Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

VUA TỰ ĐỨC BẢO VỆ DÂN LÀNH BỊ CƯỜNG HÀO CƯỚP ĐẤT VÀ QUAN BỊ TRÙ DẬP

Thời phong kiến, cách quản lý xã hội của Nhà nước quan liêu không tránh khỏi tình trạng nhiều người dân và cả một số quan lại bị oan ức. Để góp phần “giải oan”

Bùi Xuân Đính 
Thời phong kiến, cách quản lý xã hội của Nhà nước quan liêu không tránh khỏi tình trạng nhiều người dân và cả một số quan lại bị oan ức. Để góp phần “giải oan” cho dân, Nhà nước các thời đã có những biện pháp cho dân được kêu oan.
- Năm Nhâm Thìn, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo (1052), Vua Lý Nhân Tông cho đặt một quả chuông lớn ở sân rồng để ai bị oan ức điều gì được đến đánh chuông. Vua ra nhận đơn và xét xử.
- Năm Mậu Dần, niên hiệu Đại Định (1158), theo lời tâu của Nguyễn Quốc vừa đi sứ ở nước Tống về, Vua Lý Anh Tông cho đặt một cái hòm ở sân rồng để ai muốn bày tỏ việc gì thì bỏ thư vào hòm ấy. Chỉ trong một tháng, thư kêu oan đã đầy hòm. Tuy nhiên, trong số thư ấy có cả thư tố cáo quan đại thần Đỗ Anh Vũ lộng quyền, nên sau đó, hòm thư bị bỏ.

- Năm Ất Tỵ, niên hiệu Bảo Thái (1725), Chúa Trịnh Cương cho yết bảng ở các lỵ sở, ngã ba đường để dân chúng phản ánh điều hay dở, thiện ác của các quan trong địa hạt và nỗi oan của mình.
- Năm Nhâm Tý, niên hiệu Vĩnh Khánh (1732), Chúa Trịnh Giang lại cho đặt hòm ở phủ chúa để nhận đơn kêu oan của dân.
- Năm Đinh Mão, niên hiệu Cảnh Hưng (1747), Chúa Trịnh Doanh cho đặt chuông, mõ ở cổng phủ đường để người nào thấy mình có tài, muốn tự tiến cử thì đánh chuông và người bị oan ức thì đánh mõ kêu lên. Các khiếu nại phải được ghi thành văn bản và phong kín để chuyển lên phủ chúa xem xét.
- Năm Tân Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng (1751), Chúa Trịnh cho phép nhân dân cả nước được phép viết thư trình bày nỗi oan ức, dán kín dâng lên.
- Ở Đàng Trong, vào năm Mậu Thân (1788), Chúa Nguyễn Ánh cũng cho đặt một hòm ở cửa phủ chúa để ai có oan khuất hay bị người khác hãm hại thì viết đơn trình bày rõ sự việc, ghi rõ họ tên quê quán bỏ vào hòm để tiện tra xét, người nào bỏ thư nặc danh, vu tội cho người khác thì bị trị tội nặng.
- Năm Quý Hợi (1803), Vua Gia Long cho dân từ các trấn Nghệ An ra Bắc ai có oan khuất thì đến công đường sở tại tâu bày. Đơn thư kêu oan được chuyển lên vua và  văn thần xét đoán, kẻ nào vu cáo, thêu dệt thì bị tội. Năm sau (Giáp Tý, 1804), theo lời tâu của các quan trấn Bắc Thành, Vua Gia Long cho dựng nhà coi việc ở cửa Nam thành Thăng Long, cứ năm ngày một lần, họp quan lại để bàn vịêc; ai có việc gì bị oan ức đã qua ba nha trấn, phủ, huyện mà chưa được phục tình thì cho đầu đơn để xét cho rõ lý.
Từ thời Vua Minh Mạng (1820 - 1841), tại Ty Tam pháp (cơ quan pháp luật cao nhất của triều đình - gồm ba cơ quan tương đương Viện Kiểm sát, Tòa án và Bộ Tư pháp hiện nay) có đặt một trống Đăng văn, vào các ngày 6, 16, và 26 hàng tháng cho phép ai có oan ức được đến đánh trống kêu oan. Quan Pháp ty ra nhận đơn và xét xử. Còn các ngày khác, ai tự tiện đánh trống thì coi như phạm tội, dù có bị oan ức đến mấy.
Song một ngày, không phải là ngày tiếp dân mà bỗng nhiên tại Ty Tam pháp vang lên những tiếng trống đánh gấp đến “nẫu lòng”. Viên quan trực của Ty vội chạy ra, thấy một người phụ nữ nước mắt đầm đìa. Theo luật, người phụ nữ đó bị trói và xét hỏi. Bà ta khai tên là Nguyễn Thị Tồn - vợ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1) vừa chèo thuyền từ Nam Bộ ra để xin minh oan cho chồng. Đơn kêu oan của bà được đưa ngay lên Vua Tự Đức.
Vua đọc đơn, thấy lời kêu oan rất thống thiết, nên phê ngay vào đơn và lệnh cho Ty Tam pháp điều tra ngay và xét nghị. Điều mà bà Nguyễn Thị Tồn kêu oan lên triều đình là chồng bà, ông Bùi Hữu Nghĩa là Tri phủ phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa, vốn là người cương trực, đã thẳng tay trừng trị bọn hào cường ở địa phương ức hiếp dân lành, nên bị chúng trả thù. Bọn cường hào đã ỷ thế vào viên Tổng đốc Biên Hòa để hòng cướp của những người dân nghèo  một con lạch đã được Vua Gia Long cho phép khai thác, không phải nộp thuế từ khi Vua mới lên ngôi.
Bùi Hữu Nghĩa đã đứng về phía những người dân nghèo. Giữa những người dân và bọn cường hào đã xảy ra xô xát dẫn đến chết người. Một số người bị bắt vì quá lo sợ nên sau đó đã khai rằng, sở dĩ có chuyện tranh chấp dẫn đến chết người đó là do Tri phủ Bùi Hữu Nghĩa. Bọn cường hào đã xúi bẩy viên Tổng đốc sai lính đóng gông Bùi Hữu Nghĩa và cho giải ra Kinh đô Huế; đồng thời làm Sớ khép ông vào tội “xui dân làm loạn dẫn đến chết người”.
Trước nỗi oan ức của chồng, bà Nguyễn Thị Tồn không quản “thân gái dặm trường”, chèo thuyền từ Biên Hòa ra Huế xin được minh xét cho chồng. Mặc dù không phải ngày trực của Ty Tam pháp, bà vẫn can đảm đến Ty để “đánh trống Đăng Văn”. Sau đó, sự thật vụ việc được làm sáng tỏ, Vua Tự Đức đã phê “Tha tội cho Bùi Hữu Nghĩa, nhưng phải tiền quân hiệu lực, lập công chuộc tội”.; đồng thời, buộc bọn cường hào địa phương phải để yên cho dân cày cấy trên  đất mà Vua Gia Long đã cho.
Lời bàn:
      Tiếng trống Đăng Văn thời  Nguyễn, tiếng chuông, mõ, treo bảng, đặt hòm nhận đơn… thời Lê - Trịnh, tiếng chuông sân rồng thời Lý v. v. là những hình thức thích hợp để thần dân và quan lại bị oan ức “kêu trời”, phải chăng vẫn là những điều có giá trị tham khảo trong việc giải quyết đơn thư khiếu tố của nhân dân trong xã hội ta ngày nay.


(1) Bùi Hữu Nghĩa : người làng Bình Thủy, huyện Vĩnh Định, huyện này giữa thế kỷ XIX thuộc tỉnh An Giang, nay chưa rõ là huyện nào, thuộc tỉnh nào. Ông đỗ đầu khoa thi Hương năm Ất Mùi, đời Vua Minh Mạng (1835), tại trường thi Gia Định.

* Bài đăng trong tập sách Những câu chuyện pháp luật thời phong kiến (sách riêng của tác giả), Nxb. Tư pháp, 2005. Bài có tiêu đề “Những tiếng chuông, tiếng trống kêu oan”, nhân vụ Tiên Lãng, tác giả đổi lại tiêu đề như trên để mọi người cùng suy ngẫm.
https://xuandienhannom.blogspot.com/2012/03/vua-tu-uc-bao-ve-dan-lanh-bi-cuong-hao.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

VUA TỰ ĐỨC BẢO VỆ DÂN LÀNH BỊ CƯỜNG HÀO CƯỚP ĐẤT VÀ QUAN BỊ TRÙ DẬP

Thời phong kiến, cách quản lý xã hội của Nhà nước quan liêu không tránh khỏi tình trạng nhiều người dân và cả một số quan lại bị oan ức. Để góp phần “giải oan”

Bùi Xuân Đính 
Thời phong kiến, cách quản lý xã hội của Nhà nước quan liêu không tránh khỏi tình trạng nhiều người dân và cả một số quan lại bị oan ức. Để góp phần “giải oan” cho dân, Nhà nước các thời đã có những biện pháp cho dân được kêu oan.
- Năm Nhâm Thìn, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo (1052), Vua Lý Nhân Tông cho đặt một quả chuông lớn ở sân rồng để ai bị oan ức điều gì được đến đánh chuông. Vua ra nhận đơn và xét xử.
- Năm Mậu Dần, niên hiệu Đại Định (1158), theo lời tâu của Nguyễn Quốc vừa đi sứ ở nước Tống về, Vua Lý Anh Tông cho đặt một cái hòm ở sân rồng để ai muốn bày tỏ việc gì thì bỏ thư vào hòm ấy. Chỉ trong một tháng, thư kêu oan đã đầy hòm. Tuy nhiên, trong số thư ấy có cả thư tố cáo quan đại thần Đỗ Anh Vũ lộng quyền, nên sau đó, hòm thư bị bỏ.

