Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Vài cảm nghĩ về Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư ĐoànTQLCVN
MX Mai văn Tấn.
Trong cuối cuộc đời :
Chấp nhận lưu vong làm người bại tẩu,
Lang thang xứ người hưởng chút lòng nhân.
thơ Phan văn Thuận
Cuộc đời buông trôi với nổi ưu tư và mối hờn vong quốc, nhìn xem diễn tiến tình hình VN không khỏi bùi ngùi đất nước càng ngày đi dến chổ tuyệt vọng,nhân dân lầm than, xã hội bất công, tệ nạn không còn cách giải quyết. Nếu Cộng SảnVN còn cai trị đất nước, không biết tương lai đi về đâu….
Qua 35 năm, nghĩ lại một thời quá khứ gian khổ và nguy hiểm, nhưng cũng không thiếu nét hào hùng trong cuộc chiến xa xưa. Biết bao chiến sĩ đã đổ xương máu, trong cuộc chiến cho tự do,chống lại làn sóng Đỏ. Bao người đã hy sinh một phần thân thể, hiện sống lê lếch ngoài xã hội ở VN. Mặc dầu thất bại trong cuộc chiến chống Cộng, nhưng công lao của các chiến sĩ QLVNCH không phai mờ trong lòng nhân dân VN. Dành một phút suy tư để tưởng nhớ đến những anh hùng vị quốc vong thân. Nhắc đến công lao của Sư Đoàn/TQLC, nhiều bài viết đã nói lên những hào hùng và sự hy sinh của các chiến sĩ TQLC. Nhưng chưa bài viết nào nói đến vị Tư Lệnh,Thiếu Tướng Búi thế Lân.Nhân đọc bài "Ký ức tháng 4, liên quan đến TQLC của Tiến Sĩ Nguyễn tiến Hưng" tôi muốn nhân cơ hội nói lên cảm nghĩ về Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn/TQLCVN.
Ông nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn sau cùng cho đến
ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bắt đầu hành quân Lam sơn 719, ông làm
Tư Lệnh phó nhưng thường xuyên tại vùng hành quân, trong khi
Trung Tướng Lê nguyên Khang đương kiêm Tư Lệnh nhưng ở tại hậu cứ
Trận tái chiếm Cổ thành Quảng Trị, phải nói cuộc hành quân tấn công quy mô cấp Quân đoàn. Cuộc hành quân nầy là cuộc hành quân quan trọng về chính trị lẫn chiến lược trong quân sử VNCH, vĩ đại nhất và cũng thành công nhất trong hơn hai mươi năm chinh chiến chống Cộng Sản. Gồm các đơn vị thiện chiến nhất như Nhảy Dù, Biệt Động Quân,TQLC,Thiết giáp, trong đó Sư ĐoànTQLC là nổ lực chính tấn công vào Cổ thành .Ngoài ra các phi tuần yểm trợ Chiến lược lẩn Chiến thuật của Không Quân Việt Nam và Hoa Kỳ,Hải Pháo,Pháo Binh….51 ngày đêm thường trực. Các chiến sĩ ngày đêm đối đầu với Địch, tinh thần luôn căng thẳng, gian lao, nguy hiểm giành từng tất đất với Cộng Sản. Bộ tham mưu từ cấp Quân Đoàn, Sư Đoàn, Lữ Đoàn ngày đêm thường trực theo dỏi, phối họp hoả lực yểm trợ…Cuộc chiến với sự hy sinh vô bờ bến để quyết chiến thắng chứ không may mắn, hoặc phép lạ nào. Ngày 15 tháng 9 năm 1972 lá cờ Quốc Gia bay phất phới trên Cổ Thành là ngày đáng vinh danh cho cho tất cả các chiến sĩ QLVNCH, không quên bao chiến sĩ đã hy sinh và đã bị loại ra ngoài vòng chiến.Trong trận chiến gay go, ta không thể phủ nhận công lao của Thiếu Tướng Tư Lệnh, người đã sát cánh với tất cả chiến sĩ Mũ Xanh trong những lúc hiểm nguy cũng như có những quyết định chính xác để có sự chiến thắng vẻ vang.
