Di Sản Hồ Chí Minh
VN đứng 131/167 trong Chỉ số Dân chủ 2016 của Economist ( Di Sản Hồ Chí Minh chứ còn cái gì nữa? )
2-3-2017
Việt Nam đứng thứ 131/167 bảng Chỉ số Dân chủ 2016 của EIU (Economist Intelligence Unit), tổ chức dự báo và tư vấn có uy tín của Anh.
EIU thuộc nhóm The Economist Group, nhà xuất bản tạp chí The Economist.
Đây bảng xếp hạng mức độ dân chủ của 165 quốc gia và hai vùng lãnh thổ được EIU thực hiện hàng năm với đánh giá gần như toàn bộ dân số và đại đa số các quốc gia trên thế giới.
Bảng xếp hạng chia các quốc gia thành bốn loại:
- Thực sự dân chủ: 19 nước
- Dân chủ chưa hoàn hảo: 57 nước
- Dân chủ lai tạp (đang chuyển đổi): 40 nước
- Chế độ chuyên chế, độc tài: 51 nước
Và Việt Nam (đứng thứ 131), Trung Quốc (136), Lào (151) và Bắc Hàn (167 – cuối bảng) là nằm trong nhóm Chế độ chuyên chế độc tài. So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng.
Nhóm nghiên cứu EIU, nhóm thực hiện bảng Chỉ số Dân chủ, gọi năm 2016 là “năm suy thoái dân chủ toàn cầu và với Hoa Kỳ là phá hủy dân chủ”.
Các yếu tố và tiêu chuẩn đánh giá, xếp hạng của EIU
Chỉ số Dân chủ được EIU thực hiện theo đánh giá gồm 5 yếu tố, với thang điểm 10 (tối đa), bao gồm:
I. quy trình bầu cử và đa nguyên;
II. các quyền tự do của công dân;
III. hoạt động của nhà nước;
IV. sự tham gia chính trị; và
V. văn hóa chính trị
và chỉ số dân chủ của mỗi quốc gia được tính trung bình từ 5 yếu tố này.
So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng, và Việt Nam và một trong ba nước duy nhất trong số này (cùng với Trung Quốc và Bắc Hàn) có yếu tố Quy trình bầu cử và đa nguyên đạt 0 điểm.
Việt Nam cũng là một trong số 5 nước (cùng với Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn và Afghanistan) có chế độ chuyên chế độc tài tại vùng Châu Á-Úc, vùng bị đánh giá là trì trệ, không có chút thay đổi nào về dân chủ so với năm 2015.
Tuy nhiên so với năm 2015, Việt Nam lên được 3 bậc trong bảng xếp hạng (từ 134 lên 131).
Các nhà nước thuộc diện Chế độ chuyên chế, độc tài theo EIU là các nhà nước không có đa nguyên chính trị.
Tại đây một số cơ chế dân chủ chính thức có thể tồn tại nhưng không có thực chất. Bầu cử nếu có diễn ra thì không tự do và công bằng.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
VN đứng 131/167 trong Chỉ số Dân chủ 2016 của Economist ( Di Sản Hồ Chí Minh chứ còn cái gì nữa? )
2-3-2017
Việt Nam đứng thứ 131/167 bảng Chỉ số Dân chủ 2016 của EIU (Economist Intelligence Unit), tổ chức dự báo và tư vấn có uy tín của Anh.
EIU thuộc nhóm The Economist Group, nhà xuất bản tạp chí The Economist.
Đây bảng xếp hạng mức độ dân chủ của 165 quốc gia và hai vùng lãnh thổ được EIU thực hiện hàng năm với đánh giá gần như toàn bộ dân số và đại đa số các quốc gia trên thế giới.
Bảng xếp hạng chia các quốc gia thành bốn loại:
- Thực sự dân chủ: 19 nước
- Dân chủ chưa hoàn hảo: 57 nước
- Dân chủ lai tạp (đang chuyển đổi): 40 nước
- Chế độ chuyên chế, độc tài: 51 nước
Và Việt Nam (đứng thứ 131), Trung Quốc (136), Lào (151) và Bắc Hàn (167 – cuối bảng) là nằm trong nhóm Chế độ chuyên chế độc tài. So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng.
Nhóm nghiên cứu EIU, nhóm thực hiện bảng Chỉ số Dân chủ, gọi năm 2016 là “năm suy thoái dân chủ toàn cầu và với Hoa Kỳ là phá hủy dân chủ”.
Các yếu tố và tiêu chuẩn đánh giá, xếp hạng của EIU
Chỉ số Dân chủ được EIU thực hiện theo đánh giá gồm 5 yếu tố, với thang điểm 10 (tối đa), bao gồm:
I. quy trình bầu cử và đa nguyên;
II. các quyền tự do của công dân;
III. hoạt động của nhà nước;
IV. sự tham gia chính trị; và
V. văn hóa chính trị
và chỉ số dân chủ của mỗi quốc gia được tính trung bình từ 5 yếu tố này.
So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng, và Việt Nam và một trong ba nước duy nhất trong số này (cùng với Trung Quốc và Bắc Hàn) có yếu tố Quy trình bầu cử và đa nguyên đạt 0 điểm.
Việt Nam cũng là một trong số 5 nước (cùng với Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn và Afghanistan) có chế độ chuyên chế độc tài tại vùng Châu Á-Úc, vùng bị đánh giá là trì trệ, không có chút thay đổi nào về dân chủ so với năm 2015.
Tuy nhiên so với năm 2015, Việt Nam lên được 3 bậc trong bảng xếp hạng (từ 134 lên 131).
Các nhà nước thuộc diện Chế độ chuyên chế, độc tài theo EIU là các nhà nước không có đa nguyên chính trị.
Tại đây một số cơ chế dân chủ chính thức có thể tồn tại nhưng không có thực chất. Bầu cử nếu có diễn ra thì không tự do và công bằng.
( BBC )