Đoạn Đường Chiến Binh

VUI BUỒN VỚI K20VB/TQLC - TÔ VĂN CẤP *

Trong một dịp trà đạo với niên trưởng Trần-Lê-Nguyễn về sự hy sinh và gương chiến đấu của các cựu SVSQ trường Võ Bị ngoài chiến trường, ông bất chợt hỏi tôi



Trong một dịp trà đạo với niên trưởng Trần-Lê-Nguyễn về sự hy sinh và gương chiến đấu của các cựu SVSQ trường Võ Bị ngoài chiến trường, ông bất chợt hỏi tôi:

            _ Chú có thể kể cho anh nghe cảm tưởng ngắn gọn của chú về các cựu SVSQ Võ Bị tình nguyện về Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến được không?.

            Bị truy bài bất chợt như ngày ông hành hạ tôi thời TKS, nhưng cũng ráng chống đỡ:

            _ Tôi không biết chính xác có bao nhiêu SVSQ/VB và thuộc các khóa nào tình nguyện về Binh Chủng TQLC. Nhưng nếu chỉ nói về các khóa có liên quan mật thiết với K19 ngay từ ngày còn trong quân trường và sau này gần gũi với nhau ngoài chiến trường thì tôi phải nhắc đến các khóa 16, 17, 18 và khóa 20. Tôi được may mắn biết khá nhiều các anh em trong các khóa kể trên, nhiều người trong số đó còn thân thiết với tôi hơn là ruột thịt.

Nói về các khóa này hay từng cá nhân với những kỷ niệm vui buồn chiến trường thì không bao giờ cạn, bởi vì nói đến họ là niềm vui và hạnh phúc của tôi. Nhưng nếu nói thật ngắn gọn cảm tưởng thì xin được vắn tắt như thế này:

            _ Khóa 16: Sợ. Khóa 17: Thương. Khóa 18: Nhớ. Khóa 19: Chán. Khóa 20: Nể

            Khóa 16 chỉ có 10 ông về TQLC thôi mà tôi làm việc dưới quyền trực tiếp đến 5 ông nên học hỏi được ở quý đàn anh đủ bộ “hỉ nộ ái ố”. Về binh nghiệp thì K16 ông nào cũng giỏi, hầu hết làm tiểu đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng, trưởng phòng sư đoàn v.v.. nên tôi SỢ là đúng rồi.

            Tôi thương khóa 17 vì các ông ra trường chỉ sau khóa 16 có 3 tháng thôi, đánh đấm cũng tung bừng khói lửa mà đường binh nghiệp thì lận đận vô cùng. Vả lại, đa số các ông K.17 có lẽ vì hối hận đã hành xác K19 quá cỡ nên bây giờ các ông giả bộ hiền lành, tỏ ra rất dễ thương nên tôi thương lại khóa 17 là hợp lẽ công bằng.

            Còn khóa 18 thì sao? Có ông nào về TQLC đâu, vắng K18 làm tôi nhớ là đúng rồi. Thực ra là vào thời điểm sau khi đảo chánh TT Ngô Đình Diệm năm 1963, có thể tân chính phủ vì chưa “ổn định” nên sau khi tốt nghiệp K18/VB đã bị đưa về cả các ngành chuyên môn như Quân Cụ, Quân Nhu, Quân Cảnh v.v, nên hết “chỉ tiêu” để phân phối về cho TQLC. Cũng may, nếu các “ông 18” mà rủ nhau về TQLC thì cái cảnh K19 một cổ chịu 3 tròng như hồi còn trong quân trường thì chỉ còn nước từ chết tới bị thương.

Năm 1976 khi mới chuyển ra trại tù Yên Bái, tôi ở chung tổ với một “quới nhân”, gọi ông là quới nhân vì ông khỏe như voi nhưng lai coi cai tù không ra chi cả, nhìn ông đứng 2 tay chống nạnh cãi tay đôi với tên bộ đội lăm le cây AK47 trên tay mà tôi lo cho ông. Tối về tôi tìm hiểu lý lịch thì bất ngờ được biết ông là K18VB/TQLC và ông cũng ngạc nhiên và vui khi biết tôi cùng lò cùng binh chủng. Đó là ông Phan Bát Giác K18, ông chạy lòng vòng bốn phương tám hướng rồi mới về TQLC nên ít ai biết ông. Dù biết ông ‘Tám-Góc” muộn màng nhưng kính trọng ông.

            Khóa 19VB/TQLC ư! Chán phè, là khóa về TQLC đông nhất, 30 tên, ấy là chưa kể 2 ông tình nguyện ngoài danh sách tuyển mộ. Sau 15 ngày phép mãn khóa, 6 thiếu úy thuộc TĐ.4 được chở thẳng ra chiến trường, ngay trận đầu tiên (Bình Giả) thì 2 chàng đã hy sinh là thủ khoa Võ Thành Kháng và Nguyễn Văn Hùng, 3 chàng bị thương là Hồ Ngọc Hoàng, Đỗ Hữu Ái và Thái Bông, người sống sót là Trần Vệ. Nhập cuộc như thế mà không chán làm sao được!

            Chưa hết, 32 tên tình nguyện vác súng đánh giặc thì mãi tới 8 năm sau, 1972, Trần Văn Hợp mới ngoi lên được chức tiểu đoàn trưởng và là tiểu đoàn trưởng TQLC duy nhất của K19. Thực ra còn một tên nữa, bị lên làm tiểu đoàn trưởng vào giờ thứ 25, đó là Đinh Long Thành, TĐT chưa biết hết mặt các trung đội trưởng thì quân đội VNCH đã bị tước vũ khí! Bước đường binh nghiệp của K19/TQLC như thế mà không “chán” mới là chuyện lạ.

            K19/TQLC ra trường vào đúng thời điểm chiến trường bắt đầu có những trận đánh lớn nên các trung đội trưởng K19.TQLC bị loại khỏi vòng chiến khá nhiều và khá nhanh, như trận Bình Giả kể trên chẳng hạn. Thành phần còn lại tiếp tục cầm súng chiến đấu thì phải chịu đựng một “lực đè” ngàn cân của khóa đàn anh! Trong cùng một tiểu đoàn, đàn anh 16, 17 còn là đại đội trưởng, trưởng ban ba, tiểu đoàn phó thì đường binh nghiệp K19 đi lên bằng ngả nào? Đại úy thâm niên chỉ là đại đội trưởng là chuyện “thường ngày ở huyện”, thời điểm K19 thì đừng ngủ mơ mong chức tiểu đoàn phó một khi chưa làm anh quan tư.

Tôi “chán” cho K19/TQLC chúng tôi là ở chỗ đó, bị ở vào cái thời, cái thế, cái môi trường kẹt cứng chứ không lối thoát chứ không bao giờ chán TQLC hay chán đánh đấm. Ngoài chiến trường cũng hò, cũng hét, cũng “phất tay” xua quân tiến về phía trước và rồi nhiều đồng khóa đã ra đi ngay chiến địa cùng với thuốc cấp, với đồng đội. Đó là những tấm gương sáng, là niềm hãnh diện cho đồng môn, cho quân trường và cho binh chủng. Tôi từ chối giải ngũ vì thương tật để tiếp tục binh nhiệp là một minh chứng không phải tôi chán K19/TQLC.     

            Đề tài này không phải để nói về những “Sợ k16, Thương k17, Buồn k18, Chán k19” mà muốn nói về sự “Nể” những người anh em đáng nể: K20VB/TQLC.

            Phải nói thực rằng trong tất cả các khóa xuất thân từ trường VB về TQLC thì K16 và K20 thành công nhất, cả hai đều tiến đồng đều và nhìn từ bên ngoài thì cả hai khóa này đoàn kết và cùng dìu nhau tiến bước. Đặc biệt K20 đã vượt xa K19 về việc đánh đấm và đảm trách các chức vụ quan trọng như TĐTr, TĐP v.v Chính vì vậy mà tôi không thể và không có khả năng luận bàn về chiến công, về điều binh của các anh, vậy thì nói cái gì bây giờ về K20? Tôi xin ghi lại một vài kỷ niệm vui buồn với những cá nhân mà tôi đã có dịp được sống chung và tiếp xúc.

Với những K20 đã tử trận hoặc từ trần, cho tôi xin dâng một nén nhang nhân dịp các anh về chứng giám tình đoàn kết của khóa trong ngày họp mặt, ngày đại hội, còn những “ông thần nước biển mặn” đang còn nặng nợ đời, dù về được hay không thì cũng xin coi đây như vài lời hỏi thăm và chúc sức khỏe để chuộc lại những lần tôi làm hại sức khỏe của các bạn khi bắt chạy lên dốc ở đồi 1515.