- Năm Ất Tỵ, niên hiệu Bảo Thái (1725), Chúa Trịnh Cương cho yết bảng ở các lỵ sở, ngã ba đường để dân chúng phản ánh điều hay dở, thiện ác của các quan trong địa hạt và nỗi oan của mình.
- Năm Nhâm Tý, niên hiệu Vĩnh Khánh (1732), Chúa Trịnh Giang lại cho đặt hòm ở phủ chúa để nhận đơn kêu oan của dân.
- Năm Đinh Mão, niên hiệu Cảnh Hưng (1747), Chúa Trịnh Doanh cho đặt chuông, mõ ở cổng phủ đường để người nào thấy mình có tài, muốn tự tiến cử thì đánh chuông và người bị oan ức thì đánh mõ kêu lên. Các khiếu nại phải được ghi thành văn bản và phong kín để chuyển lên phủ chúa xem xét.
- Năm Tân Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng (1751), Chúa Trịnh cho phép nhân dân cả nước được phép viết thư trình bày nỗi oan ức, dán kín dâng lên.
- Ở Đàng Trong, vào năm Mậu Thân (1788), Chúa Nguyễn Ánh cũng cho đặt một hòm ở cửa phủ chúa để ai có oan khuất hay bị người khác hãm hại thì viết đơn trình bày rõ sự việc, ghi rõ họ tên quê quán bỏ vào hòm để tiện tra xét, người nào bỏ thư nặc danh, vu tội cho người khác thì bị trị tội nặng.
- Năm Quý Hợi (1803), Vua Gia Long cho dân từ các trấn Nghệ An ra Bắc ai có oan khuất thì đến công đường sở tại tâu bày. Đơn thư kêu oan được chuyển lên vua và  văn thần xét đoán, kẻ nào vu cáo, thêu dệt thì bị tội. Năm sau (Giáp Tý, 1804), theo lời tâu của các quan trấn Bắc Thành, Vua Gia Long cho dựng nhà coi việc ở cửa Nam thành Thăng Long, cứ năm ngày một lần, họp quan lại để bàn vịêc; ai có việc gì bị oan ức đã qua ba nha trấn, phủ, huyện mà chưa được phục tình thì cho đầu đơn để xét cho rõ lý.
Từ thời Vua Minh Mạng (1820 - 1841), tại Ty Tam pháp (cơ quan pháp luật cao nhất của triều đình - gồm ba cơ quan tương đương Viện Kiểm sát, Tòa án và Bộ Tư pháp hiện nay) có đặt một trống Đăng văn, vào các ngày 6, 16, và 26 hàng tháng cho phép ai có oan ức được đến đánh trống kêu oan. Quan Pháp ty ra nhận đơn và xét xử. Còn các ngày khác, ai tự tiện đánh trống thì coi như phạm tội, dù có bị oan ức đến mấy.
Song một ngày, không phải là ngày tiếp dân mà bỗng nhiên tại Ty Tam pháp vang lên những tiếng trống đánh gấp đến “nẫu lòng”. Viên quan trực của Ty vội chạy ra, thấy một người phụ nữ nước mắt đầm đìa. Theo luật, người phụ nữ đó bị trói và xét hỏi. Bà ta khai tên là Nguyễn Thị Tồn - vợ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1) vừa chèo thuyền từ Nam Bộ ra để xin minh oan cho chồng. Đơn kêu oan của bà được đưa ngay lên Vua Tự Đức.
Vua đọc đơn, thấy lời kêu oan rất thống thiết, nên phê ngay vào đơn và lệnh cho Ty Tam pháp điều tra ngay và xét nghị. Điều mà bà Nguyễn Thị Tồn kêu oan lên triều đình là chồng bà, ông Bùi Hữu Nghĩa là Tri phủ phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa, vốn là người cương trực, đã thẳng tay trừng trị bọn hào cường ở địa phương ức hiếp dân lành, nên bị chúng trả thù. Bọn cường hào đã ỷ thế vào viên Tổng đốc Biên Hòa để hòng cướp của những người dân nghèo  một con lạch đã được Vua Gia Long cho phép khai thác, không phải nộp thuế từ khi Vua mới lên ngôi.
Bùi Hữu Nghĩa đã đứng về phía những người dân nghèo. Giữa những người dân và bọn cường hào đã xảy ra xô xát dẫn đến chết người. Một số người bị bắt vì quá lo sợ nên sau đó đã khai rằng, sở dĩ có chuyện tranh chấp dẫn đến chết người đó là do Tri phủ Bùi Hữu Nghĩa. Bọn cường hào đã xúi bẩy viên Tổng đốc sai lính đóng gông Bùi Hữu Nghĩa và cho giải ra Kinh đô Huế; đồng thời làm Sớ khép ông vào tội “xui dân làm loạn dẫn đến chết người”.
Trước nỗi oan ức của chồng, bà Nguyễn Thị Tồn không quản “thân gái dặm trường”, chèo thuyền từ Biên Hòa ra Huế xin được minh xét cho chồng. Mặc dù không phải ngày trực của Ty Tam pháp, bà vẫn can đảm đến Ty để “đánh trống Đăng Văn”. Sau đó, sự thật vụ việc được làm sáng tỏ, Vua Tự Đức đã phê “Tha tội cho Bùi Hữu Nghĩa, nhưng phải tiền quân hiệu lực, lập công chuộc tội”.; đồng thời, buộc bọn cường hào địa phương phải để yên cho dân cày cấy trên  đất mà Vua Gia Long đã cho.
Lời bàn:
      Tiếng trống Đăng Văn thời  Nguyễn, tiếng chuông, mõ, treo bảng, đặt hòm nhận đơn… thời Lê - Trịnh, tiếng chuông sân rồng thời Lý v. v. là những hình thức thích hợp để thần dân và quan lại bị oan ức “kêu trời”, phải chăng vẫn là những điều có giá trị tham khảo trong việc giải quyết đơn thư khiếu tố của nhân dân trong xã hội ta ngày nay.


(1) Bùi Hữu Nghĩa : người làng Bình Thủy, huyện Vĩnh Định, huyện này giữa thế kỷ XIX thuộc tỉnh An Giang, nay chưa rõ là huyện nào, thuộc tỉnh nào. Ông đỗ đầu khoa thi Hương năm Ất Mùi, đời Vua Minh Mạng (1835), tại trường thi Gia Định.

* Bài đăng trong tập sách Những câu chuyện pháp luật thời phong kiến (sách riêng của tác giả), Nxb. Tư pháp, 2005. Bài có tiêu đề “Những tiếng chuông, tiếng trống kêu oan”, nhân vụ Tiên Lãng, tác giả đổi lại tiêu đề như trên để mọi người cùng suy ngẫm.
https://xuandienhannom.blogspot.com/2012/03/vua-tu-uc-bao-ve-dan-lanh-bi-cuong-hao.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm