cũng bị người ta bắt rể !
(…) Ở ngoài Bắc người ta quan niệm thằng đàn ông ở rể là một điều điếm nhục, ở nhà vợ là một thằng rể hèn.
– Người Huế quan niệm đó là một thằng rể hân hạnh.
– Ở Bắc chỉ thằng nào tồi lắm mới ở rể.
– Ở Huế thằng nào sang lắm mới ở rể được.
– Anh ở cái nhà này bao nhiêu thằng nghĩ là anh ở rể, chúng nó chế anh ghê quá.
– Anh ở cái nhà này bao nhiêu người tôn anh lên làm lãnh chúa.
– Đường đường một đấng như thế này mà đi ở rể. (tr. 79)
Giữa Nghiễm, người anh rể, và hai cô em vợ, Trâm và Thảo, có nhiều cuộc đấu khẩu nảy lửa :
Tiếng Nghiễm cất lên :
– Người Huế thật dốt, cá chép mà không ăn được, món ngon nhất lại đi vứt.
– Người Bắc u mê mới đi ăn cá gáy. Xứ Huế ai cũng thờ Phật… cá gáy là cá sẽ hóa rồng, ai mà dám ăn.
Mẹ nói tiếp :
– Đất Huế là đất vua chúa. Mình vua là mình rồng, cốt vua là cốt rồng, nên người Huế không dám ăn cá gáy sợ phạm tội khi quân.
Thảo ngon lành :
– Huế là chốn kinh kỳ vua chúa nên người Huế nào cũng thông minh.
Nghiễm vỗ vai vợ :
– Người Huế chỉ là một ngón tay của người Bắc. Người Huế chính là người Bắc bị trục xuất ra khỏi Bắc kỳ. Nguyễn Hoàng đánh không lại Trịnh Kiểm mới đào tẩu… (tr. 85)
Trong bữa ăn, có món thịt gà Huế xé phay bóp muối tiêu rau răm. Trâm và Thảo :
– Trời ơi, người Huế ăn thịt gà xé thật sang trọng quí phái… chứng tỏ người Huế không thèm ăn xương.
Nghiễm :
– Người Bắc ăn miếng thịt gà chặt chứng tỏ người Bắc ăn một con gà vừa to vừa béo, miếng thịt chặt vừa vàng vừa dày… còn thịt gà xé nhỏ ra, xé vụn ra… ôi, người ta có thể làm một con gà mới nở rồi xé vụn ra, ai biết. (tr 196)
Ngôn ngữ dị biệt cũng là một vấn đề khó giải quyết. Nghiễm nói với vợ :
– Tại vì mình không có một căn nhà riêng nên con mình chậm biết nói. Cha thì nói tiếng Bắc, bà ngoại, ông ngoại, mấy dì… thì nói tiếng Huế, mẹ thì nói lơ lớ lung tung, khi Bắc khi Huế, hàng xóm thì nói tiếng Nam… Con bé bỡ ngỡ không biết lựa thứ ngôn ngữ nào. Mỗi lần nó chạy chơi, cha nó kêu : đừng chạy ngã, bà ngoại mấy dì kêu : khéo bổ, đừng chạy bổ, ông hàng xóm thì nói vói sang : té, con ơi, té, té… Con bé phải học đến ba thứ chữ… Rồi thì : bẩn, dơ, nhớp… Anh muốn có nhà riêng ngay để tập cho con nói duy nhất một thứ tiếng. (tr. 379)
3/ Ẩm thực : một yếu tố của cội nguồn
Đọc Tôi nhìn tôi trên vách người ta không khỏi kinh ngạc về sự thèm muốn món ăn Huế của các nhân vật. Món ăn là đề tài của những vụ tranh cãi trong gia đình, và của những câu chuyện giữa bạn bè. Người đọc biết rõ bữa ăn trong gia đình gồm những món gì, biết nhân vật Nghiễm thích món cá rô chiên và dị ứng với món cá nục của người Huế, biết người mẹ vợ tỏ tình thương đối với con rể bằng cách nấu chè kê cho rể ăn. Tuy nhiên món ăn của mỗi miền đã ăn sâu vào con người khó lòng mà nhân nhượng, trong một mâm cơm có hai món Huế, một món Bắc, Người xứ nào ăn món xứ đó… . Người mẹ, khi thấy Khanh nấu những món Bắc cho chồng thì phản đối :
– Bắc kỳ, Bắc kỳ, Bắc kỳ… tao dạy cho mi từ nhỏ bao nhiêu công phu thượng thừa về cách nấu ăn món Huế, bây giờ mi xóa bỏ tất cả những công phu cũ, để học những công phu của người ta… (tr. 72)