TĐ3 TQLC |
TĐ6 TQLC |
Ghi lại chiến tích, xin kèm hai công điện :
Tổng thốngVNCH :
« Tôi trân trọng yêu cầu Đại Tướng chuyển đến Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I, Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC cùng toàn thể đơn vị và chiến sĩ TQLC đã đánh tan Cộng sản xâm lược ra khỏi Thị xã và Cổ Thành Quảng Trị, lời ngợi khen nồng nhiệt nhất, đồng thời lời khâm phục vô biên của Tôi và toàn thể Chính Phủ họp tại dinh Độc Lập sáng hôm nay 16 tháng 9 năm 1972. Bốn ngày trước khi đúc kết chiến dịch ba tháng thừa thắng xông lên tái chiếm lãnh thổ và sau những tuần lể đầy hy sinh gian khổ, toàn thể các đơn vị thuộc mọi Quân Binh Chủng địa đầu giới tuyến đã ghi thêm những nét vàng son sáng chói vào Quân Sử hào hùng của Dân tộc.
Mưu đồ của bọn Cộng Sản xâm lược muốn biến Quảng Trị thành một Bình Long anh dũng, một Kontum kiêu hủng của chúng, đồng thời bám lấy một địa danh tâm lý và chánh trị để lừa bịp dư luận đã bị toàn thể anh em đánh tan ra mây khói.
Một lần nửa Tôi nhiệt liệt khen ngợi toàn thể anh em đã chiến thắng. Tôi nghiêng mình trước trước những chiến sĩ hy sinh cho đại nghĩa Dân tộc.Tôi sẽ đến thăm anh em
Ký Tên
Tổng Thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu.
Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I :
Gởi Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC
Tôi đã nhìn thấy Quốc kỳ tung bay trên nền trời Quảng trị chỉ ít lâu sau khi những bàn tay kiêu dũng của anh em kéo lên từ trong Cổ Thành hôm 16 tháng 9 năm 1972.Tôi muốn thấy tại chổ chiến thắng của anh em để ngay tại chiến trường, tự cảm thấy hảnh diện được chỉ huy Sư Đoàn TQLC trong một chiến dịch quy mô nhất của Quân Đội.
Từ Bến Hải đến Cà Mau,gót chân người chiến sĩ TQLC đã trải qua bao nhiêu thử thách và chiến thắng.Nhưng phải nói đây là lần đầu tiên Sư Đoàn phải chiến đấu trong hoàn cảnh đặc biệt, đối đầu với nhiều khó khăn nhất, với kẻ thù đông gấp bội. Vì thế chiến thắng Quảng Trị, đánh tan Địch quân, giải phóng thị xã, là chiến thắng lớn nhất, lẩy lừng nhất.
Đấu tháng 5 năm 1972, khi Quảng Trị mất vào tay Địch, Sư Đoàn đã trấn giử được tuyến Mỹ Chánh và đã góp công đầu, cùng với các đơn vị của Sư Đoàn Nhảy Dù và Sư Đoàn I BB trong nhiệm vụ giữ Huế. Hàng trăm ngàn dân Trị Thiên đã phải di tản về Nam trước áp lực của Địch, nhưng tại tuyến Mỹ Chánh anh em đã ngăn được sức tiến của quân thù.
Những cuộc tấn kích hạn chế, sau đó đã được tổ chức trong vùng Hải lăng để dành lại thế chủ động và lủng đoạn các kế hoạch tiếp tục tấn công của giặc. Hành Quân Sóng Thần 5 ngày 13 tháng 5 tại Hải Lăng và Đa Nghi. Hành Quân Sóng Thần 6 ngày 24 tháng 5 tại Mỹ Thủy, Hành Quân Sóng thấn 8 vượt tuyến Mỹ Chánh ngày 8 tháng 6 đã đánh vào địch những đòn nặng và đã chuẩn bị cho cuộc phản công của quân ta ngày 28 tháng 6 năm 1972 là ngày chiến dịch Lam Sơn 72 bắt đầu.TQLC và Nhảy Dù đã gây được bất ngờ kỳ thú ngay cho cả Địch cùng với các Quân Binh Chủng khác và với một quân số bạn địch 1/4, anh em đã đẩy lui được Địch, tiêu diệt một phần lớn tiềm năng của chúng,và trận chiến gay go nhất đã khởi diển từ ngày 27 tháng 7 năm 1972 khi Sư Đoàn tiếp nhận thị xã Quảng Trị từ Sư Đoàn Nhảy Dù. Chiến sĩ TQLC sau 51 ngày tiến chiếm từng tất đất, từng ngôi nhà, đã dành lại toàn bộ thị xã Quảng Trị, diệt được trên14.000 tên Địch, thu 4350 vủ khí, huỷ hay thu 71 khẩu pháo, 73 chiến xa tính từ đầu tháng 5/72.
