Quán Bên Đường
VỊNH CÁI LƯỠI - TRẠNG PHÉT
( HNPĐ )Thân hình chưa đủ nửa gang tay /Dẻo quẹo quanh co nhất cái này /Lúc ghét : nếu hay, đành hóa dở /Khi thương : dẫu dở, vẫn thành hay
PV: Xin tự giới thiệu được không?
Lưỡi: Tôi là cái lưỡi !
PV: Như vậy lưỡi là female?
Lưỡi: Có nghe: “ Cái cò, cái vạc, cái nông” không ? Cò, vạc, nông vừa cả giống đực lẫn cái, có thể gọi là trung tính cơ đấy!
PV: Nhưng lưỡi là một cơ quan bị lắm tai tiếng về chuyện ngồi lê đôi mách, nên có thể có khuynh hướng của phụ nhân hay không?
Lưỡi: Mới vào cuộc phỏng vấn mà như đã có ý tấn công tôi?
PV: Không dám, không dám. Ấy là nói chuyện ngay tình ấy mà. Nói xấu lưỡi khác chi tự vả vào miệng mình hay sao?
Lưỡi: Thôi được, không khách khí!
PV: Xin tíếp tục tự giới thiệu đi!
Lưỡi: vâng tôi là lưỡi, một miếng thịt có nhiều cơ bắp và vô số dây thần kinh, di động ở trong mồm. Xin có một điều minh xác mang ý nghĩa khoa học ở đây: Tôi không phải là cơ quan phát ra tiếng nói, càng không có trách nhiệm về nội dung những tiếng nói. Tôi chỉ là người điều hợp. Tôi là chủ nhân của vị giác.
PV: Thú vị, thú vị, xin nói tiếp đi.
Lưỡi: Tôi nói những thành kiến sai lầm về tôi cái đã: Có một ông vua, vua thì về tứ khoái, không thiếu cái chi, “ Hành toàn sở dục”, có nghĩa là làm toàn những điều mình thích
PV: Giống như nhân vật: Nhậm Ngã Hành của cụ Kim Dung?
Lưỡi: Đúng vậy, đúng vậy, ông ta, thích cái gì làm cái ấy. Chỉ nói về khoản thứ nhất: Ôi thôi, tiểu yến đại yến cứ thừa mứa, sơn hào hải vị cứ. . ." vô tư". Thói đời, cái gì thừa tất chán, nên tên ngự thiện bị kêu lên:
- Ta đã chán ăn lắm rồi, ta cho nhà ngươi hai ngày, hai ngày này, nếu ta không thỏa mãn. Ta sẽ chém đầu nhà ngươi.
Ngày thứ nhất, ngự thiện dâng vua món: Lưỡi tiềm bát bửu. Vua khen ngon, lạ miệng.
Ngày thứ hai, ngự thiện lại dâng vua món: Lưỡi hấp chao. Vua lại khen ngon. Nhưng hỏi: " Tại sao ngon cả hai lần đều dâng một món."
Ngư thiện triết lý vặt:
- Ngon hay không, cũng là cái lưỡi, nói tốt, cũng là nó, nói xấu cũng y thị!
Nhà vua khen phải.
PV: Các hạ đúng là người của dân gian nên biết nhiều chuyện thuộc loại “ Quốc văn giáo khoa thư”!
Lưỡi: Ấy, đằng ấy khen hay chê vậy? Tôi sẽ kể cho bạn nghe thêm một chuyện dân gian nữa, rồi để chứng tỏ tôi cũng có chút chữ nghĩa, xin sẽ kể một câu chuyện Tầu có liên quan đến tôi.
Có một người cỡi ngựa, đến một làng kia, không biết hắn có ăn thịt chó hay không, lại không biết gã có thù oán gì với loài khuyển này hay không, nhưng có một con chó cứ đuổi theo người ngựa mà cắn. Người này tức quá, nhưng vốn là một tay thâm hiểm, nên chỉ cười nhạt mà rằng:
- Được rồi, ta sẽ có cách làm cho mày chết!
Nói xong, gã vừa phi ngựa, vừa la lên:
- Chó dại, chó dại!
Dân làng cầm gậy gộc ra đập cho con chó chết tốt.
Thế đấy, miệng lưỡi thế gian như rắn độc là thế đấy.
PV; Lại đúng trong Quốc văn giáo khoa thư rồi! Hèn chi?