Tính theo thứ tự thời gian thì trước tiên tôi đụng mấy “ông thiếu úy” K20 về trình điện Tiểu Đoàn 5/TQLC tại suối Lồ-Ồ (Dĩ An) vào cuối năm 1965, đó là các ông Lê Văn Thời, Lê Đình Quỳ, Nguyễn Ngọc Tư và Ngô Đình Lợi.

Lê Văn Thời! Quả thật là Lỗ Trí Thâm đã nhập vào Thời ngay từ khi mới về đơn vị. Địa linh thi sinh nhân kiệt, từ ngã ba Cai-Lơn (Dĩ An), xuống Cầu Hang, băng sang Tân Vạn (Biên Hòa) là cả một rừng “cây-còn” vốn xanh tươi nay thêm Lê Văn Thời chăm sóc nên càng phát triển mạnh. Một ưu điềm nữa của Lỗ Thời là ai cần đấm thì Thời giúp, ai muốn đá là Thời cho, chi trong một thời gian ngắn là giang hồ suối Lồ Ồ, núi Châu Thới bỏ của chạy lấy người.

Theo thầy chưa được bao lâu thì tôi bị đuổi từ TĐ5 sang TĐ2 và từ đó, không gặp và cũng không biêt Thời lênh đênh hay đậu bến nào. Bốn mươi ba năm sau, lại thấy cái tên “Lỗ Trí Thâm” xuất hiện trên diễn đàn Võ Bị, sinh nghi, tôi bèn nhá tín hiệu, dân bụi đời suối Lồ Ồ nhận ra nhau ngay. Bốn mươi ba năm chưa gặp lại nhau, chưa biết tình đời thay đổi thế nào mà LTT vẫn cứ mời tôi đi dự đại hội K20 mới liều chứ! LTT khộng sợ mang tiếng với đồng môn à?

Cám ơn Lê Văn Thời, tôi mong từng ngày sẽ đến sớm đề xem Thời nay và Thời xưa khác nhau ờ chỗ nào, nhưng biết chắc tình anh em, bạn bè vẫn không có gì thay đổi.

Trong số 4 ông về TĐ5 thì Nguyễn Ngọc Tư là .. lù (đù) nhất, hắn và tôi là bạn học cùng lớp ở Pétrus Ký, lúc đó tên thật của hắn là Nguyễn Ngọc Tư, biệt danh “Tư xe bò”, nhung khi về TĐ5/TQLC sợ bị hiểu lầm sao đó mà nhất định đổi tên thành Tú. Cuộc đời binh nghiệp của Tư luôn bị sao Quả Tạ chiếu nên không khá như đồng khóa, nhưng không biết vì gỉa khờ hay là vì “lù ..khù đã có ông Cù độ mạng” mà trong khi anh em đánh đấm xì khói ỏ QT thì Tư bị đày vào Huế làm trưởng hậu trạm P3, tối ngày xách cần ..câu ra bờ sông Hương câu cá chép, khiến trưởng phòng ghét quá bèn tống luôn qua Mỹ học khóa Ét-ven 1974, chưa mãn khóa thì 30/4/75 đến nên Tu đành phải miễn cưỡng ở lại HK từ ngày ấy !

Hồi còn trong trường VB, tôi thấy Tân Khóa Sinh/K20 cầm súng garant đưa lên đầu chạy quanh sân doanh trại, chạy tới vòng thứ 2 thì tôi phát hiện TKS Nguyễn Ngọc Tư tỏ ý “ba gai”, chay lê lết không đúng thế, chạy như “chấm phết” (;) tôi bèn hét lớn:

 “Anh kia ra khỏi hàng, bò xuống đất cho tôi coi”.

Nguyễn Ngọc Tư nhận ra tôi mà mặt hắn lạnh như tiền nhưng mắt thì long sòng sọc, biết hắn đang chửi tôi, nhưng mặc kệ cứ bắt hắn tự do bò, khi nào thấy mấy hung thần cán bộ cùng khóa lại gần là tôi lại thét to “Bò ngửa cho tôi”, và tôi chỉ tha cho Tư về hàng khi đại đội TKS của hắn đã thi hành lệnh phạt chạy xong. Chiều Chủ Nhật đi phồ về, tôi đến phòng Tư “điểm danh” và dúi cho hắn gói kẹo Nougat nhưng nó vất đi!

Nhớ hồi khi tôi là TKS/K19, cũng bị phạt đưa súng garant lên đầu chạy vòng quanh vũ đình trường, khổ ơi là khổ, thì cán bộ Nguyễn Quang Kim, K17, bạn cùng lớp Pétrus Ký, lôi tôi ra khỏi hàng rồi la hét chạy “không đúng thế” nên bắt tôi phải bò. Mới đầu thì giận lắm nhưng nằm bò chừng 10 phút thì mới hiểu bò sướng hơn chạy, biết hậu ý của Kim thiên vị nên thầm cám ơn người bạn NT, nhưng khi tôi áp dụng mưu ấy với Tư thì hắn thù tôi.

Tư lù .. đù! Kỳ này về họp khóa thì nhớ đem trả lại gói kẹo Nougat cho niên trưởng.

 Một dân chơi nữa là Lê Đình Quỳ, Quỳ về đại đội tôi nên tôi bàn giao trung đội lại cho Quỳ đế lên làm ĐĐPhó. Vì cùng đại đội nên khi đi hành quân hay khi về hậu cứ thì Quỳ và tôi đi cặp với nhau. Phải nói Quỳ là sư phụ của tôi về 4 món ăn chơi, vì thế khi Quỳ bị đđt mắng thì “đệ tử” bèn nhẩy vào cứu “sư phụ” và lãnh 15 củ, bị đuổi khỏi TĐ5. Khi tôi xách ba-lô trình diện QC 202 của tù trưởng Trần Ngọc Toàn (K16) thì cũng là lúc Quỳ chuẩn bị đi hành quân, và trong trận đó TĐ5 đã bị thiệt hại nặng tại Mộ Đức QN (LV Thời đã viết trong bài Tháng 6/66) Quỳ đã bị bắt trong trận này và 6 năm sau, 1972, Quỳ được về trong đợt trao trả tù binh.

Quỳ và tôi lại gặp nhau ở trung tâm huấn luyện TQLC, Quỳ làm ban thanh tra, tôi làm liên đoàn trưởng khóa sinh, hai anh em có chung một văn phòng gồm 2 cái ghế để ngồi và một cái bàn để gác chân, 2 cái bút chì để đánh ca-rô và 4 cái gạt tàn thuốc lá!

Vào khoảng 1997, Quỳ có đến thăm tôi vài lần tại Lawndale Los Angeles, vẫn người xưa nhưng nuôi mộng lớn. Lâu rồi không gặp, mộng lớn của Quỳ thành bại ra sao không ai biết. Chúc Quỳ bằng an mạnh khỏe.

Tôi gặp K20 Nguyễn Quốc Chính

Sau 15 ngày bị nhốt QC, tôi về trình điện ĐĐ.4/TĐ.2, Đại đội trưởng Nguyễn Xuân Phúc, Đại đội phó Trần Văn Hợp và Trung đội trưởng Nguyễn Quốc Chính không thèm nói chuyện và tìm cách tránh tôi! Ôi ta buồn ta đi lang thang tìm một chỗ thật tối tăm để nằm. Một buổi chiều Chính đến dúi cho tôi gói Ruby Queen rồi thì thầm:

_ “Ông anh đừng buồn, hai ông “xếp” muốn thử sức chịu đựng của ông anh đó”.

Bị nội tuyến, hai xếp Phúc-Hợp không gài độ được tôi bèn quay ra an ủi, từ đó chúng tôi sống thân với nhau hơn anh em ruột thịt. Sau này Chính làm đại đội phó cho tôi rồi đến một ngày …!!!! Ngày 31 tháng 12 năm 1967, bên bờ kinh Cái Thia, Quận Cai Lậy, khoảng 10 giờ sáng Nguyễn Quốc Chính đã ngã gục thay cho đàn em và đồng đội.!

Nguyễn Quốc Chính đã hy sinh vì Tổ Quốc như bao chiến sĩ đã gục ngã nơi chiến trường, nhưng Tổ Quốc thì trừu tượng và xa vời quá, cái gần nhất mà có thể nhiều SVSQ/VB cũng đã có lần chứng kiến, đó là vì tình huynh đệ.

Chiều hôm trước, sau khi đóng quân xong, tôi và Chính nằm võng song song bên bờ kinh, đu đưa hút thuốc uống café, nhưng tôi thấy Chính không vui như mọi khi, có lẽ mới hỏi vợ nên khi họp hành quân đổ bộ trực thăng sáng hôm sau, tôi bảo Chính không cần kèm và nhẩy đầu với trung đội của thiếu úy Huỳnh Vinh Quang K22 nữa mà đi với trung đội súng nặng để điều động hỏa lực vì  tiểu đoàn tăng cường thêm “gà cồ”.