Giặc đã dùng lực lượng của 4 Sư Đoàn chủ lực để giử thị xã Quảng Trị, những Sư Đoàn lừng danh với nhửng chiến thắng ở Bắc,Trung Việt và nhất là ở Điện Biên Phủ 304, 312, 325. Sư Đoàn TQLC đã đương đầu với chúng và nhẩn nại hơn chúng, dũng cảm hơn chúng,và đã chiến thắng chúng « ,những anh hùng Điện Biên một thời »
Chiến thắng đã được xây dựng với nhiều xương máu của các chiến sĩ, với sức chịu đựng vượt mức của anh em. Nhờ sự khéo léo và tài ba của Chuẩn Tướng và các SQ.
Tôi muốn qua thư nầy tỏ lòng khâm phục của Tôi đối với Sư Đoàn/TQLC, với những hy sinh vô bờ bến của các anh em, và lập lại sự hảnh diện chỉ huy các anh em trong cuộc thử thách lớn nhất, trong chiến dịch quy mô nhất của Quân Đội.
Tôi yêu cầu Chuẩn Tướng chuyển lới ngợi khen của tôi đến tất cả SQ, HSQ và BS của Sư Đoàn.
Trung Tướng Ngô quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I
Một cách khách quan nhìn nhận, lúc phải quyết chiến tấn công dành lại thị xã Quảng Trị, ngoài Sư Đoàn/TQLC không còn đơn vị nào quân số đây đủ, tinh thần sẵn sàng hơn TQLC.Vì chỉ có đơn vị TQLC , đơn vị duy nhất bổ sung quân số nhanh nhất và sẵn sàng nhất. Ngay ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân số khối bổ sung sẵn sàng còn hơn 1000 người để bổ sung khi cần thiết. Điều nầy cũng khó chối bỏ công lao sắp xếp của Tư Lệnh.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi xin ghi lại biến chuyển ngày cuối cùng:
Vũng Tàu giúp tránh đại họa:
Một điểm lịch sử quan trọng khác là việc Đại Sứ Martin cực lực phản đối việc Washington có kế hoạch đưa TQLC Mỹ vào Saigon để di tản người Hoa Kỳ. Kế hoạch nầy hết sức nguy hiểm vì Binh Sĩ Mỹ phải đánh nhau với QLVNCH dể tìm lối thoát, dân chúng sẽ bị tai họa không tránh khỏi. Đại Sứ Martin đã vận động với Nhảy Dù và TQLCVN để bảo đảm cửa biển, một lối thoát cho người Mỹ. Ông đã trình bày với Washington ngăn cản một cách quyết liệt, đã có quân thiện chiến của VNCH bảo đảm an ninh cho cuộc di tản người Mỹ từ Saigon, những đơn vị đồn trú tại Vũng tàu và những điểm cần thiết để tàu cập bến
Một bức điện văn gởi cho Tướng Scowcroft đề ngày 16 tháng 4 như sau:
Nếu tôi phải mang những người lính Dù và TQLC nầy cùng gia đình họ đi,tôi sẽ làm như vậy và trả lời sau về việc nầy.Tôi chẳng xin phép ông đâu dể khỏi làm phiền đến toà Bạch ốc quá sớm.Và ông cũng không cần nói tới chuyện nầy khi trả lời tôi.Tuy nhiên tôi muốn ông Henry Kissinger và Tổng Thống biết chuyện nầy.Nếu có gì trục trặc thì ông cứ tách rời khỏi tôi và đổ trút cho tôi hành động không có phép nếu ông muốn.Nhưng đây là cách tốt nhất để rút ra khỏi đây mà không phải dùng quân đội Mỹ đánh nhau với quân đội Đồng minh trước đây của chúng ta và sát hại nhân dân VN vô tội.