Lưỡi: Ta cũng nói rõ thêm thân thế của ta cho nhà ngươi biết luôn: Ta tên là Lưỡi. Mẹ của ta là cái miệng. Người ta nói là khẩu. Đã là khẩu thì có khẩu nghiệp. Người có ăn chay, niệm phật nhưng khẩu nghiệp như rắn như rết thì cũng vất đi tất. Trở lại tên ta là Lưỡi. Chữ Hán có âm là Thiệt, có chữ Thiên là hàng ngàn ở trên. Chữ Khẩu là cái miệng ở dưới. Chữ thiệt là hàng ngàn cái miệng. Đấy chữ nho thâm thúy như vậy đấy.
PV: Còn chuyện gì các hạ nói có mang tính sưu khảo?
Lưỡi: Đây này: Thời vua Ngụy Huệ Vương, có một ông tên là Quỷ Cốc tiên sinh, dạy được hai học trò, một tên Tô Tần, một tên Trương Nghi, cả hai đều thích du thuyết, Tô Tần xuống núi trước, làm quan trước. Còn Trương Nghi xuống núi sau, nhà lại nghèo, vào làm môn hạ cho Tướng Quốc nước Sở là Sở Chiêu Dương. Chiêu Dương sau khi đánh bại được quân của nước Ngụy, được nhà vua ban tặng cho viên ngọc Biện Hòa. Trong buổi yến tiệc, Chiêu Dương muốn “ show-up” sự hiển vinh của mình, bèn mang viên ngọc ra khoe, các quan chuyền tay nhau, cuối cùng lọt vào túi một kẻ nào đó. Trong bữa tiệc ấy, Trương Nghi là người nghèo nhất, nghèo thì phải nhục, nên Nghi bị cho là người cuỗm viên ngọc, bị tra tấn thừa sống thiếu chết. Rồi bị vất ra bãi tha ma.
Vợ mang về, khuyên can Nghi như thế này:
- Tử kim thụ nhục, ông hôm nay bị làm nhục, tất cả là do ông độc thư du thuyết mà ra cả. sao không biết an cư nông vụ?
Trương Nghi bèn lè lưỡi ra mà hỏi:
- Ngô thiệt thượng tại hồ ( Cái lưỡi của ta còn không?)
Vợ cười:
- Thượng tại ( Hãy còn! )
Trương Nghi bèn nói:
- Thiệt tại, tiện thị bổn tiền, không lo sau này nghèo khó ( * )
PV: ( Vỗ tay) Trí tuệ! Thật là trí tuệ, nhưng sau đó sự nghiệp của Trương Nghi, ngôn có như hành hay không?
lưỡi: Vô cùng sáng lạng, thế mới biết trên thế gian. Ta, cái Lưỡi mới là cái cần câu cơm. Ta mới là bà mai cho nam nữ đến với nhau. Không có ta, ai nói lên nhưng câu danh ngôn để đời. Ai nói lên những câu tỏ tình làm run bắn lòng người. Ai nói lên những lời không thực nhưng ai ai cũng thích nghe, ai ai cũng xiêu lòng?
PV: Chả trách, người ta bảo cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, là như vậy.
Lưỡi: Nhà ngươi có biết cái lưỡi gà dùng cho cây viết bao giờ chưa. Nó là anh em cùng cha khác mẹ với ta, gọi nó là cái lưỡi cũng được. gọi nó là cây viết cũng được. Nó còn là một vật mỏng đặt trong cái trong kèn sáo, khi rung lên thì phát ra âm thanh. . .
Mới ngày hôm trước. Gọi những ngươi trốn ra nước ngoài là bọn phản động. Bọn quay lưng lại với quê hương xứ xở. Ngày hôm sau, cũng bọn văn nô Cộng sản gọi họ là Việt kiều yêu nước.
PV: Còn một việc rất tế nhị nữa, xin hỏi các hạ. Nếu như các hạ bảo rằng, các hạ là chủ hôn cho những cuộc tình. Ta có nghe râm ran, trong chuyện phòng tung bí kíp. Các hạ cũng đóng một vai quan trọng gì gì phải không?
Lưỡi ( Không lộ vẻ mắc cỡ) : Chính thị, ta làm việc ấy cũng vì hạnh phúc con người mà ra. Đây là thành tích.
PV: Ngoài bà lưỡi gà ra các hạ còn có thân nhân nào khác?
Lưỡi: Dòng họ tôi nhiều lắm chớ, có lưỡi lê, lưỡi liềm, lưỡi kiếm, lưỡi dao, lưỡi câu, lưỡi cày, lưỡi cuốc!
