Đoạn Đường Chiến Binh
VỠ MẢNH TINH CẦU…- Đào Vũ Anh Hùng
Tôi đạp xe từ Phú Nhuận lên nhà sách Khai Trí tìm mua vài quyển Toán, chạy ngang dinh Độc Lập. Khi vừa qua khỏi ngã tư Hồng Thập Tự – Công Lý, bỗng giật bắn mình, nghe phủ ào qua đầu một tiếng gầm xé thinh
VỠ MẢNH TINH CẦU…
(Gọi là để tưởng nhớ
những vì sao Không Quân)
Đào Vũ Anh Hùng
Đó là buổi sáng trời rất đẹp của ngày 26-2, năm 1962.
Tôi đạp xe từ Phú Nhuận lên nhà sách Khai Trí tìm mua vài quyển Toán, chạy ngang dinh Độc Lập. Khi vừa qua khỏi ngã tư Hồng Thập Tự – Công Lý, bỗng giật bắn mình, nghe phủ ào qua đầu một tiếng gầm xé thinh không cực lớn và thật gần, ngay trên những ngọn cây sao cao vút bên vệ đường. Tôi thật không biết chuyện gì xảy ra, kinh hoảng đâm xe lủi vào lề, nhảy xuống. Tôi đứng dưới một gốc sao nhìn lên trời, nơi vừa giáng xuống tiếng gầm như trời xập và tim đập loạn.
Loáng thoáng qua vòm cây, tôi thấy một chiếc máy bay khu trục xé gió bay rất thấp phía sông Saigon hướng về dinh Độc Lập. Nó vút lên cao, nghiêng đôi cánh sắt, lượn gắt một vòng nữa rồi quay lại… Tôi không hiểu chuyện gì xảy ra, hết hồn quẳng vội chiếc xe, ngồi bệt xuống đất, nép vào gốc cây nhìn lên cái bụng sơn trắng của chiếc phi cơ với những trái bom thon dài sáng bạc được nhả ra, loang loáng lướt qua vòm cây, rơi xéo xuống cánh trái dinh ông Diệm. Rồi tiếng nổ, khói bụi bốc lên. Súng phòng không từ trong dinh và từ phía bến Bạch Đằng ròn rã nổ lụp bụp trên trời từng cụm khói đuổi theo con chim sắt. Tôi thấy thêm một chiếc khác bay cao và bay xa hơn, phía bến Bạch Đằng, cũng đang bị săn đuổi, chao liệng như chim hâu len lách giữa những cụm khói nở hoa đen trên nền trời xanh ngọc bích.
Buổi sáng lịch sử, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử oanh kích dinh Độc Lập tôi tình cờ chứng kiến từ phút giây đầu. Trước đó, năm 60, cũng chính ngay cổng dinh Độc Lập, tôi đã chứng kiến cuộc nổi dậy ngắn ngủi của quân Dù do các trung tá Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và thất bại, người thì chết, người phải lưu vong.
Năm cuối cùng của chế độ nhà Ngô, tôi ở trong Tổng Hội Sinh Viên Saigon, tham gia phong trào tranh đấu Phật Giáo, bị mật vụ của Dương Văn Hiếu thuộc Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung bắt giam cho đến ngày cách mạng 1-11-63, có lẽ vì ảnh hưởng tinh thần Quốc-Cử và vì không khí đấu tranh sôi bùng nhiệt huyết tuổi hai mươi. Sau này tôi gia nhập Không Quân, không biết có phải vì hình ảnh hai chiếc khu trục sáng ngày hôm đó, cùng những cái tên tôi cho rằng rất đẹp và hùng can dự vào những biến cố làm đổi thay lịch sử – tên tuổi những phi công Nguyễn Văn Cử, Phạm Phú Quốc, Phan Phụng Tiên, Huỳnh Minh Đường… hay hình ảnh ông Kỳ trong bộ đồ bay đen với huy hiệu Thần Phong in trên bìa báo Paris Match đã ảnh hưởng sâu đậm đến quyết định tương lai của tôi. Những người danh tiếng trên, tôi chỉ không biết phi công Huỳnh Minh Đường. Còn các nhân vật Nguyễn Văn Cử, Phạm Phú Quốc, Phan Phụng Tiên, tôi biết là do chơi với Tâm, Phúc, em ông Cử, với Phạm Phú Đê, em ông Quốc, và Phó Quốc Uy, em vợ tướng Tiên.
Tôi vốn yêu những mái tóc trung niên bạc mà đẹp, có nét giang hồ từng trải, hào hoa nghệ sĩ như mái tóc Phan Phụng Tiên, Hoàng Hải Thủy, hay tướng Nguyễn Văn Hiếu… Nên khi gặp tướng Tiên lần đầu, tôi thấy rất gần gũi, bởi mái tóc bạc của ông, và bởi ông là một trong những người hùng tham gia cuộc đảo chính hụt ngày nào. Lúc đó là năm 73, ông làm tư lệnh Sư Đoàn 5 Không Quân và tôi được biệt phái về Saigon, đặc trách thành lập Biệt đội Trực Thăng Dạ Thám bảo vệ vòng đai thủ đô và các vùng phụ cận, sau mùa Hè đỏ lửa 1972.
Thời gian đó, Việt Cộng mở chiến dịch vừa đánh vừa đàm song song với hòa hội Paris. Saigon là mục tiêu của những cuộc pháo kích để khủng bố và gây tiếng vang. Tôi thành lập biệt đội Night Hawk, đêm đêm bay những phi vụ tuần thám, rọi đèn củ soát những nơi nghi ngờ có đặc công Việt cộng xâm nhập hay xạ kích vào những “trận địa pháo” do địch đặt súng cối hay hỏa tiễn nhắm vào Saigon từ các vùng ven đô như Tân Bình, Vĩnh Lộc, Nhà Bè, Thủ Đức, Gia Định, Thủ Thiêm, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhơn Trạch, Gò Vấp, vv… Tôi được chỉ định trông coi Biệt Đội Trực Thăng Dạ Thám vì trước đó, đã thành công trong nhiệm vụ thành lập Biệt Đội Trực Thăng Võ Trang yểm trợ Đặc Khu Rừng Sát, hộ tống các giang thuyền Hải Quân, áp tải tàu bè, các thương thuyền di chuyển trên sông Lòng Tảo từ Saigon ra Vũng Tàu và ngược lại, can thiệp ngăn chặn các cuộc phục kích của Việt cộng…
Biệt Đội thuộc quân số Sư Đoàn 3 KQ ở Biên Hòa nhưng nhận lệnh chỉ huy và điều động của nhiều cấp bộ khác nhau: Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô (Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ), Bộ Tư lệnh Không Quân (Thiếu tướng Võ Xuân Lành, Tư lệnh phó). Phòng Đặc Trách Trực Thăng BTL/KQ. Sư Đoàn 3 KQ và Không Đoàn 33 Chiến Thuật có nhiệm vụ yểm trợ Biệt đội. Vị thế của tôi rất tế nhị và phức tạp giữa các cơ cấu quyền lực đó. Chiều chiều chúng tôi đem phi cơ vào Tân Sơn Nhất, đêm bay, sáng hôm sau đem tầu về trả Biên Hòa.
Cũng vì mỗi đêm phải vào Tân Sơn Nhất, chúng tôi được cho một phòng trực với đầy đủ tiện nghi, máy lạnh, giường nệm… Tôi lên gặp Chuẩn tướng Phan Phụng Tiên, xin cho Biệt đội mỗi tháng mười ngàn đồng mua cà phê, nước ngọt để các phi hành đoàn giải khát. Ông ký giấy cho liền và hỏi, “Mười ngàn đủ không?” Rồi không đợi tôi trả lời, ông nói luôn, “Tôi biết trực thăng các cậu khổ bỏ sừ!”. Tôi cười, nói một câu cám ơn, chào rồi ra về.
Tướng Tiên lấy bà Hoàn - Phó Thị Ngọc Hoàn - chị ruột của một người bạn rất thân của tôi, Phó Quốc Uy, cũng là em cố Đại tá Phó Quốc Chụ, một trong số 9 sĩ quan bị trực thăng Mỹ “bắn lầm” ngày 1-6-98 sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân, trước cửa trường Phước Đức, số 266 đường Khổng Tử, Chợ Lớn, có sáu vị Đại tá QLVNCH tử thương. Năm 82, vợ chồng Uy vượt biển đến định cư ở Orlando, chỗ Chuẩn tướng Tiên và Trung tá Phó Quốc Dũng tự Dũng “Mù” (vì ông đeo kính cận hạng nặng), thuộc Khối Yểm Trợ Hành Quân SĐ5KQ, tôi kéo cả nhà qua thăm. Đó là lần tôi gặp lại tướng Phan Phụng Tiên kể từ sau ngày rời Biệt đội Night Hawk đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu rồi trở lại Phi đoàn. Anh em nói chuyện xưa, nói đến những ngày cuối cùng, đến giây phút cuối cùng rời bỏ Saigon. Chính lúc đó tôi mới biết chỉ chút xíu nữa tôi có thể cũng kẹt ở lại hoặc bị bắn rớt ngay sáng ngày 29-4, bên hông Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, khi tôi hẹn tướng Kỳ để tôi bay về đón vợ con rồi trở lại Nhà Bè trong vòng 30 phút, rồi sẽ đưa anh em xuống Cần Thơ theo lời ông dặn…
Tướng Tiên nói:
- Sáng hôm đó, anh ngồi trong phòng Hành quân với ông Lành. Phòng Thủ gọi máy báo có chiếc trực thăng đáp sân Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc. Ông Lành nói, đừng để pilot gây ra “panic”. Cả anh lẫn ông Lành đều nghĩ thằng quản lý Câu lạc bộ đem máy bay về đón vợ con nó. Ông Lành ra lệnh cho Phòng Thủ hãy bắt giữ phi hành đoàn lại, không cho cất cánh, nếu trái lệnh, cứ bắn hạ…
Tôi thú vị với những điều ông vừa kể:
- Anh biết không, chính em lái chiếc phi cơ đó, đáp xuống Huỳnh Hữu Bạc.
Ông cười:
- Cậu hên dấy! Anh thấy ông Lành rất serious.
Sau này tôi còn xuống Orlando thăm ông lần thứ nhì. Ông vẫn “kỹ” như ngày xưa, trong nhà không có lấy một hạt bụi. Hồ tắm che lưới, lá cây không rớt được xuống hồ. Chị Hoàn ghé tai tôi:
- Anh ấy không cho chị nấu nướng trong nhà. Chị phải đặt một cái bếp ở garage, em thấy có khổ không?
Cái nhà đó là của vợ chồng Tuấn để cho bố mẹ ở. Vợ chồng Tuấn-Vân ở Dallas vì Tuấn làm việc tại đây. Trong lúc chuyện trò, ông kể cho tôi nghe chuyện ông bị thổ ra hàng chậu máu, phải qua Pháp tĩnh dưỡng sau khi bán cái cửa tiệm buôn vỏ xe hơi ở Cali.
- Anh già rồi, trong người không được khỏe. Không ngờ đến cái tuổi này mình xuống sức quá.
Ông bà Tiên về chơi Dallas hai lần, ở nhà Tuấn. Tôi vẫn thường qua ăn cơm với ông, đem sách truyện cho ông đọc, dẫn ông đi thăm bạn bè hoặc hai anh em tha thẩn trong khu thương xá, nói với nhau đủ thứ chuyện, nhất là chuyện Không Quân. Ông có vẻ thích Dallas, muốn về Dallas và hẹn nếu bán được cái nhà ở Orlando cho cháu Tuấn, sẽ dọn lên trên này.
Nhưng ông vĩnh viễn không bao giờ trở lại thành phố Dallas nữa. Ông bà Tiên về ở với vợ chồng ông Dũng Mù, là anh vợ và cũng là bạn thiếu thời của ông Tiên. Lần này đúng là ông “ngã” xuống, theo nghĩa bóng. Và rồi tối thứ Bảy 21-11-95, ông “ngã xuống” thật, theo nghĩa đen, sau bữa ăn vui vẻ ở nhà cháu Uyển, con gái vợ chồng Uy-Thảo, “Bác Tiên ăn hết bát mì lớn, chuyện trò mãi với chúng cháu tới gần nửa đêm, rất vui vẻ, không có một triệu chứng gì… Bác về, vào phòng tắm, ngã, đi luôn…”
Nghe tin ông chết đường đột. Tôi điếng lặng đi một lúc… Cuối tháng 9-95, tôi qua San Francisco, gặp Tuấn trong đám cưới con trai lớn của Uy-Thảo lấy cháu Quỳnh Anh, ái nữ của ông Hiệp Cồ, trưởng trường Quân sự ngày xưa. Tôi hỏi thăm tình trạng sức khỏe tướng Tiên. Tuấn nói, “Bố cháu dạo này cũng khỏe.” Tôi nghe, không mấy yên tâm vì ông về Dallas lần trước, có vẻ mệt mỏi, khá mệt mỏi. Ông không còn nhậm lẹ, ngại gió máy, quấn cái khăn phu-la quanh cổ và thỉnh thoảng ho húng hắng. Ông có dáng của một người đã về già, dù rằng mắt còn sáng, gương mặt còn rắn rỏi. Dáng của một con hổ nhớ rừng, trầm mặc, u hoài tưởng tiếc thời oanh liệt.
*
* *
Thời gian trông coi Biệt đội Night Hawk, tôi gặp tướng Tiên có vài lần. Nhưng với tướng Võ Xuân Lành, Tư lệnh phó Không Quân thì tôi gặp thường hơn và có cơ hội hiểu tính tình ông nhiều hơn. Trước đây, tôi chỉ được nghe biết về ông qua những “huyền thoại”. Hoặc thỉnh thoảng về Bộ Tư lệnh, ghé Câu lạc bộ uống nước với Thế Phong hay Phạm Hồ, thấy ông hay ngồi trầm ngâm một mình một bàn, gói kín, lầm lì khắc khổ trong bộ treillis với ngôi sao thêu chỉ đen trên cổ áo rất khó nhận ra cấp bậc.
Như đã nói, tướng Lành trách nhiệm giám trợ Biệt đội Night Hawk do tôi chỉ huy. Ông liên lạc hàng ngày với Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô, theo dõi hoạt động của Biệt đội và giải quyết các vấn đề trên cấp Tư lệnh. Nhưng thực ra, ông không phải giải quyết gì vì tôi hàng tuần họp và giải quyết trực tiếp với BTL/BKTĐ hoặc với Khối Đặc Trách Trực Thăng của Đại tá Trần Minh Thiện.
Là Biệt đội trưởng, tôi có nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy và điều động hoa tiêu, hàng ngày theo dõi các phi vụ, giải quyết các trở ngại hay các vấn đề liên quan đến công tác hành quân, dự các phiên họp hoặc thuyết trình Quân báo, báo cáo phi xuất với Không đoàn 33, với phòng Đặc trách Trực thăng, Bộ Tư lệnh KQ, Biệt khu Thủ đô, và Không doàn 43 Chiến Thuật. Cương vị tôi hết sức tế nhị và phức tạp, chắc chắn không thể tránh được những đụng chạm với các đơn vị bạn. Biết thế nào cũng có chuyện xảy ra, nên tôi hết sức giữ gìn và kêu gọi hoa tiêu phải tuyệt đối tôn trọng kỷ luật phi hành, tôn trọng các tiêu lệnh hành quân và an phi. Tôi buộc hoa tiêu phải ghi tất cả mọi sự việc, mọi biến cố xảy ra trong đêm, thật đầy đủ chi tiết và các diễn tiến trong sổ Nhật ký Hành quân, phòng khi dùng đến.
Quả nhiên, những điều lo xa không phải vô ích. Trong một cuộc họp hàng tháng tại Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, dưới sự chủ tọa của Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ, các sĩ quan đại diện đơn vị của Tiểu khu Gia Định, các Chi khu, các đơn vị biệt lập… Khi giải thích lý do tại sao quân bạn bị bắn lầm, tọa độ xạ kích cho sai, phi cơ cất cánh trễ giờ, bay ra ngoài địa giới, chỉ điểm pháo binh không chính xác, vv… tất cả đều quy lỗi về phía phi hành đoàn. Những lời cáo buộc đều mang tính cách chung chung, không ai đưa ra một bằng chứng cụ thể nào, rõ ràng là muốn trút bỏ trách nhiệm lên Không Quân một cách khơi khơi, theo kiểu “khẩu thuyết vô bằng!”…
Tôi lên bục thuyết trình sau cùng, với sổ Nhật ký Hành quân trong tay. Tôi cảm ơn các sĩ quan bạn về những điều họ vừa cho biết, xin lỗi và nhận trách nhiệm tất cả những “bê bối”, những lỗi lầm lớn nhỏ đó, nếu quả thực do hoa tiêu gây ra. Tôi trình bầy tất cả những sự việc được ghi nhận trên giấy trắng mực đen, những sự kiện có thật, không một lời biện minh, để mọi người dự họp toàn quyền thẩm định mức độ xác thực và giá trị mỗi biến cố.
Tôi lật từng trang giấy, đọc to và rõ ràng những việc vụ xảy ra, với tên tuổi của từng vị sĩ quan “ngồi thùng”, đi theo trực thăng dạ thám (mà chúng tôi gọi đùa là phi vụ “soi ếch”), với cấp bậc, số quân, đơn vị, tọa độ cùng đầy đủ chi tiết sự việc xảy ra trong đêm:
- Ngày….., Trung úy….., số quân….. lên tầu yêu cầu muốn bay đi đâu thì bay, hết giờ cứ việc bay về, để ông nằm ngủ.
- Ngày….., Thiếu úy….., số quân….. không biết coi bản đồ, hỏi, được cho biết là sĩ quan Ban 1, đi thế ông sĩ quan Ban 3 “bận công việc” không đi bay được.
- Ngày….., Đại úy….., số quân….. dắt theo một cô gái, năn nỉ xin cho đi bay cùng, để xem “Saigon By Night” ra thế nào?
- Ngày….., Đại úy….., số quân….. lên tầu ói mửa đầy sàn vì say rượu. Phi hành đoàn phải hủy bỏ phi vụ bởi không người thay thế.
- Ngày….., Chi khu….., Phi cơ xuống đón sĩ quan tháp tùng, bị trong đồn bắn lên không cho đáp vì “Máy bay làm ồn không ngủ được!”, vv… và vv…
Sau phần thuyết trình của tôi, cử tọa im phăng phắc. Không khí ngột ngạt thấy rõ. Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ không nói một lời. Ông cám ơn tôi và cho giải tán buổi họp ngay lập tức. Thiếu tá Phong Già, sĩ quan Liên lạc KQ tại BKTĐ chạy theo níu lấy tôi nhăn nhó:
- Ông làm mạnh quá, kẹt tôi!
Tôi cười:
- Nếu họ không đổ rác lên đầu Không Quân, tôi bao giờ đem những chuyện ấy ra nói công khai? Ông cần xăng nhớt đã đành, nhưng đây là vấn đề danh dự của Không Quân…
Các người anh em không có chuyện báo cáo trong cuộc họp, đã đem ra nói khơi khơi làm quà cho ông tướng mà không ý thức như thế là bôi bác danh dự chúng tôi, những thằng Không Quân “chân không tới đất, cật chẳng tới trời”!
Ngay sáng hôm sau, Đại tá Trần Minh Thiện gọi tôi vào Bộ Tư lệnh Không Quân trình diện. Vừa thấy tôi, ông cười, hỏi:
- Anh biết tôi cho đòi anh vô đây có chuyện chi không?
Tôi nhìn vị chỉ huy trưởng cũ hiền như Bụt của mình ngày xưa, nói tỉnh:
- Đại tá phạt tôi vì chuyện bên Biệt khu Thủ đô ngày hôm qua chứ gì?
- Anh làm gì mà phạt? Mấy ông cố vấn Mỹ đi họp về khen anh lắm đó! Thôi, vào đây.
Tôi theo ông bước qua một phòng làm việc khác trong Khối Đặc trách. Đó là văn phòng của một Đại tá Cố vấn Mỹ. Tôi đứng nghiêm chào. Ông Đại tá đứng dậy, bước vòng qua bàn bắt tay tôi. Ông cho biết sáng hôm qua có dự cuộc họp ở BKTĐ, chứng kiến cuộc trần thuyết của tôi. Ông có headset nghe thông dịch nên hiểu tất cả, về, nói chuyện với Đại tá Thiện. Ông khen tôi thẳng thắn dám nói sự thật và tặng tôi mấy thùng bia Budweiser đem về cho Biệt đội để tỏ lòng yêu mến.
Tướng Lành cũng biết chuyện này. Môt hôm gặp tôi trong Câu Lạc Bộ, ông hỏi, “Mấy thùng bia các anh uống hết chưa?” Đó là lần đầu tiên tôi thấy ông cười vui một cách rộng rãi. Vì biết ban ngày tôi không đi bay, ông yêu cầu tôi huấn luyện ông bay trực thăng một tuần vài giờ. Trong tất cả những phi vụ huấn luyện đó, lần nào cũng có đàn anh Lưu Văn Trâm thuộc phòng Đặc trách đi theo.
Tôi thường đưa tướng Lành đi bay tập ở những nơi gần Saigon và có an ninh, như vùng Thủ Đức hay Chi khu Nhà Bè. Ông Trâm ngồi thùng, mỗi lần thấy tôi để tướng Lành đáp vào các “confined area” - một trảng cỏ có cây cao chung quanh hoặc bãi đáp nhỏ hẹp có rào giây kẽm gai – ông Trâm có vẻ nhột, ngồi sau cứ thấp thỏm, sợ ra mặt, lén vỗ vai tôi, ra hiệu bảo tôi nắm cần lái, đỡ cho ông tướng. Tôi biết đàn anh Lưu Văn Trâm sợ là phải. Nó giống như cảm giác một người lái Honda chở một người ngồi sau. Anh ngồi lái muốn phóng lạng thế nào cũng không sợ vì mình kiểm soát dược mình, nhưng anh ngồi sau thì teo bu-di, la chói lói… Tôi cố tình muốn trêu ông Trâm, để tướng Lành muốn bay thế nào thì bay, đáp sao thì đáp. Tôi đốt điếu thuốc, hút phì phèo và gếch chân lên thành cửa cockpit ngắm trời mây cho ông Trâm lộn ruột chơi, nhất là những lúc tướng Lành vô cận tiến đáp rụt rè vào cái ô nhỏ xíu rào kẽm gai ở Nhà Bè.
Tướng Lành rất tỉnh. Ông bay vững hơn Đại tá Tường “Mực” và không nói nhiều, không đòi… uýnh “thầy” như ông Tường, mỗi khi bay ẩu, bị “thầy” chụp cần lái. Đi bay huấn luyện cho Đại tá Tường, ai cũng ớn. Mấy ông Staffs các Phi đoàn Trực thăng ở Biên Hòa, từ ông Lai, Cửu, Luân, Ức, Vân, Lộc, Trọng… ông nào cũng “né”. Cuối cùng họ “bán cái”, đùn cho tôi. Ông Lai dụ tôi:
- Tôi biết ở đây chỉ có anh là Đại tá Tường không dám “uýnh” vì ổng nể anh hơn tụi tui. Trực thăng mà ổng làm như khu trục, bay ào ào ghê thấy bà. Mình chụp cần lái, ổng cung tay thúc cùi chỏ, “Bộ mày chê tao không biết bay sao mà làm tàng?”. Tụi tui thằng nào cũng rầu thúi ruột. Còn anh, tôi “bảo đảm” ông Tường không dám đụng tới anh đâu!