Vì Đại Sứ Martin liên lạc với Thiếu Tướng Tư Lệnh không qua Tổng Tham Mưu và Quân Đoàn 3 nên mới có nhiều thị phi là Thiếu Tướng ở Vủng Tàu không về Long Bình với TQLC mọi việc để Tư Lệnh phó, sẻ bị phạt hoặc bị đưa toà án Quân Sự ….Bây giờ thấy điều đó oan cho ông, nhưng có điều ông giử im lặng cho đến giờ, không tranh cải hay nói cho ai biết để biện minh hành động của mình. Bởi thế ngày ông rời đảo Guam để đi đến trại tỵ nạn US Marine camp Pendleton đã được Đại Tá Mc Cain Tư Lệnh TQLC Mỹ ở Guam đến trại Navy camp Cunningham và một toán dàn chào đưa tiển riêng ông mặc dầu trên trại có cả Thủ Tướng Nguyễn lưu Viên và một số Tướng Lãnh khác. Ngày ông rời camp Pendleton để đi định cư, Tướng Tư Lệnh Mỹ ở tại căn cứ US Marine camp Pendleton ở San Diego và một trung đội dàn chào tiển đưa cũng chỉ độc nhất Tướng Lân có một số người VN tỵ nạn tham dự. Khi tôi nghe tin nầy thú thật không hiểu vì sao và tại sao vì có nhiểu vị Tướng hơn thâm niên lẫn cấp bậc đối với Tướng Lân, sao không ai đưa tiển. Bây giờ tôi hiểu đấy là sự danh dự trả lại công đạo cho Tư Lệnh TQLCVN. Hơn nửa cuộc chiến dũng cảm ở Xuân Lộc cho thời gian di tản được thêm 10 ngày quý giá. Cái nghịch lý là QLVNCH không những đã không bắt con tin mà lại giúp những người Đồng Minh của VNCH di tản an toàn (theo lời Đại sứ Martin). Điều nầy làm tôi liên tưởng đến chương trình ra đi của nhửng tù nhân cải tạo được thông qua bởi những công lao nầy một phần
Những cảm nghĩ của tôi, chắc Thiếu Tướng Tư Lệnh không bằng lòng,nhưng xin phép Thiếu Tướng đó là những gì chân thật của một thuộc cấp suy nghĩ sau khi đọc được ký ức tháng tư của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng.Nhưng chắc chắn tôi không biết nhiều, chỉ kể những điều mình hiểu trong khả năng giới hạn vì tôi không làm việc kề cận bên cạnh Thiếu Tướng, nhưng tôi nghĩ cũng nói lên được suy nghĩ dành cho một cấp chỉ huy có nhiều hàm oan và những tiếng thị phi không đích xác và hy vọng nhỏ nhoi những lời nầy sẽ là một chút gì đó an ủi chuổi ngày còn lại của Tư Lệnh..
Ngày hôm nay ngồi viết lại những dữ kiện nầy để vinh danh tất cả quân nhân các cấp trong Sư ĐoànTQLC những người đã hy sinh cũng như những người còn sống rải rác mọi nơi cùng những người đã hy sinh một phấn thân thể cho cuộc chiến vừa qua. Riêng Thiếu Tướng Tư Lệnh cả đời đã đem tất cả tâm tư và công sức cho sự lớn mạnh của Sư đoànTQLC. Chúng ta đương nhiên chấp nhận không bàn cải. Mặc dầu trong lúc thi hành nhiệm vụ, không khỏi có những lỗi lầm làm phật lòng một số chiến hữu, nhưng nhân vô thập toàn không ai không có lỗi lầm.
Đến bây giờ mỗi khi hội ngộ của Sư Đoàn TQLC Ông cũng đến chung vui với anh em trong tình huynh đệ chi binh nếu sức khoẻ cho phép. Mọi gian khổ đã qua.mọi người bây giờ thanh thản, nhớ những nổi khổ cực, nguy hiểm đã qua như một niềm hảnh diện trong đời của một biến cố lịch sử chưa bao giờ xảy ra cho dân tộc VN. Chúng ta tỵ hiềm để làm gì trong những ngày cuối cuộc đời, ai ai cũng phải ra đi vĩnh viễn. Chi bằng gặp nhau vui vẻ, hỏi thăm sức khoẻ nhau, búi ngùi cho những người ra đi sớm, nói những lời đẹp đẻ cho nhau.Thật ra chúng ta cứ cố chấp người đau khổ chính là chúng ta.
Mây trắng vẫn là mây trắng củ,
Trời xanh đâu khác trời xưa.
Giếng sâu ấp ủ lòng thương nhớ.
Đôi cánh chim bằng tạt dậu thưa
thơ Nguyễn sỹ Tế
MX Mai Văn
Tấn HPV chuyển
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Vài cảm nghĩ về Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư ĐoànTQLCVN
MX Mai văn Tấn.
Trong cuối cuộc đời :
Chấp nhận lưu vong làm người bại tẩu,
Lang thang xứ người hưởng chút lòng nhân.
thơ Phan văn Thuận
Cuộc đời buông trôi với nổi ưu tư và mối hờn vong quốc, nhìn xem diễn tiến tình hình VN không khỏi bùi ngùi đất nước càng ngày đi dến chổ tuyệt vọng,nhân dân lầm than, xã hội bất công, tệ nạn không còn cách giải quyết. Nếu Cộng SảnVN còn cai trị đất nước, không biết tương lai đi về đâu….
Qua 35 năm, nghĩ lại một thời quá khứ gian khổ và nguy hiểm, nhưng cũng không thiếu nét hào hùng trong cuộc chiến xa xưa. Biết bao chiến sĩ đã đổ xương máu, trong cuộc chiến cho tự do,chống lại làn sóng Đỏ. Bao người đã hy sinh một phần thân thể, hiện sống lê lếch ngoài xã hội ở VN. Mặc dầu thất bại trong cuộc chiến chống Cộng, nhưng công lao của các chiến sĩ QLVNCH không phai mờ trong lòng nhân dân VN. Dành một phút suy tư để tưởng nhớ đến những anh hùng vị quốc vong thân. Nhắc đến công lao của Sư Đoàn/TQLC, nhiều bài viết đã nói lên những hào hùng và sự hy sinh của các chiến sĩ TQLC. Nhưng chưa bài viết nào nói đến vị Tư Lệnh,Thiếu Tướng Búi thế Lân.Nhân đọc bài "Ký ức tháng 4, liên quan đến TQLC của Tiến Sĩ Nguyễn tiến Hưng" tôi muốn nhân cơ hội nói lên cảm nghĩ về Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn/TQLCVN.
Ông nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn sau cùng cho đến
ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bắt đầu hành quân Lam sơn 719, ông làm
Tư Lệnh phó nhưng thường xuyên tại vùng hành quân, trong khi
Trung Tướng Lê nguyên Khang đương kiêm Tư Lệnh nhưng ở tại hậu cứ
Trận tái chiếm Cổ thành Quảng Trị, phải nói cuộc hành quân tấn công quy mô cấp Quân đoàn. Cuộc hành quân nầy là cuộc hành quân quan trọng về chính trị lẫn chiến lược trong quân sử VNCH, vĩ đại nhất và cũng thành công nhất trong hơn hai mươi năm chinh chiến chống Cộng Sản. Gồm các đơn vị thiện chiến nhất như Nhảy Dù, Biệt Động Quân,TQLC,Thiết giáp, trong đó Sư ĐoànTQLC là nổ lực chính tấn công vào Cổ thành .Ngoài ra các phi tuần yểm trợ Chiến lược lẩn Chiến thuật của Không Quân Việt Nam và Hoa Kỳ,Hải Pháo,Pháo Binh….51 ngày đêm thường trực. Các chiến sĩ ngày đêm đối đầu với Địch, tinh thần luôn căng thẳng, gian lao, nguy hiểm giành từng tất đất với Cộng Sản. Bộ tham mưu từ cấp Quân Đoàn, Sư Đoàn, Lữ Đoàn ngày đêm thường trực theo dỏi, phối họp hoả lực yểm trợ…Cuộc chiến với sự hy sinh vô bờ bến để quyết chiến thắng chứ không may mắn, hoặc phép lạ nào. Ngày 15 tháng 9 năm 1972 lá cờ Quốc Gia bay phất phới trên Cổ Thành là ngày đáng vinh danh cho cho tất cả các chiến sĩ QLVNCH, không quên bao chiến sĩ đã hy sinh và đã bị loại ra ngoài vòng chiến.Trong trận chiến gay go, ta không thể phủ nhận công lao của Thiếu Tướng Tư Lệnh, người đã sát cánh với tất cả chiến sĩ Mũ Xanh trong những lúc hiểm nguy cũng như có những quyết định chính xác để có sự chiến thắng vẻ vang.
TĐ3 TQLC |
TĐ6 TQLC |
Ghi lại chiến tích, xin kèm hai công điện :
Tổng thốngVNCH :
« Tôi trân trọng yêu cầu Đại Tướng chuyển đến Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I, Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC cùng toàn thể đơn vị và chiến sĩ TQLC đã đánh tan Cộng sản xâm lược ra khỏi Thị xã và Cổ Thành Quảng Trị, lời ngợi khen nồng nhiệt nhất, đồng thời lời khâm phục vô biên của Tôi và toàn thể Chính Phủ họp tại dinh Độc Lập sáng hôm nay 16 tháng 9 năm 1972. Bốn ngày trước khi đúc kết chiến dịch ba tháng thừa thắng xông lên tái chiếm lãnh thổ và sau những tuần lể đầy hy sinh gian khổ, toàn thể các đơn vị thuộc mọi Quân Binh Chủng địa đầu giới tuyến đã ghi thêm những nét vàng son sáng chói vào Quân Sử hào hùng của Dân tộc.
Mưu đồ của bọn Cộng Sản xâm lược muốn biến Quảng Trị thành một Bình Long anh dũng, một Kontum kiêu hủng của chúng, đồng thời bám lấy một địa danh tâm lý và chánh trị để lừa bịp dư luận đã bị toàn thể anh em đánh tan ra mây khói.
Một lần nửa Tôi nhiệt liệt khen ngợi toàn thể anh em đã chiến thắng. Tôi nghiêng mình trước trước những chiến sĩ hy sinh cho đại nghĩa Dân tộc.Tôi sẽ đến thăm anh em
Ký Tên
Tổng Thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu.
Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I :
Gởi Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC
Tôi đã nhìn thấy Quốc kỳ tung bay trên nền trời Quảng trị chỉ ít lâu sau khi những bàn tay kiêu dũng của anh em kéo lên từ trong Cổ Thành hôm 16 tháng 9 năm 1972.Tôi muốn thấy tại chổ chiến thắng của anh em để ngay tại chiến trường, tự cảm thấy hảnh diện được chỉ huy Sư Đoàn TQLC trong một chiến dịch quy mô nhất của Quân Đội.
Từ Bến Hải đến Cà Mau,gót chân người chiến sĩ TQLC đã trải qua bao nhiêu thử thách và chiến thắng.Nhưng phải nói đây là lần đầu tiên Sư Đoàn phải chiến đấu trong hoàn cảnh đặc biệt, đối đầu với nhiều khó khăn nhất, với kẻ thù đông gấp bội. Vì thế chiến thắng Quảng Trị, đánh tan Địch quân, giải phóng thị xã, là chiến thắng lớn nhất, lẩy lừng nhất.
Đấu tháng 5 năm 1972, khi Quảng Trị mất vào tay Địch, Sư Đoàn đã trấn giử được tuyến Mỹ Chánh và đã góp công đầu, cùng với các đơn vị của Sư Đoàn Nhảy Dù và Sư Đoàn I BB trong nhiệm vụ giữ Huế. Hàng trăm ngàn dân Trị Thiên đã phải di tản về Nam trước áp lực của Địch, nhưng tại tuyến Mỹ Chánh anh em đã ngăn được sức tiến của quân thù.
Những cuộc tấn kích hạn chế, sau đó đã được tổ chức trong vùng Hải lăng để dành lại thế chủ động và lủng đoạn các kế hoạch tiếp tục tấn công của giặc. Hành Quân Sóng Thần 5 ngày 13 tháng 5 tại Hải Lăng và Đa Nghi. Hành Quân Sóng Thần 6 ngày 24 tháng 5 tại Mỹ Thủy, Hành Quân Sóng thấn 8 vượt tuyến Mỹ Chánh ngày 8 tháng 6 đã đánh vào địch những đòn nặng và đã chuẩn bị cho cuộc phản công của quân ta ngày 28 tháng 6 năm 1972 là ngày chiến dịch Lam Sơn 72 bắt đầu.TQLC và Nhảy Dù đã gây được bất ngờ kỳ thú ngay cho cả Địch cùng với các Quân Binh Chủng khác và với một quân số bạn địch 1/4, anh em đã đẩy lui được Địch, tiêu diệt một phần lớn tiềm năng của chúng,và trận chiến gay go nhất đã khởi diển từ ngày 27 tháng 7 năm 1972 khi Sư Đoàn tiếp nhận thị xã Quảng Trị từ Sư Đoàn Nhảy Dù. Chiến sĩ TQLC sau 51 ngày tiến chiếm từng tất đất, từng ngôi nhà, đã dành lại toàn bộ thị xã Quảng Trị, diệt được trên14.000 tên Địch, thu 4350 vủ khí, huỷ hay thu 71 khẩu pháo, 73 chiến xa tính từ đầu tháng 5/72.
Giặc đã dùng lực lượng của 4 Sư Đoàn chủ lực để giử thị xã Quảng Trị, những Sư Đoàn lừng danh với nhửng chiến thắng ở Bắc,Trung Việt và nhất là ở Điện Biên Phủ 304, 312, 325. Sư Đoàn TQLC đã đương đầu với chúng và nhẩn nại hơn chúng, dũng cảm hơn chúng,và đã chiến thắng chúng « ,những anh hùng Điện Biên một thời »
Chiến thắng đã được xây dựng với nhiều xương máu của các chiến sĩ, với sức chịu đựng vượt mức của anh em. Nhờ sự khéo léo và tài ba của Chuẩn Tướng và các SQ.
Tôi muốn qua thư nầy tỏ lòng khâm phục của Tôi đối với Sư Đoàn/TQLC, với những hy sinh vô bờ bến của các anh em, và lập lại sự hảnh diện chỉ huy các anh em trong cuộc thử thách lớn nhất, trong chiến dịch quy mô nhất của Quân Đội.
Tôi yêu cầu Chuẩn Tướng chuyển lới ngợi khen của tôi đến tất cả SQ, HSQ và BS của Sư Đoàn.
Trung Tướng Ngô quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I
Một cách khách quan nhìn nhận, lúc phải quyết chiến tấn công dành lại thị xã Quảng Trị, ngoài Sư Đoàn/TQLC không còn đơn vị nào quân số đây đủ, tinh thần sẵn sàng hơn TQLC.Vì chỉ có đơn vị TQLC , đơn vị duy nhất bổ sung quân số nhanh nhất và sẵn sàng nhất. Ngay ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân số khối bổ sung sẵn sàng còn hơn 1000 người để bổ sung khi cần thiết. Điều nầy cũng khó chối bỏ công lao sắp xếp của Tư Lệnh.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi xin ghi lại biến chuyển ngày cuối cùng:
Vũng Tàu giúp tránh đại họa:
Một điểm lịch sử quan trọng khác là việc Đại Sứ Martin cực lực phản đối việc Washington có kế hoạch đưa TQLC Mỹ vào Saigon để di tản người Hoa Kỳ. Kế hoạch nầy hết sức nguy hiểm vì Binh Sĩ Mỹ phải đánh nhau với QLVNCH dể tìm lối thoát, dân chúng sẽ bị tai họa không tránh khỏi. Đại Sứ Martin đã vận động với Nhảy Dù và TQLCVN để bảo đảm cửa biển, một lối thoát cho người Mỹ. Ông đã trình bày với Washington ngăn cản một cách quyết liệt, đã có quân thiện chiến của VNCH bảo đảm an ninh cho cuộc di tản người Mỹ từ Saigon, những đơn vị đồn trú tại Vũng tàu và những điểm cần thiết để tàu cập bến
Một bức điện văn gởi cho Tướng Scowcroft đề ngày 16 tháng 4 như sau:
Nếu tôi phải mang những người lính Dù và TQLC nầy cùng gia đình họ đi,tôi sẽ làm như vậy và trả lời sau về việc nầy.Tôi chẳng xin phép ông đâu dể khỏi làm phiền đến toà Bạch ốc quá sớm.Và ông cũng không cần nói tới chuyện nầy khi trả lời tôi.Tuy nhiên tôi muốn ông Henry Kissinger và Tổng Thống biết chuyện nầy.Nếu có gì trục trặc thì ông cứ tách rời khỏi tôi và đổ trút cho tôi hành động không có phép nếu ông muốn.Nhưng đây là cách tốt nhất để rút ra khỏi đây mà không phải dùng quân đội Mỹ đánh nhau với quân đội Đồng minh trước đây của chúng ta và sát hại nhân dân VN vô tội.
Vì Đại Sứ Martin liên lạc với Thiếu Tướng Tư Lệnh không qua Tổng Tham Mưu và Quân Đoàn 3 nên mới có nhiều thị phi là Thiếu Tướng ở Vủng Tàu không về Long Bình với TQLC mọi việc để Tư Lệnh phó, sẻ bị phạt hoặc bị đưa toà án Quân Sự ….Bây giờ thấy điều đó oan cho ông, nhưng có điều ông giử im lặng cho đến giờ, không tranh cải hay nói cho ai biết để biện minh hành động của mình. Bởi thế ngày ông rời đảo Guam để đi đến trại tỵ nạn US Marine camp Pendleton đã được Đại Tá Mc Cain Tư Lệnh TQLC Mỹ ở Guam đến trại Navy camp Cunningham và một toán dàn chào đưa tiển riêng ông mặc dầu trên trại có cả Thủ Tướng Nguyễn lưu Viên và một số Tướng Lãnh khác. Ngày ông rời camp Pendleton để đi định cư, Tướng Tư Lệnh Mỹ ở tại căn cứ US Marine camp Pendleton ở San Diego và một trung đội dàn chào tiển đưa cũng chỉ độc nhất Tướng Lân có một số người VN tỵ nạn tham dự. Khi tôi nghe tin nầy thú thật không hiểu vì sao và tại sao vì có nhiểu vị Tướng hơn thâm niên lẫn cấp bậc đối với Tướng Lân, sao không ai đưa tiển. Bây giờ tôi hiểu đấy là sự danh dự trả lại công đạo cho Tư Lệnh TQLCVN. Hơn nửa cuộc chiến dũng cảm ở Xuân Lộc cho thời gian di tản được thêm 10 ngày quý giá. Cái nghịch lý là QLVNCH không những đã không bắt con tin mà lại giúp những người Đồng Minh của VNCH di tản an toàn (theo lời Đại sứ Martin). Điều nầy làm tôi liên tưởng đến chương trình ra đi của nhửng tù nhân cải tạo được thông qua bởi những công lao nầy một phần
Những cảm nghĩ của tôi, chắc Thiếu Tướng Tư Lệnh không bằng lòng,nhưng xin phép Thiếu Tướng đó là những gì chân thật của một thuộc cấp suy nghĩ sau khi đọc được ký ức tháng tư của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng.Nhưng chắc chắn tôi không biết nhiều, chỉ kể những điều mình hiểu trong khả năng giới hạn vì tôi không làm việc kề cận bên cạnh Thiếu Tướng, nhưng tôi nghĩ cũng nói lên được suy nghĩ dành cho một cấp chỉ huy có nhiều hàm oan và những tiếng thị phi không đích xác và hy vọng nhỏ nhoi những lời nầy sẽ là một chút gì đó an ủi chuổi ngày còn lại của Tư Lệnh..
Ngày hôm nay ngồi viết lại những dữ kiện nầy để vinh danh tất cả quân nhân các cấp trong Sư ĐoànTQLC những người đã hy sinh cũng như những người còn sống rải rác mọi nơi cùng những người đã hy sinh một phấn thân thể cho cuộc chiến vừa qua. Riêng Thiếu Tướng Tư Lệnh cả đời đã đem tất cả tâm tư và công sức cho sự lớn mạnh của Sư đoànTQLC. Chúng ta đương nhiên chấp nhận không bàn cải. Mặc dầu trong lúc thi hành nhiệm vụ, không khỏi có những lỗi lầm làm phật lòng một số chiến hữu, nhưng nhân vô thập toàn không ai không có lỗi lầm.
Đến bây giờ mỗi khi hội ngộ của Sư Đoàn TQLC Ông cũng đến chung vui với anh em trong tình huynh đệ chi binh nếu sức khoẻ cho phép. Mọi gian khổ đã qua.mọi người bây giờ thanh thản, nhớ những nổi khổ cực, nguy hiểm đã qua như một niềm hảnh diện trong đời của một biến cố lịch sử chưa bao giờ xảy ra cho dân tộc VN. Chúng ta tỵ hiềm để làm gì trong những ngày cuối cuộc đời, ai ai cũng phải ra đi vĩnh viễn. Chi bằng gặp nhau vui vẻ, hỏi thăm sức khoẻ nhau, búi ngùi cho những người ra đi sớm, nói những lời đẹp đẻ cho nhau.Thật ra chúng ta cứ cố chấp người đau khổ chính là chúng ta.
Mây trắng vẫn là mây trắng củ,
Trời xanh đâu khác trời xưa.
Giếng sâu ấp ủ lòng thương nhớ.
Đôi cánh chim bằng tạt dậu thưa
thơ Nguyễn sỹ Tế
MX Mai Văn
Tấn HPV chuyển