Túy Hồng khéo tả cách làm món mứt khế và sự thích thú của vị giác khi thưởng thức món mứt này. Có lẽ vì người nữ có tài nấu nướng nên chỉ có ngòi bút nữ mới cho người đọc cảm thấy được sự thích thú đó. Và phải nghe tác giả tôn vinh hạt sen Huế như thế nào mới biết cái tính quý phái, đài các của hạt sen. Cái gì của Huế cũng ngon :
Tết ra là me bắt đầu chín rồi đó, đất Huế mình đủ mưa, đủ gió, đủ nắng cho trái me chín ngon, me Sài gòn chua lè như quít, khô khô ăn không ra mùi me. (tr. 339)
Cái món mít trộn người ta luộc chín cả trái mít sống, thái mỏng ra rồi trộn với tôm thịt, vừng rang giã nát hoặc đậu phọng rang. Món ăn đó chỉ ăn ở Huế mới ngon vì mít Huế ngọt hơn mít Sài gòn (…), tôm Huế tươi hơn tôm Sài gòn, (…), thịt heo Huế cũng đậm đà hơn thịt heo Sài gòn. (tr. 151)
Cho nên khẩu vị của người Huế không dễ được thỏa mãn ngoài xứ Huế. Điều gây ấn tượng cho người đọc là các nhân vật nữ đều thèm ăn, và chỉ thèm ăn món Huế mà thôi, thèm ăn không phải vì đói mà vì một lý do tâm lý sâu xa, sự thèm ăn quá mãnh liệt, trở nên một ám ảnh, đòi hỏi phải được thỏa mãn. Cô bạn Bích Khuê của Khanh sắp trở về Huế, việc đầu tiên cô dự định là… ăn :
… về tới Huế trước tiên là tau qua Gia hội ăn một bụng bánh khoái, xuống Tây thương ních bốn đĩa bánh bèo cho đã đời, buồi sáng phải ăn ba đọi cơm hến, ăn một mớ bánh nậm, ăn xong xả mới đi công chuyện. (tr. 339-340)
Bích Khuê không ăn thong thả để thưởng thức từng món ăn, cô « ăn một bụng… », « ních bốn đĩa… », « ăn ba đọi… », « ăn một mớ… », rõ là Bích Khuê háu ăn, ăn vồ vập, ăn nhanh, ăn nhiều món, ăn cho đã đời đề bù lại cái thời gian thèm khát ở Sài gòn.
Có điều đáng chú ý là những món ăn được nhắc đến trong truyện thuộc hai loại : những món ăn mà các nhân vật đang ăn và những món ăn trong trí tưởng tượng, trong ký ức của nhân vật : tôi hình dung một đĩa bánh bèo đổ bằngbột La Khê… . Một nỗi thèm thuồng có tính ám ảnh như thế ắt phải có một lý do tâm lý, và lý do tâm lý đó là tình yêu quê hương, nỗi tha thiết với cội nguồn. Món ăn Huế gắn liền với xứ Huế, Huế không chỉ là sông Hương, núi Ngự, cung điện, lăng tẩm vua chúa, Huế còn là bánh khoái, bánh nậm, cơm hến, món mít trộn, chè kê…
Người con gái Huế mang trong lòng một tình yêu Huế không bờ bến :
Bỏ Huế mà đi lòng tôi nhớ trời, nhớ khoảng thiên nhiên… Huế đẹp từ một vũng nước đọng bên đường đến lượng cả con Hương giang, từ cọng rau muống bờ hồ đến cây phượng già xanh lục. (tr. 10-11)
Và… Giọng nói đàn ông Huế nghe giữa Sài gòn cho tôi mường tượng như là ngôn ngữ của một kỷ niệm. (tr. 249)
Khi Khanh và chồng tạm dọn về ở chung với cha mẹ, Khanh mừng rỡ như tìm lại được xứ Huế :
Tôi nói lại tiếng Huế ríu ra ríu rít, mấy chị em hát hò gây gổ om sòm… Tôi ăn lại những món tôi đã từng ăn suốt hai mươi tám năm : bún bò, bánh lá chả tôm, bánh nậm, bánh khoái… Buổi sáng mẹ lại bắt lót lòng chén cháo đậu xanh… (tr.62)
Nói tóm lại, thèm những món ăn Huế là tiếc nhớ cội nguồn. Nỗi gắn bó với xứ Huế không trừu tượng, không chỉ ở trong tâm hồn, nó còn ở trong thân xác và đòi hỏi được thỏa mãn.
4/ Những dấu hiệu đầu tiên của nữ quyền
Truyện Tôi nhìn tôi trên vách tiết lộ một sự biến đổi lớn lao của người phụ nữ miền Nam. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người đàn ông với tư cách gia trưởng có những quyền hành rộng rãi. Quan niệm trọng nam khinh nữ của nền luân lý cổ truyền càng làm cho địa vị của người phụ nữ thêm yếu kém, người phụ nữ bị giam hãm trong tình trạng của một người vị thành niên, phải tùy thuộc người chồng về mọi mặt. Nhưng ở thế kỷ 20, với ảnh hưởng của văn hóa Tây phương, những thiệt thòi, những sự bất bình đẳng mà người phụ nữ là nạn nhân đã dần dà giảm bớt.
Ở Tây phương, phong trào nữ quyền đòi hỏi việc mở rộng quyền hành và vai trò của người nữ trong xã hội, đòi hỏi sự bình đẳng với nam giới, phong trào đó rất thịnh hành trong những năm 60 của thế kỷ trước. Vì xã hội miền Nam là một xã hội mở trước những trào lưu của Tây phương, cho nên việc du nhập những tư tưởng về nữ quyền vào nước ta không mấy khó khăn. Dần dần người phụ nữ Việt Nam được giải phóng, một cuộc giải phóng lặng lẽ, sâu xa.
Tuy nhiên, giữa lúc cái mới đang lấp ló, thì cái cũ vẫn còn khựng lại. Tâm trạng của nhiều người vẫn còn ở lưng chừng giữa cái cũ và cái mới. Theo quan niệm xưa, cô gái lỡ thì là một điều xấu hổ cho gia đình và cho riêng mình. Trong truyện, nhân vật Khanh không dám phản đối ý định của người chồng tương lai buộc cô phải bỏ việc làm sau ngày cưới, mặc dù cô bất bình. Cô nhượng bộ ngay từ đầu, cô nói với mẹ :
– Nếu con không bỏ nghề lỡ anh ấy không chịu cưới con thì sao ? (tr. 36)
Người con gái Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 20 vẫn còn bị ràng buộc bởi những thành kiến xưa : có chồng là một danh dự lớn trong xã hội dẫu có phải hy sinh những quyền lợi thiết yếu của đời mình. Về phía nam giới, họ vẫn bám vào uy quyền của họ đã có trong xã hội cũ. Nghiễm xem vợ như một con người thua kém mà mình có thể điều khiển, chi phối theo ý mình. Anh ta vẫn giữ đầu óc chồng chúa vợ tôi và có nhiều tự tôn mặc cảm :
Người Bắc là người khả ái nhất… bởi đó mới có câu : « Gái miền Trung thương trai xứ Bắc, trai Cửu Long mê gái sông Hồng ». (tr. 85-86)
Sau này em gặp một hoàn cảnh không may nào đó, em mới thấy tiếc nuối những năm sống bên anh. (tr. 189)
Nếu cô biết rằng cô lấy được một người chồng như tôi là nhất cho cô rồi thì cô không bao giờ nói vậy. (tr. 354)
Nghiễm tự cho mình cái vai trò giáo dục vợ :
– Anh phải tìm tòi một phương pháp để trị dạy em mới được. (tr. 162)
Và Nghiễm quan niệm người đàn bà đã có chồng không cần đẹp và phải cắt đứt mọi giao tiếp :
Luôn luôn Nghiễm bảo : Có chồng rồi không cần mang soutien ở nhà, có chồng rồi ra đường khỏi cần đánh phấn, có chồng rồi không cần duyên, không cần diện, không cần làm dáng, phải từ biệt tất cả bạn bè, đừng để ai đến thăm, đừng nói chuyện dông dài với ai hết… (tr. 360)
– Lấy anh rồi em phải bỏ nghề. Nếu em làm nghề dạy học thì phải bỏ nghề dạy học, nghề thư ký thì phải bỏ nghề thư ký, nghề kế toán… anh thủ tiêu hết. (tr. 31)
Trong khi Nghiễm tự do đi về thất thường thì anh xem nhẹ sự tự do của vợ :
– Mấy lâu nay chắc là nhiều lúc anh đi làm em bỏ nhà đi chơi nhiều lần lắm.
(…)
– Nói rồi đó, ở nhà trông con. (tr. 123)
Khanh ấm ức nhưng vì yêu chồng cô đành cam chịu. Hai cô em Trâm và Thảo thì không chấp nhận tình trạng đó. Tiếng nói của hai cô em là tiếng nói ngổ ngáo, xấc xược của công phẫn, tiếng nói của nữ quyền :
Trâm buông lời ẩu tả :
– Nếu hắn không cưới chị thì chị dọa như thế này : Anh không cưới tôi hả ? Tôi sẽ đồn đãi cùng thiên hạ là anh bất lực liệt dương.
Người mẹ nói :
– Khanh này, khi hắn nói bắt mi thôi đi làm mi có cãi lại không ?
– Con mần thinh chưa cãi cọ lại gì cả.
Trâm :
– Cái bà nhỏ này ngu không ngửi được, phải cãi lại chứ, đừng có nhịn, nhịn một lần rồi thành thói quen. (tr. 36)
Thảo rướn giọng :
– Tui mà lấy phải thằng chồng Bắc kỳ chắc là tui ly dị ngay đêm tân hôn. (tr. 86)
Thảo vì thương chị quá hiền nên lên tiếng chỉ trích :
… Tự nhiên đang làm nghề chào thuốc lại phải thôi ngay. Trước kia chị là một loại đàn bà sống động ngoài xã hội, nhanh nhẹn, liến thoắng, giờ đây bỗng biến thành một con cù lần (…) Chồng của chị là một lãnh chúa ở nhà này… (tr. 130)
Còn Trâm thì nhận xét :
Lấy chồng là một sự học tập dài suốt đời, họ chiếm cứ, họ nô lệ hóa mình bằng cách đánh du kích, du kích mỗi ngày một miếng. (tr. 215)
Những đòi hỏi nữ quyền của Trâm và Thảo còn ở trong giới hạn của ngôn từ, của lý thuyết, trong khi đối với Sương, người chị cả, nữ quyền đã được áp dụng thẳng thừng :
… Ngày nào cũng phải quát tháo cho thần kinh thằng cha yếu đi, phải hò hét luôn mồm cho chân cẳng thằng cha cuống cuồng không biết chạy ngả nào. Tau đẻ con ra, rồi nằm ngủ, vứt đó cho thằng cha với con vú lo sao thì lo… mặc kệ ! (tr. 254-255)
Nói tóm lại, trong Tôi nhìn tôi trên vách, hình ảnh của nam giới, do các nhân vật Ninh, Phi và nhất là Nghiễm đại diện, là một hình ảnh tiêu cực, gây những phản ứng của người nữ và làm nảy sinh tiếng nói của nữ quyền.
III Thân xác, nền tảng của ngôn ngữ sáng tạo
Chiến tranh ngày càng đến gần, cuộc sống trong một thành phố lớn như Sài gòn, dân cư đông đúc, xe cộ ngập đường phố, trở nên khó khăn đối với mọi người ; cái không gian còn lại là những căn nhà chật hẹp. Phải chăng trong bối cảnh đó con người sống thu mình trong thân xác như một tháp ngà cuối cùng ? Điều mới lạ là Túy Hồng có một ngôn ngữ bắt nguồn từ thân xác. Nhà triết học Pháp Maurice Merleau-Ponty, tác giả cuốn Phénoménologie de la perception (Hiện tượng luận về tri giác), cho rằng thân xác không phải là một vật thể, thân xác kết hợp với ý thức để tri giác ngoại giới. Theo ông, thân xác chuyển tải ý thức hay ngược lại ý thức chuyển tải thân xác. Ở Túy Hồng ngôn ngữ chuyển tải thân xác, điều này không đối nghịch với tư tưởng của Merleau-Ponty, vì ngôn ngử thuộc về ý thức. Có điều trong ngôn ngữ của Túy Hồng, thân xác có một trọng lượng hiển nhiên. Khanh, người phụ nữ trong truyện, hiện hữu qua thân xác của mình. Cuộc sống hằng ngày buộc chúng ta nghĩ đến thân xác, qua thân xác và trong thân xác chúng ta có những cảm giác, những ham muốn, chúng ta hành động, biểu lộ và sáng tạo. Vả chăng bất cứ hiện thực nào đến với chúng ta cũng đều dưới hình thức cụ thể của một thân xác. Do đó chúng ta sống với một thân xác có những cấu trúc, những chức năng và năng lực cho phép chúng ta đến với thế giới bên ngoài, đến với thân xác của kẻ khác. Tuy nhiên sống với thân xác của mình không phải chỉ có thể dùng chức năng, năng lực của mình để chế ngự thế giới bên ngoài, sống với thân xác còn có nghĩa bị hạn chế, phải nhìn nhận sự yếu đuối của mình. Nếu thân xác chúng ta biết thích thú món ăn ngon, sự mơn trớn, những khoái lạc, thì thân xác chúng ta cũng có thể chịu nhiều khổ hình như đói, lạnh, bệnh tật, những thương tích do những tai nạn hoặc hành động tàn bạo gây nên v.v… Vậy nếu thân xác cho chúng ta thấy sự sung sướng của cuộc đời, nó cũng tuyên bố tính hữu hạn của chúng ta và cái chết trong tương lai. Cho nên cuối cùng, ám ảnh thật sự trong Tôi nhìn tôi trên vách không phải là thức ăn mà là thân xác. Các thức ăn lan tràn trong truyện, ngoài việc gợi lên niềm luyến tiếc quê hương Huế, là sự thích thú của thân xác, sự nuôi dưỡng thân xác. Ngay trong những chi tiết kể truyện đơn giản nhất, tác giả cũng nghĩ đến thân xác. Chẳng hạn thay vì viết « Thảo nói » hay « Thảo than phiền », tác giả viết : « Thảo chu mõm » vừa linh động vừa tô đậm cá tính của nhân vật Thảo. Trong truyện, Túy Hồng không khai thác thân xác như một phương tiện của ham muốn nhục dục ; qua thân xác, Túy Hồng khẳng định sự tồn tại của người nữ.
Thân xác dễ bị tổn thương. Sau khi bị tên híp pi xúc phạm bằng những cử chỉ hỗn láo, Khanh cảm thấy thân xác mình dơ bẩn, tanh tưởi.
Thân xác cũng có thể bị bản năng thúc đẩy để gây nên bạo tàn. Khi Khanh bị vu khống, cô không ngần ngại ra tay đánh đập kẻ đã vu khống cô, ngược lại cô cũng từng bị hai gã đàn ông mà cô khước từ hành hung, trong hai trường hợp thân xác đều mang thương tích.
Thân xác có những đòi hỏi ăn ngon, đúng khẩu vị :
Tôi rên :
Thèm ăn món Huế quá ! (tr. 109)
Tôi rên là tiếng nói của thân xác.
Có khi thân xác cho Khanh một cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu, như sau khi sanh đứa con :
Sau bốn lăm ngày ăn kiêng ở cữ, băng trên nịt dưới, tôi cảm thấy tôi sạch, tôi nhẹ, tôi mát, tôi tươi, tôi dễ chịu. (tr. 376)
Cảm giác có thể mạnh mẽ, dữ dằn :
Tôi lủi thủi đi về, mặt trời chiều nóng rát quá nhìn lên tưởng đui mắt. (tr. 346)
Trăn trở, vui mừng, yêu thương, giận hờn, phẫn nộ trong truyện đều được biểu lộ bằng thân xác. Vào đầu truyện, Khanh sắp mừng sinh nhật thứ ba mươi của mình ; việc đầu tiên là cô lên gác nhìn mình trong gương. Cô thấy gì trên gương mặt ? Một chùm tóc cong, một nốt ruồi làm thành cái chấm. Phải chăng là một dấu hỏi, một câu hỏi về tương lai của cô ?
Thân xác cũng có ngôn ngữ riêng của nó :
Tôi đưa bàn tay che miệng cười khúc khích, chiếc miệng và bàn tay cười với nhau… (tr.343)
Khi nghe người chị kể chuyện bắt nạt chồng, Khanh, vốn tính hiền lành bị chồng bắt nạt, cảm thấy thích thú :
Tôi cười, cả chiếc bụng của tôi cũng rất sung sướng. (tr.255)
Nỗi sung sướng không ở trong lòng, trong tâm hồn mà ở trong « chiếc bụng ».
Thân xác của người nữ còn có một chức năng vô cùng quý giá, đó là tạo nên sự sống. Khi Khanh có thai, cô sung sướng mơn trớn bụng mình như một báu vật :
Tôi đưa tay thoa khắp miền bụng dày thật thân yêu, thật trìu mến dịu dàng mơn trớn như thể bàn tay tôi là bàn tay Nghiễm. Miền da bụng quê hương, quê hương có một tử cung với hai buồng trứng từ đó lọt lòng những đứa con. Đôi mắt ướt sũng tôi nhìn Nghiễm, bàn tay cồn cào tôi xoa bụng, tôi thương quý con cực độ dù con đang còn là máu. (tr.205-206)
Nhưng trong nỗi sung sướng có một sự chờ đợi, bàn tay nói lên sự chờ đợi những mớn trớn của người chồng, một sự chờ đợi không được thỏa mãn. Và cuối cùng nỗi sung sướng đã tạo nên một mầm sống là một nỗi sung sướng không được chia sẻ.
Sau niềm vui, có nỗi đau khổ. Khi bị chồng phản bội, cơn phẫn nộ của Khanh làm biến đổi gương mặt của cô :
Tôi nhìn tôi trong gương (…) : hai con mắt long sòng sọc to một cách kỳ lạ, hai hàm răng nghiến trèo trẹo, xương mặt bạnh ra như người tiền sử, hai má trắng bệch bạc, chót mũi đỏ ngầu (…). Tôi nhìn tôi trong gương. Sao tôi xấu thế này, xấu đoản, xấu xa xấu xí. (tr.322)
Khanh khổ đau nhưng vẫn giữ được niềm kiêu hãnh của thân xác :
Xác thịt có danh dự của xác thịt, xác thịt của tôi phản đối công phẫn, xác thịt của tôi kêu rên, chống trả. Những khúc xương của tôi bất khuất, những bắp thịt gan lì, từng tảng da căm giận, tôi quặn đau tới chín chiều gan ruột (…). Nghiễm ngoại tình có tôi chứng kiến và tôi có chứng cớ. Nghiễm làm cho tôi mất niềm tin rồi và Nghiễm cũng làm cho xác thịt của tôi mất niềm tin rồi. (tr. 335)
Do ám ảnh của thân xác, bút pháp của Túy Hồng mang dấu ấn của thân xác :
– Nói tầm bậy tầm bạ hồi nào đâu, nói trúng lỗ rốn cái phóc. Chị đẹp thì phải khen chị đẹp chứ. (tr. 170)
Bích Khuê cười hì hì bày hai cái răng chó dễ thương chi lạ. (tr. 340)
Điều lạ lùng là ý thức về thời gian hay về một nụ cười được gắn liền với thức ăn là yếu tố thuộc về thân xác :
Buổi sáng dễ dàng qua đi như người ta ăn hết nửa trái mít. (tr. 241)
Nghiễm cười nhạt như tô canh quên nêm muối. (tr. 228)
Tôi cười giòn như mẩu bánh mì nóng tôi ăn hồi sáng. (tr. 271)
Bút pháp cũng biểu lộ cảm tính của thân xác, những gì có tính cứng, nhọn, sắt, dễ gây thương tích, tức đe dọa thân xác, đều biểu tượng cho những cái không hay :
Sài gòn đanh thép như kim khí, Sài gòn cứng như đá mà gái Huế là trứng gà trứng vịt mỏng manh. (tr. 264)
– Đàn ông độc địa lắm, mi ạ… lòng họ có nhiều đá ngầm, có nhiều mõm nhọn. (tr. 341)
…đàn ông chỉ là một cái túi chứa đầy dao găm, thuốc súng, đá ngầm, mõm nhọn. (tr. 342)
Với Tôi nhìn tôi trên vách độc giả phát hiện một nhà văn hiện thực, đã vẽ lên cái xã hội của thời đại mình, đồng thời độc giả phát hiện tiếng nói của một nhà văn nữ hiện đại, phát ngôn cho một nữ giới bắt đầu ý thức về quyền lợi và địa vị của mình. Chính những thiệt thòi của nhân vật Khanh trước một người chồng độc tài, ích kỷ, chính những thất bại về tình cảm của cô có sức gây phẫn nộ và biến thành mầm mống cho sự đấu tranh của nữ quyền. Là một nhà văn hiện thực, Túy Hồng đã tìm được một ngôn ngữ cho sự sáng tạo của mình, qua thân xác của người nữ. Cuối cùng, Tôi nhìn tôi trên vách không làm liên tưởng đến người thiếu phụ Nam Xương khi xưa nhìn bóng mình trên vách để thương nhớ chồng, mà Tôi nhìn tôi trên vách gợi cái ý tôi nhìn thân xác tôi trên vách, hay như tác giả nói trong truyện : Tôi nhìn tôi trong gương, tức tôi nhìn thân xác tôi trong gương.
nguồn: Lieutruongvietvadoc
VVB chuyen