Chẳng hiểu tôi nghe bùi tai hay tò mò muốn biết xếp lớn dữ cỡ nào, bèn nhận lời. Buổi sáng xách nón bay ra phi đạo, check tàu xong, tôi ngồi nghe nhạc đợi xếp. Phi vụ huấn luyện ghi 8:30 giờ cất cánh. Gần 9 giờ vẫn chưa thấy xếp ra. Tôi gọi máy xin hủy bỏ phi vụ. Cậu sĩ quan trực hốt hoảng yêu cầu tôi đợi thêm vài phút.
Mười phút sau xe Jeep đưa ông Tường ra phi đạo. Thấy ông, tôi giả vờ cầm nón bay leo xuống, nói:
- Trời đất!... Sao Đại tá giờ này mới ra? Tôi gọi Đồng Nai hủy bỏ phi vụ rồi.
- Rồi!... Cái gì mà càm ràm, bầy đặt làm khó tôi?
Đoạn ông cười lớn:
- Ủa, mà sao hôm nay anh bay? Bộ mấy thằng kia tụi nó ghét tôi lắm sao?
- Ghét thì không ai dám ghét nhưng ông “uýnh” đau quá, họ sợ.
- Cha! Ngon lành ha? Vậy chớ anh không sợ sao?
- Sợ chứ. Bởi thế tôi phải nói trước với Đại tá, tôi nhỏ con, ông làm ơn tha cho đừng đánh, tội nghiệp. Ông đánh là tôi bỏ bay, đi thưa cảnh sát liền một khi…!
Đại tá Tường cười khà khà:
- Thưa cảnh sát, uýnh theo cảnh sát. Mấy thằng kia khôn tổ mẹ. Tôi mà dám đánh anh? Đứa nào nói vậy?
Có lẽ tôi là người duy nhất bay huấn luyện cho ông Tường Mực mà không bị đánh. Trái lại, ông còn có vẻ thích đi bay với tôi để nói chuyện lăng nhăng.
Đại tá Nguyễn Văn Tường và Đại tá Trần Minh Thiện có lẽ là sĩ quan cao cấp Không Quân chết sớm nhất ở Mỹ, từ năm 76, 77. Tướng Lành chết bởi bệng ung thư xương năm 82 ở San Jose.
*
* *
San Jose, có hai ông tướng Không Quân đã ra đi. Đó là Thiếu tướng Võ Xuân Lành và rồi Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính. Tướng Tính là Tư lệnh Sư đoàn 3 KQ, tôi làm việc dưới quyền ông. Phải nói, đời tôi có diễm phúc được làm việc dưới quyền hai vị sĩ quan chỉ huy ngành tác chiến mà hiền hậu dễ thương như những ông thánh. Đó là Đại tá Trần Minh Thiện, ông “Thánh Denis”, và Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính, người hiền trong những cấp chỉ huy hiền số một của Không Quân.
Tôi du học về, chọn Phi đoàn 215 ở Nha Trang, lúc đó mới rời vào từ Đà Nẵng được vài tháng, do Thiếu tá Thiện làm Phi Đoàn Trưởng. Tôi đeo lon Chuẩn úy vào trình diện, thấy ông người Nam, có nụ cười hết sức nhân hậu, cũng yên tâm. Lúc đó Phi đoàn còn bay H-34, to con, kềnh càng, và… bẩn phát sợ. Bên trường bay, phi cơ Mỹ sạch như lau, nên khi nhìn thấy máy bay của Việt Nam cũ kỹ già nua, dầu mỡ, bùn đất dính bệt từ càng cho tới nóc, tôi thật nản. Người bay ckeck-ride cho tôi đầu tiên là Thiếu tá Thiện. Ông dẫn tôi ra bãi đậu, thấy tôi đeo găng mà còn rón rén sợ bẩn, ông cười, leo lên làm tiền phi. Tôi leo theo ông, chỉ sợ trượt chân té gãy cổ! Ông chỉ một cái ống trên nóc phi cơ, hỏi tôi:
- Cái này tiếng Mỹ kêu bằng gì?
Hồi đó phi cơ lèo tèo mươi chiếc, hư hỏng nằm ụ đến một nửa, bay hành quân còn chưa đủ, lấy đâu mà huấn luyện, nên bỏ lâu không bay dễ quên và lựng bựng. Tôi nhìn cái ống cong cong chìa ra đằng trước, biết nó là cái ống lấy áp xuất gió cho đồng hồ phi tốc nhưng lú lẫn, bị hỏi bất chợt, không tài nào nhớ ra tiếng Mỹ là gì, ấp úng trả lời:
- Thưa, là cái “Pi-Tốt”
Nói xong tôi mới biết mình cả quỷnh. Thiếu tá Thiện cười diềm đạm:
- Nó là cái Pivot chứ, quên rồi sao?
Lúc xuống đất kiểm soát thân tàu, ông lại khảo tôi mục khác:
- Anh biết trực thăng có cái bánh đuôi dùng để làm gì không?
- Dạ, để… đáp!
Bánh xe của phi cơ là để đáp thì đúng quá rồi, ai mà không biết. Nhưng ông Thiện hỏi tôi câu đó là hỏi về một công dụng khác chứ đâu phải để nghe tôi trả lời một câu bà già trẻ con cũng biết, cần gì phải là Pilot?
Ông nói:
- Cái bánh đuôi là để mấy ông Pilot… đái!
Sau này tôi mới biết là ông không hề nói rỡn về công dụng của cái bánh đuôi! Để Pilot đái và để… chó ghếch chân lên đái!
Tôi phục vụ dưới quyền Đại tá Trần Minh Thiện một thời gian ngắn nhưng cũng đủ biết thêm về ông trên một vài phương diện khác. Thí dụ như ông còn là một nhạc sĩ chơi nhạc cho phòng trà, đầy nghệ sĩ tính. Bà Thiện rất đẹp và có dáng nét quý phái, mệnh phụ. Ông rời Phi đoàn 215 về Bộ Tư Lệnh năm nào tôi quên nhưng kỷ niệm cuối đáng ghi nhớ với ông ở Phi đoàn là câu chuyện thơ thẩn khiến từ đó ông để ý và khoái tôi. Chuyện thế này, một hôm họp Phi đoàn, ông cảnh giác các hoa tiêu đi bay phải tuyệt đối tuân theo luật An Phi, trên trời cũng như dưới đất, bất cứ lúc nào. Ông nhắc lại các luật lệ và đưa ý kiến nếu làm được thơ hay vè cho dễ nhớ để làm khẩu hiệu thì tốt.
Tôi ngồi dưới, nghe ông nói tới đâu là làm một câu thơ tới đó, đầy đủ tất cả mọi điều ông nói đến. Khi chấm dứt cuộc họp, tôi đứng lên yêu cầu để tôi đọc bài thơ “An Phi Trực Thăng” đó cho Phi đoàn nghe. Ông Thiện rất thích bài thơ này, bảo tôi dưa cho Tạ Duy Quý cho vào Bản Tin An Phi hàng tháng của Không đoàn 62. Bài thơ lục bát dã chiến tôi còn nhớ như sau:
Tiền phi không kỹ là liều
Nhớt săng không đủ là tiêu cuộc đời
Trên trời dưới đất ai ơi
RPM giữ kẻo rơi thật phiền
Cân bằng là lẽ tự nhiên
Đừng bay bướm quá, đừng tin mình tài
Cánh mềm chém cũng thành hai
Mây mưa gió bão hỏi ai dám cừ?
Khi lên, lúc xuống từ từ
Bay cao vợ đợi, em chờ biết không?
*
* *
Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính người Nam, gốc Phật Giáo Hòa Hảo. Ông là một cấp chỉ huy thật hiền, thương lính và dễ dãi với binh lính. Tôi đổi về Biên Hòa cuối năm 71, là những ngày sôi động chiến tình mặt trận ngoại biên mà Sư đoàn 3 KQ phải gánh vác. Sau đó là trận An Lộc, Bình Long… Cái địa thế của Vùng III, vùng đất trấn giữ những con đường bôn tập của địch nhằm xâm nhập Saigon, là gánh nặng luôn luôn chĩu oằn trên đôi vai những lực lượng quân sự Quân đoàn, trong đó Sư đoàn 3 KQ đóng vai trò quan trọng.
Tôi đã thấy cảnh tướng Tính mất ăn mất ngủ giữa cái thời nồng độ chiến tranh lên tới mức ngặt nghèo đó. Nhiều khi tôi nhìn ông, bất giác sinh niềm ái ngại. Ông cao, gầy mảnh khảnh, nói mau và lớn giọng, bước đi thoăn thoắt, giải quyết vấn đề rột rột theo lối nhà binh nhưng không hiểu sao, nhìn ông, tôi vẫn không thể nghĩ đó là hình ảnh một ông tướng nắm quyền quân sự, điều động cả một Sư đoàn tác chiến Không Quân. Ông giống một người điền chủ, hay một ông giáo hiền lành hơn một người lính chiến đấu.
Tôi nhớ có lần, một hạ sĩ quan kỳ cựu, cơ phi của Phi đoàn tôi bị Quân cảnh giam xe vì đi Honda trong căn cứ không có thẻ chủ quyền. Đương sự năn nỉ tôi xin tướng Tính tha. Tôi tìm loanh quanh, rồi đến gặp thẳng ông tại tư thất. Tôi lên lầu. Ông đang nghỉ trưa, mặc bộ pijama sọc đỏ ra tiếp tôi ngoài hành lang. Ông hỏi:
- Gì nữa đây, ông Hùng?
- Tôi có thằng em, bị Quân cảnh giam xe vì không có giấy tờ. Xin tướng tha cho nó, tội nghiệp.
Ông cầm lá đơn, liếc xem qua, hỏi:
- Biết xe không có giấy tờ sao còn mua cho rắc rối?
Tôi làm sao trả lời được câu hỏi của ông, nên cười trừ. Ông viết lên lá đơn mấy chữ, đưa cho tôi:
- Biểu nó chạy thì chạy ngoài đường, đừng chạy trong căn cứ, Quân cảnh bắt nữa ráng chịu!
Tôi suýt bật cười vì câu mắng nhẹ nhàng của ông.
Tướng Tính là một cấp chỉ huy có trách nhiệm đối với thuộc cấp và là con người ngay thẳng, đạo đức. Tôi đã chứng kiến ông lúc vui, buồn, hờn giận rất “người”. Như lúc ông tức giận chửi thề trong buổi trưa chinook đón những tù binh VNCH do Việt cộng trao đổi, từ Lộc Ninh về đáp Biên Hòa. Một tù binh ta bị Việt cộng từ dưới đất bắn lên, chết ngay trong lòng chiếc phi cơ khi đang bay trên quốc lộ 13, khúc Bầu Bàng. Phi cơ bay thấp 500 bộ và theo đường do chúng thỏa thuận với Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự, slowcooker kết bảo đảm an toàn.
Ông gọi máy kêu Quân cảnh bảo vệ an ninh cho “mấy thằng Việt cộng chó đẻ” kẻo bị đám đông dân chúng, thanh niên học sinh đang tụ tập nơi bãi đậu đón tù binh trở về, phẫn nộ đánh trả thù. Những ngày long đong bay vào An Lộc, ông lên Lai Khê, ăn cơm gạo xấy thịt hộp với chúng tôi, đứng nơi bìa rừng cao su mong ngóng những chuyến bay từ An Lộc trở ra, như mẹ mong con. Ông căn dặn chúng tôi bay cẩn thận, ráng xong phi vụ trở về an toàn. Nhiều lần tôi bắt gặp ông quay đi, che dấu những giọt nước mắt lăn trên đôi má hóp, mỗi lần có tin một phi hành đoàn hy sinh trong vùng bão lửa kinh hồn ấy.
Những ngày Phước Long bị vây hãm, ông mặc áo giáp, đội nón sắt, bay với chúng tôi qua Long Bình theo dõi cuộc hành quân, cùng với tướng Hiếu bên Quân Đoàn. Hôm thả Biệt kích 81 vào Phước Long, ngày 4-1-75, ông điện thoại gọi chúng tôi qua Quân Đoàn họp với tướng Hiếu và Đại tá Công lúc nửa đêm hôm trước, đến hơn hai giờ sáng mới trở về Sư đoàn thảo kế hoạch hành quân KQ. Tướng Tính giao cho Đại tá Lê, Tham Mưu Phó Hành Quân điều động khu trục yểm trợ cuộc đổ quân ngày hôm sau. Phải hiểu tầm mức quan trọng của việc giải cứu Phước Long như thế nào khi tướng Tính quyết định dành 60 phi xuất cho mặt trận, để lại vỏn vẹn có 3 phi xuất cover cho toàn vùng.
Buổi sáng, có lẽ đêm qua không ngủ, tướng Tính xuống Phi đoàn tìm tôi rất sớm. Ông cầm máy Motorola gọi “Đồng Nai 3” là danh hiệu Đại tá Lê nhưng không thấy trả lời. Đại tá Lê đã lấy xe bỏ về Saigon ngay sau cuộc họp đêm hôm trước! Tướng Tính giận điên lên. Ông chửi thề và bảo tôi cho anh em cất cánh. Sáng hôm đó, chúng tôi không thấy bóng một chiếc khu trục nào lên vùng. Tôi vẫn cho trực thăng xuống, đáp ngay trên đầu Việt cộng. Mỗi tổ tam tam Việt cộng bị xích chung vào một cỗ đại liên nằm chờ quân ta dưới hố, không bắn trước. Biệt Kích ngồi trên tầu dí súng vào tận mặt lính Bắc Việt nảy cò, máu óc bắn tung toé lên phi cơ. Phước Long mất, Bộ Tổng Tham Mưu cử 5 ông tướng xuống điều tra. Tướng Tính họp các đơn vị trưởng, dặn dò:
- Trên xuống điều tra, tôi trách nhiện hoàn toàn. Nếu ra tòa Quân sự hay đi tù, tôi đi. Chỉ xin mấy ông một điều, đừng làm chuyện bậy bạ đổ lỗi lẫn cho nhau. Mấy ông nghe rõ chưa?
Đại tá Vũ Quang Triệu, xước danh “Pilot Thái Bình” mà Dương Hùng Cường mô tả là “lái máy bay trước khi biết lái xe đạp”, Không đoàn trưởng Không đoàn 43 Chiến thuật yêu cầu tôi đại diện Không đoàn làm “luật sư” trong buổi điều trần trước Hội đồng Tướng lãnh. Đại tá Phan Văn Huấn, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù, có một Thiếu úy tùy viên đi theo, vào phòng họp sau cùng. Ông xin được nói trước và hiên ngang nói những lời khí phách:
- Mất Phước Long, lý do tại sao, quý vị cũng như chúng tôi đều biết nhưng không ai muốn nói ra. Phần Biệt Kích 81, chúng tôi vào chỗ chết đã đành, bởi nghề nghiệp chúng tôi là tìm chỗ chết để đi vào. Riêng với anh em Không Quân, các phi hành đoàn trực thăng đã làm quá bổn phận của họ, chết lây với chúng tôi thật tội nghiệp. Nay đưa họ ra tòa là điều tôi cho là vô lý. Nếu có lỗi làm mất Phước Long, tôi nhận lỗi. Xin quý vị ở lại tiếp tục họp và cho tôi biết kết quả. Tôi xin phép được ra về vì còn nhiều việc phải làm.
Đại tá Huấn đứng nghiêm chào và quay ngoắt đi ra. Ông đến như cơn gió và ông đi cũng như cơn gió. Ông xuất hiện chưa đầy 5 phút, nói một lời ngắn ngủi nhưng tôi ghi nhớ mãi cái giây phút lịch sử và hình ảnh đó của ông. Hội đồng Tướng lãnh ra về, giao việc điều tra cho Đại tá Nguyễn Huy Lợi, nha Quân Pháp, ở lại làm việc. Tôi đã làm trọn vai trò “luật sư”, biện hộ cho Không đoàn 43 Chiến Thuật. Ngày di tản, gặp lại Đại tá Nguyễn Huy Lợi trên boong tàu Mỹ, trước đông anh em, ông đã khen tôi không tiếc lời về việc tôi đã dám nói ra sự thật vụ mất Phước Long.
Vụ án Phước Long sau đó hoàn toàn chìm xuồng. Tôi nhắc lại việc trên để thấy tư cách và lòng nhân hậu của Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính mà ngậm ngùi tưởng nhớ đến ông. Nhớ ngày cuối ở Biên Hòa, ông họp các Phi đoàn trưởng, chỉ thị lập danh sách và cho tất cả vợ con hoa tiêu về Saigon, Bộ Tư Lệnh sẽ thu xếp việc di tản. Các ông Triệu, Luân, Lộc ngày nào cũng rủ tôi qua nhà tướng Tính xem có động tịnh gì về vấn đề đi, ở ra sao vì thấy tướng Tính lại đem vợ con lên Biên Hòa. Ngày 26-4, ông họp chúng tôi, nói thẳng:
- Vợ con tôi đi rồi, do cố vấn Mỹ lo giùm. Sáng nay tôi chỉ kịp chạy vào DAO vẫy tay chào, không được hôn từ giã… Không ai lo cho ai đâu. Các anh tính liệu cách nào thì tính, nhưng đừng để tụi nhỏ chúng nó “panic”!
Tôi đem Phi đoàn di tản về Tân Sơn Nhất tối 27-4 khi Biên Hòa bị pháo bằng hỏa tiễn 130 ly. Sáng 28, tướng Tính gọi tôi lên Biên Hòa, nằm trong hầm TOC chịu pháo với ông. Buổi trưa, tôi lái chiếc pick-up về nhà lấy cái nồi cơm điện National cho anh em pha cà phê và lấy chiếc áo bay để thay đổi, đoạn xin ông cho tôi về Tân Sơn Nhất, e anh em tưởng tôi “doọt”, bỏ đơn vị, sẽ tan hàng hết. Sáng ngày 29, Trung tá Trọng, Phi đoàn trưởng Phi Đoàn 221 đáp xuống Nhà Bè gặp tôi. Trọng nằm vật trên vỉ sắt lót phi đạo, gửi anh em PĐ221 cho tôi dẫn bay ra biển. Anh ôm mặt khóc, nhất định quay về với vợ con. Anh bảo Trung sĩ Kiên, tài xế của Đại tá Triệu trao cho tôi một tập hồ sơ sĩ quan dầy cộm, nói Đại tá Triệu “bàn giao” Không Đoàn cho tôi và cho biết Đại tá Triệu đã theo tướng Tính ra Vũng Tàu, di tản. Sau này tôi được biết Trung tá Trọng ở lại, đi học tập và chết trong tù.
Đó là ngày cuối tôi chia xa tướng Tính. Năm 85, tôi gặp lại ông ở San Jose, tình cờ, nơi nhà tướng Lâm Quang Thi trong ngày lễ Độc Lập Hoa kỳ. Gặp lại ông, tôi mừng và ông cũng rất vui. Ông vẫn xuề xòa, dáng dấp không khác mấy ngày xưa. Ít năm sau, ông mất.
*
* *
Tôi viết những dòng này, do xúc động bởi cái chết của Chuẩn tướng Phan Phụng Tiên, nhân đó nhắc đến hai ông tướng Không Quân cùng một vài người Không Quân đã không còn hiện diện trên cõi đời này nữa… để ngậm ngùi trước nỗi nghiệt ngã của thời gian, dần dần cướp mất của chúng ta những mảnh tinh cầu làm nên khối thể Không Quân còn lại nơi hải ngoại sau cuộc bèo mây tan tác.
Hôm gặp tướng Minh trong tiệc cưới hai cháu Quốc Đăng và Quỳnh Anh, con trai Phó Quốc Uy và ái nữ của ông Lê Trọng Hiệp tức Hiệp “Cồ” trưởng trường Quân sự ngày xưa - ở San Francisco – thấy ông sắc diện hồng hào, phương phi hơn lần gặp trước, tôi cảm động, đã nói với ông một lời có vẻ như đùa nhưng vô cùng thành thật:
- Thôi qua đây chúng tôi chỉ còn trông vào có mình Trung tướng thôi đấy. Xin ngài hãy bảo trọng mình vàng, kẻo anh em chúng tôi buồn lắm.
Ông Minh cười sảng khoái:
- Trời kêu ai nấy dạ, toa. Mình biết làm sao mà nói? Con người có số…
Vâng, tôi tin con người có số. Như tướng Tiên chết đi, chị Hoàn gọi qua Cali hỏi chuyện thầy bói. Ông hiện hồn về nói rõ ràng là ông tới số chết thì phải chết, không có điều gì phải thắc mắc khiếu nại, coi bói phí tiền. Ông đã chuẩn bị đâu đấy cho cuộc “tử quy” của ông. Ông Dũng Mù kể:
- Lúc ông ấy còn sống, hai anh em nghiên cứu về huyền bí của con người, bao nhiêu sách vở như “Hành Trình Về Phương Đông” đều mua đọc và thảo luận. Ông ấy hiện về luôn, nói lúc chết đâu có biết là mình chết? Mãi hôm sau rước thầy về tụng kinh, mới biết nhưng không đau khổ gì cả. Ông Tiên nói rằng được bà cụ anh và anh Chụ về đón. Xuống dưới đó, ở một cái “level” rất thoải mái, gặp lại đông đủ bạn bè xưa. Gặp cả ông Đề đốc họ Hoàng nữa, họp hành chính trị chính em vui ghê lắm… Ông ấy đúng là “sinh vi tướng, tử vi thần”. Sau hôm hỏa thiêu, ông thường nhập vào cô Hoàn, nói nhiều chuyện, nhưng “điện” yếu dần đi, ông ấy bảo có lẽ phải lâu lắm mới về lại được.
*
* *
Đành rằng mỗi người có một số mạng, không ai cưỡng lại được. Nhưng tôi không chịu nổi cứ ngày một vắng thưa dần những người yêu mến, hoảng kinh lên, thấy mình càng ngày càng cô đơn giữa đám nhân loại quá nhiều ma cạo. Tháng 9-96, Không Quân mất liên tiếp một lúc ba cánh chim: Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Đại tá Đặng Duy Lạc, và Trung tá Dàng Thiện Ngươn. Anh em đưa tiễn ông Lạc đến nơi an nghỉ cuối cùng rất đông, đầy đủ lễ nghi, quan tài phủ quốc kỳ, thôi cũng gọi là chết vui và may mắn bởi ra đi sớm còn được anh em lo chu đáo, chết muộn màng dễ gì được vậy.
Hồi trong năm nghe Nguyên Vũ từ Pháp về cho biết ông Đạo Cù Trần Tam Tiệp ở Paris, khi không chui vào nhà thương, hôn mê hàng tuần lễ, tôi sợ, cứ hồi hộp nghe ngóng… Sau đó thở phào ra trước tin ông Đạo đã hồi dương, trở về Paris “sống chung hòa bình” với hai chị em bà comtesse già độc thân. Tôi gửi cho ông tấm thiệp, thay lời chúc bằng lời năn nỉ, “Lạy ông trăm lạy, ông làm ơn sống lâu lâu một chút, đừng đi vội… Đời mà thiếu ông, tôi mất vui..!”