PV: Có thể cho biết tí về “ Lý lịch trích ngang” của họ chăng?
LƯỠI: Này nhé:
- Lưỡi lê: Ai đã đi lính đều biết lưỡi lê là vật dùng để làm gì, trừ loại lính cậu, lính kiểng và loại lính chuyên đánh võ mồm. Lưỡi lê dùng khi địch quân đến quá gần, để cận chiến. Vũ Hoàng Chương có câu thơ để đời, mà cho đến bây giờ, cũng còn làm nhức nhối lòng. . .Việt Cộng:
Có một ngày trở lại Cố đô.
Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ.
- Lưỡi kiếm: Một trong những vũ khí thời xưa. Nhà Ngô thời cận Đông Chu, Hạp Lư có Ngư Trường, sau đó có Can Tương, Mặc Gia. Phù Sai có Chúc Lâu. Kim Dung có Ỷ Thiên Kiếm, nhưng phàm kiếm sắc giống như mỹ nhân vì đều là “ bất tường chi vật” nhưng lại là kẻ thù truyền kiếp với nhau. Mỹ nhân có thể làm mềm làm cùn, làm gãy kiếm như chơi:
Ta tráng sĩ hề, lòng không mềm bằng kiếm.
Ta anh hùng hề, sự nghiệp không bằng đôi mắt Trương Quỳnh Như!
- Lưỡi liềm: Trong các thứ lưỡi, hình ảnh lưỡi liềm đã phải lòng thi ca hơn hết. Hình ảnh mảnh trăng non gác ngọn cành tre cười cợt, âu yếm những mảnh tình quê, đã làm xao xuyến biết bao nhiêu trái tim. . .
Nhưng nếu lưỡi liềm gắn với ca dao, tạo nên bao giọt nước mắt. Thì lưỡi liềm của lao động chân tay, của cái nghề vất vả. đã tạo nên bao nhiêu mồ hôi của những người một thời không có điều kiện cắp sách đến trường và không biết bao nhiêu cậu mợ khác đang sống trong lầu son gác tía nơi cung đình Cộng sản, cũng chỉ vì nhờ được cái lưỡi.
Còn nữa, hình ảnh ghê rợn của cái búa và cái liềm trên lá cờ Đảng, phần phật gió tanh mưa máu dân lành, vẫn đang còn gieo rắc biết bao nhiêu tang thương và đổ nát. . .
Cái Lưỡi này kinh khiếp lắm, tráo trở lắm gọi là...Lưỡi Vẹm !
Đồ Ngu
( HNPĐ )
* Trang 643 Đông chu, hồi 94
* Cảm hứng từ bài "Phỏng Vấn Cái Lưỡi" của Đồ Ngu
Thân hình chưa đủ nửa gang tay
Dẻo quẹo quanh co nhất cái này
Lúc ghét : nếu hay, đành hóa dở
Khi thương : dẫu dở, vẫn thành hay
Đã từng chửi loạn bao năm trước
Rồi lại khen bừa mấy bữa nay
Bởi chẳng có xương thường lắt léo
Nhân gian nhiễu sự cũng do mày !
Trạng Phét ( HNPĐ )
10-4-2015
PV: Xin tự giới thiệu được không?
Lưỡi: Tôi là cái lưỡi !
PV: Như vậy lưỡi là female?
Lưỡi: Có nghe: “ Cái cò, cái vạc, cái nông” không ? Cò, vạc, nông vừa cả giống đực lẫn cái, có thể gọi là trung tính cơ đấy!
PV: Nhưng lưỡi là một cơ quan bị lắm tai tiếng về chuyện ngồi lê đôi mách, nên có thể có khuynh hướng của phụ nhân hay không?
Lưỡi: Mới vào cuộc phỏng vấn mà như đã có ý tấn công tôi?
PV: Không dám, không dám. Ấy là nói chuyện ngay tình ấy mà. Nói xấu lưỡi khác chi tự vả vào miệng mình hay sao?
Lưỡi: Thôi được, không khách khí!
PV: Xin tíếp tục tự giới thiệu đi!
Lưỡi: vâng tôi là lưỡi, một miếng thịt có nhiều cơ bắp và vô số dây thần kinh, di động ở trong mồm. Xin có một điều minh xác mang ý nghĩa khoa học ở đây: Tôi không phải là cơ quan phát ra tiếng nói, càng không có trách nhiệm về nội dung những tiếng nói. Tôi chỉ là người điều hợp. Tôi là chủ nhân của vị giác.