Quang K22 mới ra trường nên đàn anh Chính kèm cặp hơi kỹ, Chính không nói gì thêm lúc tôi sắp xếp đội hình, nhưng ngày hôm sau, khi những trực thăng chuyến đầu vừa đổ trung đội của Quang xuống ruộng lúa nước là đụng liền, địch từ trong bờ kinh bắn ra, tiếng Chính gọi báo cáo trong máy.! Khi tôi vừa nhảy ra khỏi trực thăng thì không còn tiếng Chinh nữa mà tiếng của Quang hốt hoảng báo cáo Chính bị thương!

Tôi bủn rủn chân tay, không còn nghe được tiểu đoàn trưởng nói gì mà lo bắt Quang bằng mọi cách phải đưa Chính ra phía sau ngay để tải thương, nhưng Quang báo “Anh Chính đi rồi”, đạn xuyên màng tang! Trực thăng đưa Chính về bệnh viện Phan Thanh Giản Cần Thơ!

Đã hơn 40 năm rồi tôi không quên từng chi tiết, nay nhắc lại mà vẫn buồn ứa nước mắt. Cả ba người Phúc-Hợp-Chính giả vờ lạnh nhạt với tôi lúc ban đầu rôi “ôm tôi vào lòng” thì nay cả ba đã ra người thiên cổ! Nhưng mãi mãi anh Nguyễn Xuân Phúc vẫn là cấp chỉ huy lý tưởng của tôi, Trần Văn Hợp là đồng đội lý tưởng và Nguyễn Quốc Chính, một đàn em , đàn anh và là cấp chỉ huy lý tưởng của binh chủng.

Khi tôi về TĐ.2 và tham dự trận đầu tiên tại Phù-Liêu Gia-Đặng, Quảng Tri thì Nguyễn Tuấn Kiệt tử trận tại đây, trước đó là Nguyễn Quang Minh ở vòng dai Saigon, còn Hoàng Như Liêm thì thành “độc cước đại nhân”, chân chính chân phụ, cái chân phụ nhiều khi cũng “reo rắc đó đây..”. K20 về TĐ2/TQLC tất cả là 5 người thì 3 ra đi vĩnh viễn, 1 giã từ vũ khí, chỉ còn lại Phạm Văn Tiền, bao tinh hoa K20 dồn về đây nên không ai ngạc nhiên khi Phạm Văn Tiền văn-võ song toàn, là một trong ba K20 làm tiểu đoàn trưởng TQLC.

Tôi có nhiều kỷ niệm vui buồn với Phạm Văn Tiền, nhưng có một cái đáng nhớ nhất khi cả hai còn độc thân, nay kể lại nếu đến tai “Tiền’s phu nhân” thì không phải lỗi tại tôi.

TĐ.2/TQLC giữ an ninh vòng đai và đóng quân ở khu vực bến đò Long Kiển (Tân Thuận Đông), một buổi trưa Tiền gọi máy cho tôi đến gấp để giúp chàng một việc. Khi sang đến nơi tôi thấy người đẹp Saigon xuống ủy lạo chiến sĩ Tiền-đồn và đem theo một em bé!

Em bé đi theo chị thì Tiền-đồn còn sơ múi mẫu gì nữa nên chàng cầu cứu tôi “chia để trị”, biết ý “ông” em nên thằng anh dắt em bé đi ăn cà-rem, nhưng bé thấy ông này đen đủi râu ria gớm quá nên em khóc đòi về, chị dỗ thế nào cũng không nín! Thôi thì chị cũng đành “nín” luôn, mất công đi thăm “tiền” lại phải mang đồng “xu” về thì có chán không! Tiền cũng đành chép miệng rồi đi mượn được cái ghe đuôi tôm chở chị em người đẹp về. Khi ghe ra đến giữa sông thì ghe chết máy. “Ghe không lái thì như ngựa không cương” chòng chành muốn lật mà nước cũng đang chui vào.., người người lấy tay tát nước ra nhưng nước vẫn chảy vào khiến tôi lo lắng than thầm trong bụng:

_ “Nước mà tràn vào ghe lớn thì những “ghe” nhỏ cũng ướt mất thôi !”

Một hồi lâu không biết Tiền mó máy ra sao mà ghe đuôi tôm chạy lại, hú hồn! Ngoài khả năng điều quân Tiền còn có tài ứng biến, xoay sở rất nhanh với tình thế, biết bao lần gặp khó khăn nguy khốn trong cuộc chiến thì cuối cùng Tiền cũng vẫn thoát hiểm.

Sau gần 2 năm tôi nằm bệnh viện (1969-71), không thích giải ngũ nên thượng cấp thương tình cho xách ba-toong chạy vòng quanh, chỗ nào cần thì tôi có, chỗ nào không có ch..thì mèo tôi đến, nhờ vậy mà trong thời gian này tôi được làm việc với nhiều K20 khác nữa.

 Vũ Thế Khanh tại trung tâm huấn luyện.

Vũ Thế Khanh và Nguyễn Kim Thân (K21) làm tiểu đoàn trưởng khóa sinh, còn tôi làm liên đoàn trưởng, tôi bàn với Khanh và Thân đem một phần phương pháp huấn luyện và hành xác TKS/VB vào khóa sinh TQLC, chỉ huy trưởng NĐA thì “no-ai-dia” nhưng chỉ huy phó là K19 Trần Xuân Bàng thi vui như tết.

Phải thú thật Vũ Thế Khanh là một “ông thầy”, lãnh vực nào cũng giỏi nhưng luôn giữ đúng nguyên tắc và khó có ai hiểu và lay chuyển được ý Khanh. Khanh có một bộ tài liệu học Anh Văn rất quý giá (chừng 20 cuốn băng nhựa), ai muốn nghe hay tham khảo thì cứ vào văn phòng, nhưng không có bất cứ một giới chức hay thẩm quyền nào có thể mượn đem ra ngoài được, vậy mà Vũ Thế Khanh đã “trao trứng cho ác”, trao tài liệu này cho tôi để luyện võ khi tôi ra hành quân và rồi những vật quý này đã không cánh mà bay!

Tôi không còn nhớ những cuốn băng này nằm lại Hương Điền hay bãi biển Non Nước, và đặc biệt là Khanh cũng “quên” chúng luôn, chưa bao giờ Khanh nhắc đến nên tôi cũng đánh bài “phe-lờ” để khỏi phải giải thích lôi thôi. Khanh có trí nhớ tuyệt vời thì làm sao quên tài liệu quý giá đó được, nhưng rất tế nhị với đàn anh. Đáng nể là ở chỗ đó, chỉ tiếc là thầy cho “chữ” mà trò bỏ mất nên đến nay vẫn còn dốt Anh văn.

Tôi cũng đã gặp và nói chuyện với Tôn Thất Trân nhiều lần, lần sau cùng vào năm 1973 khi Trân từ TTHL ra thay cho tôi ở P3/BTL tại Hương Điền trong nhiệm vụ trưởng ban hành quân, sau một thời gian thì Trân về Tiểu Khu Hậu Nghĩa.

Tôn Thất Trân là một quân nhân .. tôi không tìm ra chữ cho xứng mà chỉ có thể nói tóm tắt rằng trong binh nghiệp, dù có nơi tựa nhưng Trân đứng vững vàng trên chính đôi chân của mình, đứng vững vàng và hiên ngang trước mặt địch quân cho tới hơi thở cuối cùng. Tôn Thất Trân là niềm hãnh diện của K20, của Trường Võ Bị, của TQLC và của Quân Lực VNCH.

Trong thời gian làm việc ở P3/SĐ tại Hương Điền, tôi lại có “cơ may” ở chung với Nguyễn Văn Loan, Loan Mắt Nhung, có nụ cười thật hiền hòa và dễ thương. Chúng tôi chia xẻ với nhau bao điều vui và niềm cay đắng, vui quá nên không tiện nói ra đây, cay đắng là do người “có chức” ban cho. Từ khi tôi rời P3 về lại căn cứ Sóng Thần thì mất liên lạc với Loan

Dò hỏi mãi nay mới biết Loan đang sống độc thân tại Dallas và thư đi tin lại đã được vài lần, ai có em vợ còn độc thân mà muốn nâng khăn sửa túi cho Loan thì cứ tự nhiên, có điều cần nói trước là cách nay mấy bữa, đương sự nói với tôi rằng không còn là Loan Mắt Nhung nữa mà là Loan Mắt Mờ nên không về họp khóa được dù rất muốn.  