Đào Vũ Anh Hùng
(Dallas 10-96)
Cánh thép 231 Lôi Vân . quehuongngaymai.com
Biên Hùng chuyển
VỠ MẢNH TINH CẦU…
(Gọi là để tưởng nhớ
những vì sao Không Quân)
Đào Vũ Anh Hùng
Đó là buổi sáng trời rất đẹp của ngày 26-2, năm 1962.
Tôi đạp xe từ Phú Nhuận lên nhà sách Khai Trí tìm mua vài quyển Toán, chạy ngang dinh Độc Lập. Khi vừa qua khỏi ngã tư Hồng Thập Tự – Công Lý, bỗng giật bắn mình, nghe phủ ào qua đầu một tiếng gầm xé thinh không cực lớn và thật gần, ngay trên những ngọn cây sao cao vút bên vệ đường. Tôi thật không biết chuyện gì xảy ra, kinh hoảng đâm xe lủi vào lề, nhảy xuống. Tôi đứng dưới một gốc sao nhìn lên trời, nơi vừa giáng xuống tiếng gầm như trời xập và tim đập loạn.
Loáng thoáng qua vòm cây, tôi thấy một chiếc máy bay khu trục xé gió bay rất thấp phía sông Saigon hướng về dinh Độc Lập. Nó vút lên cao, nghiêng đôi cánh sắt, lượn gắt một vòng nữa rồi quay lại… Tôi không hiểu chuyện gì xảy ra, hết hồn quẳng vội chiếc xe, ngồi bệt xuống đất, nép vào gốc cây nhìn lên cái bụng sơn trắng của chiếc phi cơ với những trái bom thon dài sáng bạc được nhả ra, loang loáng lướt qua vòm cây, rơi xéo xuống cánh trái dinh ông Diệm. Rồi tiếng nổ, khói bụi bốc lên. Súng phòng không từ trong dinh và từ phía bến Bạch Đằng ròn rã nổ lụp bụp trên trời từng cụm khói đuổi theo con chim sắt. Tôi thấy thêm một chiếc khác bay cao và bay xa hơn, phía bến Bạch Đằng, cũng đang bị săn đuổi, chao liệng như chim hâu len lách giữa những cụm khói nở hoa đen trên nền trời xanh ngọc bích.
Buổi sáng lịch sử, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử oanh kích dinh Độc Lập tôi tình cờ chứng kiến từ phút giây đầu. Trước đó, năm 60, cũng chính ngay cổng dinh Độc Lập, tôi đã chứng kiến cuộc nổi dậy ngắn ngủi của quân Dù do các trung tá Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và thất bại, người thì chết, người phải lưu vong.
Năm cuối cùng của chế độ nhà Ngô, tôi ở trong Tổng Hội Sinh Viên Saigon, tham gia phong trào tranh đấu Phật Giáo, bị mật vụ của Dương Văn Hiếu thuộc Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung bắt giam cho đến ngày cách mạng 1-11-63, có lẽ vì ảnh hưởng tinh thần Quốc-Cử và vì không khí đấu tranh sôi bùng nhiệt huyết tuổi hai mươi. Sau này tôi gia nhập Không Quân, không biết có phải vì hình ảnh hai chiếc khu trục sáng ngày hôm đó, cùng những cái tên tôi cho rằng rất đẹp và hùng can dự vào những biến cố làm đổi thay lịch sử – tên tuổi những phi công Nguyễn Văn Cử, Phạm Phú Quốc, Phan Phụng Tiên, Huỳnh Minh Đường… hay hình ảnh ông Kỳ trong bộ đồ bay đen với huy hiệu Thần Phong in trên bìa báo Paris Match đã ảnh hưởng sâu đậm đến quyết định tương lai của tôi. Những người danh tiếng trên, tôi chỉ không biết phi công Huỳnh Minh Đường. Còn các nhân vật Nguyễn Văn Cử, Phạm Phú Quốc, Phan Phụng Tiên, tôi biết là do chơi với Tâm, Phúc, em ông Cử, với Phạm Phú Đê, em ông Quốc, và Phó Quốc Uy, em vợ tướng Tiên.
Tôi vốn yêu những mái tóc trung niên bạc mà đẹp, có nét giang hồ từng trải, hào hoa nghệ sĩ như mái tóc Phan Phụng Tiên, Hoàng Hải Thủy, hay tướng Nguyễn Văn Hiếu… Nên khi gặp tướng Tiên lần đầu, tôi thấy rất gần gũi, bởi mái tóc bạc của ông, và bởi ông là một trong những người hùng tham gia cuộc đảo chính hụt ngày nào. Lúc đó là năm 73, ông làm tư lệnh Sư Đoàn 5 Không Quân và tôi được biệt phái về Saigon, đặc trách thành lập Biệt đội Trực Thăng Dạ Thám bảo vệ vòng đai thủ đô và các vùng phụ cận, sau mùa Hè đỏ lửa 1972.
Thời gian đó, Việt Cộng mở chiến dịch vừa đánh vừa đàm song song với hòa hội Paris. Saigon là mục tiêu của những cuộc pháo kích để khủng bố và gây tiếng vang. Tôi thành lập biệt đội Night Hawk, đêm đêm bay những phi vụ tuần thám, rọi đèn củ soát những nơi nghi ngờ có đặc công Việt cộng xâm nhập hay xạ kích vào những “trận địa pháo” do địch đặt súng cối hay hỏa tiễn nhắm vào Saigon từ các vùng ven đô như Tân Bình, Vĩnh Lộc, Nhà Bè, Thủ Đức, Gia Định, Thủ Thiêm, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhơn Trạch, Gò Vấp, vv… Tôi được chỉ định trông coi Biệt Đội Trực Thăng Dạ Thám vì trước đó, đã thành công trong nhiệm vụ thành lập Biệt Đội Trực Thăng Võ Trang yểm trợ Đặc Khu Rừng Sát, hộ tống các giang thuyền Hải Quân, áp tải tàu bè, các thương thuyền di chuyển trên sông Lòng Tảo từ Saigon ra Vũng Tàu và ngược lại, can thiệp ngăn chặn các cuộc phục kích của Việt cộng…
Biệt Đội thuộc quân số Sư Đoàn 3 KQ ở Biên Hòa nhưng nhận lệnh chỉ huy và điều động của nhiều cấp bộ khác nhau: Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô (Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ), Bộ Tư lệnh Không Quân (Thiếu tướng Võ Xuân Lành, Tư lệnh phó). Phòng Đặc Trách Trực Thăng BTL/KQ. Sư Đoàn 3 KQ và Không Đoàn 33 Chiến Thuật có nhiệm vụ yểm trợ Biệt đội. Vị thế của tôi rất tế nhị và phức tạp giữa các cơ cấu quyền lực đó. Chiều chiều chúng tôi đem phi cơ vào Tân Sơn Nhất, đêm bay, sáng hôm sau đem tầu về trả Biên Hòa.
Cũng vì mỗi đêm phải vào Tân Sơn Nhất, chúng tôi được cho một phòng trực với đầy đủ tiện nghi, máy lạnh, giường nệm… Tôi lên gặp Chuẩn tướng Phan Phụng Tiên, xin cho Biệt đội mỗi tháng mười ngàn đồng mua cà phê, nước ngọt để các phi hành đoàn giải khát. Ông ký giấy cho liền và hỏi, “Mười ngàn đủ không?” Rồi không đợi tôi trả lời, ông nói luôn, “Tôi biết trực thăng các cậu khổ bỏ sừ!”. Tôi cười, nói một câu cám ơn, chào rồi ra về.
Tướng Tiên lấy bà Hoàn - Phó Thị Ngọc Hoàn - chị ruột của một người bạn rất thân của tôi, Phó Quốc Uy, cũng là em cố Đại tá Phó Quốc Chụ, một trong số 9 sĩ quan bị trực thăng Mỹ “bắn lầm” ngày 1-6-98 sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân, trước cửa trường Phước Đức, số 266 đường Khổng Tử, Chợ Lớn, có sáu vị Đại tá QLVNCH tử thương. Năm 82, vợ chồng Uy vượt biển đến định cư ở Orlando, chỗ Chuẩn tướng Tiên và Trung tá Phó Quốc Dũng tự Dũng “Mù” (vì ông đeo kính cận hạng nặng), thuộc Khối Yểm Trợ Hành Quân SĐ5KQ, tôi kéo cả nhà qua thăm. Đó là lần tôi gặp lại tướng Phan Phụng Tiên kể từ sau ngày rời Biệt đội Night Hawk đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu rồi trở lại Phi đoàn. Anh em nói chuyện xưa, nói đến những ngày cuối cùng, đến giây phút cuối cùng rời bỏ Saigon. Chính lúc đó tôi mới biết chỉ chút xíu nữa tôi có thể cũng kẹt ở lại hoặc bị bắn rớt ngay sáng ngày 29-4, bên hông Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, khi tôi hẹn tướng Kỳ để tôi bay về đón vợ con rồi trở lại Nhà Bè trong vòng 30 phút, rồi sẽ đưa anh em xuống Cần Thơ theo lời ông dặn…
Tướng Tiên nói:
- Sáng hôm đó, anh ngồi trong phòng Hành quân với ông Lành. Phòng Thủ gọi máy báo có chiếc trực thăng đáp sân Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc. Ông Lành nói, đừng để pilot gây ra “panic”. Cả anh lẫn ông Lành đều nghĩ thằng quản lý Câu lạc bộ đem máy bay về đón vợ con nó. Ông Lành ra lệnh cho Phòng Thủ hãy bắt giữ phi hành đoàn lại, không cho cất cánh, nếu trái lệnh, cứ bắn hạ…
Tôi thú vị với những điều ông vừa kể:
- Anh biết không, chính em lái chiếc phi cơ đó, đáp xuống Huỳnh Hữu Bạc.
Ông cười:
- Cậu hên dấy! Anh thấy ông Lành rất serious.
Sau này tôi còn xuống Orlando thăm ông lần thứ nhì. Ông vẫn “kỹ” như ngày xưa, trong nhà không có lấy một hạt bụi. Hồ tắm che lưới, lá cây không rớt được xuống hồ. Chị Hoàn ghé tai tôi:
- Anh ấy không cho chị nấu nướng trong nhà. Chị phải đặt một cái bếp ở garage, em thấy có khổ không?
Cái nhà đó là của vợ chồng Tuấn để cho bố mẹ ở. Vợ chồng Tuấn-Vân ở Dallas vì Tuấn làm việc tại đây. Trong lúc chuyện trò, ông kể cho tôi nghe chuyện ông bị thổ ra hàng chậu máu, phải qua Pháp tĩnh dưỡng sau khi bán cái cửa tiệm buôn vỏ xe hơi ở Cali.
- Anh già rồi, trong người không được khỏe. Không ngờ đến cái tuổi này mình xuống sức quá.
Ông bà Tiên về chơi Dallas hai lần, ở nhà Tuấn. Tôi vẫn thường qua ăn cơm với ông, đem sách truyện cho ông đọc, dẫn ông đi thăm bạn bè hoặc hai anh em tha thẩn trong khu thương xá, nói với nhau đủ thứ chuyện, nhất là chuyện Không Quân. Ông có vẻ thích Dallas, muốn về Dallas và hẹn nếu bán được cái nhà ở Orlando cho cháu Tuấn, sẽ dọn lên trên này.
Nhưng ông vĩnh viễn không bao giờ trở lại thành phố Dallas nữa. Ông bà Tiên về ở với vợ chồng ông Dũng Mù, là anh vợ và cũng là bạn thiếu thời của ông Tiên. Lần này đúng là ông “ngã” xuống, theo nghĩa bóng. Và rồi tối thứ Bảy 21-11-95, ông “ngã xuống” thật, theo nghĩa đen, sau bữa ăn vui vẻ ở nhà cháu Uyển, con gái vợ chồng Uy-Thảo, “Bác Tiên ăn hết bát mì lớn, chuyện trò mãi với chúng cháu tới gần nửa đêm, rất vui vẻ, không có một triệu chứng gì… Bác về, vào phòng tắm, ngã, đi luôn…”
Nghe tin ông chết đường đột. Tôi điếng lặng đi một lúc… Cuối tháng 9-95, tôi qua San Francisco, gặp Tuấn trong đám cưới con trai lớn của Uy-Thảo lấy cháu Quỳnh Anh, ái nữ của ông Hiệp Cồ, trưởng trường Quân sự ngày xưa. Tôi hỏi thăm tình trạng sức khỏe tướng Tiên. Tuấn nói, “Bố cháu dạo này cũng khỏe.” Tôi nghe, không mấy yên tâm vì ông về Dallas lần trước, có vẻ mệt mỏi, khá mệt mỏi. Ông không còn nhậm lẹ, ngại gió máy, quấn cái khăn phu-la quanh cổ và thỉnh thoảng ho húng hắng. Ông có dáng của một người đã về già, dù rằng mắt còn sáng, gương mặt còn rắn rỏi. Dáng của một con hổ nhớ rừng, trầm mặc, u hoài tưởng tiếc thời oanh liệt.
*
* *
Thời gian trông coi Biệt đội Night Hawk, tôi gặp tướng Tiên có vài lần. Nhưng với tướng Võ Xuân Lành, Tư lệnh phó Không Quân thì tôi gặp thường hơn và có cơ hội hiểu tính tình ông nhiều hơn. Trước đây, tôi chỉ được nghe biết về ông qua những “huyền thoại”. Hoặc thỉnh thoảng về Bộ Tư lệnh, ghé Câu lạc bộ uống nước với Thế Phong hay Phạm Hồ, thấy ông hay ngồi trầm ngâm một mình một bàn, gói kín, lầm lì khắc khổ trong bộ treillis với ngôi sao thêu chỉ đen trên cổ áo rất khó nhận ra cấp bậc.
Như đã nói, tướng Lành trách nhiệm giám trợ Biệt đội Night Hawk do tôi chỉ huy. Ông liên lạc hàng ngày với Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô, theo dõi hoạt động của Biệt đội và giải quyết các vấn đề trên cấp Tư lệnh. Nhưng thực ra, ông không phải giải quyết gì vì tôi hàng tuần họp và giải quyết trực tiếp với BTL/BKTĐ hoặc với Khối Đặc Trách Trực Thăng của Đại tá Trần Minh Thiện.
Là Biệt đội trưởng, tôi có nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy và điều động hoa tiêu, hàng ngày theo dõi các phi vụ, giải quyết các trở ngại hay các vấn đề liên quan đến công tác hành quân, dự các phiên họp hoặc thuyết trình Quân báo, báo cáo phi xuất với Không đoàn 33, với phòng Đặc trách Trực thăng, Bộ Tư lệnh KQ, Biệt khu Thủ đô, và Không doàn 43 Chiến Thuật. Cương vị tôi hết sức tế nhị và phức tạp, chắc chắn không thể tránh được những đụng chạm với các đơn vị bạn. Biết thế nào cũng có chuyện xảy ra, nên tôi hết sức giữ gìn và kêu gọi hoa tiêu phải tuyệt đối tôn trọng kỷ luật phi hành, tôn trọng các tiêu lệnh hành quân và an phi. Tôi buộc hoa tiêu phải ghi tất cả mọi sự việc, mọi biến cố xảy ra trong đêm, thật đầy đủ chi tiết và các diễn tiến trong sổ Nhật ký Hành quân, phòng khi dùng đến.
Quả nhiên, những điều lo xa không phải vô ích. Trong một cuộc họp hàng tháng tại Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, dưới sự chủ tọa của Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ, các sĩ quan đại diện đơn vị của Tiểu khu Gia Định, các Chi khu, các đơn vị biệt lập… Khi giải thích lý do tại sao quân bạn bị bắn lầm, tọa độ xạ kích cho sai, phi cơ cất cánh trễ giờ, bay ra ngoài địa giới, chỉ điểm pháo binh không chính xác, vv… tất cả đều quy lỗi về phía phi hành đoàn. Những lời cáo buộc đều mang tính cách chung chung, không ai đưa ra một bằng chứng cụ thể nào, rõ ràng là muốn trút bỏ trách nhiệm lên Không Quân một cách khơi khơi, theo kiểu “khẩu thuyết vô bằng!”…
Tôi lên bục thuyết trình sau cùng, với sổ Nhật ký Hành quân trong tay. Tôi cảm ơn các sĩ quan bạn về những điều họ vừa cho biết, xin lỗi và nhận trách nhiệm tất cả những “bê bối”, những lỗi lầm lớn nhỏ đó, nếu quả thực do hoa tiêu gây ra. Tôi trình bầy tất cả những sự việc được ghi nhận trên giấy trắng mực đen, những sự kiện có thật, không một lời biện minh, để mọi người dự họp toàn quyền thẩm định mức độ xác thực và giá trị mỗi biến cố.
Tôi lật từng trang giấy, đọc to và rõ ràng những việc vụ xảy ra, với tên tuổi của từng vị sĩ quan “ngồi thùng”, đi theo trực thăng dạ thám (mà chúng tôi gọi đùa là phi vụ “soi ếch”), với cấp bậc, số quân, đơn vị, tọa độ cùng đầy đủ chi tiết sự việc xảy ra trong đêm:
- Ngày….., Trung úy….., số quân….. lên tầu yêu cầu muốn bay đi đâu thì bay, hết giờ cứ việc bay về, để ông nằm ngủ.
- Ngày….., Thiếu úy….., số quân….. không biết coi bản đồ, hỏi, được cho biết là sĩ quan Ban 1, đi thế ông sĩ quan Ban 3 “bận công việc” không đi bay được.
- Ngày….., Đại úy….., số quân….. dắt theo một cô gái, năn nỉ xin cho đi bay cùng, để xem “Saigon By Night” ra thế nào?
- Ngày….., Đại úy….., số quân….. lên tầu ói mửa đầy sàn vì say rượu. Phi hành đoàn phải hủy bỏ phi vụ bởi không người thay thế.
- Ngày….., Chi khu….., Phi cơ xuống đón sĩ quan tháp tùng, bị trong đồn bắn lên không cho đáp vì “Máy bay làm ồn không ngủ được!”, vv… và vv…
Sau phần thuyết trình của tôi, cử tọa im phăng phắc. Không khí ngột ngạt thấy rõ. Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ không nói một lời. Ông cám ơn tôi và cho giải tán buổi họp ngay lập tức. Thiếu tá Phong Già, sĩ quan Liên lạc KQ tại BKTĐ chạy theo níu lấy tôi nhăn nhó:
- Ông làm mạnh quá, kẹt tôi!
Tôi cười:
- Nếu họ không đổ rác lên đầu Không Quân, tôi bao giờ đem những chuyện ấy ra nói công khai? Ông cần xăng nhớt đã đành, nhưng đây là vấn đề danh dự của Không Quân…
Các người anh em không có chuyện báo cáo trong cuộc họp, đã đem ra nói khơi khơi làm quà cho ông tướng mà không ý thức như thế là bôi bác danh dự chúng tôi, những thằng Không Quân “chân không tới đất, cật chẳng tới trời”!
Ngay sáng hôm sau, Đại tá Trần Minh Thiện gọi tôi vào Bộ Tư lệnh Không Quân trình diện. Vừa thấy tôi, ông cười, hỏi:
- Anh biết tôi cho đòi anh vô đây có chuyện chi không?
Tôi nhìn vị chỉ huy trưởng cũ hiền như Bụt của mình ngày xưa, nói tỉnh:
- Đại tá phạt tôi vì chuyện bên Biệt khu Thủ đô ngày hôm qua chứ gì?
- Anh làm gì mà phạt? Mấy ông cố vấn Mỹ đi họp về khen anh lắm đó! Thôi, vào đây.
Tôi theo ông bước qua một phòng làm việc khác trong Khối Đặc trách. Đó là văn phòng của một Đại tá Cố vấn Mỹ. Tôi đứng nghiêm chào. Ông Đại tá đứng dậy, bước vòng qua bàn bắt tay tôi. Ông cho biết sáng hôm qua có dự cuộc họp ở BKTĐ, chứng kiến cuộc trần thuyết của tôi. Ông có headset nghe thông dịch nên hiểu tất cả, về, nói chuyện với Đại tá Thiện. Ông khen tôi thẳng thắn dám nói sự thật và tặng tôi mấy thùng bia Budweiser đem về cho Biệt đội để tỏ lòng yêu mến.
Tướng Lành cũng biết chuyện này. Môt hôm gặp tôi trong Câu Lạc Bộ, ông hỏi, “Mấy thùng bia các anh uống hết chưa?” Đó là lần đầu tiên tôi thấy ông cười vui một cách rộng rãi. Vì biết ban ngày tôi không đi bay, ông yêu cầu tôi huấn luyện ông bay trực thăng một tuần vài giờ. Trong tất cả những phi vụ huấn luyện đó, lần nào cũng có đàn anh Lưu Văn Trâm thuộc phòng Đặc trách đi theo.
Tôi thường đưa tướng Lành đi bay tập ở những nơi gần Saigon và có an ninh, như vùng Thủ Đức hay Chi khu Nhà Bè. Ông Trâm ngồi thùng, mỗi lần thấy tôi để tướng Lành đáp vào các “confined area” - một trảng cỏ có cây cao chung quanh hoặc bãi đáp nhỏ hẹp có rào giây kẽm gai – ông Trâm có vẻ nhột, ngồi sau cứ thấp thỏm, sợ ra mặt, lén vỗ vai tôi, ra hiệu bảo tôi nắm cần lái, đỡ cho ông tướng. Tôi biết đàn anh Lưu Văn Trâm sợ là phải. Nó giống như cảm giác một người lái Honda chở một người ngồi sau. Anh ngồi lái muốn phóng lạng thế nào cũng không sợ vì mình kiểm soát dược mình, nhưng anh ngồi sau thì teo bu-di, la chói lói… Tôi cố tình muốn trêu ông Trâm, để tướng Lành muốn bay thế nào thì bay, đáp sao thì đáp. Tôi đốt điếu thuốc, hút phì phèo và gếch chân lên thành cửa cockpit ngắm trời mây cho ông Trâm lộn ruột chơi, nhất là những lúc tướng Lành vô cận tiến đáp rụt rè vào cái ô nhỏ xíu rào kẽm gai ở Nhà Bè.
Tướng Lành rất tỉnh. Ông bay vững hơn Đại tá Tường “Mực” và không nói nhiều, không đòi… uýnh “thầy” như ông Tường, mỗi khi bay ẩu, bị “thầy” chụp cần lái. Đi bay huấn luyện cho Đại tá Tường, ai cũng ớn. Mấy ông Staffs các Phi đoàn Trực thăng ở Biên Hòa, từ ông Lai, Cửu, Luân, Ức, Vân, Lộc, Trọng… ông nào cũng “né”. Cuối cùng họ “bán cái”, đùn cho tôi. Ông Lai dụ tôi:
- Tôi biết ở đây chỉ có anh là Đại tá Tường không dám “uýnh” vì ổng nể anh hơn tụi tui. Trực thăng mà ổng làm như khu trục, bay ào ào ghê thấy bà. Mình chụp cần lái, ổng cung tay thúc cùi chỏ, “Bộ mày chê tao không biết bay sao mà làm tàng?”. Tụi tui thằng nào cũng rầu thúi ruột. Còn anh, tôi “bảo đảm” ông Tường không dám đụng tới anh đâu!
Chẳng hiểu tôi nghe bùi tai hay tò mò muốn biết xếp lớn dữ cỡ nào, bèn nhận lời. Buổi sáng xách nón bay ra phi đạo, check tàu xong, tôi ngồi nghe nhạc đợi xếp. Phi vụ huấn luyện ghi 8:30 giờ cất cánh. Gần 9 giờ vẫn chưa thấy xếp ra. Tôi gọi máy xin hủy bỏ phi vụ. Cậu sĩ quan trực hốt hoảng yêu cầu tôi đợi thêm vài phút.
Mười phút sau xe Jeep đưa ông Tường ra phi đạo. Thấy ông, tôi giả vờ cầm nón bay leo xuống, nói:
- Trời đất!... Sao Đại tá giờ này mới ra? Tôi gọi Đồng Nai hủy bỏ phi vụ rồi.
- Rồi!... Cái gì mà càm ràm, bầy đặt làm khó tôi?
Đoạn ông cười lớn:
- Ủa, mà sao hôm nay anh bay? Bộ mấy thằng kia tụi nó ghét tôi lắm sao?
- Ghét thì không ai dám ghét nhưng ông “uýnh” đau quá, họ sợ.
- Cha! Ngon lành ha? Vậy chớ anh không sợ sao?
- Sợ chứ. Bởi thế tôi phải nói trước với Đại tá, tôi nhỏ con, ông làm ơn tha cho đừng đánh, tội nghiệp. Ông đánh là tôi bỏ bay, đi thưa cảnh sát liền một khi…!
Đại tá Tường cười khà khà:
- Thưa cảnh sát, uýnh theo cảnh sát. Mấy thằng kia khôn tổ mẹ. Tôi mà dám đánh anh? Đứa nào nói vậy?
Có lẽ tôi là người duy nhất bay huấn luyện cho ông Tường Mực mà không bị đánh. Trái lại, ông còn có vẻ thích đi bay với tôi để nói chuyện lăng nhăng.
Đại tá Nguyễn Văn Tường và Đại tá Trần Minh Thiện có lẽ là sĩ quan cao cấp Không Quân chết sớm nhất ở Mỹ, từ năm 76, 77. Tướng Lành chết bởi bệng ung thư xương năm 82 ở San Jose.
*
* *
San Jose, có hai ông tướng Không Quân đã ra đi. Đó là Thiếu tướng Võ Xuân Lành và rồi Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính. Tướng Tính là Tư lệnh Sư đoàn 3 KQ, tôi làm việc dưới quyền ông. Phải nói, đời tôi có diễm phúc được làm việc dưới quyền hai vị sĩ quan chỉ huy ngành tác chiến mà hiền hậu dễ thương như những ông thánh. Đó là Đại tá Trần Minh Thiện, ông “Thánh Denis”, và Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính, người hiền trong những cấp chỉ huy hiền số một của Không Quân.
Tôi du học về, chọn Phi đoàn 215 ở Nha Trang, lúc đó mới rời vào từ Đà Nẵng được vài tháng, do Thiếu tá Thiện làm Phi Đoàn Trưởng. Tôi đeo lon Chuẩn úy vào trình diện, thấy ông người Nam, có nụ cười hết sức nhân hậu, cũng yên tâm. Lúc đó Phi đoàn còn bay H-34, to con, kềnh càng, và… bẩn phát sợ. Bên trường bay, phi cơ Mỹ sạch như lau, nên khi nhìn thấy máy bay của Việt Nam cũ kỹ già nua, dầu mỡ, bùn đất dính bệt từ càng cho tới nóc, tôi thật nản. Người bay ckeck-ride cho tôi đầu tiên là Thiếu tá Thiện. Ông dẫn tôi ra bãi đậu, thấy tôi đeo găng mà còn rón rén sợ bẩn, ông cười, leo lên làm tiền phi. Tôi leo theo ông, chỉ sợ trượt chân té gãy cổ! Ông chỉ một cái ống trên nóc phi cơ, hỏi tôi:
- Cái này tiếng Mỹ kêu bằng gì?
Hồi đó phi cơ lèo tèo mươi chiếc, hư hỏng nằm ụ đến một nửa, bay hành quân còn chưa đủ, lấy đâu mà huấn luyện, nên bỏ lâu không bay dễ quên và lựng bựng. Tôi nhìn cái ống cong cong chìa ra đằng trước, biết nó là cái ống lấy áp xuất gió cho đồng hồ phi tốc nhưng lú lẫn, bị hỏi bất chợt, không tài nào nhớ ra tiếng Mỹ là gì, ấp úng trả lời:
- Thưa, là cái “Pi-Tốt”
Nói xong tôi mới biết mình cả quỷnh. Thiếu tá Thiện cười diềm đạm:
- Nó là cái Pivot chứ, quên rồi sao?
Lúc xuống đất kiểm soát thân tàu, ông lại khảo tôi mục khác:
- Anh biết trực thăng có cái bánh đuôi dùng để làm gì không?
- Dạ, để… đáp!
Bánh xe của phi cơ là để đáp thì đúng quá rồi, ai mà không biết. Nhưng ông Thiện hỏi tôi câu đó là hỏi về một công dụng khác chứ đâu phải để nghe tôi trả lời một câu bà già trẻ con cũng biết, cần gì phải là Pilot?
Ông nói:
- Cái bánh đuôi là để mấy ông Pilot… đái!
Sau này tôi mới biết là ông không hề nói rỡn về công dụng của cái bánh đuôi! Để Pilot đái và để… chó ghếch chân lên đái!
Tôi phục vụ dưới quyền Đại tá Trần Minh Thiện một thời gian ngắn nhưng cũng đủ biết thêm về ông trên một vài phương diện khác. Thí dụ như ông còn là một nhạc sĩ chơi nhạc cho phòng trà, đầy nghệ sĩ tính. Bà Thiện rất đẹp và có dáng nét quý phái, mệnh phụ. Ông rời Phi đoàn 215 về Bộ Tư Lệnh năm nào tôi quên nhưng kỷ niệm cuối đáng ghi nhớ với ông ở Phi đoàn là câu chuyện thơ thẩn khiến từ đó ông để ý và khoái tôi. Chuyện thế này, một hôm họp Phi đoàn, ông cảnh giác các hoa tiêu đi bay phải tuyệt đối tuân theo luật An Phi, trên trời cũng như dưới đất, bất cứ lúc nào. Ông nhắc lại các luật lệ và đưa ý kiến nếu làm được thơ hay vè cho dễ nhớ để làm khẩu hiệu thì tốt.
Tôi ngồi dưới, nghe ông nói tới đâu là làm một câu thơ tới đó, đầy đủ tất cả mọi điều ông nói đến. Khi chấm dứt cuộc họp, tôi đứng lên yêu cầu để tôi đọc bài thơ “An Phi Trực Thăng” đó cho Phi đoàn nghe. Ông Thiện rất thích bài thơ này, bảo tôi dưa cho Tạ Duy Quý cho vào Bản Tin An Phi hàng tháng của Không đoàn 62. Bài thơ lục bát dã chiến tôi còn nhớ như sau:
Tiền phi không kỹ là liều
Nhớt săng không đủ là tiêu cuộc đời
Trên trời dưới đất ai ơi
RPM giữ kẻo rơi thật phiền
Cân bằng là lẽ tự nhiên
Đừng bay bướm quá, đừng tin mình tài
Cánh mềm chém cũng thành hai
Mây mưa gió bão hỏi ai dám cừ?
Khi lên, lúc xuống từ từ
Bay cao vợ đợi, em chờ biết không?
*
* *
Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính người Nam, gốc Phật Giáo Hòa Hảo. Ông là một cấp chỉ huy thật hiền, thương lính và dễ dãi với binh lính. Tôi đổi về Biên Hòa cuối năm 71, là những ngày sôi động chiến tình mặt trận ngoại biên mà Sư đoàn 3 KQ phải gánh vác. Sau đó là trận An Lộc, Bình Long… Cái địa thế của Vùng III, vùng đất trấn giữ những con đường bôn tập của địch nhằm xâm nhập Saigon, là gánh nặng luôn luôn chĩu oằn trên đôi vai những lực lượng quân sự Quân đoàn, trong đó Sư đoàn 3 KQ đóng vai trò quan trọng.
Tôi đã thấy cảnh tướng Tính mất ăn mất ngủ giữa cái thời nồng độ chiến tranh lên tới mức ngặt nghèo đó. Nhiều khi tôi nhìn ông, bất giác sinh niềm ái ngại. Ông cao, gầy mảnh khảnh, nói mau và lớn giọng, bước đi thoăn thoắt, giải quyết vấn đề rột rột theo lối nhà binh nhưng không hiểu sao, nhìn ông, tôi vẫn không thể nghĩ đó là hình ảnh một ông tướng nắm quyền quân sự, điều động cả một Sư đoàn tác chiến Không Quân. Ông giống một người điền chủ, hay một ông giáo hiền lành hơn một người lính chiến đấu.
Tôi nhớ có lần, một hạ sĩ quan kỳ cựu, cơ phi của Phi đoàn tôi bị Quân cảnh giam xe vì đi Honda trong căn cứ không có thẻ chủ quyền. Đương sự năn nỉ tôi xin tướng Tính tha. Tôi tìm loanh quanh, rồi đến gặp thẳng ông tại tư thất. Tôi lên lầu. Ông đang nghỉ trưa, mặc bộ pijama sọc đỏ ra tiếp tôi ngoài hành lang. Ông hỏi:
- Gì nữa đây, ông Hùng?
- Tôi có thằng em, bị Quân cảnh giam xe vì không có giấy tờ. Xin tướng tha cho nó, tội nghiệp.
Ông cầm lá đơn, liếc xem qua, hỏi:
- Biết xe không có giấy tờ sao còn mua cho rắc rối?
Tôi làm sao trả lời được câu hỏi của ông, nên cười trừ. Ông viết lên lá đơn mấy chữ, đưa cho tôi:
- Biểu nó chạy thì chạy ngoài đường, đừng chạy trong căn cứ, Quân cảnh bắt nữa ráng chịu!
Tôi suýt bật cười vì câu mắng nhẹ nhàng của ông.
Tướng Tính là một cấp chỉ huy có trách nhiệm đối với thuộc cấp và là con người ngay thẳng, đạo đức. Tôi đã chứng kiến ông lúc vui, buồn, hờn giận rất “người”. Như lúc ông tức giận chửi thề trong buổi trưa chinook đón những tù binh VNCH do Việt cộng trao đổi, từ Lộc Ninh về đáp Biên Hòa. Một tù binh ta bị Việt cộng từ dưới đất bắn lên, chết ngay trong lòng chiếc phi cơ khi đang bay trên quốc lộ 13, khúc Bầu Bàng. Phi cơ bay thấp 500 bộ và theo đường do chúng thỏa thuận với Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự, slowcooker kết bảo đảm an toàn.
Ông gọi máy kêu Quân cảnh bảo vệ an ninh cho “mấy thằng Việt cộng chó đẻ” kẻo bị đám đông dân chúng, thanh niên học sinh đang tụ tập nơi bãi đậu đón tù binh trở về, phẫn nộ đánh trả thù. Những ngày long đong bay vào An Lộc, ông lên Lai Khê, ăn cơm gạo xấy thịt hộp với chúng tôi, đứng nơi bìa rừng cao su mong ngóng những chuyến bay từ An Lộc trở ra, như mẹ mong con. Ông căn dặn chúng tôi bay cẩn thận, ráng xong phi vụ trở về an toàn. Nhiều lần tôi bắt gặp ông quay đi, che dấu những giọt nước mắt lăn trên đôi má hóp, mỗi lần có tin một phi hành đoàn hy sinh trong vùng bão lửa kinh hồn ấy.
Những ngày Phước Long bị vây hãm, ông mặc áo giáp, đội nón sắt, bay với chúng tôi qua Long Bình theo dõi cuộc hành quân, cùng với tướng Hiếu bên Quân Đoàn. Hôm thả Biệt kích 81 vào Phước Long, ngày 4-1-75, ông điện thoại gọi chúng tôi qua Quân Đoàn họp với tướng Hiếu và Đại tá Công lúc nửa đêm hôm trước, đến hơn hai giờ sáng mới trở về Sư đoàn thảo kế hoạch hành quân KQ. Tướng Tính giao cho Đại tá Lê, Tham Mưu Phó Hành Quân điều động khu trục yểm trợ cuộc đổ quân ngày hôm sau. Phải hiểu tầm mức quan trọng của việc giải cứu Phước Long như thế nào khi tướng Tính quyết định dành 60 phi xuất cho mặt trận, để lại vỏn vẹn có 3 phi xuất cover cho toàn vùng.
Buổi sáng, có lẽ đêm qua không ngủ, tướng Tính xuống Phi đoàn tìm tôi rất sớm. Ông cầm máy Motorola gọi “Đồng Nai 3” là danh hiệu Đại tá Lê nhưng không thấy trả lời. Đại tá Lê đã lấy xe bỏ về Saigon ngay sau cuộc họp đêm hôm trước! Tướng Tính giận điên lên. Ông chửi thề và bảo tôi cho anh em cất cánh. Sáng hôm đó, chúng tôi không thấy bóng một chiếc khu trục nào lên vùng. Tôi vẫn cho trực thăng xuống, đáp ngay trên đầu Việt cộng. Mỗi tổ tam tam Việt cộng bị xích chung vào một cỗ đại liên nằm chờ quân ta dưới hố, không bắn trước. Biệt Kích ngồi trên tầu dí súng vào tận mặt lính Bắc Việt nảy cò, máu óc bắn tung toé lên phi cơ. Phước Long mất, Bộ Tổng Tham Mưu cử 5 ông tướng xuống điều tra. Tướng Tính họp các đơn vị trưởng, dặn dò:
- Trên xuống điều tra, tôi trách nhiện hoàn toàn. Nếu ra tòa Quân sự hay đi tù, tôi đi. Chỉ xin mấy ông một điều, đừng làm chuyện bậy bạ đổ lỗi lẫn cho nhau. Mấy ông nghe rõ chưa?
Đại tá Vũ Quang Triệu, xước danh “Pilot Thái Bình” mà Dương Hùng Cường mô tả là “lái máy bay trước khi biết lái xe đạp”, Không đoàn trưởng Không đoàn 43 Chiến thuật yêu cầu tôi đại diện Không đoàn làm “luật sư” trong buổi điều trần trước Hội đồng Tướng lãnh. Đại tá Phan Văn Huấn, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù, có một Thiếu úy tùy viên đi theo, vào phòng họp sau cùng. Ông xin được nói trước và hiên ngang nói những lời khí phách:
- Mất Phước Long, lý do tại sao, quý vị cũng như chúng tôi đều biết nhưng không ai muốn nói ra. Phần Biệt Kích 81, chúng tôi vào chỗ chết đã đành, bởi nghề nghiệp chúng tôi là tìm chỗ chết để đi vào. Riêng với anh em Không Quân, các phi hành đoàn trực thăng đã làm quá bổn phận của họ, chết lây với chúng tôi thật tội nghiệp. Nay đưa họ ra tòa là điều tôi cho là vô lý. Nếu có lỗi làm mất Phước Long, tôi nhận lỗi. Xin quý vị ở lại tiếp tục họp và cho tôi biết kết quả. Tôi xin phép được ra về vì còn nhiều việc phải làm.
Đại tá Huấn đứng nghiêm chào và quay ngoắt đi ra. Ông đến như cơn gió và ông đi cũng như cơn gió. Ông xuất hiện chưa đầy 5 phút, nói một lời ngắn ngủi nhưng tôi ghi nhớ mãi cái giây phút lịch sử và hình ảnh đó của ông. Hội đồng Tướng lãnh ra về, giao việc điều tra cho Đại tá Nguyễn Huy Lợi, nha Quân Pháp, ở lại làm việc. Tôi đã làm trọn vai trò “luật sư”, biện hộ cho Không đoàn 43 Chiến Thuật. Ngày di tản, gặp lại Đại tá Nguyễn Huy Lợi trên boong tàu Mỹ, trước đông anh em, ông đã khen tôi không tiếc lời về việc tôi đã dám nói ra sự thật vụ mất Phước Long.
Vụ án Phước Long sau đó hoàn toàn chìm xuồng. Tôi nhắc lại việc trên để thấy tư cách và lòng nhân hậu của Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính mà ngậm ngùi tưởng nhớ đến ông. Nhớ ngày cuối ở Biên Hòa, ông họp các Phi đoàn trưởng, chỉ thị lập danh sách và cho tất cả vợ con hoa tiêu về Saigon, Bộ Tư Lệnh sẽ thu xếp việc di tản. Các ông Triệu, Luân, Lộc ngày nào cũng rủ tôi qua nhà tướng Tính xem có động tịnh gì về vấn đề đi, ở ra sao vì thấy tướng Tính lại đem vợ con lên Biên Hòa. Ngày 26-4, ông họp chúng tôi, nói thẳng:
- Vợ con tôi đi rồi, do cố vấn Mỹ lo giùm. Sáng nay tôi chỉ kịp chạy vào DAO vẫy tay chào, không được hôn từ giã… Không ai lo cho ai đâu. Các anh tính liệu cách nào thì tính, nhưng đừng để tụi nhỏ chúng nó “panic”!
Tôi đem Phi đoàn di tản về Tân Sơn Nhất tối 27-4 khi Biên Hòa bị pháo bằng hỏa tiễn 130 ly. Sáng 28, tướng Tính gọi tôi lên Biên Hòa, nằm trong hầm TOC chịu pháo với ông. Buổi trưa, tôi lái chiếc pick-up về nhà lấy cái nồi cơm điện National cho anh em pha cà phê và lấy chiếc áo bay để thay đổi, đoạn xin ông cho tôi về Tân Sơn Nhất, e anh em tưởng tôi “doọt”, bỏ đơn vị, sẽ tan hàng hết. Sáng ngày 29, Trung tá Trọng, Phi đoàn trưởng Phi Đoàn 221 đáp xuống Nhà Bè gặp tôi. Trọng nằm vật trên vỉ sắt lót phi đạo, gửi anh em PĐ221 cho tôi dẫn bay ra biển. Anh ôm mặt khóc, nhất định quay về với vợ con. Anh bảo Trung sĩ Kiên, tài xế của Đại tá Triệu trao cho tôi một tập hồ sơ sĩ quan dầy cộm, nói Đại tá Triệu “bàn giao” Không Đoàn cho tôi và cho biết Đại tá Triệu đã theo tướng Tính ra Vũng Tàu, di tản. Sau này tôi được biết Trung tá Trọng ở lại, đi học tập và chết trong tù.
Đó là ngày cuối tôi chia xa tướng Tính. Năm 85, tôi gặp lại ông ở San Jose, tình cờ, nơi nhà tướng Lâm Quang Thi trong ngày lễ Độc Lập Hoa kỳ. Gặp lại ông, tôi mừng và ông cũng rất vui. Ông vẫn xuề xòa, dáng dấp không khác mấy ngày xưa. Ít năm sau, ông mất.
*
* *
Tôi viết những dòng này, do xúc động bởi cái chết của Chuẩn tướng Phan Phụng Tiên, nhân đó nhắc đến hai ông tướng Không Quân cùng một vài người Không Quân đã không còn hiện diện trên cõi đời này nữa… để ngậm ngùi trước nỗi nghiệt ngã của thời gian, dần dần cướp mất của chúng ta những mảnh tinh cầu làm nên khối thể Không Quân còn lại nơi hải ngoại sau cuộc bèo mây tan tác.
Hôm gặp tướng Minh trong tiệc cưới hai cháu Quốc Đăng và Quỳnh Anh, con trai Phó Quốc Uy và ái nữ của ông Lê Trọng Hiệp tức Hiệp “Cồ” trưởng trường Quân sự ngày xưa - ở San Francisco – thấy ông sắc diện hồng hào, phương phi hơn lần gặp trước, tôi cảm động, đã nói với ông một lời có vẻ như đùa nhưng vô cùng thành thật:
- Thôi qua đây chúng tôi chỉ còn trông vào có mình Trung tướng thôi đấy. Xin ngài hãy bảo trọng mình vàng, kẻo anh em chúng tôi buồn lắm.
Ông Minh cười sảng khoái:
- Trời kêu ai nấy dạ, toa. Mình biết làm sao mà nói? Con người có số…
Vâng, tôi tin con người có số. Như tướng Tiên chết đi, chị Hoàn gọi qua Cali hỏi chuyện thầy bói. Ông hiện hồn về nói rõ ràng là ông tới số chết thì phải chết, không có điều gì phải thắc mắc khiếu nại, coi bói phí tiền. Ông đã chuẩn bị đâu đấy cho cuộc “tử quy” của ông. Ông Dũng Mù kể:
- Lúc ông ấy còn sống, hai anh em nghiên cứu về huyền bí của con người, bao nhiêu sách vở như “Hành Trình Về Phương Đông” đều mua đọc và thảo luận. Ông ấy hiện về luôn, nói lúc chết đâu có biết là mình chết? Mãi hôm sau rước thầy về tụng kinh, mới biết nhưng không đau khổ gì cả. Ông Tiên nói rằng được bà cụ anh và anh Chụ về đón. Xuống dưới đó, ở một cái “level” rất thoải mái, gặp lại đông đủ bạn bè xưa. Gặp cả ông Đề đốc họ Hoàng nữa, họp hành chính trị chính em vui ghê lắm… Ông ấy đúng là “sinh vi tướng, tử vi thần”. Sau hôm hỏa thiêu, ông thường nhập vào cô Hoàn, nói nhiều chuyện, nhưng “điện” yếu dần đi, ông ấy bảo có lẽ phải lâu lắm mới về lại được.
*
* *
Đành rằng mỗi người có một số mạng, không ai cưỡng lại được. Nhưng tôi không chịu nổi cứ ngày một vắng thưa dần những người yêu mến, hoảng kinh lên, thấy mình càng ngày càng cô đơn giữa đám nhân loại quá nhiều ma cạo. Tháng 9-96, Không Quân mất liên tiếp một lúc ba cánh chim: Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Đại tá Đặng Duy Lạc, và Trung tá Dàng Thiện Ngươn. Anh em đưa tiễn ông Lạc đến nơi an nghỉ cuối cùng rất đông, đầy đủ lễ nghi, quan tài phủ quốc kỳ, thôi cũng gọi là chết vui và may mắn bởi ra đi sớm còn được anh em lo chu đáo, chết muộn màng dễ gì được vậy.
Hồi trong năm nghe Nguyên Vũ từ Pháp về cho biết ông Đạo Cù Trần Tam Tiệp ở Paris, khi không chui vào nhà thương, hôn mê hàng tuần lễ, tôi sợ, cứ hồi hộp nghe ngóng… Sau đó thở phào ra trước tin ông Đạo đã hồi dương, trở về Paris “sống chung hòa bình” với hai chị em bà comtesse già độc thân. Tôi gửi cho ông tấm thiệp, thay lời chúc bằng lời năn nỉ, “Lạy ông trăm lạy, ông làm ơn sống lâu lâu một chút, đừng đi vội… Đời mà thiếu ông, tôi mất vui..!”
Đào Vũ Anh Hùng
(Dallas 10-96)
Cánh thép 231 Lôi Vân . quehuongngaymai.com
Biên Hùng chuyển
Bàn ra tán vào (0)
VỠ MẢNH TINH CẦU…- Đào Vũ Anh Hùng
Tôi đạp xe từ Phú Nhuận lên nhà sách Khai Trí tìm mua vài quyển Toán, chạy ngang dinh Độc Lập. Khi vừa qua khỏi ngã tư Hồng Thập Tự – Công Lý, bỗng giật bắn mình, nghe phủ ào qua đầu một tiếng gầm xé thinh
VỠ MẢNH TINH CẦU…
(Gọi là để tưởng nhớ
những vì sao Không Quân)
Đào Vũ Anh Hùng
Đó là buổi sáng trời rất đẹp của ngày 26-2, năm 1962.
Tôi đạp xe từ Phú Nhuận lên nhà sách Khai Trí tìm mua vài quyển Toán, chạy ngang dinh Độc Lập. Khi vừa qua khỏi ngã tư Hồng Thập Tự – Công Lý, bỗng giật bắn mình, nghe phủ ào qua đầu một tiếng gầm xé thinh không cực lớn và thật gần, ngay trên những ngọn cây sao cao vút bên vệ đường. Tôi thật không biết chuyện gì xảy ra, kinh hoảng đâm xe lủi vào lề, nhảy xuống. Tôi đứng dưới một gốc sao nhìn lên trời, nơi vừa giáng xuống tiếng gầm như trời xập và tim đập loạn.
Loáng thoáng qua vòm cây, tôi thấy một chiếc máy bay khu trục xé gió bay rất thấp phía sông Saigon hướng về dinh Độc Lập. Nó vút lên cao, nghiêng đôi cánh sắt, lượn gắt một vòng nữa rồi quay lại… Tôi không hiểu chuyện gì xảy ra, hết hồn quẳng vội chiếc xe, ngồi bệt xuống đất, nép vào gốc cây nhìn lên cái bụng sơn trắng của chiếc phi cơ với những trái bom thon dài sáng bạc được nhả ra, loang loáng lướt qua vòm cây, rơi xéo xuống cánh trái dinh ông Diệm. Rồi tiếng nổ, khói bụi bốc lên. Súng phòng không từ trong dinh và từ phía bến Bạch Đằng ròn rã nổ lụp bụp trên trời từng cụm khói đuổi theo con chim sắt. Tôi thấy thêm một chiếc khác bay cao và bay xa hơn, phía bến Bạch Đằng, cũng đang bị săn đuổi, chao liệng như chim hâu len lách giữa những cụm khói nở hoa đen trên nền trời xanh ngọc bích.
Buổi sáng lịch sử, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử oanh kích dinh Độc Lập tôi tình cờ chứng kiến từ phút giây đầu. Trước đó, năm 60, cũng chính ngay cổng dinh Độc Lập, tôi đã chứng kiến cuộc nổi dậy ngắn ngủi của quân Dù do các trung tá Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và thất bại, người thì chết, người phải lưu vong.
Năm cuối cùng của chế độ nhà Ngô, tôi ở trong Tổng Hội Sinh Viên Saigon, tham gia phong trào tranh đấu Phật Giáo, bị mật vụ của Dương Văn Hiếu thuộc Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung bắt giam cho đến ngày cách mạng 1-11-63, có lẽ vì ảnh hưởng tinh thần Quốc-Cử và vì không khí đấu tranh sôi bùng nhiệt huyết tuổi hai mươi. Sau này tôi gia nhập Không Quân, không biết có phải vì hình ảnh hai chiếc khu trục sáng ngày hôm đó, cùng những cái tên tôi cho rằng rất đẹp và hùng can dự vào những biến cố làm đổi thay lịch sử – tên tuổi những phi công Nguyễn Văn Cử, Phạm Phú Quốc, Phan Phụng Tiên, Huỳnh Minh Đường… hay hình ảnh ông Kỳ trong bộ đồ bay đen với huy hiệu Thần Phong in trên bìa báo Paris Match đã ảnh hưởng sâu đậm đến quyết định tương lai của tôi. Những người danh tiếng trên, tôi chỉ không biết phi công Huỳnh Minh Đường. Còn các nhân vật Nguyễn Văn Cử, Phạm Phú Quốc, Phan Phụng Tiên, tôi biết là do chơi với Tâm, Phúc, em ông Cử, với Phạm Phú Đê, em ông Quốc, và Phó Quốc Uy, em vợ tướng Tiên.
Tôi vốn yêu những mái tóc trung niên bạc mà đẹp, có nét giang hồ từng trải, hào hoa nghệ sĩ như mái tóc Phan Phụng Tiên, Hoàng Hải Thủy, hay tướng Nguyễn Văn Hiếu… Nên khi gặp tướng Tiên lần đầu, tôi thấy rất gần gũi, bởi mái tóc bạc của ông, và bởi ông là một trong những người hùng tham gia cuộc đảo chính hụt ngày nào. Lúc đó là năm 73, ông làm tư lệnh Sư Đoàn 5 Không Quân và tôi được biệt phái về Saigon, đặc trách thành lập Biệt đội Trực Thăng Dạ Thám bảo vệ vòng đai thủ đô và các vùng phụ cận, sau mùa Hè đỏ lửa 1972.
Thời gian đó, Việt Cộng mở chiến dịch vừa đánh vừa đàm song song với hòa hội Paris. Saigon là mục tiêu của những cuộc pháo kích để khủng bố và gây tiếng vang. Tôi thành lập biệt đội Night Hawk, đêm đêm bay những phi vụ tuần thám, rọi đèn củ soát những nơi nghi ngờ có đặc công Việt cộng xâm nhập hay xạ kích vào những “trận địa pháo” do địch đặt súng cối hay hỏa tiễn nhắm vào Saigon từ các vùng ven đô như Tân Bình, Vĩnh Lộc, Nhà Bè, Thủ Đức, Gia Định, Thủ Thiêm, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhơn Trạch, Gò Vấp, vv… Tôi được chỉ định trông coi Biệt Đội Trực Thăng Dạ Thám vì trước đó, đã thành công trong nhiệm vụ thành lập Biệt Đội Trực Thăng Võ Trang yểm trợ Đặc Khu Rừng Sát, hộ tống các giang thuyền Hải Quân, áp tải tàu bè, các thương thuyền di chuyển trên sông Lòng Tảo từ Saigon ra Vũng Tàu và ngược lại, can thiệp ngăn chặn các cuộc phục kích của Việt cộng…
Biệt Đội thuộc quân số Sư Đoàn 3 KQ ở Biên Hòa nhưng nhận lệnh chỉ huy và điều động của nhiều cấp bộ khác nhau: Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô (Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ), Bộ Tư lệnh Không Quân (Thiếu tướng Võ Xuân Lành, Tư lệnh phó). Phòng Đặc Trách Trực Thăng BTL/KQ. Sư Đoàn 3 KQ và Không Đoàn 33 Chiến Thuật có nhiệm vụ yểm trợ Biệt đội. Vị thế của tôi rất tế nhị và phức tạp giữa các cơ cấu quyền lực đó. Chiều chiều chúng tôi đem phi cơ vào Tân Sơn Nhất, đêm bay, sáng hôm sau đem tầu về trả Biên Hòa.
Cũng vì mỗi đêm phải vào Tân Sơn Nhất, chúng tôi được cho một phòng trực với đầy đủ tiện nghi, máy lạnh, giường nệm… Tôi lên gặp Chuẩn tướng Phan Phụng Tiên, xin cho Biệt đội mỗi tháng mười ngàn đồng mua cà phê, nước ngọt để các phi hành đoàn giải khát. Ông ký giấy cho liền và hỏi, “Mười ngàn đủ không?” Rồi không đợi tôi trả lời, ông nói luôn, “Tôi biết trực thăng các cậu khổ bỏ sừ!”. Tôi cười, nói một câu cám ơn, chào rồi ra về.
Tướng Tiên lấy bà Hoàn - Phó Thị Ngọc Hoàn - chị ruột của một người bạn rất thân của tôi, Phó Quốc Uy, cũng là em cố Đại tá Phó Quốc Chụ, một trong số 9 sĩ quan bị trực thăng Mỹ “bắn lầm” ngày 1-6-98 sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân, trước cửa trường Phước Đức, số 266 đường Khổng Tử, Chợ Lớn, có sáu vị Đại tá QLVNCH tử thương. Năm 82, vợ chồng Uy vượt biển đến định cư ở Orlando, chỗ Chuẩn tướng Tiên và Trung tá Phó Quốc Dũng tự Dũng “Mù” (vì ông đeo kính cận hạng nặng), thuộc Khối Yểm Trợ Hành Quân SĐ5KQ, tôi kéo cả nhà qua thăm. Đó là lần tôi gặp lại tướng Phan Phụng Tiên kể từ sau ngày rời Biệt đội Night Hawk đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu rồi trở lại Phi đoàn. Anh em nói chuyện xưa, nói đến những ngày cuối cùng, đến giây phút cuối cùng rời bỏ Saigon. Chính lúc đó tôi mới biết chỉ chút xíu nữa tôi có thể cũng kẹt ở lại hoặc bị bắn rớt ngay sáng ngày 29-4, bên hông Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, khi tôi hẹn tướng Kỳ để tôi bay về đón vợ con rồi trở lại Nhà Bè trong vòng 30 phút, rồi sẽ đưa anh em xuống Cần Thơ theo lời ông dặn…
Tướng Tiên nói:
- Sáng hôm đó, anh ngồi trong phòng Hành quân với ông Lành. Phòng Thủ gọi máy báo có chiếc trực thăng đáp sân Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc. Ông Lành nói, đừng để pilot gây ra “panic”. Cả anh lẫn ông Lành đều nghĩ thằng quản lý Câu lạc bộ đem máy bay về đón vợ con nó. Ông Lành ra lệnh cho Phòng Thủ hãy bắt giữ phi hành đoàn lại, không cho cất cánh, nếu trái lệnh, cứ bắn hạ…
Tôi thú vị với những điều ông vừa kể:
- Anh biết không, chính em lái chiếc phi cơ đó, đáp xuống Huỳnh Hữu Bạc.
Ông cười:
- Cậu hên dấy! Anh thấy ông Lành rất serious.
Sau này tôi còn xuống Orlando thăm ông lần thứ nhì. Ông vẫn “kỹ” như ngày xưa, trong nhà không có lấy một hạt bụi. Hồ tắm che lưới, lá cây không rớt được xuống hồ. Chị Hoàn ghé tai tôi:
- Anh ấy không cho chị nấu nướng trong nhà. Chị phải đặt một cái bếp ở garage, em thấy có khổ không?
Cái nhà đó là của vợ chồng Tuấn để cho bố mẹ ở. Vợ chồng Tuấn-Vân ở Dallas vì Tuấn làm việc tại đây. Trong lúc chuyện trò, ông kể cho tôi nghe chuyện ông bị thổ ra hàng chậu máu, phải qua Pháp tĩnh dưỡng sau khi bán cái cửa tiệm buôn vỏ xe hơi ở Cali.
- Anh già rồi, trong người không được khỏe. Không ngờ đến cái tuổi này mình xuống sức quá.
Ông bà Tiên về chơi Dallas hai lần, ở nhà Tuấn. Tôi vẫn thường qua ăn cơm với ông, đem sách truyện cho ông đọc, dẫn ông đi thăm bạn bè hoặc hai anh em tha thẩn trong khu thương xá, nói với nhau đủ thứ chuyện, nhất là chuyện Không Quân. Ông có vẻ thích Dallas, muốn về Dallas và hẹn nếu bán được cái nhà ở Orlando cho cháu Tuấn, sẽ dọn lên trên này.
Nhưng ông vĩnh viễn không bao giờ trở lại thành phố Dallas nữa. Ông bà Tiên về ở với vợ chồng ông Dũng Mù, là anh vợ và cũng là bạn thiếu thời của ông Tiên. Lần này đúng là ông “ngã” xuống, theo nghĩa bóng. Và rồi tối thứ Bảy 21-11-95, ông “ngã xuống” thật, theo nghĩa đen, sau bữa ăn vui vẻ ở nhà cháu Uyển, con gái vợ chồng Uy-Thảo, “Bác Tiên ăn hết bát mì lớn, chuyện trò mãi với chúng cháu tới gần nửa đêm, rất vui vẻ, không có một triệu chứng gì… Bác về, vào phòng tắm, ngã, đi luôn…”
Nghe tin ông chết đường đột. Tôi điếng lặng đi một lúc… Cuối tháng 9-95, tôi qua San Francisco, gặp Tuấn trong đám cưới con trai lớn của Uy-Thảo lấy cháu Quỳnh Anh, ái nữ của ông Hiệp Cồ, trưởng trường Quân sự ngày xưa. Tôi hỏi thăm tình trạng sức khỏe tướng Tiên. Tuấn nói, “Bố cháu dạo này cũng khỏe.” Tôi nghe, không mấy yên tâm vì ông về Dallas lần trước, có vẻ mệt mỏi, khá mệt mỏi. Ông không còn nhậm lẹ, ngại gió máy, quấn cái khăn phu-la quanh cổ và thỉnh thoảng ho húng hắng. Ông có dáng của một người đã về già, dù rằng mắt còn sáng, gương mặt còn rắn rỏi. Dáng của một con hổ nhớ rừng, trầm mặc, u hoài tưởng tiếc thời oanh liệt.
*
* *
Thời gian trông coi Biệt đội Night Hawk, tôi gặp tướng Tiên có vài lần. Nhưng với tướng Võ Xuân Lành, Tư lệnh phó Không Quân thì tôi gặp thường hơn và có cơ hội hiểu tính tình ông nhiều hơn. Trước đây, tôi chỉ được nghe biết về ông qua những “huyền thoại”. Hoặc thỉnh thoảng về Bộ Tư lệnh, ghé Câu lạc bộ uống nước với Thế Phong hay Phạm Hồ, thấy ông hay ngồi trầm ngâm một mình một bàn, gói kín, lầm lì khắc khổ trong bộ treillis với ngôi sao thêu chỉ đen trên cổ áo rất khó nhận ra cấp bậc.
Như đã nói, tướng Lành trách nhiệm giám trợ Biệt đội Night Hawk do tôi chỉ huy. Ông liên lạc hàng ngày với Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô, theo dõi hoạt động của Biệt đội và giải quyết các vấn đề trên cấp Tư lệnh. Nhưng thực ra, ông không phải giải quyết gì vì tôi hàng tuần họp và giải quyết trực tiếp với BTL/BKTĐ hoặc với Khối Đặc Trách Trực Thăng của Đại tá Trần Minh Thiện.
Là Biệt đội trưởng, tôi có nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy và điều động hoa tiêu, hàng ngày theo dõi các phi vụ, giải quyết các trở ngại hay các vấn đề liên quan đến công tác hành quân, dự các phiên họp hoặc thuyết trình Quân báo, báo cáo phi xuất với Không đoàn 33, với phòng Đặc trách Trực thăng, Bộ Tư lệnh KQ, Biệt khu Thủ đô, và Không doàn 43 Chiến Thuật. Cương vị tôi hết sức tế nhị và phức tạp, chắc chắn không thể tránh được những đụng chạm với các đơn vị bạn. Biết thế nào cũng có chuyện xảy ra, nên tôi hết sức giữ gìn và kêu gọi hoa tiêu phải tuyệt đối tôn trọng kỷ luật phi hành, tôn trọng các tiêu lệnh hành quân và an phi. Tôi buộc hoa tiêu phải ghi tất cả mọi sự việc, mọi biến cố xảy ra trong đêm, thật đầy đủ chi tiết và các diễn tiến trong sổ Nhật ký Hành quân, phòng khi dùng đến.
Quả nhiên, những điều lo xa không phải vô ích. Trong một cuộc họp hàng tháng tại Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, dưới sự chủ tọa của Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ, các sĩ quan đại diện đơn vị của Tiểu khu Gia Định, các Chi khu, các đơn vị biệt lập… Khi giải thích lý do tại sao quân bạn bị bắn lầm, tọa độ xạ kích cho sai, phi cơ cất cánh trễ giờ, bay ra ngoài địa giới, chỉ điểm pháo binh không chính xác, vv… tất cả đều quy lỗi về phía phi hành đoàn. Những lời cáo buộc đều mang tính cách chung chung, không ai đưa ra một bằng chứng cụ thể nào, rõ ràng là muốn trút bỏ trách nhiệm lên Không Quân một cách khơi khơi, theo kiểu “khẩu thuyết vô bằng!”…
Tôi lên bục thuyết trình sau cùng, với sổ Nhật ký Hành quân trong tay. Tôi cảm ơn các sĩ quan bạn về những điều họ vừa cho biết, xin lỗi và nhận trách nhiệm tất cả những “bê bối”, những lỗi lầm lớn nhỏ đó, nếu quả thực do hoa tiêu gây ra. Tôi trình bầy tất cả những sự việc được ghi nhận trên giấy trắng mực đen, những sự kiện có thật, không một lời biện minh, để mọi người dự họp toàn quyền thẩm định mức độ xác thực và giá trị mỗi biến cố.
Tôi lật từng trang giấy, đọc to và rõ ràng những việc vụ xảy ra, với tên tuổi của từng vị sĩ quan “ngồi thùng”, đi theo trực thăng dạ thám (mà chúng tôi gọi đùa là phi vụ “soi ếch”), với cấp bậc, số quân, đơn vị, tọa độ cùng đầy đủ chi tiết sự việc xảy ra trong đêm:
- Ngày….., Trung úy….., số quân….. lên tầu yêu cầu muốn bay đi đâu thì bay, hết giờ cứ việc bay về, để ông nằm ngủ.
- Ngày….., Thiếu úy….., số quân….. không biết coi bản đồ, hỏi, được cho biết là sĩ quan Ban 1, đi thế ông sĩ quan Ban 3 “bận công việc” không đi bay được.
- Ngày….., Đại úy….., số quân….. dắt theo một cô gái, năn nỉ xin cho đi bay cùng, để xem “Saigon By Night” ra thế nào?
- Ngày….., Đại úy….., số quân….. lên tầu ói mửa đầy sàn vì say rượu. Phi hành đoàn phải hủy bỏ phi vụ bởi không người thay thế.
- Ngày….., Chi khu….., Phi cơ xuống đón sĩ quan tháp tùng, bị trong đồn bắn lên không cho đáp vì “Máy bay làm ồn không ngủ được!”, vv… và vv…
Sau phần thuyết trình của tôi, cử tọa im phăng phắc. Không khí ngột ngạt thấy rõ. Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ không nói một lời. Ông cám ơn tôi và cho giải tán buổi họp ngay lập tức. Thiếu tá Phong Già, sĩ quan Liên lạc KQ tại BKTĐ chạy theo níu lấy tôi nhăn nhó:
- Ông làm mạnh quá, kẹt tôi!
Tôi cười:
- Nếu họ không đổ rác lên đầu Không Quân, tôi bao giờ đem những chuyện ấy ra nói công khai? Ông cần xăng nhớt đã đành, nhưng đây là vấn đề danh dự của Không Quân…
Các người anh em không có chuyện báo cáo trong cuộc họp, đã đem ra nói khơi khơi làm quà cho ông tướng mà không ý thức như thế là bôi bác danh dự chúng tôi, những thằng Không Quân “chân không tới đất, cật chẳng tới trời”!
Ngay sáng hôm sau, Đại tá Trần Minh Thiện gọi tôi vào Bộ Tư lệnh Không Quân trình diện. Vừa thấy tôi, ông cười, hỏi:
- Anh biết tôi cho đòi anh vô đây có chuyện chi không?
Tôi nhìn vị chỉ huy trưởng cũ hiền như Bụt của mình ngày xưa, nói tỉnh:
- Đại tá phạt tôi vì chuyện bên Biệt khu Thủ đô ngày hôm qua chứ gì?
- Anh làm gì mà phạt? Mấy ông cố vấn Mỹ đi họp về khen anh lắm đó! Thôi, vào đây.
Tôi theo ông bước qua một phòng làm việc khác trong Khối Đặc trách. Đó là văn phòng của một Đại tá Cố vấn Mỹ. Tôi đứng nghiêm chào. Ông Đại tá đứng dậy, bước vòng qua bàn bắt tay tôi. Ông cho biết sáng hôm qua có dự cuộc họp ở BKTĐ, chứng kiến cuộc trần thuyết của tôi. Ông có headset nghe thông dịch nên hiểu tất cả, về, nói chuyện với Đại tá Thiện. Ông khen tôi thẳng thắn dám nói sự thật và tặng tôi mấy thùng bia Budweiser đem về cho Biệt đội để tỏ lòng yêu mến.
Tướng Lành cũng biết chuyện này. Môt hôm gặp tôi trong Câu Lạc Bộ, ông hỏi, “Mấy thùng bia các anh uống hết chưa?” Đó là lần đầu tiên tôi thấy ông cười vui một cách rộng rãi. Vì biết ban ngày tôi không đi bay, ông yêu cầu tôi huấn luyện ông bay trực thăng một tuần vài giờ. Trong tất cả những phi vụ huấn luyện đó, lần nào cũng có đàn anh Lưu Văn Trâm thuộc phòng Đặc trách đi theo.
Tôi thường đưa tướng Lành đi bay tập ở những nơi gần Saigon và có an ninh, như vùng Thủ Đức hay Chi khu Nhà Bè. Ông Trâm ngồi thùng, mỗi lần thấy tôi để tướng Lành đáp vào các “confined area” - một trảng cỏ có cây cao chung quanh hoặc bãi đáp nhỏ hẹp có rào giây kẽm gai – ông Trâm có vẻ nhột, ngồi sau cứ thấp thỏm, sợ ra mặt, lén vỗ vai tôi, ra hiệu bảo tôi nắm cần lái, đỡ cho ông tướng. Tôi biết đàn anh Lưu Văn Trâm sợ là phải. Nó giống như cảm giác một người lái Honda chở một người ngồi sau. Anh ngồi lái muốn phóng lạng thế nào cũng không sợ vì mình kiểm soát dược mình, nhưng anh ngồi sau thì teo bu-di, la chói lói… Tôi cố tình muốn trêu ông Trâm, để tướng Lành muốn bay thế nào thì bay, đáp sao thì đáp. Tôi đốt điếu thuốc, hút phì phèo và gếch chân lên thành cửa cockpit ngắm trời mây cho ông Trâm lộn ruột chơi, nhất là những lúc tướng Lành vô cận tiến đáp rụt rè vào cái ô nhỏ xíu rào kẽm gai ở Nhà Bè.
Tướng Lành rất tỉnh. Ông bay vững hơn Đại tá Tường “Mực” và không nói nhiều, không đòi… uýnh “thầy” như ông Tường, mỗi khi bay ẩu, bị “thầy” chụp cần lái. Đi bay huấn luyện cho Đại tá Tường, ai cũng ớn. Mấy ông Staffs các Phi đoàn Trực thăng ở Biên Hòa, từ ông Lai, Cửu, Luân, Ức, Vân, Lộc, Trọng… ông nào cũng “né”. Cuối cùng họ “bán cái”, đùn cho tôi. Ông Lai dụ tôi:
- Tôi biết ở đây chỉ có anh là Đại tá Tường không dám “uýnh” vì ổng nể anh hơn tụi tui. Trực thăng mà ổng làm như khu trục, bay ào ào ghê thấy bà. Mình chụp cần lái, ổng cung tay thúc cùi chỏ, “Bộ mày chê tao không biết bay sao mà làm tàng?”. Tụi tui thằng nào cũng rầu thúi ruột. Còn anh, tôi “bảo đảm” ông Tường không dám đụng tới anh đâu!
Chẳng hiểu tôi nghe bùi tai hay tò mò muốn biết xếp lớn dữ cỡ nào, bèn nhận lời. Buổi sáng xách nón bay ra phi đạo, check tàu xong, tôi ngồi nghe nhạc đợi xếp. Phi vụ huấn luyện ghi 8:30 giờ cất cánh. Gần 9 giờ vẫn chưa thấy xếp ra. Tôi gọi máy xin hủy bỏ phi vụ. Cậu sĩ quan trực hốt hoảng yêu cầu tôi đợi thêm vài phút.
Mười phút sau xe Jeep đưa ông Tường ra phi đạo. Thấy ông, tôi giả vờ cầm nón bay leo xuống, nói:
- Trời đất!... Sao Đại tá giờ này mới ra? Tôi gọi Đồng Nai hủy bỏ phi vụ rồi.
- Rồi!... Cái gì mà càm ràm, bầy đặt làm khó tôi?
Đoạn ông cười lớn:
- Ủa, mà sao hôm nay anh bay? Bộ mấy thằng kia tụi nó ghét tôi lắm sao?
- Ghét thì không ai dám ghét nhưng ông “uýnh” đau quá, họ sợ.
- Cha! Ngon lành ha? Vậy chớ anh không sợ sao?
- Sợ chứ. Bởi thế tôi phải nói trước với Đại tá, tôi nhỏ con, ông làm ơn tha cho đừng đánh, tội nghiệp. Ông đánh là tôi bỏ bay, đi thưa cảnh sát liền một khi…!
Đại tá Tường cười khà khà:
- Thưa cảnh sát, uýnh theo cảnh sát. Mấy thằng kia khôn tổ mẹ. Tôi mà dám đánh anh? Đứa nào nói vậy?
Có lẽ tôi là người duy nhất bay huấn luyện cho ông Tường Mực mà không bị đánh. Trái lại, ông còn có vẻ thích đi bay với tôi để nói chuyện lăng nhăng.
Đại tá Nguyễn Văn Tường và Đại tá Trần Minh Thiện có lẽ là sĩ quan cao cấp Không Quân chết sớm nhất ở Mỹ, từ năm 76, 77. Tướng Lành chết bởi bệng ung thư xương năm 82 ở San Jose.
*
* *
San Jose, có hai ông tướng Không Quân đã ra đi. Đó là Thiếu tướng Võ Xuân Lành và rồi Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính. Tướng Tính là Tư lệnh Sư đoàn 3 KQ, tôi làm việc dưới quyền ông. Phải nói, đời tôi có diễm phúc được làm việc dưới quyền hai vị sĩ quan chỉ huy ngành tác chiến mà hiền hậu dễ thương như những ông thánh. Đó là Đại tá Trần Minh Thiện, ông “Thánh Denis”, và Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính, người hiền trong những cấp chỉ huy hiền số một của Không Quân.
Tôi du học về, chọn Phi đoàn 215 ở Nha Trang, lúc đó mới rời vào từ Đà Nẵng được vài tháng, do Thiếu tá Thiện làm Phi Đoàn Trưởng. Tôi đeo lon Chuẩn úy vào trình diện, thấy ông người Nam, có nụ cười hết sức nhân hậu, cũng yên tâm. Lúc đó Phi đoàn còn bay H-34, to con, kềnh càng, và… bẩn phát sợ. Bên trường bay, phi cơ Mỹ sạch như lau, nên khi nhìn thấy máy bay của Việt Nam cũ kỹ già nua, dầu mỡ, bùn đất dính bệt từ càng cho tới nóc, tôi thật nản. Người bay ckeck-ride cho tôi đầu tiên là Thiếu tá Thiện. Ông dẫn tôi ra bãi đậu, thấy tôi đeo găng mà còn rón rén sợ bẩn, ông cười, leo lên làm tiền phi. Tôi leo theo ông, chỉ sợ trượt chân té gãy cổ! Ông chỉ một cái ống trên nóc phi cơ, hỏi tôi:
- Cái này tiếng Mỹ kêu bằng gì?
Hồi đó phi cơ lèo tèo mươi chiếc, hư hỏng nằm ụ đến một nửa, bay hành quân còn chưa đủ, lấy đâu mà huấn luyện, nên bỏ lâu không bay dễ quên và lựng bựng. Tôi nhìn cái ống cong cong chìa ra đằng trước, biết nó là cái ống lấy áp xuất gió cho đồng hồ phi tốc nhưng lú lẫn, bị hỏi bất chợt, không tài nào nhớ ra tiếng Mỹ là gì, ấp úng trả lời:
- Thưa, là cái “Pi-Tốt”
Nói xong tôi mới biết mình cả quỷnh. Thiếu tá Thiện cười diềm đạm:
- Nó là cái Pivot chứ, quên rồi sao?
Lúc xuống đất kiểm soát thân tàu, ông lại khảo tôi mục khác:
- Anh biết trực thăng có cái bánh đuôi dùng để làm gì không?
- Dạ, để… đáp!
Bánh xe của phi cơ là để đáp thì đúng quá rồi, ai mà không biết. Nhưng ông Thiện hỏi tôi câu đó là hỏi về một công dụng khác chứ đâu phải để nghe tôi trả lời một câu bà già trẻ con cũng biết, cần gì phải là Pilot?
Ông nói:
- Cái bánh đuôi là để mấy ông Pilot… đái!
Sau này tôi mới biết là ông không hề nói rỡn về công dụng của cái bánh đuôi! Để Pilot đái và để… chó ghếch chân lên đái!
Tôi phục vụ dưới quyền Đại tá Trần Minh Thiện một thời gian ngắn nhưng cũng đủ biết thêm về ông trên một vài phương diện khác. Thí dụ như ông còn là một nhạc sĩ chơi nhạc cho phòng trà, đầy nghệ sĩ tính. Bà Thiện rất đẹp và có dáng nét quý phái, mệnh phụ. Ông rời Phi đoàn 215 về Bộ Tư Lệnh năm nào tôi quên nhưng kỷ niệm cuối đáng ghi nhớ với ông ở Phi đoàn là câu chuyện thơ thẩn khiến từ đó ông để ý và khoái tôi. Chuyện thế này, một hôm họp Phi đoàn, ông cảnh giác các hoa tiêu đi bay phải tuyệt đối tuân theo luật An Phi, trên trời cũng như dưới đất, bất cứ lúc nào. Ông nhắc lại các luật lệ và đưa ý kiến nếu làm được thơ hay vè cho dễ nhớ để làm khẩu hiệu thì tốt.
Tôi ngồi dưới, nghe ông nói tới đâu là làm một câu thơ tới đó, đầy đủ tất cả mọi điều ông nói đến. Khi chấm dứt cuộc họp, tôi đứng lên yêu cầu để tôi đọc bài thơ “An Phi Trực Thăng” đó cho Phi đoàn nghe. Ông Thiện rất thích bài thơ này, bảo tôi dưa cho Tạ Duy Quý cho vào Bản Tin An Phi hàng tháng của Không đoàn 62. Bài thơ lục bát dã chiến tôi còn nhớ như sau:
Tiền phi không kỹ là liều
Nhớt săng không đủ là tiêu cuộc đời
Trên trời dưới đất ai ơi
RPM giữ kẻo rơi thật phiền
Cân bằng là lẽ tự nhiên
Đừng bay bướm quá, đừng tin mình tài
Cánh mềm chém cũng thành hai
Mây mưa gió bão hỏi ai dám cừ?
Khi lên, lúc xuống từ từ
Bay cao vợ đợi, em chờ biết không?
*
* *
Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính người Nam, gốc Phật Giáo Hòa Hảo. Ông là một cấp chỉ huy thật hiền, thương lính và dễ dãi với binh lính. Tôi đổi về Biên Hòa cuối năm 71, là những ngày sôi động chiến tình mặt trận ngoại biên mà Sư đoàn 3 KQ phải gánh vác. Sau đó là trận An Lộc, Bình Long… Cái địa thế của Vùng III, vùng đất trấn giữ những con đường bôn tập của địch nhằm xâm nhập Saigon, là gánh nặng luôn luôn chĩu oằn trên đôi vai những lực lượng quân sự Quân đoàn, trong đó Sư đoàn 3 KQ đóng vai trò quan trọng.
Tôi đã thấy cảnh tướng Tính mất ăn mất ngủ giữa cái thời nồng độ chiến tranh lên tới mức ngặt nghèo đó. Nhiều khi tôi nhìn ông, bất giác sinh niềm ái ngại. Ông cao, gầy mảnh khảnh, nói mau và lớn giọng, bước đi thoăn thoắt, giải quyết vấn đề rột rột theo lối nhà binh nhưng không hiểu sao, nhìn ông, tôi vẫn không thể nghĩ đó là hình ảnh một ông tướng nắm quyền quân sự, điều động cả một Sư đoàn tác chiến Không Quân. Ông giống một người điền chủ, hay một ông giáo hiền lành hơn một người lính chiến đấu.
Tôi nhớ có lần, một hạ sĩ quan kỳ cựu, cơ phi của Phi đoàn tôi bị Quân cảnh giam xe vì đi Honda trong căn cứ không có thẻ chủ quyền. Đương sự năn nỉ tôi xin tướng Tính tha. Tôi tìm loanh quanh, rồi đến gặp thẳng ông tại tư thất. Tôi lên lầu. Ông đang nghỉ trưa, mặc bộ pijama sọc đỏ ra tiếp tôi ngoài hành lang. Ông hỏi:
- Gì nữa đây, ông Hùng?
- Tôi có thằng em, bị Quân cảnh giam xe vì không có giấy tờ. Xin tướng tha cho nó, tội nghiệp.
Ông cầm lá đơn, liếc xem qua, hỏi:
- Biết xe không có giấy tờ sao còn mua cho rắc rối?
Tôi làm sao trả lời được câu hỏi của ông, nên cười trừ. Ông viết lên lá đơn mấy chữ, đưa cho tôi:
- Biểu nó chạy thì chạy ngoài đường, đừng chạy trong căn cứ, Quân cảnh bắt nữa ráng chịu!
Tôi suýt bật cười vì câu mắng nhẹ nhàng của ông.
Tướng Tính là một cấp chỉ huy có trách nhiệm đối với thuộc cấp và là con người ngay thẳng, đạo đức. Tôi đã chứng kiến ông lúc vui, buồn, hờn giận rất “người”. Như lúc ông tức giận chửi thề trong buổi trưa chinook đón những tù binh VNCH do Việt cộng trao đổi, từ Lộc Ninh về đáp Biên Hòa. Một tù binh ta bị Việt cộng từ dưới đất bắn lên, chết ngay trong lòng chiếc phi cơ khi đang bay trên quốc lộ 13, khúc Bầu Bàng. Phi cơ bay thấp 500 bộ và theo đường do chúng thỏa thuận với Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự, slowcooker kết bảo đảm an toàn.
Ông gọi máy kêu Quân cảnh bảo vệ an ninh cho “mấy thằng Việt cộng chó đẻ” kẻo bị đám đông dân chúng, thanh niên học sinh đang tụ tập nơi bãi đậu đón tù binh trở về, phẫn nộ đánh trả thù. Những ngày long đong bay vào An Lộc, ông lên Lai Khê, ăn cơm gạo xấy thịt hộp với chúng tôi, đứng nơi bìa rừng cao su mong ngóng những chuyến bay từ An Lộc trở ra, như mẹ mong con. Ông căn dặn chúng tôi bay cẩn thận, ráng xong phi vụ trở về an toàn. Nhiều lần tôi bắt gặp ông quay đi, che dấu những giọt nước mắt lăn trên đôi má hóp, mỗi lần có tin một phi hành đoàn hy sinh trong vùng bão lửa kinh hồn ấy.
Những ngày Phước Long bị vây hãm, ông mặc áo giáp, đội nón sắt, bay với chúng tôi qua Long Bình theo dõi cuộc hành quân, cùng với tướng Hiếu bên Quân Đoàn. Hôm thả Biệt kích 81 vào Phước Long, ngày 4-1-75, ông điện thoại gọi chúng tôi qua Quân Đoàn họp với tướng Hiếu và Đại tá Công lúc nửa đêm hôm trước, đến hơn hai giờ sáng mới trở về Sư đoàn thảo kế hoạch hành quân KQ. Tướng Tính giao cho Đại tá Lê, Tham Mưu Phó Hành Quân điều động khu trục yểm trợ cuộc đổ quân ngày hôm sau. Phải hiểu tầm mức quan trọng của việc giải cứu Phước Long như thế nào khi tướng Tính quyết định dành 60 phi xuất cho mặt trận, để lại vỏn vẹn có 3 phi xuất cover cho toàn vùng.
Buổi sáng, có lẽ đêm qua không ngủ, tướng Tính xuống Phi đoàn tìm tôi rất sớm. Ông cầm máy Motorola gọi “Đồng Nai 3” là danh hiệu Đại tá Lê nhưng không thấy trả lời. Đại tá Lê đã lấy xe bỏ về Saigon ngay sau cuộc họp đêm hôm trước! Tướng Tính giận điên lên. Ông chửi thề và bảo tôi cho anh em cất cánh. Sáng hôm đó, chúng tôi không thấy bóng một chiếc khu trục nào lên vùng. Tôi vẫn cho trực thăng xuống, đáp ngay trên đầu Việt cộng. Mỗi tổ tam tam Việt cộng bị xích chung vào một cỗ đại liên nằm chờ quân ta dưới hố, không bắn trước. Biệt Kích ngồi trên tầu dí súng vào tận mặt lính Bắc Việt nảy cò, máu óc bắn tung toé lên phi cơ. Phước Long mất, Bộ Tổng Tham Mưu cử 5 ông tướng xuống điều tra. Tướng Tính họp các đơn vị trưởng, dặn dò:
- Trên xuống điều tra, tôi trách nhiện hoàn toàn. Nếu ra tòa Quân sự hay đi tù, tôi đi. Chỉ xin mấy ông một điều, đừng làm chuyện bậy bạ đổ lỗi lẫn cho nhau. Mấy ông nghe rõ chưa?
Đại tá Vũ Quang Triệu, xước danh “Pilot Thái Bình” mà Dương Hùng Cường mô tả là “lái máy bay trước khi biết lái xe đạp”, Không đoàn trưởng Không đoàn 43 Chiến thuật yêu cầu tôi đại diện Không đoàn làm “luật sư” trong buổi điều trần trước Hội đồng Tướng lãnh. Đại tá Phan Văn Huấn, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù, có một Thiếu úy tùy viên đi theo, vào phòng họp sau cùng. Ông xin được nói trước và hiên ngang nói những lời khí phách:
- Mất Phước Long, lý do tại sao, quý vị cũng như chúng tôi đều biết nhưng không ai muốn nói ra. Phần Biệt Kích 81, chúng tôi vào chỗ chết đã đành, bởi nghề nghiệp chúng tôi là tìm chỗ chết để đi vào. Riêng với anh em Không Quân, các phi hành đoàn trực thăng đã làm quá bổn phận của họ, chết lây với chúng tôi thật tội nghiệp. Nay đưa họ ra tòa là điều tôi cho là vô lý. Nếu có lỗi làm mất Phước Long, tôi nhận lỗi. Xin quý vị ở lại tiếp tục họp và cho tôi biết kết quả. Tôi xin phép được ra về vì còn nhiều việc phải làm.
Đại tá Huấn đứng nghiêm chào và quay ngoắt đi ra. Ông đến như cơn gió và ông đi cũng như cơn gió. Ông xuất hiện chưa đầy 5 phút, nói một lời ngắn ngủi nhưng tôi ghi nhớ mãi cái giây phút lịch sử và hình ảnh đó của ông. Hội đồng Tướng lãnh ra về, giao việc điều tra cho Đại tá Nguyễn Huy Lợi, nha Quân Pháp, ở lại làm việc. Tôi đã làm trọn vai trò “luật sư”, biện hộ cho Không đoàn 43 Chiến Thuật. Ngày di tản, gặp lại Đại tá Nguyễn Huy Lợi trên boong tàu Mỹ, trước đông anh em, ông đã khen tôi không tiếc lời về việc tôi đã dám nói ra sự thật vụ mất Phước Long.
Vụ án Phước Long sau đó hoàn toàn chìm xuồng. Tôi nhắc lại việc trên để thấy tư cách và lòng nhân hậu của Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính mà ngậm ngùi tưởng nhớ đến ông. Nhớ ngày cuối ở Biên Hòa, ông họp các Phi đoàn trưởng, chỉ thị lập danh sách và cho tất cả vợ con hoa tiêu về Saigon, Bộ Tư Lệnh sẽ thu xếp việc di tản. Các ông Triệu, Luân, Lộc ngày nào cũng rủ tôi qua nhà tướng Tính xem có động tịnh gì về vấn đề đi, ở ra sao vì thấy tướng Tính lại đem vợ con lên Biên Hòa. Ngày 26-4, ông họp chúng tôi, nói thẳng:
- Vợ con tôi đi rồi, do cố vấn Mỹ lo giùm. Sáng nay tôi chỉ kịp chạy vào DAO vẫy tay chào, không được hôn từ giã… Không ai lo cho ai đâu. Các anh tính liệu cách nào thì tính, nhưng đừng để tụi nhỏ chúng nó “panic”!
Tôi đem Phi đoàn di tản về Tân Sơn Nhất tối 27-4 khi Biên Hòa bị pháo bằng hỏa tiễn 130 ly. Sáng 28, tướng Tính gọi tôi lên Biên Hòa, nằm trong hầm TOC chịu pháo với ông. Buổi trưa, tôi lái chiếc pick-up về nhà lấy cái nồi cơm điện National cho anh em pha cà phê và lấy chiếc áo bay để thay đổi, đoạn xin ông cho tôi về Tân Sơn Nhất, e anh em tưởng tôi “doọt”, bỏ đơn vị, sẽ tan hàng hết. Sáng ngày 29, Trung tá Trọng, Phi đoàn trưởng Phi Đoàn 221 đáp xuống Nhà Bè gặp tôi. Trọng nằm vật trên vỉ sắt lót phi đạo, gửi anh em PĐ221 cho tôi dẫn bay ra biển. Anh ôm mặt khóc, nhất định quay về với vợ con. Anh bảo Trung sĩ Kiên, tài xế của Đại tá Triệu trao cho tôi một tập hồ sơ sĩ quan dầy cộm, nói Đại tá Triệu “bàn giao” Không Đoàn cho tôi và cho biết Đại tá Triệu đã theo tướng Tính ra Vũng Tàu, di tản. Sau này tôi được biết Trung tá Trọng ở lại, đi học tập và chết trong tù.
Đó là ngày cuối tôi chia xa tướng Tính. Năm 85, tôi gặp lại ông ở San Jose, tình cờ, nơi nhà tướng Lâm Quang Thi trong ngày lễ Độc Lập Hoa kỳ. Gặp lại ông, tôi mừng và ông cũng rất vui. Ông vẫn xuề xòa, dáng dấp không khác mấy ngày xưa. Ít năm sau, ông mất.
*
* *
Tôi viết những dòng này, do xúc động bởi cái chết của Chuẩn tướng Phan Phụng Tiên, nhân đó nhắc đến hai ông tướng Không Quân cùng một vài người Không Quân đã không còn hiện diện trên cõi đời này nữa… để ngậm ngùi trước nỗi nghiệt ngã của thời gian, dần dần cướp mất của chúng ta những mảnh tinh cầu làm nên khối thể Không Quân còn lại nơi hải ngoại sau cuộc bèo mây tan tác.
Hôm gặp tướng Minh trong tiệc cưới hai cháu Quốc Đăng và Quỳnh Anh, con trai Phó Quốc Uy và ái nữ của ông Lê Trọng Hiệp tức Hiệp “Cồ” trưởng trường Quân sự ngày xưa - ở San Francisco – thấy ông sắc diện hồng hào, phương phi hơn lần gặp trước, tôi cảm động, đã nói với ông một lời có vẻ như đùa nhưng vô cùng thành thật:
- Thôi qua đây chúng tôi chỉ còn trông vào có mình Trung tướng thôi đấy. Xin ngài hãy bảo trọng mình vàng, kẻo anh em chúng tôi buồn lắm.
Ông Minh cười sảng khoái:
- Trời kêu ai nấy dạ, toa. Mình biết làm sao mà nói? Con người có số…
Vâng, tôi tin con người có số. Như tướng Tiên chết đi, chị Hoàn gọi qua Cali hỏi chuyện thầy bói. Ông hiện hồn về nói rõ ràng là ông tới số chết thì phải chết, không có điều gì phải thắc mắc khiếu nại, coi bói phí tiền. Ông đã chuẩn bị đâu đấy cho cuộc “tử quy” của ông. Ông Dũng Mù kể:
- Lúc ông ấy còn sống, hai anh em nghiên cứu về huyền bí của con người, bao nhiêu sách vở như “Hành Trình Về Phương Đông” đều mua đọc và thảo luận. Ông ấy hiện về luôn, nói lúc chết đâu có biết là mình chết? Mãi hôm sau rước thầy về tụng kinh, mới biết nhưng không đau khổ gì cả. Ông Tiên nói rằng được bà cụ anh và anh Chụ về đón. Xuống dưới đó, ở một cái “level” rất thoải mái, gặp lại đông đủ bạn bè xưa. Gặp cả ông Đề đốc họ Hoàng nữa, họp hành chính trị chính em vui ghê lắm… Ông ấy đúng là “sinh vi tướng, tử vi thần”. Sau hôm hỏa thiêu, ông thường nhập vào cô Hoàn, nói nhiều chuyện, nhưng “điện” yếu dần đi, ông ấy bảo có lẽ phải lâu lắm mới về lại được.
*
* *
Đành rằng mỗi người có một số mạng, không ai cưỡng lại được. Nhưng tôi không chịu nổi cứ ngày một vắng thưa dần những người yêu mến, hoảng kinh lên, thấy mình càng ngày càng cô đơn giữa đám nhân loại quá nhiều ma cạo. Tháng 9-96, Không Quân mất liên tiếp một lúc ba cánh chim: Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Đại tá Đặng Duy Lạc, và Trung tá Dàng Thiện Ngươn. Anh em đưa tiễn ông Lạc đến nơi an nghỉ cuối cùng rất đông, đầy đủ lễ nghi, quan tài phủ quốc kỳ, thôi cũng gọi là chết vui và may mắn bởi ra đi sớm còn được anh em lo chu đáo, chết muộn màng dễ gì được vậy.
Hồi trong năm nghe Nguyên Vũ từ Pháp về cho biết ông Đạo Cù Trần Tam Tiệp ở Paris, khi không chui vào nhà thương, hôn mê hàng tuần lễ, tôi sợ, cứ hồi hộp nghe ngóng… Sau đó thở phào ra trước tin ông Đạo đã hồi dương, trở về Paris “sống chung hòa bình” với hai chị em bà comtesse già độc thân. Tôi gửi cho ông tấm thiệp, thay lời chúc bằng lời năn nỉ, “Lạy ông trăm lạy, ông làm ơn sống lâu lâu một chút, đừng đi vội… Đời mà thiếu ông, tôi mất vui..!”
