Nhân Vật
*VĨNH BIỆT NHÀ VĂN HOÀNG HẢI THỦY
Người hào hoa một thời của làng báo Miền Nam
Nhà văn Hoàng Hải Thủy, (tên thật Dương Trọng Hải) tác giả của nhiều truyện phóng tác tuyệt vời của miền Nam Việt Nam, vừa qua đời lúc 11 giờ 20 phút tối Chủ Nhật, 6.12.2020, tại bệnh viện Virginia Hospital Center, tiểu bang Virginia, hưởng thọ 87 tuổi. Vợ của ông bà Elise Đỗ Thị Thủy cũng đã qua đời năm 2018, hưởng thọ 88 tuổi.
Hoàng Hải Thủy là một trong những bút hiệu được ông dùng nhiều nhất khi in sách. Còn khi viết báo, ông sử dụng các bút hiệu khác như: Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc, Triều Đông, Người Sài Gòn...
Ông được coi là người "phóng tác" hay nhất của Sài Gòn trước 1975 với các tác phẩm: Vũ Nữ Sài Gòn, Tây Đực Tây Cái, Chiếc Hôn Tử Biệt (tái bản với tên Đêm Vĩnh Biệt), Nổ Như Tạc Đạn, Yêu Lắm Cắn Đau, Bạn và Vợ, Môi Thắm Nửa Đời, Người Vợ Mất Trí, Định Mệnh Đã An Bài, Kiều Giang (phóng tác từ tác phẩm Jane Eyre của Charlotte Bronte), Gái Trọ, Đỉnh Gió Hú (phóng tác từ Wuthering Heights), Như Chuyện Thần Tiên (Scoprion Reef), Điệp Viên 007 (Phóng tác), Thầy Nô (phóng tác từ Dr. No), Máu Đen Vàng Đỏ (phóng tác)...
Các tác phẩm của ông đã xuất bản sau 1975 là: Công Ty Rửa Tiền (The Firm), Mang Xuống Tuyền Đài (The Chamber), Báo Cáo Bồ Nông (The Pelican Brief), Tiếng Kêu Của Máu (The Red Dragon), Mùa Hạ Hai Mươi, Những Tên Biệt Kích Cầm Bút, Dữ Hơn Rắn Độc...
Ông qua đời để lại hơn 60 tác phẩm cho nhân thế.
Nhà văn Văn Quang từ Sài Gòn, khi hay tin Hoàng Hải Thủy qua đời đã gửi tin nhắn cho tôi và bày tỏ sự thương tiếc:
"Sài Gòn mấy bữa nay trời u ám, tôi nhớ về các bạn của tôi khi nhìn lên trời. Trên ấy thế hệ của tôi giờ đông lắm, nay có thêm Hoàng Hải Thủy chẳng biết bao lâu nữa sẽ đến phiên mình".
Nhà văn Hoàng Hải Thủy là người cộng tác rất sớm với tờ Chuông Sài Gòn (lúc tôi làm Chủ bút) tại Úc châu. Thời ấy ông viết cho mục "Tắm Mát Ngọn Sông Đào", và ký tên Công Tử Hà Đông.
Những bài viết tay của ông kèm theo các mảnh tin cắt từ các tờ báo của CSVN xuất bản ở Sài Gòn - đã một thời thu hút các độc giả, vì lúc ấy các tin tức từ Việt Nam còn bị kiểm soát nghiêm ngặt.
Chính vì cộng tác với các tờ báo Việt ngữ ở nước ngoài, năm 1977 ông bị giam tù hai năm. Tháng 5, năm 1984 ông lại bị bắt lần thứ nhì cũng vì tội danh cũ và bị tù 6 năm. Năm 1990 ông được thả, và đến năm 1994 ông được sang Mỹ định cư, vì trước 1975 ông làm việc cho USIS (Sở Thông Tin Mỹ tại Sài Gòn). Ông ở Virginia cho đến khi qua đời, rất êm ả, khi thời tiết của nơi này đang vào mùa lạnh.
Nhà văn Hoàng Hải Thủy là người "chế" ra rất nhiều chữ nghĩa lạ. Trong những bài viết gửi ra hải ngoại cách đây hơn 40 năm, ông đã gọi Thành phố Hồ Chí Minh là "Thành Hồ", gọi tuổi của mình là "sáu bó", và viết thư tình gửi cho vợ là "anh "vưỡn" yêu em"...
Hoàng Hải Thủy trước khi nổi danh là một người chuyên "phóng tác" các tác phẩm ngoại quốc nổi tiếng, ông lại là một cây bút viết phóng sự rất hấp dẫn trên nhật báo Sài Gòn Mới (của bà Bút Trà). Sau này ông chuyển sang viết "tạp lục", với bất cứ đề tài nào mà ông nghĩ ra. Thế nên, có số độc giả không phân biệt được sự "thật, giả", trong chữ nghĩa của ông.
Lúc ông đến Úc để cảm ơn độc giả và tòa soạn Chuông Sài Gòn, nơi đã giúp ông có những thùng quà gửi về trong giai đoạn khó khăn. Ông đã kể cho tôi nghe về lý do "bị rơi ở lại", để rồi phải nếm mùi lao tù.
Ông nói, quy định của ông Giám đốc Alan Carter (Sở USIS) là nhân viên di tản không được mang theo con trên 17 tuổi (tuổi quân dịch), khiến ông chần chừ nên không lên máy bay, và điều ấy khiến ông phải ngậm ngùi hối tiếc vì nghĩ "dịp may không đến hai lần".
Ông cũng kể lại chuyện bị bắt khi đi gửi bài cho Chuông Sài Gòn ở Úc và một tờ báo khác ở Mỹ:
Sau khi theo dõi, công an đã tịch thu mấy phong bì bài của ông gửi ra ngoại quốc. Hồi ấy chưa có email, trong nhà cũng chẳng ai dám lưu giữ máy đánh chữ, nên tất cả phải viết tay. Chứng cớ rành rành nên ông không thể chối. Ông chỉ biện hộ rằng, những bài viết của ông đều có liên quan đến các vấn đề mà báo chí xuất bản ở "Thành Hồ" đã loan tải. Nhưng họ kết án ông tội "bôi nhọ" khi diễn dịch các sự việc theo hướng chống đối Cách Mạng!
Khi bị giam 6 năm trong nhà tù Chí Hòa (vì tội bôi nhọ chế độ), người ông yêu thương nhiều nhất là bà vợ Elise Đỗ Thị Thủy (mà ông gọi trìu mến là Alice). Ông đã làm rất nhiều thơ để gửi về nhà cho vợ, trong đó có 4 câu:
Sáu năm dài dập dồn dâu bể
Đời sống ta cơ cực Thành Hồ
Anh lặng biết sao em buồn thế
Sao em gầy, sao tóc em khô!
Một trong những tác phẩm mà nhiều người biết đến ông là quyển Kiều Giang. Khi bị giam trong trại tù Phan Đăng Lưu năm 1978, ông đã làm bài thơ gửi cho con gái (Kiều Giang học tiểu học trường Thánh Tâm, Ngã Ba Ông Tạ. Học trung học tại trường Nguyễn Bá Tòng):
Người bạn tù hỏi qua song cửa
Phải anh là Hoàng Hải Thủy
Anh viết truyện Kiều Giang?
Kiều Giang...!
Ôi tên con, tên ngọc, tên vàng
Làm bố vỡ tim và hồn nức nở
Khi đặt tên con đâu ngờ có thuở
Nghe tên con giữa chốn lao tù
Những đêm dài ngục tối âm u
Bố thấy mắt con sáng bừng rực rỡ.
Bố yêu con trong từng hơi thở
Trong trái tim hồng, trong giòng máu đỏ
Kiều Giang ơi, tiếng kêu thương nhớ
Con có run da thịt đêm nay?
Bố cho con trọn máu xương này.
Trong một lá thư từ Virginia, HHT đã từng viết:
"Tôi viết tiểu thuyết từ năm 25 tuổi, có thể nói tôi suốt một đời yêu thương, gắn bó, sống chết với việc viết truyện. Với tôi, viết là hạnh phúc. Tôi đã sống để viết, viết để sống và trước năm 1975, tôi đã sống được với việc viết truyện của tôi. Trước 1975, ở Sài Gòn, Thủ đô của Quốc Gia Việt Nam Cộng hòa của tôi, trong hai mươi năm, tôi đã sống để viết và đã viết để sống. Sau 1975, tuy biết viết là tù tội, tôi vẫn viết".
Vĩnh biệt ông.
-Một người luôn tin tưởng vào những điều mình viết.
-Một người mà tôi muốn nói với chị Kiều Giang (ái nữ của nhà văn Hoàng Hải Thủy) là hãy cài lên túi áo của ông một cây bút - để ông mang nó xuống tuyền đài.
*Bài và hình của Nhà báo Nguyễn Vy Túy (Úc Châu) DD chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
*VĨNH BIỆT NHÀ VĂN HOÀNG HẢI THỦY
Người hào hoa một thời của làng báo Miền Nam
Nhà văn Hoàng Hải Thủy, (tên thật Dương Trọng Hải) tác giả của nhiều truyện phóng tác tuyệt vời của miền Nam Việt Nam, vừa qua đời lúc 11 giờ 20 phút tối Chủ Nhật, 6.12.2020, tại bệnh viện Virginia Hospital Center, tiểu bang Virginia, hưởng thọ 87 tuổi. Vợ của ông bà Elise Đỗ Thị Thủy cũng đã qua đời năm 2018, hưởng thọ 88 tuổi.
Hoàng Hải Thủy là một trong những bút hiệu được ông dùng nhiều nhất khi in sách. Còn khi viết báo, ông sử dụng các bút hiệu khác như: Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc, Triều Đông, Người Sài Gòn...
Ông được coi là người "phóng tác" hay nhất của Sài Gòn trước 1975 với các tác phẩm: Vũ Nữ Sài Gòn, Tây Đực Tây Cái, Chiếc Hôn Tử Biệt (tái bản với tên Đêm Vĩnh Biệt), Nổ Như Tạc Đạn, Yêu Lắm Cắn Đau, Bạn và Vợ, Môi Thắm Nửa Đời, Người Vợ Mất Trí, Định Mệnh Đã An Bài, Kiều Giang (phóng tác từ tác phẩm Jane Eyre của Charlotte Bronte), Gái Trọ, Đỉnh Gió Hú (phóng tác từ Wuthering Heights), Như Chuyện Thần Tiên (Scoprion Reef), Điệp Viên 007 (Phóng tác), Thầy Nô (phóng tác từ Dr. No), Máu Đen Vàng Đỏ (phóng tác)...
Các tác phẩm của ông đã xuất bản sau 1975 là: Công Ty Rửa Tiền (The Firm), Mang Xuống Tuyền Đài (The Chamber), Báo Cáo Bồ Nông (The Pelican Brief), Tiếng Kêu Của Máu (The Red Dragon), Mùa Hạ Hai Mươi, Những Tên Biệt Kích Cầm Bút, Dữ Hơn Rắn Độc...
Ông qua đời để lại hơn 60 tác phẩm cho nhân thế.
Nhà văn Văn Quang từ Sài Gòn, khi hay tin Hoàng Hải Thủy qua đời đã gửi tin nhắn cho tôi và bày tỏ sự thương tiếc:
"Sài Gòn mấy bữa nay trời u ám, tôi nhớ về các bạn của tôi khi nhìn lên trời. Trên ấy thế hệ của tôi giờ đông lắm, nay có thêm Hoàng Hải Thủy chẳng biết bao lâu nữa sẽ đến phiên mình".
Nhà văn Hoàng Hải Thủy là người cộng tác rất sớm với tờ Chuông Sài Gòn (lúc tôi làm Chủ bút) tại Úc châu. Thời ấy ông viết cho mục "Tắm Mát Ngọn Sông Đào", và ký tên Công Tử Hà Đông.
Những bài viết tay của ông kèm theo các mảnh tin cắt từ các tờ báo của CSVN xuất bản ở Sài Gòn - đã một thời thu hút các độc giả, vì lúc ấy các tin tức từ Việt Nam còn bị kiểm soát nghiêm ngặt.
Chính vì cộng tác với các tờ báo Việt ngữ ở nước ngoài, năm 1977 ông bị giam tù hai năm. Tháng 5, năm 1984 ông lại bị bắt lần thứ nhì cũng vì tội danh cũ và bị tù 6 năm. Năm 1990 ông được thả, và đến năm 1994 ông được sang Mỹ định cư, vì trước 1975 ông làm việc cho USIS (Sở Thông Tin Mỹ tại Sài Gòn). Ông ở Virginia cho đến khi qua đời, rất êm ả, khi thời tiết của nơi này đang vào mùa lạnh.
Nhà văn Hoàng Hải Thủy là người "chế" ra rất nhiều chữ nghĩa lạ. Trong những bài viết gửi ra hải ngoại cách đây hơn 40 năm, ông đã gọi Thành phố Hồ Chí Minh là "Thành Hồ", gọi tuổi của mình là "sáu bó", và viết thư tình gửi cho vợ là "anh "vưỡn" yêu em"...
Hoàng Hải Thủy trước khi nổi danh là một người chuyên "phóng tác" các tác phẩm ngoại quốc nổi tiếng, ông lại là một cây bút viết phóng sự rất hấp dẫn trên nhật báo Sài Gòn Mới (của bà Bút Trà). Sau này ông chuyển sang viết "tạp lục", với bất cứ đề tài nào mà ông nghĩ ra. Thế nên, có số độc giả không phân biệt được sự "thật, giả", trong chữ nghĩa của ông.
Lúc ông đến Úc để cảm ơn độc giả và tòa soạn Chuông Sài Gòn, nơi đã giúp ông có những thùng quà gửi về trong giai đoạn khó khăn. Ông đã kể cho tôi nghe về lý do "bị rơi ở lại", để rồi phải nếm mùi lao tù.
Ông nói, quy định của ông Giám đốc Alan Carter (Sở USIS) là nhân viên di tản không được mang theo con trên 17 tuổi (tuổi quân dịch), khiến ông chần chừ nên không lên máy bay, và điều ấy khiến ông phải ngậm ngùi hối tiếc vì nghĩ "dịp may không đến hai lần".
Ông cũng kể lại chuyện bị bắt khi đi gửi bài cho Chuông Sài Gòn ở Úc và một tờ báo khác ở Mỹ:
Sau khi theo dõi, công an đã tịch thu mấy phong bì bài của ông gửi ra ngoại quốc. Hồi ấy chưa có email, trong nhà cũng chẳng ai dám lưu giữ máy đánh chữ, nên tất cả phải viết tay. Chứng cớ rành rành nên ông không thể chối. Ông chỉ biện hộ rằng, những bài viết của ông đều có liên quan đến các vấn đề mà báo chí xuất bản ở "Thành Hồ" đã loan tải. Nhưng họ kết án ông tội "bôi nhọ" khi diễn dịch các sự việc theo hướng chống đối Cách Mạng!
Khi bị giam 6 năm trong nhà tù Chí Hòa (vì tội bôi nhọ chế độ), người ông yêu thương nhiều nhất là bà vợ Elise Đỗ Thị Thủy (mà ông gọi trìu mến là Alice). Ông đã làm rất nhiều thơ để gửi về nhà cho vợ, trong đó có 4 câu:
Sáu năm dài dập dồn dâu bể
Đời sống ta cơ cực Thành Hồ
Anh lặng biết sao em buồn thế
Sao em gầy, sao tóc em khô!
Một trong những tác phẩm mà nhiều người biết đến ông là quyển Kiều Giang. Khi bị giam trong trại tù Phan Đăng Lưu năm 1978, ông đã làm bài thơ gửi cho con gái (Kiều Giang học tiểu học trường Thánh Tâm, Ngã Ba Ông Tạ. Học trung học tại trường Nguyễn Bá Tòng):
Người bạn tù hỏi qua song cửa
Phải anh là Hoàng Hải Thủy
Anh viết truyện Kiều Giang?
Kiều Giang...!
Ôi tên con, tên ngọc, tên vàng
Làm bố vỡ tim và hồn nức nở
Khi đặt tên con đâu ngờ có thuở
Nghe tên con giữa chốn lao tù
Những đêm dài ngục tối âm u
Bố thấy mắt con sáng bừng rực rỡ.
Bố yêu con trong từng hơi thở
Trong trái tim hồng, trong giòng máu đỏ
Kiều Giang ơi, tiếng kêu thương nhớ
Con có run da thịt đêm nay?
Bố cho con trọn máu xương này.
Trong một lá thư từ Virginia, HHT đã từng viết:
"Tôi viết tiểu thuyết từ năm 25 tuổi, có thể nói tôi suốt một đời yêu thương, gắn bó, sống chết với việc viết truyện. Với tôi, viết là hạnh phúc. Tôi đã sống để viết, viết để sống và trước năm 1975, tôi đã sống được với việc viết truyện của tôi. Trước 1975, ở Sài Gòn, Thủ đô của Quốc Gia Việt Nam Cộng hòa của tôi, trong hai mươi năm, tôi đã sống để viết và đã viết để sống. Sau 1975, tuy biết viết là tù tội, tôi vẫn viết".
Vĩnh biệt ông.
-Một người luôn tin tưởng vào những điều mình viết.
-Một người mà tôi muốn nói với chị Kiều Giang (ái nữ của nhà văn Hoàng Hải Thủy) là hãy cài lên túi áo của ông một cây bút - để ông mang nó xuống tuyền đài.
*Bài và hình của Nhà báo Nguyễn Vy Túy (Úc Châu) DD chuyen