TQLC/K20 cùng làm việc với tôi lâu nhất có lẽ là Lê Hoài Đức trong bộ chỉ huy căn cứ Sóng Thần, ngoài ra 2 gia đình chúng tôi cùng chung vách trong trại gia binh Cửu Long (Thị Nghè). Đức có cuộc sống khá trầm lặng, có lẽ do ảnh hưởng của bệnh đau bao tử nên sau giờ làm việc, Đức thường nằm trong phòng đọc sách, vì vậy, tuy sông cạnh nhau nhưng chúng tôi ít có những kỳ niệm sôi nổi ồn ào như thời còn ở đơn vị tác chiến, thỉnh thoảng anh em bày bàn cờ tướng để chiếu nhau chơi, Đức tính trước được 5 nước cờ còn tôi mới chỉ sạch nước cản nên ai thường lâm vào thế bí thì đã rõ. Nhưng thua dùng kế, thấp dùng mưu, tôi chấp Đức con tướng

Sau 30/4/75 cả Đức và tôi cùng đi tù, cả 2 gia đình cùng dọn ra khỏi trại gia binh Cửu Long Thị Nghè nên từ đó đến nay tôi chưa gặp lại Đức. Bạn nào liên lạc được với Đức xin cho tôi gửi lời thăm và mong được liên lạc với Lê Hoài Đức.

Còn nhiều kỷ niệm với những K20/TQLC như Nguyễn Cao Nghiêm, Lê Quang Liễn và Phạm Cang nhưng bài viết đã khá dài, xin hẹn các bạn vào dịp khác.

Để kết thúc bài này tôi xin ghi lại một vài chi tiết mà nhiều K20 chưa biết cuộc đời binh nghiệp của những K20/TQLC “Cang, Nghiêm, Tiền, Liễn, Sử” đã bị kết thúc sớm một cách đáng buồn bởi những cái ..đáng buồn.

Từ căn cứ Sóng Thần Thủ Đức, tôi được lệnh trình diện hành quân ngoài Đà Nẵng gấp, bước vào trung tâm hành quân Sư Đoàn trong căn cứ Non Nước Đà Nẵng lúc 3 giờ ngày 21 tháng 3 năm 1975. TTHQ làm việc tối đa liên lạc với 2 Lữ Đoàn 258 và LĐ369/TQLC đang hành quân trong Đà Nẵng còn Lữ Đoàn 147/TQLC thì đang đoạn chiến, lui binh từ Hương Điền, Quảng Trị dọc theo hương lộ 555, vượt cửa Thuận An về điểm tập trung XX  nào đó trên bãi biển để tàu HQ vào bốc đưa về Đà Nẵng.

Kế hoạch lui binh của LĐ147/TQLC đã “được” cấp cao hơn Sư Đoàn nghiên cứu nửa vời! Một cuộc lui binh mà không có hỏa lực yểm trợ để ngăn chặn địch đang truy kích quân bạn mặc dù hỏa lực của SĐ.1/KQ và hải pháo của HQ vùng I chưa hề sứt mẻ! Không có bãi bốc thích hợp cho tàu HQ vào đón khiến LĐ147/TQLC bị đồn vào tử địa, vào cái rọ,  một bãi cát mà phía Bắc là cửa Thuận An, phía Nam là của Tư Hiền, sau lưng là đầm Hà Trung và phía Đông trước mặt là Thái Bình Dương mênh mông nơi đó tàu của HQ vùng I đang tới lui như “cỡi ngựa xem hoa”. Trên không thì chỉ còn những con chim biển ị bậy lên đầu người lính, còn chim sắt, chuồn chuồn thì đã chuồn về hướng Nam. Địch thì đang xiết vòng vây và tấn công từ trên các đồi thông bằng súng cối 82, phòng không 12.7, B40, B41 v.v..Quân ta đã thiệt hại, trong đó có Thiếu Tá TĐP/TĐ.4 Nguyễn Trí Nam K22 và Đại úy Tô Thanh Chiêu!

Túi bụi với công việc của TTHQ và những gì đang xa với LĐ147/TQLC nên tôi cũng dửng dưng không một giọt nước mắt cho thằng em họ Tô và nhiều đồng đội của nó vừa nằm xuống và cuối cùng thì cả LĐ147 đã bị bắt vào sáng ngày 27/3/1975.

Bất đắc dĩ tôi phải nhắc lại thật vắn tắt hoàn cảnh của LĐ147/TQLC trên bờ biển Thuận An trong bài này vì trong đó có tới 4 K20/TQLC là cấp chỉ huy cao cấp và đồng cam cộng khổ với nhau, với thuộc cấp và cùng bị bắt với nhau, đó là:

_ Phạm Cang K20 TĐTr/TĐ.7 kiêm xử lý thường vụ LĐ.147/TQLC                      

_ Nguyễn Văn Sử  Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.3/TQLC

_ Phạm Văn Tiền Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.5/TQLC

_ Lê Quang Liễn Tiểu Đoàn Phó TĐ.7/TQLC.

Chỉ nói “đồng cam cộng khổ” xuông mà không đưa ra một chứng minh cụ thể thì làm sao đọc giả tin? Người viết không có mặt tại chỗ thì mượn lời một cấp chỉ huy nói về tinh thần này của một thuộc cấp, một đồng môn. Tiểu đoàn trưởng TĐ.7/TQLC Phạm Cang nói với tôi về tình đồng đội của tiểu đoàn phó Lê Quang Liễn như sau:

_ “Khi một tàu vào gần bờ để bốc thương binh tử sĩ, Liễn ôm xác người em trai ra tàu vừa kịp lúc tàu kéo “bửng” lên nên cả hai anh em Liễn, người sống và người chết nằm gọn trong tàu, “an toàn xa lộ”. Vừa khi tàu lui ra thì Liễn nhẩy xuồng biển, bơi trở lại vào bờ để cùng Cang cùng đồng đội tiếp tục chiến đấu và cùng bị bắt” .

Gặp Liễn trong ngày đại hội kỷ niệm 46 năm, tôi hỏi Liễn:

_ “Động cơ nào làm Liễn nhảy xuống biển để trở lại với đồng đội”?

_ “Không có gì ghê gớm đâu anh, đơn giản là Tiểu Đoàn Trưởng Phạm Cang còn trên bờ, lính tôi còn trên bờ, đang chống trả với dịch trong tuyệt vọng, dù có tôi hay không cũng không thay đổi được tình thế! Nhưng nếu theo tàu thì sau này làm sao tôi dám ngước mặt nhìn lại đồng môn, đồng đội. Nếu giờ phút này mà ở hoàn cảnh như thế tôi vẫn lập lại như vậy”.

Tôi đã được nghe “huyền thoại” về một trung đoàn trưởng khóa 17, trong giây phút cuối cùng của tháng 3/1975 tại bờ biển miền Trung, ông đưa được thuộc cấp thoát nguy xong rồi quay đầu trở về hướng Trường Sơn, nơi có những thương binh và tử sĩ của ông nằm lại.

Hai hình ảnh, một K17, một K20 nhưng cùng một tinh thần Võ Bị, và còn nhiều hình ảnh tương tự như thế ở nhiều đơn vị, nhiều quân binh chủng khác nữa mà chưa được nhắc đến.

Xin “một lần được nhắc đến tên các anh” thay vì cứ phải nghe những chuyện ngược lại, chuyện bỏ lính, những chuyện không đáng nhắc. Yêu cầu “hung thần” K17 nào biết về trường hợp cụ thể của NT Trung Đoàn Trưởng Thông thì lên tiếng.

Trở lại bãi biển Thuận An, ai làm hơn được Cang, Tiền, Liễn, Sử ? Bất cứ một danh tướng nào mà bị đẩy vào hoàn cảnh của các anh cũng thành bại tướng mà thôi. Trong bài này tôi chỉ kể lại những kỷ niệm vui buồn với K20TQLC mà không hề có ý đât câu hỏi là tại sao với lược lượng còn mạnh và đầy đủ như thế mà thượng cấp không cho lui binh dọc theo QL1 hay một kế hoạch nào khả thi mà lại đi đẩy họ vào rọ, tứ bề thọ địch và sông biển mênh mông?

Tôi cũng không muốn đặt câu hỏi với Tướng TL SĐ1 Không Quân rằng:

_“Sao máy bay bay hướng Nam nhanh thế”!

Cũng không có ý định hỏi tác giả “Can Trường Trong Chiến Bại”, phó đề đốc tư lệnh HQ vùng I Duyên Hải rằng:

_“Sao tàu HQ ra khơi thì dễ mà vào bờ thì khó khăn thế”!

Nhưng Phạm Vũ Bằng, y sĩ trưởng một lữ đoàn TQLC khi ra đón thương binh và tử sĩ trên một chiếc tàu con duy nhất về từ bãi biển Thuận An thì nhớ mãi cái cảnh thê lương ấy nên 35 năm sau đã phải khóc trên tờ báo quân đội KBC/HN về niềm đau của LĐ147/TQLC cùng các vị chỉ huy là các Thiếu Tá TQLC Cang, Tiền, Liễn, Sử, với cái tựa thật đáng suy nghĩ:

“ Bờ Biển Thuận An, Pháp Trường Cát”

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

VUI BUỒN VỚI K20VB/TQLC - TÔ VĂN CẤP *

Trong một dịp trà đạo với niên trưởng Trần-Lê-Nguyễn về sự hy sinh và gương chiến đấu của các cựu SVSQ trường Võ Bị ngoài chiến trường, ông bất chợt hỏi tôi



Trong một dịp trà đạo với niên trưởng Trần-Lê-Nguyễn về sự hy sinh và gương chiến đấu của các cựu SVSQ trường Võ Bị ngoài chiến trường, ông bất chợt hỏi tôi:

            _ Chú có thể kể cho anh nghe cảm tưởng ngắn gọn của chú về các cựu SVSQ Võ Bị tình nguyện về Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến được không?.

            Bị truy bài bất chợt như ngày ông hành hạ tôi thời TKS, nhưng cũng ráng chống đỡ:

            _ Tôi không biết chính xác có bao nhiêu SVSQ/VB và thuộc các khóa nào tình nguyện về Binh Chủng TQLC. Nhưng nếu chỉ nói về các khóa có liên quan mật thiết với K19 ngay từ ngày còn trong quân trường và sau này gần gũi với nhau ngoài chiến trường thì tôi phải nhắc đến các khóa 16, 17, 18 và khóa 20. Tôi được may mắn biết khá nhiều các anh em trong các khóa kể trên, nhiều người trong số đó còn thân thiết với tôi hơn là ruột thịt.

Nói về các khóa này hay từng cá nhân với những kỷ niệm vui buồn chiến trường thì không bao giờ cạn, bởi vì nói đến họ là niềm vui và hạnh phúc của tôi. Nhưng nếu nói thật ngắn gọn cảm tưởng thì xin được vắn tắt như thế này:

            _ Khóa 16: Sợ. Khóa 17: Thương. Khóa 18: Nhớ. Khóa 19: Chán. Khóa 20: Nể

            Khóa 16 chỉ có 10 ông về TQLC thôi mà tôi làm việc dưới quyền trực tiếp đến 5 ông nên học hỏi được ở quý đàn anh đủ bộ “hỉ nộ ái ố”. Về binh nghiệp thì K16 ông nào cũng giỏi, hầu hết làm tiểu đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng, trưởng phòng sư đoàn v.v.. nên tôi SỢ là đúng rồi.

            Tôi thương khóa 17 vì các ông ra trường chỉ sau khóa 16 có 3 tháng thôi, đánh đấm cũng tung bừng khói lửa mà đường binh nghiệp thì lận đận vô cùng. Vả lại, đa số các ông K.17 có lẽ vì hối hận đã hành xác K19 quá cỡ nên bây giờ các ông giả bộ hiền lành, tỏ ra rất dễ thương nên tôi thương lại khóa 17 là hợp lẽ công bằng.

            Còn khóa 18 thì sao? Có ông nào về TQLC đâu, vắng K18 làm tôi nhớ là đúng rồi. Thực ra là vào thời điểm sau khi đảo chánh TT Ngô Đình Diệm năm 1963, có thể tân chính phủ vì chưa “ổn định” nên sau khi tốt nghiệp K18/VB đã bị đưa về cả các ngành chuyên môn như Quân Cụ, Quân Nhu, Quân Cảnh v.v, nên hết “chỉ tiêu” để phân phối về cho TQLC. Cũng may, nếu các “ông 18” mà rủ nhau về TQLC thì cái cảnh K19 một cổ chịu 3 tròng như hồi còn trong quân trường thì chỉ còn nước từ chết tới bị thương.

Năm 1976 khi mới chuyển ra trại tù Yên Bái, tôi ở chung tổ với một “quới nhân”, gọi ông là quới nhân vì ông khỏe như voi nhưng lai coi cai tù không ra chi cả, nhìn ông đứng 2 tay chống nạnh cãi tay đôi với tên bộ đội lăm le cây AK47 trên tay mà tôi lo cho ông. Tối về tôi tìm hiểu lý lịch thì bất ngờ được biết ông là K18VB/TQLC và ông cũng ngạc nhiên và vui khi biết tôi cùng lò cùng binh chủng. Đó là ông Phan Bát Giác K18, ông chạy lòng vòng bốn phương tám hướng rồi mới về TQLC nên ít ai biết ông. Dù biết ông ‘Tám-Góc” muộn màng nhưng kính trọng ông.

            Khóa 19VB/TQLC ư! Chán phè, là khóa về TQLC đông nhất, 30 tên, ấy là chưa kể 2 ông tình nguyện ngoài danh sách tuyển mộ. Sau 15 ngày phép mãn khóa, 6 thiếu úy thuộc TĐ.4 được chở thẳng ra chiến trường, ngay trận đầu tiên (Bình Giả) thì 2 chàng đã hy sinh là thủ khoa Võ Thành Kháng và Nguyễn Văn Hùng, 3 chàng bị thương là Hồ Ngọc Hoàng, Đỗ Hữu Ái và Thái Bông, người sống sót là Trần Vệ. Nhập cuộc như thế mà không chán làm sao được!

            Chưa hết, 32 tên tình nguyện vác súng đánh giặc thì mãi tới 8 năm sau, 1972, Trần Văn Hợp mới ngoi lên được chức tiểu đoàn trưởng và là tiểu đoàn trưởng TQLC duy nhất của K19. Thực ra còn một tên nữa, bị lên làm tiểu đoàn trưởng vào giờ thứ 25, đó là Đinh Long Thành, TĐT chưa biết hết mặt các trung đội trưởng thì quân đội VNCH đã bị tước vũ khí! Bước đường binh nghiệp của K19/TQLC như thế mà không “chán” mới là chuyện lạ.

            K19/TQLC ra trường vào đúng thời điểm chiến trường bắt đầu có những trận đánh lớn nên các trung đội trưởng K19.TQLC bị loại khỏi vòng chiến khá nhiều và khá nhanh, như trận Bình Giả kể trên chẳng hạn. Thành phần còn lại tiếp tục cầm súng chiến đấu thì phải chịu đựng một “lực đè” ngàn cân của khóa đàn anh! Trong cùng một tiểu đoàn, đàn anh 16, 17 còn là đại đội trưởng, trưởng ban ba, tiểu đoàn phó thì đường binh nghiệp K19 đi lên bằng ngả nào? Đại úy thâm niên chỉ là đại đội trưởng là chuyện “thường ngày ở huyện”, thời điểm K19 thì đừng ngủ mơ mong chức tiểu đoàn phó một khi chưa làm anh quan tư.

Tôi “chán” cho K19/TQLC chúng tôi là ở chỗ đó, bị ở vào cái thời, cái thế, cái môi trường kẹt cứng chứ không lối thoát chứ không bao giờ chán TQLC hay chán đánh đấm. Ngoài chiến trường cũng hò, cũng hét, cũng “phất tay” xua quân tiến về phía trước và rồi nhiều đồng khóa đã ra đi ngay chiến địa cùng với thuốc cấp, với đồng đội. Đó là những tấm gương sáng, là niềm hãnh diện cho đồng môn, cho quân trường và cho binh chủng. Tôi từ chối giải ngũ vì thương tật để tiếp tục binh nhiệp là một minh chứng không phải tôi chán K19/TQLC.     

            Đề tài này không phải để nói về những “Sợ k16, Thương k17, Buồn k18, Chán k19” mà muốn nói về sự “Nể” những người anh em đáng nể: K20VB/TQLC.

            Phải nói thực rằng trong tất cả các khóa xuất thân từ trường VB về TQLC thì K16 và K20 thành công nhất, cả hai đều tiến đồng đều và nhìn từ bên ngoài thì cả hai khóa này đoàn kết và cùng dìu nhau tiến bước. Đặc biệt K20 đã vượt xa K19 về việc đánh đấm và đảm trách các chức vụ quan trọng như TĐTr, TĐP v.v Chính vì vậy mà tôi không thể và không có khả năng luận bàn về chiến công, về điều binh của các anh, vậy thì nói cái gì bây giờ về K20? Tôi xin ghi lại một vài kỷ niệm vui buồn với những cá nhân mà tôi đã có dịp được sống chung và tiếp xúc.

Với những K20 đã tử trận hoặc từ trần, cho tôi xin dâng một nén nhang nhân dịp các anh về chứng giám tình đoàn kết của khóa trong ngày họp mặt, ngày đại hội, còn những “ông thần nước biển mặn” đang còn nặng nợ đời, dù về được hay không thì cũng xin coi đây như vài lời hỏi thăm và chúc sức khỏe để chuộc lại những lần tôi làm hại sức khỏe của các bạn khi bắt chạy lên dốc ở đồi 1515.