PV: Thú vị, thú vị, xin nói tiếp đi.
Lưỡi: Tôi nói những thành kiến sai lầm về tôi cái đã: Có một ông vua, vua thì về tứ khoái, không thiếu cái chi, “ Hành toàn sở dục”, có nghĩa là làm toàn những điều mình thích
PV: Giống như nhân vật: Nhậm Ngã Hành của cụ Kim Dung?
Lưỡi: Đúng vậy, đúng vậy, ông ta, thích cái gì làm cái ấy. Chỉ nói về khoản thứ nhất: Ôi thôi, tiểu yến đại yến cứ thừa mứa, sơn hào hải vị cứ. . ." vô tư". Thói đời, cái gì thừa tất chán, nên tên ngự thiện bị kêu lên:
- Ta đã chán ăn lắm rồi, ta cho nhà ngươi hai ngày, hai ngày này, nếu ta không thỏa mãn. Ta sẽ chém đầu nhà ngươi.
Ngày thứ nhất, ngự thiện dâng vua món: Lưỡi tiềm bát bửu. Vua khen ngon, lạ miệng.
Ngày thứ hai, ngự thiện lại dâng vua món: Lưỡi hấp chao. Vua lại khen ngon. Nhưng hỏi: " Tại sao ngon cả hai lần đều dâng một món."
Ngư thiện triết lý vặt:
- Ngon hay không, cũng là cái lưỡi, nói tốt, cũng là nó, nói xấu cũng y thị!
Nhà vua khen phải.
PV: Các hạ đúng là người của dân gian nên biết nhiều chuyện thuộc loại “ Quốc văn giáo khoa thư”!
Lưỡi: Ấy, đằng ấy khen hay chê vậy? Tôi sẽ kể cho bạn nghe thêm một chuyện dân gian nữa, rồi để chứng tỏ tôi cũng có chút chữ nghĩa, xin sẽ kể một câu chuyện Tầu có liên quan đến tôi.
Có một người cỡi ngựa, đến một làng kia, không biết hắn có ăn thịt chó hay không, lại không biết gã có thù oán gì với loài khuyển này hay không, nhưng có một con chó cứ đuổi theo người ngựa mà cắn. Người này tức quá, nhưng vốn là một tay thâm hiểm, nên chỉ cười nhạt mà rằng:
- Được rồi, ta sẽ có cách làm cho mày chết!
Nói xong, gã vừa phi ngựa, vừa la lên:
- Chó dại, chó dại!
Dân làng cầm gậy gộc ra đập cho con chó chết tốt.
Thế đấy, miệng lưỡi thế gian như rắn độc là thế đấy.
PV; Lại đúng trong Quốc văn giáo khoa thư rồi! Hèn chi?
Lưỡi: Ta cũng nói rõ thêm thân thế của ta cho nhà ngươi biết luôn: Ta tên là Lưỡi. Mẹ của ta là cái miệng. Người ta nói là khẩu. Đã là khẩu thì có khẩu nghiệp. Người có ăn chay, niệm phật nhưng khẩu nghiệp như rắn như rết thì cũng vất đi tất. Trở lại tên ta là Lưỡi. Chữ Hán có âm là Thiệt, có chữ Thiên là hàng ngàn ở trên. Chữ Khẩu là cái miệng ở dưới. Chữ thiệt là hàng ngàn cái miệng. Đấy chữ nho thâm thúy như vậy đấy.
PV: Còn chuyện gì các hạ nói có mang tính sưu khảo?
Lưỡi: Đây này: Thời vua Ngụy Huệ Vương, có một ông tên là Quỷ Cốc tiên sinh, dạy được hai học trò, một tên Tô Tần, một tên Trương Nghi, cả hai đều thích du thuyết, Tô Tần xuống núi trước, làm quan trước. Còn Trương Nghi xuống núi sau, nhà lại nghèo, vào làm môn hạ cho Tướng Quốc nước Sở là Sở Chiêu Dương. Chiêu Dương sau khi đánh bại được quân của nước Ngụy, được nhà vua ban tặng cho viên ngọc Biện Hòa. Trong buổi yến tiệc, Chiêu Dương muốn “ show-up” sự hiển vinh của mình, bèn mang viên ngọc ra khoe, các quan chuyền tay nhau, cuối cùng lọt vào túi một kẻ nào đó. Trong bữa tiệc ấy, Trương Nghi là người nghèo nhất, nghèo thì phải nhục, nên Nghi bị cho là người cuỗm viên ngọc, bị tra tấn thừa sống thiếu chết. Rồi bị vất ra bãi tha ma.
Vợ mang về, khuyên can Nghi như thế này:
- Tử kim thụ nhục, ông hôm nay bị làm nhục, tất cả là do ông độc thư du thuyết mà ra cả. sao không biết an cư nông vụ?
Trương Nghi bèn lè lưỡi ra mà hỏi:
- Ngô thiệt thượng tại hồ ( Cái lưỡi của ta còn không?)
Vợ cười:
- Thượng tại ( Hãy còn! )
Trương Nghi bèn nói:
- Thiệt tại, tiện thị bổn tiền, không lo sau này nghèo khó ( * )
PV: ( Vỗ tay) Trí tuệ! Thật là trí tuệ, nhưng sau đó sự nghiệp của Trương Nghi, ngôn có như hành hay không?
lưỡi: Vô cùng sáng lạng, thế mới biết trên thế gian. Ta, cái Lưỡi mới là cái cần câu cơm. Ta mới là bà mai cho nam nữ đến với nhau. Không có ta, ai nói lên nhưng câu danh ngôn để đời. Ai nói lên những câu tỏ tình làm run bắn lòng người. Ai nói lên những lời không thực nhưng ai ai cũng thích nghe, ai ai cũng xiêu lòng?
PV: Chả trách, người ta bảo cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, là như vậy.
Lưỡi: Nhà ngươi có biết cái lưỡi gà dùng cho cây viết bao giờ chưa. Nó là anh em cùng cha khác mẹ với ta, gọi nó là cái lưỡi cũng được. gọi nó là cây viết cũng được. Nó còn là một vật mỏng đặt trong cái trong kèn sáo, khi rung lên thì phát ra âm thanh. . .
Mới ngày hôm trước. Gọi những ngươi trốn ra nước ngoài là bọn phản động. Bọn quay lưng lại với quê hương xứ xở. Ngày hôm sau, cũng bọn văn nô Cộng sản gọi họ là Việt kiều yêu nước.
PV: Còn một việc rất tế nhị nữa, xin hỏi các hạ. Nếu như các hạ bảo rằng, các hạ là chủ hôn cho những cuộc tình. Ta có nghe râm ran, trong chuyện phòng tung bí kíp. Các hạ cũng đóng một vai quan trọng gì gì phải không?
Lưỡi ( Không lộ vẻ mắc cỡ) : Chính thị, ta làm việc ấy cũng vì hạnh phúc con người mà ra. Đây là thành tích.
PV: Ngoài bà lưỡi gà ra các hạ còn có thân nhân nào khác?
Lưỡi: Dòng họ tôi nhiều lắm chớ, có lưỡi lê, lưỡi liềm, lưỡi kiếm, lưỡi dao, lưỡi câu, lưỡi cày, lưỡi cuốc!
PV: Có thể cho biết tí về “ Lý lịch trích ngang” của họ chăng?
LƯỠI: Này nhé:
- Lưỡi lê: Ai đã đi lính đều biết lưỡi lê là vật dùng để làm gì, trừ loại lính cậu, lính kiểng và loại lính chuyên đánh võ mồm. Lưỡi lê dùng khi địch quân đến quá gần, để cận chiến. Vũ Hoàng Chương có câu thơ để đời, mà cho đến bây giờ, cũng còn làm nhức nhối lòng. . .Việt Cộng:
Có một ngày trở lại Cố đô.
Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ.
- Lưỡi kiếm: Một trong những vũ khí thời xưa. Nhà Ngô thời cận Đông Chu, Hạp Lư có Ngư Trường, sau đó có Can Tương, Mặc Gia. Phù Sai có Chúc Lâu. Kim Dung có Ỷ Thiên Kiếm, nhưng phàm kiếm sắc giống như mỹ nhân vì đều là “ bất tường chi vật” nhưng lại là kẻ thù truyền kiếp với nhau. Mỹ nhân có thể làm mềm làm cùn, làm gãy kiếm như chơi:
Ta tráng sĩ hề, lòng không mềm bằng kiếm.
Ta anh hùng hề, sự nghiệp không bằng đôi mắt Trương Quỳnh Như!
- Lưỡi liềm: Trong các thứ lưỡi, hình ảnh lưỡi liềm đã phải lòng thi ca hơn hết. Hình ảnh mảnh trăng non gác ngọn cành tre cười cợt, âu yếm những mảnh tình quê, đã làm xao xuyến biết bao nhiêu trái tim. . .
Nhưng nếu lưỡi liềm gắn với ca dao, tạo nên bao giọt nước mắt. Thì lưỡi liềm của lao động chân tay, của cái nghề vất vả. đã tạo nên bao nhiêu mồ hôi của những người một thời không có điều kiện cắp sách đến trường và không biết bao nhiêu cậu mợ khác đang sống trong lầu son gác tía nơi cung đình Cộng sản, cũng chỉ vì nhờ được cái lưỡi.
Còn nữa, hình ảnh ghê rợn của cái búa và cái liềm trên lá cờ Đảng, phần phật gió tanh mưa máu dân lành, vẫn đang còn gieo rắc biết bao nhiêu tang thương và đổ nát. . .
Cái Lưỡi này kinh khiếp lắm, tráo trở lắm gọi là...Lưỡi Vẹm !
Đồ Ngu
( HNPĐ )
* Trang 643 Đông chu, hồi 94
VỊNH CÁI LƯỠI - TRẠNG PHÉT
( HNPĐ )Thân hình chưa đủ nửa gang tay /Dẻo quẹo quanh co nhất cái này /Lúc ghét : nếu hay, đành hóa dở /Khi thương : dẫu dở, vẫn thành hay
* Cảm hứng từ bài "Phỏng Vấn Cái Lưỡi" của Đồ Ngu
Thân hình chưa đủ nửa gang tay
Dẻo quẹo quanh co nhất cái này
Lúc ghét : nếu hay, đành hóa dở
Khi thương : dẫu dở, vẫn thành hay
Đã từng chửi loạn bao năm trước
Rồi lại khen bừa mấy bữa nay
Bởi chẳng có xương thường lắt léo
Nhân gian nhiễu sự cũng do mày !
Trạng Phét ( HNPĐ )
10-4-2015
PV: Xin tự giới thiệu được không?
Lưỡi: Tôi là cái lưỡi !
PV: Như vậy lưỡi là female?
Lưỡi: Có nghe: “ Cái cò, cái vạc, cái nông” không ? Cò, vạc, nông vừa cả giống đực lẫn cái, có thể gọi là trung tính cơ đấy!
PV: Nhưng lưỡi là một cơ quan bị lắm tai tiếng về chuyện ngồi lê đôi mách, nên có thể có khuynh hướng của phụ nhân hay không?
Lưỡi: Mới vào cuộc phỏng vấn mà như đã có ý tấn công tôi?
PV: Không dám, không dám. Ấy là nói chuyện ngay tình ấy mà. Nói xấu lưỡi khác chi tự vả vào miệng mình hay sao?
Lưỡi: Thôi được, không khách khí!
PV: Xin tíếp tục tự giới thiệu đi!
Lưỡi: vâng tôi là lưỡi, một miếng thịt có nhiều cơ bắp và vô số dây thần kinh, di động ở trong mồm. Xin có một điều minh xác mang ý nghĩa khoa học ở đây: Tôi không phải là cơ quan phát ra tiếng nói, càng không có trách nhiệm về nội dung những tiếng nói. Tôi chỉ là người điều hợp. Tôi là chủ nhân của vị giác.
PV: Thú vị, thú vị, xin nói tiếp đi.
Lưỡi: Tôi nói những thành kiến sai lầm về tôi cái đã: Có một ông vua, vua thì về tứ khoái, không thiếu cái chi, “ Hành toàn sở dục”, có nghĩa là làm toàn những điều mình thích
PV: Giống như nhân vật: Nhậm Ngã Hành của cụ Kim Dung?
Lưỡi: Đúng vậy, đúng vậy, ông ta, thích cái gì làm cái ấy. Chỉ nói về khoản thứ nhất: Ôi thôi, tiểu yến đại yến cứ thừa mứa, sơn hào hải vị cứ. . ." vô tư". Thói đời, cái gì thừa tất chán, nên tên ngự thiện bị kêu lên:
- Ta đã chán ăn lắm rồi, ta cho nhà ngươi hai ngày, hai ngày này, nếu ta không thỏa mãn. Ta sẽ chém đầu nhà ngươi.
Ngày thứ nhất, ngự thiện dâng vua món: Lưỡi tiềm bát bửu. Vua khen ngon, lạ miệng.
Ngày thứ hai, ngự thiện lại dâng vua món: Lưỡi hấp chao. Vua lại khen ngon. Nhưng hỏi: " Tại sao ngon cả hai lần đều dâng một món."
Ngư thiện triết lý vặt:
- Ngon hay không, cũng là cái lưỡi, nói tốt, cũng là nó, nói xấu cũng y thị!
Nhà vua khen phải.
PV: Các hạ đúng là người của dân gian nên biết nhiều chuyện thuộc loại “ Quốc văn giáo khoa thư”!
Lưỡi: Ấy, đằng ấy khen hay chê vậy? Tôi sẽ kể cho bạn nghe thêm một chuyện dân gian nữa, rồi để chứng tỏ tôi cũng có chút chữ nghĩa, xin sẽ kể một câu chuyện Tầu có liên quan đến tôi.
Có một người cỡi ngựa, đến một làng kia, không biết hắn có ăn thịt chó hay không, lại không biết gã có thù oán gì với loài khuyển này hay không, nhưng có một con chó cứ đuổi theo người ngựa mà cắn. Người này tức quá, nhưng vốn là một tay thâm hiểm, nên chỉ cười nhạt mà rằng:
- Được rồi, ta sẽ có cách làm cho mày chết!
Nói xong, gã vừa phi ngựa, vừa la lên:
- Chó dại, chó dại!
Dân làng cầm gậy gộc ra đập cho con chó chết tốt.
Thế đấy, miệng lưỡi thế gian như rắn độc là thế đấy.
PV; Lại đúng trong Quốc văn giáo khoa thư rồi! Hèn chi?
Lưỡi: Ta cũng nói rõ thêm thân thế của ta cho nhà ngươi biết luôn: Ta tên là Lưỡi. Mẹ của ta là cái miệng. Người ta nói là khẩu. Đã là khẩu thì có khẩu nghiệp. Người có ăn chay, niệm phật nhưng khẩu nghiệp như rắn như rết thì cũng vất đi tất. Trở lại tên ta là Lưỡi. Chữ Hán có âm là Thiệt, có chữ Thiên là hàng ngàn ở trên. Chữ Khẩu là cái miệng ở dưới. Chữ thiệt là hàng ngàn cái miệng. Đấy chữ nho thâm thúy như vậy đấy.
PV: Còn chuyện gì các hạ nói có mang tính sưu khảo?
Lưỡi: Đây này: Thời vua Ngụy Huệ Vương, có một ông tên là Quỷ Cốc tiên sinh, dạy được hai học trò, một tên Tô Tần, một tên Trương Nghi, cả hai đều thích du thuyết, Tô Tần xuống núi trước, làm quan trước. Còn Trương Nghi xuống núi sau, nhà lại nghèo, vào làm môn hạ cho Tướng Quốc nước Sở là Sở Chiêu Dương. Chiêu Dương sau khi đánh bại được quân của nước Ngụy, được nhà vua ban tặng cho viên ngọc Biện Hòa. Trong buổi yến tiệc, Chiêu Dương muốn “ show-up” sự hiển vinh của mình, bèn mang viên ngọc ra khoe, các quan chuyền tay nhau, cuối cùng lọt vào túi một kẻ nào đó. Trong bữa tiệc ấy, Trương Nghi là người nghèo nhất, nghèo thì phải nhục, nên Nghi bị cho là người cuỗm viên ngọc, bị tra tấn thừa sống thiếu chết. Rồi bị vất ra bãi tha ma.
Vợ mang về, khuyên can Nghi như thế này:
- Tử kim thụ nhục, ông hôm nay bị làm nhục, tất cả là do ông độc thư du thuyết mà ra cả. sao không biết an cư nông vụ?
Trương Nghi bèn lè lưỡi ra mà hỏi:
- Ngô thiệt thượng tại hồ ( Cái lưỡi của ta còn không?)
Vợ cười:
- Thượng tại ( Hãy còn! )
Trương Nghi bèn nói:
- Thiệt tại, tiện thị bổn tiền, không lo sau này nghèo khó ( * )
PV: ( Vỗ tay) Trí tuệ! Thật là trí tuệ, nhưng sau đó sự nghiệp của Trương Nghi, ngôn có như hành hay không?
lưỡi: Vô cùng sáng lạng, thế mới biết trên thế gian. Ta, cái Lưỡi mới là cái cần câu cơm. Ta mới là bà mai cho nam nữ đến với nhau. Không có ta, ai nói lên nhưng câu danh ngôn để đời. Ai nói lên những câu tỏ tình làm run bắn lòng người. Ai nói lên những lời không thực nhưng ai ai cũng thích nghe, ai ai cũng xiêu lòng?
PV: Chả trách, người ta bảo cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, là như vậy.
Lưỡi: Nhà ngươi có biết cái lưỡi gà dùng cho cây viết bao giờ chưa. Nó là anh em cùng cha khác mẹ với ta, gọi nó là cái lưỡi cũng được. gọi nó là cây viết cũng được. Nó còn là một vật mỏng đặt trong cái trong kèn sáo, khi rung lên thì phát ra âm thanh. . .
Mới ngày hôm trước. Gọi những ngươi trốn ra nước ngoài là bọn phản động. Bọn quay lưng lại với quê hương xứ xở. Ngày hôm sau, cũng bọn văn nô Cộng sản gọi họ là Việt kiều yêu nước.
PV: Còn một việc rất tế nhị nữa, xin hỏi các hạ. Nếu như các hạ bảo rằng, các hạ là chủ hôn cho những cuộc tình. Ta có nghe râm ran, trong chuyện phòng tung bí kíp. Các hạ cũng đóng một vai quan trọng gì gì phải không?
Lưỡi ( Không lộ vẻ mắc cỡ) : Chính thị, ta làm việc ấy cũng vì hạnh phúc con người mà ra. Đây là thành tích.
PV: Ngoài bà lưỡi gà ra các hạ còn có thân nhân nào khác?
Lưỡi: Dòng họ tôi nhiều lắm chớ, có lưỡi lê, lưỡi liềm, lưỡi kiếm, lưỡi dao, lưỡi câu, lưỡi cày, lưỡi cuốc!
PV: Có thể cho biết tí về “ Lý lịch trích ngang” của họ chăng?
LƯỠI: Này nhé:
- Lưỡi lê: Ai đã đi lính đều biết lưỡi lê là vật dùng để làm gì, trừ loại lính cậu, lính kiểng và loại lính chuyên đánh võ mồm. Lưỡi lê dùng khi địch quân đến quá gần, để cận chiến. Vũ Hoàng Chương có câu thơ để đời, mà cho đến bây giờ, cũng còn làm nhức nhối lòng. . .Việt Cộng:
Có một ngày trở lại Cố đô.
Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ.
- Lưỡi kiếm: Một trong những vũ khí thời xưa. Nhà Ngô thời cận Đông Chu, Hạp Lư có Ngư Trường, sau đó có Can Tương, Mặc Gia. Phù Sai có Chúc Lâu. Kim Dung có Ỷ Thiên Kiếm, nhưng phàm kiếm sắc giống như mỹ nhân vì đều là “ bất tường chi vật” nhưng lại là kẻ thù truyền kiếp với nhau. Mỹ nhân có thể làm mềm làm cùn, làm gãy kiếm như chơi:
Ta tráng sĩ hề, lòng không mềm bằng kiếm.
Ta anh hùng hề, sự nghiệp không bằng đôi mắt Trương Quỳnh Như!
- Lưỡi liềm: Trong các thứ lưỡi, hình ảnh lưỡi liềm đã phải lòng thi ca hơn hết. Hình ảnh mảnh trăng non gác ngọn cành tre cười cợt, âu yếm những mảnh tình quê, đã làm xao xuyến biết bao nhiêu trái tim. . .
Nhưng nếu lưỡi liềm gắn với ca dao, tạo nên bao giọt nước mắt. Thì lưỡi liềm của lao động chân tay, của cái nghề vất vả. đã tạo nên bao nhiêu mồ hôi của những người một thời không có điều kiện cắp sách đến trường và không biết bao nhiêu cậu mợ khác đang sống trong lầu son gác tía nơi cung đình Cộng sản, cũng chỉ vì nhờ được cái lưỡi.
Còn nữa, hình ảnh ghê rợn của cái búa và cái liềm trên lá cờ Đảng, phần phật gió tanh mưa máu dân lành, vẫn đang còn gieo rắc biết bao nhiêu tang thương và đổ nát. . .
Cái Lưỡi này kinh khiếp lắm, tráo trở lắm gọi là...Lưỡi Vẹm !
Đồ Ngu
( HNPĐ )
* Trang 643 Đông chu, hồi 94