Đào Vũ Anh Hùng
(Dallas 10-96)
Cánh thép 231 Lôi Vân . quehuongngaymai.com
Biên Hùng chuyển
(Gọi là để tưởng nhớ
những vì sao Không Quân)
Đào Vũ Anh Hùng
Đó là buổi sáng trời rất đẹp của ngày 26-2, năm 1962.
Tôi đạp xe từ Phú Nhuận lên nhà sách Khai Trí tìm mua vài quyển Toán, chạy ngang dinh Độc Lập. Khi vừa qua khỏi ngã tư Hồng Thập Tự – Công Lý, bỗng giật bắn mình, nghe phủ ào qua đầu một tiếng gầm xé thinh không cực lớn và thật gần, ngay trên những ngọn cây sao cao vút bên vệ đường. Tôi thật không biết chuyện gì xảy ra, kinh hoảng đâm xe lủi vào lề, nhảy xuống. Tôi đứng dưới một gốc sao nhìn lên trời, nơi vừa giáng xuống tiếng gầm như trời xập và tim đập loạn.
Loáng thoáng qua vòm cây, tôi thấy một chiếc máy bay khu trục xé gió bay rất thấp phía sông Saigon hướng về dinh Độc Lập. Nó vút lên cao, nghiêng đôi cánh sắt, lượn gắt một vòng nữa rồi quay lại… Tôi không hiểu chuyện gì xảy ra, hết hồn quẳng vội chiếc xe, ngồi bệt xuống đất, nép vào gốc cây nhìn lên cái bụng sơn trắng của chiếc phi cơ với những trái bom thon dài sáng bạc được nhả ra, loang loáng lướt qua vòm cây, rơi xéo xuống cánh trái dinh ông Diệm. Rồi tiếng nổ, khói bụi bốc lên. Súng phòng không từ trong dinh và từ phía bến Bạch Đằng ròn rã nổ lụp bụp trên trời từng cụm khói đuổi theo con chim sắt. Tôi thấy thêm một chiếc khác bay cao và bay xa hơn, phía bến Bạch Đằng, cũng đang bị săn đuổi, chao liệng như chim hâu len lách giữa những cụm khói nở hoa đen trên nền trời xanh ngọc bích.
Buổi sáng lịch sử, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử oanh kích dinh Độc Lập tôi tình cờ chứng kiến từ phút giây đầu. Trước đó, năm 60, cũng chính ngay cổng dinh Độc Lập, tôi đã chứng kiến cuộc nổi dậy ngắn ngủi của quân Dù do các trung tá Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và thất bại, người thì chết, người phải lưu vong.
Năm cuối cùng của chế độ nhà Ngô, tôi ở trong Tổng Hội Sinh Viên Saigon, tham gia phong trào tranh đấu Phật Giáo, bị mật vụ của Dương Văn Hiếu thuộc Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung bắt giam cho đến ngày cách mạng 1-11-63, có lẽ vì ảnh hưởng tinh thần Quốc-Cử và vì không khí đấu tranh sôi bùng nhiệt huyết tuổi hai mươi. Sau này tôi gia nhập Không Quân, không biết có phải vì hình ảnh hai chiếc khu trục sáng ngày hôm đó, cùng những cái tên tôi cho rằng rất đẹp và hùng can dự vào những biến cố làm đổi thay lịch sử – tên tuổi những phi công Nguyễn Văn Cử, Phạm Phú Quốc, Phan Phụng Tiên, Huỳnh Minh Đường… hay hình ảnh ông Kỳ trong bộ đồ bay đen với huy hiệu Thần Phong in trên bìa báo Paris Match đã ảnh hưởng sâu đậm đến quyết định tương lai của tôi. Những người danh tiếng trên, tôi chỉ không biết phi công Huỳnh Minh Đường. Còn các nhân vật Nguyễn Văn Cử, Phạm Phú Quốc, Phan Phụng Tiên, tôi biết là do chơi với Tâm, Phúc, em ông Cử, với Phạm Phú Đê, em ông Quốc, và Phó Quốc Uy, em vợ tướng Tiên.
Tôi vốn yêu những mái tóc trung niên bạc mà đẹp, có nét giang hồ từng trải, hào hoa nghệ sĩ như mái tóc Phan Phụng Tiên, Hoàng Hải Thủy, hay tướng Nguyễn Văn Hiếu… Nên khi gặp tướng Tiên lần đầu, tôi thấy rất gần gũi, bởi mái tóc bạc của ông, và bởi ông là một trong những người hùng tham gia cuộc đảo chính hụt ngày nào. Lúc đó là năm 73, ông làm tư lệnh Sư Đoàn 5 Không Quân và tôi được biệt phái về Saigon, đặc trách thành lập Biệt đội Trực Thăng Dạ Thám bảo vệ vòng đai thủ đô và các vùng phụ cận, sau mùa Hè đỏ lửa 1972.
Thời gian đó, Việt Cộng mở chiến dịch vừa đánh vừa đàm song song với hòa hội Paris. Saigon là mục tiêu của những cuộc pháo kích để khủng bố và gây tiếng vang. Tôi thành lập biệt đội Night Hawk, đêm đêm bay những phi vụ tuần thám, rọi đèn củ soát những nơi nghi ngờ có đặc công Việt cộng xâm nhập hay xạ kích vào những “trận địa pháo” do địch đặt súng cối hay hỏa tiễn nhắm vào Saigon từ các vùng ven đô như Tân Bình, Vĩnh Lộc, Nhà Bè, Thủ Đức, Gia Định, Thủ Thiêm, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhơn Trạch, Gò Vấp, vv… Tôi được chỉ định trông coi Biệt Đội Trực Thăng Dạ Thám vì trước đó, đã thành công trong nhiệm vụ thành lập Biệt Đội Trực Thăng Võ Trang yểm trợ Đặc Khu Rừng Sát, hộ tống các giang thuyền Hải Quân, áp tải tàu bè, các thương thuyền di chuyển trên sông Lòng Tảo từ Saigon ra Vũng Tàu và ngược lại, can thiệp ngăn chặn các cuộc phục kích của Việt cộng…
Biệt Đội thuộc quân số Sư Đoàn 3 KQ ở Biên Hòa nhưng nhận lệnh chỉ huy và điều động của nhiều cấp bộ khác nhau: Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô (Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ), Bộ Tư lệnh Không Quân (Thiếu tướng Võ Xuân Lành, Tư lệnh phó). Phòng Đặc Trách Trực Thăng BTL/KQ. Sư Đoàn 3 KQ và Không Đoàn 33 Chiến Thuật có nhiệm vụ yểm trợ Biệt đội. Vị thế của tôi rất tế nhị và phức tạp giữa các cơ cấu quyền lực đó. Chiều chiều chúng tôi đem phi cơ vào Tân Sơn Nhất, đêm bay, sáng hôm sau đem tầu về trả Biên Hòa.
Cũng vì mỗi đêm phải vào Tân Sơn Nhất, chúng tôi được cho một phòng trực với đầy đủ tiện nghi, máy lạnh, giường nệm… Tôi lên gặp Chuẩn tướng Phan Phụng Tiên, xin cho Biệt đội mỗi tháng mười ngàn đồng mua cà phê, nước ngọt để các phi hành đoàn giải khát. Ông ký giấy cho liền và hỏi, “Mười ngàn đủ không?” Rồi không đợi tôi trả lời, ông nói luôn, “Tôi biết trực thăng các cậu khổ bỏ sừ!”. Tôi cười, nói một câu cám ơn, chào rồi ra về.
Tướng Tiên lấy bà Hoàn - Phó Thị Ngọc Hoàn - chị ruột của một người bạn rất thân của tôi, Phó Quốc Uy, cũng là em cố Đại tá Phó Quốc Chụ, một trong số 9 sĩ quan bị trực thăng Mỹ “bắn lầm” ngày 1-6-98 sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân, trước cửa trường Phước Đức, số 266 đường Khổng Tử, Chợ Lớn, có sáu vị Đại tá QLVNCH tử thương. Năm 82, vợ chồng Uy vượt biển đến định cư ở Orlando, chỗ Chuẩn tướng Tiên và Trung tá Phó Quốc Dũng tự Dũng “Mù” (vì ông đeo kính cận hạng nặng), thuộc Khối Yểm Trợ Hành Quân SĐ5KQ, tôi kéo cả nhà qua thăm. Đó là lần tôi gặp lại tướng Phan Phụng Tiên kể từ sau ngày rời Biệt đội Night Hawk đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu rồi trở lại Phi đoàn. Anh em nói chuyện xưa, nói đến những ngày cuối cùng, đến giây phút cuối cùng rời bỏ Saigon. Chính lúc đó tôi mới biết chỉ chút xíu nữa tôi có thể cũng kẹt ở lại hoặc bị bắn rớt ngay sáng ngày 29-4, bên hông Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, khi tôi hẹn tướng Kỳ để tôi bay về đón vợ con rồi trở lại Nhà Bè trong vòng 30 phút, rồi sẽ đưa anh em xuống Cần Thơ theo lời ông dặn…
Tướng Tiên nói:
- Sáng hôm đó, anh ngồi trong phòng Hành quân với ông Lành. Phòng Thủ gọi máy báo có chiếc trực thăng đáp sân Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc. Ông Lành nói, đừng để pilot gây ra “panic”. Cả anh lẫn ông Lành đều nghĩ thằng quản lý Câu lạc bộ đem máy bay về đón vợ con nó. Ông Lành ra lệnh cho Phòng Thủ hãy bắt giữ phi hành đoàn lại, không cho cất cánh, nếu trái lệnh, cứ bắn hạ…
Tôi thú vị với những điều ông vừa kể:
- Anh biết không, chính em lái chiếc phi cơ đó, đáp xuống Huỳnh Hữu Bạc.
Ông cười:
- Cậu hên dấy! Anh thấy ông Lành rất serious.
Sau này tôi còn xuống Orlando thăm ông lần thứ nhì. Ông vẫn “kỹ” như ngày xưa, trong nhà không có lấy một hạt bụi. Hồ tắm che lưới, lá cây không rớt được xuống hồ. Chị Hoàn ghé tai tôi:
- Anh ấy không cho chị nấu nướng trong nhà. Chị phải đặt một cái bếp ở garage, em thấy có khổ không?
Cái nhà đó là của vợ chồng Tuấn để cho bố mẹ ở. Vợ chồng Tuấn-Vân ở Dallas vì Tuấn làm việc tại đây. Trong lúc chuyện trò, ông kể cho tôi nghe chuyện ông bị thổ ra hàng chậu máu, phải qua Pháp tĩnh dưỡng sau khi bán cái cửa tiệm buôn vỏ xe hơi ở Cali.
- Anh già rồi, trong người không được khỏe. Không ngờ đến cái tuổi này mình xuống sức quá.
Ông bà Tiên về chơi Dallas hai lần, ở nhà Tuấn. Tôi vẫn thường qua ăn cơm với ông, đem sách truyện cho ông đọc, dẫn ông đi thăm bạn bè hoặc hai anh em tha thẩn trong khu thương xá, nói với nhau đủ thứ chuyện, nhất là chuyện Không Quân. Ông có vẻ thích Dallas, muốn về Dallas và hẹn nếu bán được cái nhà ở Orlando cho cháu Tuấn, sẽ dọn lên trên này.
Nhưng ông vĩnh viễn không bao giờ trở lại thành phố Dallas nữa. Ông bà Tiên về ở với vợ chồng ông Dũng Mù, là anh vợ và cũng là bạn thiếu thời của ông Tiên. Lần này đúng là ông “ngã” xuống, theo nghĩa bóng. Và rồi tối thứ Bảy 21-11-95, ông “ngã xuống” thật, theo nghĩa đen, sau bữa ăn vui vẻ ở nhà cháu Uyển, con gái vợ chồng Uy-Thảo, “Bác Tiên ăn hết bát mì lớn, chuyện trò mãi với chúng cháu tới gần nửa đêm, rất vui vẻ, không có một triệu chứng gì… Bác về, vào phòng tắm, ngã, đi luôn…”
Nghe tin ông chết đường đột. Tôi điếng lặng đi một lúc… Cuối tháng 9-95, tôi qua San Francisco, gặp Tuấn trong đám cưới con trai lớn của Uy-Thảo lấy cháu Quỳnh Anh, ái nữ của ông Hiệp Cồ, trưởng trường Quân sự ngày xưa. Tôi hỏi thăm tình trạng sức khỏe tướng Tiên. Tuấn nói, “Bố cháu dạo này cũng khỏe.” Tôi nghe, không mấy yên tâm vì ông về Dallas lần trước, có vẻ mệt mỏi, khá mệt mỏi. Ông không còn nhậm lẹ, ngại gió máy, quấn cái khăn phu-la quanh cổ và thỉnh thoảng ho húng hắng. Ông có dáng của một người đã về già, dù rằng mắt còn sáng, gương mặt còn rắn rỏi. Dáng của một con hổ nhớ rừng, trầm mặc, u hoài tưởng tiếc thời oanh liệt.
*
* *
Thời gian trông coi Biệt đội Night Hawk, tôi gặp tướng Tiên có vài lần. Nhưng với tướng Võ Xuân Lành, Tư lệnh phó Không Quân thì tôi gặp thường hơn và có cơ hội hiểu tính tình ông nhiều hơn. Trước đây, tôi chỉ được nghe biết về ông qua những “huyền thoại”. Hoặc thỉnh thoảng về Bộ Tư lệnh, ghé Câu lạc bộ uống nước với Thế Phong hay Phạm Hồ, thấy ông hay ngồi trầm ngâm một mình một bàn, gói kín, lầm lì khắc khổ trong bộ treillis với ngôi sao thêu chỉ đen trên cổ áo rất khó nhận ra cấp bậc.
Như đã nói, tướng Lành trách nhiệm giám trợ Biệt đội Night Hawk do tôi chỉ huy. Ông liên lạc hàng ngày với Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô, theo dõi hoạt động của Biệt đội và giải quyết các vấn đề trên cấp Tư lệnh. Nhưng thực ra, ông không phải giải quyết gì vì tôi hàng tuần họp và giải quyết trực tiếp với BTL/BKTĐ hoặc với Khối Đặc Trách Trực Thăng của Đại tá Trần Minh Thiện.
Là Biệt đội trưởng, tôi có nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy và điều động hoa tiêu, hàng ngày theo dõi các phi vụ, giải quyết các trở ngại hay các vấn đề liên quan đến công tác hành quân, dự các phiên họp hoặc thuyết trình Quân báo, báo cáo phi xuất với Không đoàn 33, với phòng Đặc trách Trực thăng, Bộ Tư lệnh KQ, Biệt khu Thủ đô, và Không doàn 43 Chiến Thuật. Cương vị tôi hết sức tế nhị và phức tạp, chắc chắn không thể tránh được những đụng chạm với các đơn vị bạn. Biết thế nào cũng có chuyện xảy ra, nên tôi hết sức giữ gìn và kêu gọi hoa tiêu phải tuyệt đối tôn trọng kỷ luật phi hành, tôn trọng các tiêu lệnh hành quân và an phi. Tôi buộc hoa tiêu phải ghi tất cả mọi sự việc, mọi biến cố xảy ra trong đêm, thật đầy đủ chi tiết và các diễn tiến trong sổ Nhật ký Hành quân, phòng khi dùng đến.
Quả nhiên, những điều lo xa không phải vô ích. Trong một cuộc họp hàng tháng tại Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, dưới sự chủ tọa của Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ, các sĩ quan đại diện đơn vị của Tiểu khu Gia Định, các Chi khu, các đơn vị biệt lập… Khi giải thích lý do tại sao quân bạn bị bắn lầm, tọa độ xạ kích cho sai, phi cơ cất cánh trễ giờ, bay ra ngoài địa giới, chỉ điểm pháo binh không chính xác, vv… tất cả đều quy lỗi về phía phi hành đoàn. Những lời cáo buộc đều mang tính cách chung chung, không ai đưa ra một bằng chứng cụ thể nào, rõ ràng là muốn trút bỏ trách nhiệm lên Không Quân một cách khơi khơi, theo kiểu “khẩu thuyết vô bằng!”…
Tôi lên bục thuyết trình sau cùng, với sổ Nhật ký Hành quân trong tay. Tôi cảm ơn các sĩ quan bạn về những điều họ vừa cho biết, xin lỗi và nhận trách nhiệm tất cả những “bê bối”, những lỗi lầm lớn nhỏ đó, nếu quả thực do hoa tiêu gây ra. Tôi trình bầy tất cả những sự việc được ghi nhận trên giấy trắng mực đen, những sự kiện có thật, không một lời biện minh, để mọi người dự họp toàn quyền thẩm định mức độ xác thực và giá trị mỗi biến cố.
Tôi lật từng trang giấy, đọc to và rõ ràng những việc vụ xảy ra, với tên tuổi của từng vị sĩ quan “ngồi thùng”, đi theo trực thăng dạ thám (mà chúng tôi gọi đùa là phi vụ “soi ếch”), với cấp bậc, số quân, đơn vị, tọa độ cùng đầy đủ chi tiết sự việc xảy ra trong đêm:
- Ngày….., Trung úy….., số quân….. lên tầu yêu cầu muốn bay đi đâu thì bay, hết giờ cứ việc bay về, để ông nằm ngủ.
- Ngày….., Thiếu úy….., số quân….. không biết coi bản đồ, hỏi, được cho biết là sĩ quan Ban 1, đi thế ông sĩ quan Ban 3 “bận công việc” không đi bay được.
- Ngày….., Đại úy….., số quân….. dắt theo một cô gái, năn nỉ xin cho đi bay cùng, để xem “Saigon By Night” ra thế nào?
- Ngày….., Đại úy….., số quân….. lên tầu ói mửa đầy sàn vì say rượu. Phi hành đoàn phải hủy bỏ phi vụ bởi không người thay thế.
- Ngày….., Chi khu….., Phi cơ xuống đón sĩ quan tháp tùng, bị trong đồn bắn lên không cho đáp vì “Máy bay làm ồn không ngủ được!”, vv… và vv…
Sau phần thuyết trình của tôi, cử tọa im phăng phắc. Không khí ngột ngạt thấy rõ. Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ không nói một lời. Ông cám ơn tôi và cho giải tán buổi họp ngay lập tức. Thiếu tá Phong Già, sĩ quan Liên lạc KQ tại BKTĐ chạy theo níu lấy tôi nhăn nhó:
- Ông làm mạnh quá, kẹt tôi!
Tôi cười:
- Nếu họ không đổ rác lên đầu Không Quân, tôi bao giờ đem những chuyện ấy ra nói công khai? Ông cần xăng nhớt đã đành, nhưng đây là vấn đề danh dự của Không Quân…
Các người anh em không có chuyện báo cáo trong cuộc họp, đã đem ra nói khơi khơi làm quà cho ông tướng mà không ý thức như thế là bôi bác danh dự chúng tôi, những thằng Không Quân “chân không tới đất, cật chẳng tới trời”!
Ngay sáng hôm sau, Đại tá Trần Minh Thiện gọi tôi vào Bộ Tư lệnh Không Quân trình diện. Vừa thấy tôi, ông cười, hỏi:
- Anh biết tôi cho đòi anh vô đây có chuyện chi không?
Tôi nhìn vị chỉ huy trưởng cũ hiền như Bụt của mình ngày xưa, nói tỉnh:
- Đại tá phạt tôi vì chuyện bên Biệt khu Thủ đô ngày hôm qua chứ gì?
- Anh làm gì mà phạt? Mấy ông cố vấn Mỹ đi họp về khen anh lắm đó! Thôi, vào đây.
Tôi theo ông bước qua một phòng làm việc khác trong Khối Đặc trách. Đó là văn phòng của một Đại tá Cố vấn Mỹ. Tôi đứng nghiêm chào. Ông Đại tá đứng dậy, bước vòng qua bàn bắt tay tôi. Ông cho biết sáng hôm qua có dự cuộc họp ở BKTĐ, chứng kiến cuộc trần thuyết của tôi. Ông có headset nghe thông dịch nên hiểu tất cả, về, nói chuyện với Đại tá Thiện. Ông khen tôi thẳng thắn dám nói sự thật và tặng tôi mấy thùng bia Budweiser đem về cho Biệt đội để tỏ lòng yêu mến.
Tướng Lành cũng biết chuyện này. Môt hôm gặp tôi trong Câu Lạc Bộ, ông hỏi, “Mấy thùng bia các anh uống hết chưa?” Đó là lần đầu tiên tôi thấy ông cười vui một cách rộng rãi. Vì biết ban ngày tôi không đi bay, ông yêu cầu tôi huấn luyện ông bay trực thăng một tuần vài giờ. Trong tất cả những phi vụ huấn luyện đó, lần nào cũng có đàn anh Lưu Văn Trâm thuộc phòng Đặc trách đi theo.
Tôi thường đưa tướng Lành đi bay tập ở những nơi gần Saigon và có an ninh, như vùng Thủ Đức hay Chi khu Nhà Bè. Ông Trâm ngồi thùng, mỗi lần thấy tôi để tướng Lành đáp vào các “confined area” - một trảng cỏ có cây cao chung quanh hoặc bãi đáp nhỏ hẹp có rào giây kẽm gai – ông Trâm có vẻ nhột, ngồi sau cứ thấp thỏm, sợ ra mặt, lén vỗ vai tôi, ra hiệu bảo tôi nắm cần lái, đỡ cho ông tướng. Tôi biết đàn anh Lưu Văn Trâm sợ là phải. Nó giống như cảm giác một người lái Honda chở một người ngồi sau. Anh ngồi lái muốn phóng lạng thế nào cũng không sợ vì mình kiểm soát dược mình, nhưng anh ngồi sau thì teo bu-di, la chói lói… Tôi cố tình muốn trêu ông Trâm, để tướng Lành muốn bay thế nào thì bay, đáp sao thì đáp. Tôi đốt điếu thuốc, hút phì phèo và gếch chân lên thành cửa cockpit ngắm trời mây cho ông Trâm lộn ruột chơi, nhất là những lúc tướng Lành vô cận tiến đáp rụt rè vào cái ô nhỏ xíu rào kẽm gai ở Nhà Bè.
Tướng Lành rất tỉnh. Ông bay vững hơn Đại tá Tường “Mực” và không nói nhiều, không đòi… uýnh “thầy” như ông Tường, mỗi khi bay ẩu, bị “thầy” chụp cần lái. Đi bay huấn luyện cho Đại tá Tường, ai cũng ớn. Mấy ông Staffs các Phi đoàn Trực thăng ở Biên Hòa, từ ông Lai, Cửu, Luân, Ức, Vân, Lộc, Trọng… ông nào cũng “né”. Cuối cùng họ “bán cái”, đùn cho tôi. Ông Lai dụ tôi:
- Tôi biết ở đây chỉ có anh là Đại tá Tường không dám “uýnh” vì ổng nể anh hơn tụi tui. Trực thăng mà ổng làm như khu trục, bay ào ào ghê thấy bà. Mình chụp cần lái, ổng cung tay thúc cùi chỏ, “Bộ mày chê tao không biết bay sao mà làm tàng?”. Tụi tui thằng nào cũng rầu thúi ruột. Còn anh, tôi “bảo đảm” ông Tường không dám đụng tới anh đâu!
Chẳng hiểu tôi nghe bùi tai hay tò mò muốn biết xếp lớn dữ cỡ nào, bèn nhận lời. Buổi sáng xách nón bay ra phi đạo, check tàu xong, tôi ngồi nghe nhạc đợi xếp. Phi vụ huấn luyện ghi 8:30 giờ cất cánh. Gần 9 giờ vẫn chưa thấy xếp ra. Tôi gọi máy xin hủy bỏ phi vụ. Cậu sĩ quan trực hốt hoảng yêu cầu tôi đợi thêm vài phút.
Mười phút sau xe Jeep đưa ông Tường ra phi đạo. Thấy ông, tôi giả vờ cầm nón bay leo xuống, nói:
- Trời đất!... Sao Đại tá giờ này mới ra? Tôi gọi Đồng Nai hủy bỏ phi vụ rồi.
- Rồi!... Cái gì mà càm ràm, bầy đặt làm khó tôi?
Đoạn ông cười lớn:
- Ủa, mà sao hôm nay anh bay? Bộ mấy thằng kia tụi nó ghét tôi lắm sao?
- Ghét thì không ai dám ghét nhưng ông “uýnh” đau quá, họ sợ.
- Cha! Ngon lành ha? Vậy chớ anh không sợ sao?
- Sợ chứ. Bởi thế tôi phải nói trước với Đại tá, tôi nhỏ con, ông làm ơn tha cho đừng đánh, tội nghiệp. Ông đánh là tôi bỏ bay, đi thưa cảnh sát liền một khi…!
Đại tá Tường cười khà khà:
- Thưa cảnh sát, uýnh theo cảnh sát. Mấy thằng kia khôn tổ mẹ. Tôi mà dám đánh anh? Đứa nào nói vậy?
Có lẽ tôi là người duy nhất bay huấn luyện cho ông Tường Mực mà không bị đánh. Trái lại, ông còn có vẻ thích đi bay với tôi để nói chuyện lăng nhăng.
Đại tá Nguyễn Văn Tường và Đại tá Trần Minh Thiện có lẽ là sĩ quan cao cấp Không Quân chết sớm nhất ở Mỹ, từ năm 76, 77. Tướng Lành chết bởi bệng ung thư xương năm 82 ở San Jose.
*
* *
San Jose, có hai ông tướng Không Quân đã ra đi. Đó là Thiếu tướng Võ Xuân Lành và rồi Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính. Tướng Tính là Tư lệnh Sư đoàn 3 KQ, tôi làm việc dưới quyền ông. Phải nói, đời tôi có diễm phúc được làm việc dưới quyền hai vị sĩ quan chỉ huy ngành tác chiến mà hiền hậu dễ thương như những ông thánh. Đó là Đại tá Trần Minh Thiện, ông “Thánh Denis”, và Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính, người hiền trong những cấp chỉ huy hiền số một của Không Quân.
Tôi du học về, chọn Phi đoàn 215 ở Nha Trang, lúc đó mới rời vào từ Đà Nẵng được vài tháng, do Thiếu tá Thiện làm Phi Đoàn Trưởng. Tôi đeo lon Chuẩn úy vào trình diện, thấy ông người Nam, có nụ cười hết sức nhân hậu, cũng yên tâm. Lúc đó Phi đoàn còn bay H-34, to con, kềnh càng, và… bẩn phát sợ. Bên trường bay, phi cơ Mỹ sạch như lau, nên khi nhìn thấy máy bay của Việt Nam cũ kỹ già nua, dầu mỡ, bùn đất dính bệt từ càng cho tới nóc, tôi thật nản. Người bay ckeck-ride cho tôi đầu tiên là Thiếu tá Thiện. Ông dẫn tôi ra bãi đậu, thấy tôi đeo găng mà còn rón rén sợ bẩn, ông cười, leo lên làm tiền phi. Tôi leo theo ông, chỉ sợ trượt chân té gãy cổ! Ông chỉ một cái ống trên nóc phi cơ, hỏi tôi:
- Cái này tiếng Mỹ kêu bằng gì?
Hồi đó phi cơ lèo tèo mươi chiếc, hư hỏng nằm ụ đến một nửa, bay hành quân còn chưa đủ, lấy đâu mà huấn luyện, nên bỏ lâu không bay dễ quên và lựng bựng. Tôi nhìn cái ống cong cong chìa ra đằng trước, biết nó là cái ống lấy áp xuất gió cho đồng hồ phi tốc nhưng lú lẫn, bị hỏi bất chợt, không tài nào nhớ ra tiếng Mỹ là gì, ấp úng trả lời:
- Thưa, là cái “Pi-Tốt”
Nói xong tôi mới biết mình cả quỷnh. Thiếu tá Thiện cười diềm đạm:
- Nó là cái Pivot chứ, quên rồi sao?
Lúc xuống đất kiểm soát thân tàu, ông lại khảo tôi mục khác:
- Anh biết trực thăng có cái bánh đuôi dùng để làm gì không?
- Dạ, để… đáp!
Bánh xe của phi cơ là để đáp thì đúng quá rồi, ai mà không biết. Nhưng ông Thiện hỏi tôi câu đó là hỏi về một công dụng khác chứ đâu phải để nghe tôi trả lời một câu bà già trẻ con cũng biết, cần gì phải là Pilot?
Ông nói:
- Cái bánh đuôi là để mấy ông Pilot… đái!
Sau này tôi mới biết là ông không hề nói rỡn về công dụng của cái bánh đuôi! Để Pilot đái và để… chó ghếch chân lên đái!
Tôi phục vụ dưới quyền Đại tá Trần Minh Thiện một thời gian ngắn nhưng cũng đủ biết thêm về ông trên một vài phương diện khác. Thí dụ như ông còn là một nhạc sĩ chơi nhạc cho phòng trà, đầy nghệ sĩ tính. Bà Thiện rất đẹp và có dáng nét quý phái, mệnh phụ. Ông rời Phi đoàn 215 về Bộ Tư Lệnh năm nào tôi quên nhưng kỷ niệm cuối đáng ghi nhớ với ông ở Phi đoàn là câu chuyện thơ thẩn khiến từ đó ông để ý và khoái tôi. Chuyện thế này, một hôm họp Phi đoàn, ông cảnh giác các hoa tiêu đi bay phải tuyệt đối tuân theo luật An Phi, trên trời cũng như dưới đất, bất cứ lúc nào. Ông nhắc lại các luật lệ và đưa ý kiến nếu làm được thơ hay vè cho dễ nhớ để làm khẩu hiệu thì tốt.
Tôi ngồi dưới, nghe ông nói tới đâu là làm một câu thơ tới đó, đầy đủ tất cả mọi điều ông nói đến. Khi chấm dứt cuộc họp, tôi đứng lên yêu cầu để tôi đọc bài thơ “An Phi Trực Thăng” đó cho Phi đoàn nghe. Ông Thiện rất thích bài thơ này, bảo tôi dưa cho Tạ Duy Quý cho vào Bản Tin An Phi hàng tháng của Không đoàn 62. Bài thơ lục bát dã chiến tôi còn nhớ như sau:
Tiền phi không kỹ là liều
Nhớt săng không đủ là tiêu cuộc đời
Trên trời dưới đất ai ơi
RPM giữ kẻo rơi thật phiền
Cân bằng là lẽ tự nhiên
Đừng bay bướm quá, đừng tin mình tài
Cánh mềm chém cũng thành hai
Mây mưa gió bão hỏi ai dám cừ?
Khi lên, lúc xuống từ từ
Bay cao vợ đợi, em chờ biết không?
*
* *
Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính người Nam, gốc Phật Giáo Hòa Hảo. Ông là một cấp chỉ huy thật hiền, thương lính và dễ dãi với binh lính. Tôi đổi về Biên Hòa cuối năm 71, là những ngày sôi động chiến tình mặt trận ngoại biên mà Sư đoàn 3 KQ phải gánh vác. Sau đó là trận An Lộc, Bình Long… Cái địa thế của Vùng III, vùng đất trấn giữ những con đường bôn tập của địch nhằm xâm nhập Saigon, là gánh nặng luôn luôn chĩu oằn trên đôi vai những lực lượng quân sự Quân đoàn, trong đó Sư đoàn 3 KQ đóng vai trò quan trọng.
Tôi đã thấy cảnh tướng Tính mất ăn mất ngủ giữa cái thời nồng độ chiến tranh lên tới mức ngặt nghèo đó. Nhiều khi tôi nhìn ông, bất giác sinh niềm ái ngại. Ông cao, gầy mảnh khảnh, nói mau và lớn giọng, bước đi thoăn thoắt, giải quyết vấn đề rột rột theo lối nhà binh nhưng không hiểu sao, nhìn ông, tôi vẫn không thể nghĩ đó là hình ảnh một ông tướng nắm quyền quân sự, điều động cả một Sư đoàn tác chiến Không Quân. Ông giống một người điền chủ, hay một ông giáo hiền lành hơn một người lính chiến đấu.
Tôi nhớ có lần, một hạ sĩ quan kỳ cựu, cơ phi của Phi đoàn tôi bị Quân cảnh giam xe vì đi Honda trong căn cứ không có thẻ chủ quyền. Đương sự năn nỉ tôi xin tướng Tính tha. Tôi tìm loanh quanh, rồi đến gặp thẳng ông tại tư thất. Tôi lên lầu. Ông đang nghỉ trưa, mặc bộ pijama sọc đỏ ra tiếp tôi ngoài hành lang. Ông hỏi:
- Gì nữa đây, ông Hùng?
- Tôi có thằng em, bị Quân cảnh giam xe vì không có giấy tờ. Xin tướng tha cho nó, tội nghiệp.
Ông cầm lá đơn, liếc xem qua, hỏi:
- Biết xe không có giấy tờ sao còn mua cho rắc rối?
Tôi làm sao trả lời được câu hỏi của ông, nên cười trừ. Ông viết lên lá đơn mấy chữ, đưa cho tôi:
- Biểu nó chạy thì chạy ngoài đường, đừng chạy trong căn cứ, Quân cảnh bắt nữa ráng chịu!
Tôi suýt bật cười vì câu mắng nhẹ nhàng của ông.
Tướng Tính là một cấp chỉ huy có trách nhiệm đối với thuộc cấp và là con người ngay thẳng, đạo đức. Tôi đã chứng kiến ông lúc vui, buồn, hờn giận rất “người”. Như lúc ông tức giận chửi thề trong buổi trưa chinook đón những tù binh VNCH do Việt cộng trao đổi, từ Lộc Ninh về đáp Biên Hòa. Một tù binh ta bị Việt cộng từ dưới đất bắn lên, chết ngay trong lòng chiếc phi cơ khi đang bay trên quốc lộ 13, khúc Bầu Bàng. Phi cơ bay thấp 500 bộ và theo đường do chúng thỏa thuận với Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự, slowcooker kết bảo đảm an toàn.
Ông gọi máy kêu Quân cảnh bảo vệ an ninh cho “mấy thằng Việt cộng chó đẻ” kẻo bị đám đông dân chúng, thanh niên học sinh đang tụ tập nơi bãi đậu đón tù binh trở về, phẫn nộ đánh trả thù. Những ngày long đong bay vào An Lộc, ông lên Lai Khê, ăn cơm gạo xấy thịt hộp với chúng tôi, đứng nơi bìa rừng cao su mong ngóng những chuyến bay từ An Lộc trở ra, như mẹ mong con. Ông căn dặn chúng tôi bay cẩn thận, ráng xong phi vụ trở về an toàn. Nhiều lần tôi bắt gặp ông quay đi, che dấu những giọt nước mắt lăn trên đôi má hóp, mỗi lần có tin một phi hành đoàn hy sinh trong vùng bão lửa kinh hồn ấy.
Những ngày Phước Long bị vây hãm, ông mặc áo giáp, đội nón sắt, bay với chúng tôi qua Long Bình theo dõi cuộc hành quân, cùng với tướng Hiếu bên Quân Đoàn. Hôm thả Biệt kích 81 vào Phước Long, ngày 4-1-75, ông điện thoại gọi chúng tôi qua Quân Đoàn họp với tướng Hiếu và Đại tá Công lúc nửa đêm hôm trước, đến hơn hai giờ sáng mới trở về Sư đoàn thảo kế hoạch hành quân KQ. Tướng Tính giao cho Đại tá Lê, Tham Mưu Phó Hành Quân điều động khu trục yểm trợ cuộc đổ quân ngày hôm sau. Phải hiểu tầm mức quan trọng của việc giải cứu Phước Long như thế nào khi tướng Tính quyết định dành 60 phi xuất cho mặt trận, để lại vỏn vẹn có 3 phi xuất cover cho toàn vùng.
Buổi sáng, có lẽ đêm qua không ngủ, tướng Tính xuống Phi đoàn tìm tôi rất sớm. Ông cầm máy Motorola gọi “Đồng Nai 3” là danh hiệu Đại tá Lê nhưng không thấy trả lời. Đại tá Lê đã lấy xe bỏ về Saigon ngay sau cuộc họp đêm hôm trước! Tướng Tính giận điên lên. Ông chửi thề và bảo tôi cho anh em cất cánh. Sáng hôm đó, chúng tôi không thấy bóng một chiếc khu trục nào lên vùng. Tôi vẫn cho trực thăng xuống, đáp ngay trên đầu Việt cộng. Mỗi tổ tam tam Việt cộng bị xích chung vào một cỗ đại liên nằm chờ quân ta dưới hố, không bắn trước. Biệt Kích ngồi trên tầu dí súng vào tận mặt lính Bắc Việt nảy cò, máu óc bắn tung toé lên phi cơ. Phước Long mất, Bộ Tổng Tham Mưu cử 5 ông tướng xuống điều tra. Tướng Tính họp các đơn vị trưởng, dặn dò:
- Trên xuống điều tra, tôi trách nhiện hoàn toàn. Nếu ra tòa Quân sự hay đi tù, tôi đi. Chỉ xin mấy ông một điều, đừng làm chuyện bậy bạ đổ lỗi lẫn cho nhau. Mấy ông nghe rõ chưa?
Đại tá Vũ Quang Triệu, xước danh “Pilot Thái Bình” mà Dương Hùng Cường mô tả là “lái máy bay trước khi biết lái xe đạp”, Không đoàn trưởng Không đoàn 43 Chiến thuật yêu cầu tôi đại diện Không đoàn làm “luật sư” trong buổi điều trần trước Hội đồng Tướng lãnh. Đại tá Phan Văn Huấn, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù, có một Thiếu úy tùy viên đi theo, vào phòng họp sau cùng. Ông xin được nói trước và hiên ngang nói những lời khí phách:
- Mất Phước Long, lý do tại sao, quý vị cũng như chúng tôi đều biết nhưng không ai muốn nói ra. Phần Biệt Kích 81, chúng tôi vào chỗ chết đã đành, bởi nghề nghiệp chúng tôi là tìm chỗ chết để đi vào. Riêng với anh em Không Quân, các phi hành đoàn trực thăng đã làm quá bổn phận của họ, chết lây với chúng tôi thật tội nghiệp. Nay đưa họ ra tòa là điều tôi cho là vô lý. Nếu có lỗi làm mất Phước Long, tôi nhận lỗi. Xin quý vị ở lại tiếp tục họp và cho tôi biết kết quả. Tôi xin phép được ra về vì còn nhiều việc phải làm.
Đại tá Huấn đứng nghiêm chào và quay ngoắt đi ra. Ông đến như cơn gió và ông đi cũng như cơn gió. Ông xuất hiện chưa đầy 5 phút, nói một lời ngắn ngủi nhưng tôi ghi nhớ mãi cái giây phút lịch sử và hình ảnh đó của ông. Hội đồng Tướng lãnh ra về, giao việc điều tra cho Đại tá Nguyễn Huy Lợi, nha Quân Pháp, ở lại làm việc. Tôi đã làm trọn vai trò “luật sư”, biện hộ cho Không đoàn 43 Chiến Thuật. Ngày di tản, gặp lại Đại tá Nguyễn Huy Lợi trên boong tàu Mỹ, trước đông anh em, ông đã khen tôi không tiếc lời về việc tôi đã dám nói ra sự thật vụ mất Phước Long.
Vụ án Phước Long sau đó hoàn toàn chìm xuồng. Tôi nhắc lại việc trên để thấy tư cách và lòng nhân hậu của Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính mà ngậm ngùi tưởng nhớ đến ông. Nhớ ngày cuối ở Biên Hòa, ông họp các Phi đoàn trưởng, chỉ thị lập danh sách và cho tất cả vợ con hoa tiêu về Saigon, Bộ Tư Lệnh sẽ thu xếp việc di tản. Các ông Triệu, Luân, Lộc ngày nào cũng rủ tôi qua nhà tướng Tính xem có động tịnh gì về vấn đề đi, ở ra sao vì thấy tướng Tính lại đem vợ con lên Biên Hòa. Ngày 26-4, ông họp chúng tôi, nói thẳng:
- Vợ con tôi đi rồi, do cố vấn Mỹ lo giùm. Sáng nay tôi chỉ kịp chạy vào DAO vẫy tay chào, không được hôn từ giã… Không ai lo cho ai đâu. Các anh tính liệu cách nào thì tính, nhưng đừng để tụi nhỏ chúng nó “panic”!
Tôi đem Phi đoàn di tản về Tân Sơn Nhất tối 27-4 khi Biên Hòa bị pháo bằng hỏa tiễn 130 ly. Sáng 28, tướng Tính gọi tôi lên Biên Hòa, nằm trong hầm TOC chịu pháo với ông. Buổi trưa, tôi lái chiếc pick-up về nhà lấy cái nồi cơm điện National cho anh em pha cà phê và lấy chiếc áo bay để thay đổi, đoạn xin ông cho tôi về Tân Sơn Nhất, e anh em tưởng tôi “doọt”, bỏ đơn vị, sẽ tan hàng hết. Sáng ngày 29, Trung tá Trọng, Phi đoàn trưởng Phi Đoàn 221 đáp xuống Nhà Bè gặp tôi. Trọng nằm vật trên vỉ sắt lót phi đạo, gửi anh em PĐ221 cho tôi dẫn bay ra biển. Anh ôm mặt khóc, nhất định quay về với vợ con. Anh bảo Trung sĩ Kiên, tài xế của Đại tá Triệu trao cho tôi một tập hồ sơ sĩ quan dầy cộm, nói Đại tá Triệu “bàn giao” Không Đoàn cho tôi và cho biết Đại tá Triệu đã theo tướng Tính ra Vũng Tàu, di tản. Sau này tôi được biết Trung tá Trọng ở lại, đi học tập và chết trong tù.
Đó là ngày cuối tôi chia xa tướng Tính. Năm 85, tôi gặp lại ông ở San Jose, tình cờ, nơi nhà tướng Lâm Quang Thi trong ngày lễ Độc Lập Hoa kỳ. Gặp lại ông, tôi mừng và ông cũng rất vui. Ông vẫn xuề xòa, dáng dấp không khác mấy ngày xưa. Ít năm sau, ông mất.
*
* *
Tôi viết những dòng này, do xúc động bởi cái chết của Chuẩn tướng Phan Phụng Tiên, nhân đó nhắc đến hai ông tướng Không Quân cùng một vài người Không Quân đã không còn hiện diện trên cõi đời này nữa… để ngậm ngùi trước nỗi nghiệt ngã của thời gian, dần dần cướp mất của chúng ta những mảnh tinh cầu làm nên khối thể Không Quân còn lại nơi hải ngoại sau cuộc bèo mây tan tác.
Hôm gặp tướng Minh trong tiệc cưới hai cháu Quốc Đăng và Quỳnh Anh, con trai Phó Quốc Uy và ái nữ của ông Lê Trọng Hiệp tức Hiệp “Cồ” trưởng trường Quân sự ngày xưa - ở San Francisco – thấy ông sắc diện hồng hào, phương phi hơn lần gặp trước, tôi cảm động, đã nói với ông một lời có vẻ như đùa nhưng vô cùng thành thật:
- Thôi qua đây chúng tôi chỉ còn trông vào có mình Trung tướng thôi đấy. Xin ngài hãy bảo trọng mình vàng, kẻo anh em chúng tôi buồn lắm.
Ông Minh cười sảng khoái:
- Trời kêu ai nấy dạ, toa. Mình biết làm sao mà nói? Con người có số…
Vâng, tôi tin con người có số. Như tướng Tiên chết đi, chị Hoàn gọi qua Cali hỏi chuyện thầy bói. Ông hiện hồn về nói rõ ràng là ông tới số chết thì phải chết, không có điều gì phải thắc mắc khiếu nại, coi bói phí tiền. Ông đã chuẩn bị đâu đấy cho cuộc “tử quy” của ông. Ông Dũng Mù kể:
- Lúc ông ấy còn sống, hai anh em nghiên cứu về huyền bí của con người, bao nhiêu sách vở như “Hành Trình Về Phương Đông” đều mua đọc và thảo luận. Ông ấy hiện về luôn, nói lúc chết đâu có biết là mình chết? Mãi hôm sau rước thầy về tụng kinh, mới biết nhưng không đau khổ gì cả. Ông Tiên nói rằng được bà cụ anh và anh Chụ về đón. Xuống dưới đó, ở một cái “level” rất thoải mái, gặp lại đông đủ bạn bè xưa. Gặp cả ông Đề đốc họ Hoàng nữa, họp hành chính trị chính em vui ghê lắm… Ông ấy đúng là “sinh vi tướng, tử vi thần”. Sau hôm hỏa thiêu, ông thường nhập vào cô Hoàn, nói nhiều chuyện, nhưng “điện” yếu dần đi, ông ấy bảo có lẽ phải lâu lắm mới về lại được.
*
* *
Đành rằng mỗi người có một số mạng, không ai cưỡng lại được. Nhưng tôi không chịu nổi cứ ngày một vắng thưa dần những người yêu mến, hoảng kinh lên, thấy mình càng ngày càng cô đơn giữa đám nhân loại quá nhiều ma cạo. Tháng 9-96, Không Quân mất liên tiếp một lúc ba cánh chim: Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Đại tá Đặng Duy Lạc, và Trung tá Dàng Thiện Ngươn. Anh em đưa tiễn ông Lạc đến nơi an nghỉ cuối cùng rất đông, đầy đủ lễ nghi, quan tài phủ quốc kỳ, thôi cũng gọi là chết vui và may mắn bởi ra đi sớm còn được anh em lo chu đáo, chết muộn màng dễ gì được vậy.
Hồi trong năm nghe Nguyên Vũ từ Pháp về cho biết ông Đạo Cù Trần Tam Tiệp ở Paris, khi không chui vào nhà thương, hôn mê hàng tuần lễ, tôi sợ, cứ hồi hộp nghe ngóng… Sau đó thở phào ra trước tin ông Đạo đã hồi dương, trở về Paris “sống chung hòa bình” với hai chị em bà comtesse già độc thân. Tôi gửi cho ông tấm thiệp, thay lời chúc bằng lời năn nỉ, “Lạy ông trăm lạy, ông làm ơn sống lâu lâu một chút, đừng đi vội… Đời mà thiếu ông, tôi mất vui..!”
Đào Vũ Anh Hùng
(Dallas 10-96)
Cánh thép 231 Lôi Vân . quehuongngaymai.com
Biên Hùng chuyển