Tính theo thứ tự thời gian thì trước tiên tôi đụng mấy “ông thiếu úy” K20 về trình điện Tiểu Đoàn 5/TQLC tại suối Lồ-Ồ (Dĩ An) vào cuối năm 1965, đó là các ông Lê Văn Thời, Lê Đình Quỳ, Nguyễn Ngọc Tư và Ngô Đình Lợi.

Lê Văn Thời! Quả thật là Lỗ Trí Thâm đã nhập vào Thời ngay từ khi mới về đơn vị. Địa linh thi sinh nhân kiệt, từ ngã ba Cai-Lơn (Dĩ An), xuống Cầu Hang, băng sang Tân Vạn (Biên Hòa) là cả một rừng “cây-còn” vốn xanh tươi nay thêm Lê Văn Thời chăm sóc nên càng phát triển mạnh. Một ưu điềm nữa của Lỗ Thời là ai cần đấm thì Thời giúp, ai muốn đá là Thời cho, chi trong một thời gian ngắn là giang hồ suối Lồ Ồ, núi Châu Thới bỏ của chạy lấy người.

Theo thầy chưa được bao lâu thì tôi bị đuổi từ TĐ5 sang TĐ2 và từ đó, không gặp và cũng không biêt Thời lênh đênh hay đậu bến nào. Bốn mươi ba năm sau, lại thấy cái tên “Lỗ Trí Thâm” xuất hiện trên diễn đàn Võ Bị, sinh nghi, tôi bèn nhá tín hiệu, dân bụi đời suối Lồ Ồ nhận ra nhau ngay. Bốn mươi ba năm chưa gặp lại nhau, chưa biết tình đời thay đổi thế nào mà LTT vẫn cứ mời tôi đi dự đại hội K20 mới liều chứ! LTT khộng sợ mang tiếng với đồng môn à?

Cám ơn Lê Văn Thời, tôi mong từng ngày sẽ đến sớm đề xem Thời nay và Thời xưa khác nhau ờ chỗ nào, nhưng biết chắc tình anh em, bạn bè vẫn không có gì thay đổi.

Trong số 4 ông về TĐ5 thì Nguyễn Ngọc Tư là .. lù (đù) nhất, hắn và tôi là bạn học cùng lớp ở Pétrus Ký, lúc đó tên thật của hắn là Nguyễn Ngọc Tư, biệt danh “Tư xe bò”, nhung khi về TĐ5/TQLC sợ bị hiểu lầm sao đó mà nhất định đổi tên thành Tú. Cuộc đời binh nghiệp của Tư luôn bị sao Quả Tạ chiếu nên không khá như đồng khóa, nhưng không biết vì gỉa khờ hay là vì “lù ..khù đã có ông Cù độ mạng” mà trong khi anh em đánh đấm xì khói ỏ QT thì Tư bị đày vào Huế làm trưởng hậu trạm P3, tối ngày xách cần ..câu ra bờ sông Hương câu cá chép, khiến trưởng phòng ghét quá bèn tống luôn qua Mỹ học khóa Ét-ven 1974, chưa mãn khóa thì 30/4/75 đến nên Tu đành phải miễn cưỡng ở lại HK từ ngày ấy !

Hồi còn trong trường VB, tôi thấy Tân Khóa Sinh/K20 cầm súng garant đưa lên đầu chạy quanh sân doanh trại, chạy tới vòng thứ 2 thì tôi phát hiện TKS Nguyễn Ngọc Tư tỏ ý “ba gai”, chay lê lết không đúng thế, chạy như “chấm phết” (;) tôi bèn hét lớn:

 “Anh kia ra khỏi hàng, bò xuống đất cho tôi coi”.

Nguyễn Ngọc Tư nhận ra tôi mà mặt hắn lạnh như tiền nhưng mắt thì long sòng sọc, biết hắn đang chửi tôi, nhưng mặc kệ cứ bắt hắn tự do bò, khi nào thấy mấy hung thần cán bộ cùng khóa lại gần là tôi lại thét to “Bò ngửa cho tôi”, và tôi chỉ tha cho Tư về hàng khi đại đội TKS của hắn đã thi hành lệnh phạt chạy xong. Chiều Chủ Nhật đi phồ về, tôi đến phòng Tư “điểm danh” và dúi cho hắn gói kẹo Nougat nhưng nó vất đi!

Nhớ hồi khi tôi là TKS/K19, cũng bị phạt đưa súng garant lên đầu chạy vòng quanh vũ đình trường, khổ ơi là khổ, thì cán bộ Nguyễn Quang Kim, K17, bạn cùng lớp Pétrus Ký, lôi tôi ra khỏi hàng rồi la hét chạy “không đúng thế” nên bắt tôi phải bò. Mới đầu thì giận lắm nhưng nằm bò chừng 10 phút thì mới hiểu bò sướng hơn chạy, biết hậu ý của Kim thiên vị nên thầm cám ơn người bạn NT, nhưng khi tôi áp dụng mưu ấy với Tư thì hắn thù tôi.

Tư lù .. đù! Kỳ này về họp khóa thì nhớ đem trả lại gói kẹo Nougat cho niên trưởng.

 Một dân chơi nữa là Lê Đình Quỳ, Quỳ về đại đội tôi nên tôi bàn giao trung đội lại cho Quỳ đế lên làm ĐĐPhó. Vì cùng đại đội nên khi đi hành quân hay khi về hậu cứ thì Quỳ và tôi đi cặp với nhau. Phải nói Quỳ là sư phụ của tôi về 4 món ăn chơi, vì thế khi Quỳ bị đđt mắng thì “đệ tử” bèn nhẩy vào cứu “sư phụ” và lãnh 15 củ, bị đuổi khỏi TĐ5. Khi tôi xách ba-lô trình diện QC 202 của tù trưởng Trần Ngọc Toàn (K16) thì cũng là lúc Quỳ chuẩn bị đi hành quân, và trong trận đó TĐ5 đã bị thiệt hại nặng tại Mộ Đức QN (LV Thời đã viết trong bài Tháng 6/66) Quỳ đã bị bắt trong trận này và 6 năm sau, 1972, Quỳ được về trong đợt trao trả tù binh.

Quỳ và tôi lại gặp nhau ở trung tâm huấn luyện TQLC, Quỳ làm ban thanh tra, tôi làm liên đoàn trưởng khóa sinh, hai anh em có chung một văn phòng gồm 2 cái ghế để ngồi và một cái bàn để gác chân, 2 cái bút chì để đánh ca-rô và 4 cái gạt tàn thuốc lá!

Vào khoảng 1997, Quỳ có đến thăm tôi vài lần tại Lawndale Los Angeles, vẫn người xưa nhưng nuôi mộng lớn. Lâu rồi không gặp, mộng lớn của Quỳ thành bại ra sao không ai biết. Chúc Quỳ bằng an mạnh khỏe.

Tôi gặp K20 Nguyễn Quốc Chính

Sau 15 ngày bị nhốt QC, tôi về trình điện ĐĐ.4/TĐ.2, Đại đội trưởng Nguyễn Xuân Phúc, Đại đội phó Trần Văn Hợp và Trung đội trưởng Nguyễn Quốc Chính không thèm nói chuyện và tìm cách tránh tôi! Ôi ta buồn ta đi lang thang tìm một chỗ thật tối tăm để nằm. Một buổi chiều Chính đến dúi cho tôi gói Ruby Queen rồi thì thầm:

_ “Ông anh đừng buồn, hai ông “xếp” muốn thử sức chịu đựng của ông anh đó”.

Bị nội tuyến, hai xếp Phúc-Hợp không gài độ được tôi bèn quay ra an ủi, từ đó chúng tôi sống thân với nhau hơn anh em ruột thịt. Sau này Chính làm đại đội phó cho tôi rồi đến một ngày …!!!! Ngày 31 tháng 12 năm 1967, bên bờ kinh Cái Thia, Quận Cai Lậy, khoảng 10 giờ sáng Nguyễn Quốc Chính đã ngã gục thay cho đàn em và đồng đội.!

Nguyễn Quốc Chính đã hy sinh vì Tổ Quốc như bao chiến sĩ đã gục ngã nơi chiến trường, nhưng Tổ Quốc thì trừu tượng và xa vời quá, cái gần nhất mà có thể nhiều SVSQ/VB cũng đã có lần chứng kiến, đó là vì tình huynh đệ.

Chiều hôm trước, sau khi đóng quân xong, tôi và Chính nằm võng song song bên bờ kinh, đu đưa hút thuốc uống café, nhưng tôi thấy Chính không vui như mọi khi, có lẽ mới hỏi vợ nên khi họp hành quân đổ bộ trực thăng sáng hôm sau, tôi bảo Chính không cần kèm và nhẩy đầu với trung đội của thiếu úy Huỳnh Vinh Quang K22 nữa mà đi với trung đội súng nặng để điều động hỏa lực vì  tiểu đoàn tăng cường thêm “gà cồ”.

Quang K22 mới ra trường nên đàn anh Chính kèm cặp hơi kỹ, Chính không nói gì thêm lúc tôi sắp xếp đội hình, nhưng ngày hôm sau, khi những trực thăng chuyến đầu vừa đổ trung đội của Quang xuống ruộng lúa nước là đụng liền, địch từ trong bờ kinh bắn ra, tiếng Chính gọi báo cáo trong máy.! Khi tôi vừa nhảy ra khỏi trực thăng thì không còn tiếng Chinh nữa mà tiếng của Quang hốt hoảng báo cáo Chính bị thương!

Tôi bủn rủn chân tay, không còn nghe được tiểu đoàn trưởng nói gì mà lo bắt Quang bằng mọi cách phải đưa Chính ra phía sau ngay để tải thương, nhưng Quang báo “Anh Chính đi rồi”, đạn xuyên màng tang! Trực thăng đưa Chính về bệnh viện Phan Thanh Giản Cần Thơ!

Đã hơn 40 năm rồi tôi không quên từng chi tiết, nay nhắc lại mà vẫn buồn ứa nước mắt. Cả ba người Phúc-Hợp-Chính giả vờ lạnh nhạt với tôi lúc ban đầu rôi “ôm tôi vào lòng” thì nay cả ba đã ra người thiên cổ! Nhưng mãi mãi anh Nguyễn Xuân Phúc vẫn là cấp chỉ huy lý tưởng của tôi, Trần Văn Hợp là đồng đội lý tưởng và Nguyễn Quốc Chính, một đàn em , đàn anh và là cấp chỉ huy lý tưởng của binh chủng.

Khi tôi về TĐ.2 và tham dự trận đầu tiên tại Phù-Liêu Gia-Đặng, Quảng Tri thì Nguyễn Tuấn Kiệt tử trận tại đây, trước đó là Nguyễn Quang Minh ở vòng dai Saigon, còn Hoàng Như Liêm thì thành “độc cước đại nhân”, chân chính chân phụ, cái chân phụ nhiều khi cũng “reo rắc đó đây..”. K20 về TĐ2/TQLC tất cả là 5 người thì 3 ra đi vĩnh viễn, 1 giã từ vũ khí, chỉ còn lại Phạm Văn Tiền, bao tinh hoa K20 dồn về đây nên không ai ngạc nhiên khi Phạm Văn Tiền văn-võ song toàn, là một trong ba K20 làm tiểu đoàn trưởng TQLC.

Tôi có nhiều kỷ niệm vui buồn với Phạm Văn Tiền, nhưng có một cái đáng nhớ nhất khi cả hai còn độc thân, nay kể lại nếu đến tai “Tiền’s phu nhân” thì không phải lỗi tại tôi.

TĐ.2/TQLC giữ an ninh vòng đai và đóng quân ở khu vực bến đò Long Kiển (Tân Thuận Đông), một buổi trưa Tiền gọi máy cho tôi đến gấp để giúp chàng một việc. Khi sang đến nơi tôi thấy người đẹp Saigon xuống ủy lạo chiến sĩ Tiền-đồn và đem theo một em bé!

Em bé đi theo chị thì Tiền-đồn còn sơ múi mẫu gì nữa nên chàng cầu cứu tôi “chia để trị”, biết ý “ông” em nên thằng anh dắt em bé đi ăn cà-rem, nhưng bé thấy ông này đen đủi râu ria gớm quá nên em khóc đòi về, chị dỗ thế nào cũng không nín! Thôi thì chị cũng đành “nín” luôn, mất công đi thăm “tiền” lại phải mang đồng “xu” về thì có chán không! Tiền cũng đành chép miệng rồi đi mượn được cái ghe đuôi tôm chở chị em người đẹp về. Khi ghe ra đến giữa sông thì ghe chết máy. “Ghe không lái thì như ngựa không cương” chòng chành muốn lật mà nước cũng đang chui vào.., người người lấy tay tát nước ra nhưng nước vẫn chảy vào khiến tôi lo lắng than thầm trong bụng:

_ “Nước mà tràn vào ghe lớn thì những “ghe” nhỏ cũng ướt mất thôi !”

Một hồi lâu không biết Tiền mó máy ra sao mà ghe đuôi tôm chạy lại, hú hồn! Ngoài khả năng điều quân Tiền còn có tài ứng biến, xoay sở rất nhanh với tình thế, biết bao lần gặp khó khăn nguy khốn trong cuộc chiến thì cuối cùng Tiền cũng vẫn thoát hiểm.

Sau gần 2 năm tôi nằm bệnh viện (1969-71), không thích giải ngũ nên thượng cấp thương tình cho xách ba-toong chạy vòng quanh, chỗ nào cần thì tôi có, chỗ nào không có ch..thì mèo tôi đến, nhờ vậy mà trong thời gian này tôi được làm việc với nhiều K20 khác nữa.

 Vũ Thế Khanh tại trung tâm huấn luyện.

Vũ Thế Khanh và Nguyễn Kim Thân (K21) làm tiểu đoàn trưởng khóa sinh, còn tôi làm liên đoàn trưởng, tôi bàn với Khanh và Thân đem một phần phương pháp huấn luyện và hành xác TKS/VB vào khóa sinh TQLC, chỉ huy trưởng NĐA thì “no-ai-dia” nhưng chỉ huy phó là K19 Trần Xuân Bàng thi vui như tết.

Phải thú thật Vũ Thế Khanh là một “ông thầy”, lãnh vực nào cũng giỏi nhưng luôn giữ đúng nguyên tắc và khó có ai hiểu và lay chuyển được ý Khanh. Khanh có một bộ tài liệu học Anh Văn rất quý giá (chừng 20 cuốn băng nhựa), ai muốn nghe hay tham khảo thì cứ vào văn phòng, nhưng không có bất cứ một giới chức hay thẩm quyền nào có thể mượn đem ra ngoài được, vậy mà Vũ Thế Khanh đã “trao trứng cho ác”, trao tài liệu này cho tôi để luyện võ khi tôi ra hành quân và rồi những vật quý này đã không cánh mà bay!

Tôi không còn nhớ những cuốn băng này nằm lại Hương Điền hay bãi biển Non Nước, và đặc biệt là Khanh cũng “quên” chúng luôn, chưa bao giờ Khanh nhắc đến nên tôi cũng đánh bài “phe-lờ” để khỏi phải giải thích lôi thôi. Khanh có trí nhớ tuyệt vời thì làm sao quên tài liệu quý giá đó được, nhưng rất tế nhị với đàn anh. Đáng nể là ở chỗ đó, chỉ tiếc là thầy cho “chữ” mà trò bỏ mất nên đến nay vẫn còn dốt Anh văn.

Tôi cũng đã gặp và nói chuyện với Tôn Thất Trân nhiều lần, lần sau cùng vào năm 1973 khi Trân từ TTHL ra thay cho tôi ở P3/BTL tại Hương Điền trong nhiệm vụ trưởng ban hành quân, sau một thời gian thì Trân về Tiểu Khu Hậu Nghĩa.

Tôn Thất Trân là một quân nhân .. tôi không tìm ra chữ cho xứng mà chỉ có thể nói tóm tắt rằng trong binh nghiệp, dù có nơi tựa nhưng Trân đứng vững vàng trên chính đôi chân của mình, đứng vững vàng và hiên ngang trước mặt địch quân cho tới hơi thở cuối cùng. Tôn Thất Trân là niềm hãnh diện của K20, của Trường Võ Bị, của TQLC và của Quân Lực VNCH.

Trong thời gian làm việc ở P3/SĐ tại Hương Điền, tôi lại có “cơ may” ở chung với Nguyễn Văn Loan, Loan Mắt Nhung, có nụ cười thật hiền hòa và dễ thương. Chúng tôi chia xẻ với nhau bao điều vui và niềm cay đắng, vui quá nên không tiện nói ra đây, cay đắng là do người “có chức” ban cho. Từ khi tôi rời P3 về lại căn cứ Sóng Thần thì mất liên lạc với Loan

Dò hỏi mãi nay mới biết Loan đang sống độc thân tại Dallas và thư đi tin lại đã được vài lần, ai có em vợ còn độc thân mà muốn nâng khăn sửa túi cho Loan thì cứ tự nhiên, có điều cần nói trước là cách nay mấy bữa, đương sự nói với tôi rằng không còn là Loan Mắt Nhung nữa mà là Loan Mắt Mờ nên không về họp khóa được dù rất muốn.  

TQLC/K20 cùng làm việc với tôi lâu nhất có lẽ là Lê Hoài Đức trong bộ chỉ huy căn cứ Sóng Thần, ngoài ra 2 gia đình chúng tôi cùng chung vách trong trại gia binh Cửu Long (Thị Nghè). Đức có cuộc sống khá trầm lặng, có lẽ do ảnh hưởng của bệnh đau bao tử nên sau giờ làm việc, Đức thường nằm trong phòng đọc sách, vì vậy, tuy sông cạnh nhau nhưng chúng tôi ít có những kỳ niệm sôi nổi ồn ào như thời còn ở đơn vị tác chiến, thỉnh thoảng anh em bày bàn cờ tướng để chiếu nhau chơi, Đức tính trước được 5 nước cờ còn tôi mới chỉ sạch nước cản nên ai thường lâm vào thế bí thì đã rõ. Nhưng thua dùng kế, thấp dùng mưu, tôi chấp Đức con tướng

Sau 30/4/75 cả Đức và tôi cùng đi tù, cả 2 gia đình cùng dọn ra khỏi trại gia binh Cửu Long Thị Nghè nên từ đó đến nay tôi chưa gặp lại Đức. Bạn nào liên lạc được với Đức xin cho tôi gửi lời thăm và mong được liên lạc với Lê Hoài Đức.

Còn nhiều kỷ niệm với những K20/TQLC như Nguyễn Cao Nghiêm, Lê Quang Liễn và Phạm Cang nhưng bài viết đã khá dài, xin hẹn các bạn vào dịp khác.

Để kết thúc bài này tôi xin ghi lại một vài chi tiết mà nhiều K20 chưa biết cuộc đời binh nghiệp của những K20/TQLC “Cang, Nghiêm, Tiền, Liễn, Sử” đã bị kết thúc sớm một cách đáng buồn bởi những cái ..đáng buồn.

Từ căn cứ Sóng Thần Thủ Đức, tôi được lệnh trình diện hành quân ngoài Đà Nẵng gấp, bước vào trung tâm hành quân Sư Đoàn trong căn cứ Non Nước Đà Nẵng lúc 3 giờ ngày 21 tháng 3 năm 1975. TTHQ làm việc tối đa liên lạc với 2 Lữ Đoàn 258 và LĐ369/TQLC đang hành quân trong Đà Nẵng còn Lữ Đoàn 147/TQLC thì đang đoạn chiến, lui binh từ Hương Điền, Quảng Trị dọc theo hương lộ 555, vượt cửa Thuận An về điểm tập trung XX  nào đó trên bãi biển để tàu HQ vào bốc đưa về Đà Nẵng.

Kế hoạch lui binh của LĐ147/TQLC đã “được” cấp cao hơn Sư Đoàn nghiên cứu nửa vời! Một cuộc lui binh mà không có hỏa lực yểm trợ để ngăn chặn địch đang truy kích quân bạn mặc dù hỏa lực của SĐ.1/KQ và hải pháo của HQ vùng I chưa hề sứt mẻ! Không có bãi bốc thích hợp cho tàu HQ vào đón khiến LĐ147/TQLC bị đồn vào tử địa, vào cái rọ,  một bãi cát mà phía Bắc là cửa Thuận An, phía Nam là của Tư Hiền, sau lưng là đầm Hà Trung và phía Đông trước mặt là Thái Bình Dương mênh mông nơi đó tàu của HQ vùng I đang tới lui như “cỡi ngựa xem hoa”. Trên không thì chỉ còn những con chim biển ị bậy lên đầu người lính, còn chim sắt, chuồn chuồn thì đã chuồn về hướng Nam. Địch thì đang xiết vòng vây và tấn công từ trên các đồi thông bằng súng cối 82, phòng không 12.7, B40, B41 v.v..Quân ta đã thiệt hại, trong đó có Thiếu Tá TĐP/TĐ.4 Nguyễn Trí Nam K22 và Đại úy Tô Thanh Chiêu!

Túi bụi với công việc của TTHQ và những gì đang xa với LĐ147/TQLC nên tôi cũng dửng dưng không một giọt nước mắt cho thằng em họ Tô và nhiều đồng đội của nó vừa nằm xuống và cuối cùng thì cả LĐ147 đã bị bắt vào sáng ngày 27/3/1975.

Bất đắc dĩ tôi phải nhắc lại thật vắn tắt hoàn cảnh của LĐ147/TQLC trên bờ biển Thuận An trong bài này vì trong đó có tới 4 K20/TQLC là cấp chỉ huy cao cấp và đồng cam cộng khổ với nhau, với thuộc cấp và cùng bị bắt với nhau, đó là:

_ Phạm Cang K20 TĐTr/TĐ.7 kiêm xử lý thường vụ LĐ.147/TQLC                      

_ Nguyễn Văn Sử  Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.3/TQLC

_ Phạm Văn Tiền Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.5/TQLC

_ Lê Quang Liễn Tiểu Đoàn Phó TĐ.7/TQLC.

Chỉ nói “đồng cam cộng khổ” xuông mà không đưa ra một chứng minh cụ thể thì làm sao đọc giả tin? Người viết không có mặt tại chỗ thì mượn lời một cấp chỉ huy nói về tinh thần này của một thuộc cấp, một đồng môn. Tiểu đoàn trưởng TĐ.7/TQLC Phạm Cang nói với tôi về tình đồng đội của tiểu đoàn phó Lê Quang Liễn như sau:

_ “Khi một tàu vào gần bờ để bốc thương binh tử sĩ, Liễn ôm xác người em trai ra tàu vừa kịp lúc tàu kéo “bửng” lên nên cả hai anh em Liễn, người sống và người chết nằm gọn trong tàu, “an toàn xa lộ”. Vừa khi tàu lui ra thì Liễn nhẩy xuồng biển, bơi trở lại vào bờ để cùng Cang cùng đồng đội tiếp tục chiến đấu và cùng bị bắt” .

Gặp Liễn trong ngày đại hội kỷ niệm 46 năm, tôi hỏi Liễn:

_ “Động cơ nào làm Liễn nhảy xuống biển để trở lại với đồng đội”?

_ “Không có gì ghê gớm đâu anh, đơn giản là Tiểu Đoàn Trưởng Phạm Cang còn trên bờ, lính tôi còn trên bờ, đang chống trả với dịch trong tuyệt vọng, dù có tôi hay không cũng không thay đổi được tình thế! Nhưng nếu theo tàu thì sau này làm sao tôi dám ngước mặt nhìn lại đồng môn, đồng đội. Nếu giờ phút này mà ở hoàn cảnh như thế tôi vẫn lập lại như vậy”.

Tôi đã được nghe “huyền thoại” về một trung đoàn trưởng khóa 17, trong giây phút cuối cùng của tháng 3/1975 tại bờ biển miền Trung, ông đưa được thuộc cấp thoát nguy xong rồi quay đầu trở về hướng Trường Sơn, nơi có những thương binh và tử sĩ của ông nằm lại.

Hai hình ảnh, một K17, một K20 nhưng cùng một tinh thần Võ Bị, và còn nhiều hình ảnh tương tự như thế ở nhiều đơn vị, nhiều quân binh chủng khác nữa mà chưa được nhắc đến.

Xin “một lần được nhắc đến tên các anh” thay vì cứ phải nghe những chuyện ngược lại, chuyện bỏ lính, những chuyện không đáng nhắc. Yêu cầu “hung thần” K17 nào biết về trường hợp cụ thể của NT Trung Đoàn Trưởng Thông thì lên tiếng.

Trở lại bãi biển Thuận An, ai làm hơn được Cang, Tiền, Liễn, Sử ? Bất cứ một danh tướng nào mà bị đẩy vào hoàn cảnh của các anh cũng thành bại tướng mà thôi. Trong bài này tôi chỉ kể lại những kỷ niệm vui buồn với K20TQLC mà không hề có ý đât câu hỏi là tại sao với lược lượng còn mạnh và đầy đủ như thế mà thượng cấp không cho lui binh dọc theo QL1 hay một kế hoạch nào khả thi mà lại đi đẩy họ vào rọ, tứ bề thọ địch và sông biển mênh mông?

Tôi cũng không muốn đặt câu hỏi với Tướng TL SĐ1 Không Quân rằng:

_“Sao máy bay bay hướng Nam nhanh thế”!

Cũng không có ý định hỏi tác giả “Can Trường Trong Chiến Bại”, phó đề đốc tư lệnh HQ vùng I Duyên Hải rằng:

_“Sao tàu HQ ra khơi thì dễ mà vào bờ thì khó khăn thế”!

Nhưng Phạm Vũ Bằng, y sĩ trưởng một lữ đoàn TQLC khi ra đón thương binh và tử sĩ trên một chiếc tàu con duy nhất về từ bãi biển Thuận An thì nhớ mãi cái cảnh thê lương ấy nên 35 năm sau đã phải khóc trên tờ báo quân đội KBC/HN về niềm đau của LĐ147/TQLC cùng các vị chỉ huy là các Thiếu Tá TQLC Cang, Tiền, Liễn, Sử, với cái tựa thật đáng suy nghĩ:

“ Bờ Biển Thuận An, Pháp Trường Cát”

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm