Quán Bên Đường
Vài kỷ niệm với đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần
Trước hết, xin chia buồn cùng gia đình cố đạo diễn, cầu chúc linh hồn nghệ sĩ sớm tiêu diêu miền cực lạc.
Trong tôi có nhiều luyến tiếc và đáng tiếc, cũng như có khá nhiều kỷ niệm với anh Lê Hoàng Hoa. Để bạn đọc hiều rõ hơn về sự ra đi gần như quá đột ngột này, tôi xin tóm tắt nguyên văn (xin nhắc lại đúng nguyên văn) những hàng tin gần giống hệt nhau trên các báo ở Việt Nam trong mấy ngày qua:
“Đạo diễn Ván bài lật ngửa qua đời
Lê Hoàng Hoa, một trong những đạo diễn nổi tiếng của điện ảnh miền Nam trước năm 1975 qua đời khuya 30-7 tại Sài Gòn, thọ 79 tuổi.
Cách đây khoảng một tuần, ông bị té và được đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện. Nhưng sau đó bệnh diễn tiến nặng hơn, đánh gục vị đạo diễn tài hoa. Trước khi qua đời, ông ủy thác cho vài người bạn thân lo phần hậu sự khi ông nằm xuống. Được biết, vợ của đạo diễn Lê Hoàng Hoa hiện đang nằm viện ở Malaysia. Tang lễ của đạo diễn Lê Hoàng Hoa dự kiến được tổ chức tại nhà quàn ở Sài Gòn.
Lễnhập quan đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã được tổchức tại nhà quàn trong bệnh viện An Bình (397 Trần Phú, quận 5) vào lúc 2 giờ chiều ngày 31-7. Lễtruy điệu đạo diễn Lê Hoàng Hoa được tổchức lúc 7 giờtối ngày 3-8 tại nhà quàn Lê Quý Đôn và sẽ hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa tên thật Đoàn Lê Hoa (còn có nghệ danh Khôi Nguyên), sinh năm 1933 tại Nha Trang.
Sau một thời gian dài sống ở Ba Lan, năm 2004,ông về thăm quêvà ấp ủ nhiều dự định với điện ảnh. Một số phim nổi tiếng của ông trước 1975 có:Gác chuông nhà thờ, Điệu ru nước mắt, Vết thù trên lưng ngựa hoang... Và sau 1975 là:Ván bài lật ngửa, Đằng sau một số phận, Vĩnh biệt mùa hè, Tình nhỏ làm sao quên, Vĩnh biệt Cali, Lệnh truy nã, Tây Sơn hiệp khách...
Trong đó,Ván bài lật ngửađược xem là một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển của Việt Nam”.
Phim Chân Trời Tím… không có trong sự nghiệp của đạo diễn Lê Hoàng Hoa?
Như bạn đọc đã thấy, khi nhắc tới giai đoạn làm phim của ông trước năm 1975, hầu hết các báo lại dè dặt, không nhắc tới phim Chân Trời Tím. Không phải là người làm tin không biết đến phim này, nhưng vì một lý do nào đó, họ “không thể” nhắc đến. Có lẽ người làm tin cũng cảm thấy có một chút băn khoăn, nhưng… đành vậy thôi.
Tôi hiểu sự “tế nhị” đó và như thế tôi càng hiểu được vị trí của tác giả truyện dài Chân Trời Tím đã chuyển thể thành phim, hiện nay đứng ở cái thế chênh vênh nào. Tôi hoàn toàn không buồn , không lo ngại vì điều đó và thật ra còn thấy… hơi buồn cười và “thú vị” nữa là khác. Chắc bạn đọc ở nước ngoài dễ thông cảm điều đó với tôi. Cái gì người ta cố tình muốn mọi người quên thì người ta lại dễ nhớ. Cái gì muốn “khai tử” hay đúng hơn là “bức tử”, thì nó lại dễ trở thành bất tử. Cũng như có một thời người ta “cố tình khai tử” cái gọi là “nhạc vàng”, vậy mà nhạc vàng vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Nói như thế tôi cố tình ví von phim Chân Trời Tím cũng có giá trị như những bản nhạc bất hủ, chỉ là cùng một trường hợp. Giá trị của tác phẩm chỉ ở trong lòng công chúng, không ai ép nó được.
Vì vậy tôi có bổn phận phải nhắc tới Chân Trời Tím, không phải vì tôi muốn tranh giành hay tự đánh bóng mình vì điều đó hoàn toàn không cần thiết. Hầu hết các nghệ sĩ và người dân, ai đã từng sống ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, ai đã từng xem phim, chắc chưa ai quên cái tên phim Chân Trời Tím gắn liền với tên đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Tôi chỉ muốn nhắc đến một sự “chính danh”, và một thông tin chân thật, ngoài ra không còn mục đích nào khác. Bởi thế tôi nêu ngay từ đầu tiêu đề bài này là “đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần”.
Một điều khác cần nói, ngay cả cuốn phim “Ván bài lật ngửa”, cũng mang tên đạo diễn là Khôi Nguyên, chứ không phải Lê Hoàng Hoa. Vậy “chính danh” ở đây là gì? Lý do nào anh thay tên là chuyện khác, chỉ có anh mới biết.
Tuy nhiên vẫn có một vài bài lẻ tẻ nhắc tới một dòng về Chân Trời Tím khi viết theo nhật ký của anh Lê Hoàng Hoa. Gần đây trên báo Thanh Niên, trong mục “Điện ảnh Sài Gòn một thuở” lại viết một loạt bài về Đạo Diễn Lê Hoàng Hoa, khi ông còn khỏe mạnh. Chỉ chưa đầy một tuần sau, ông tạ thế. Có một “điềm gở báo trước” gì chăng? Bài này rất dài, hiện còn đang đăng tiếp theo.
Bài đầu tiên, theo nhật ký của người quá cố là những kỷ niệm khi làm phim Chân Trời Tím. Xin trích nguyên văn một đoạn trong bài này.
Trích bài “Chân trời tím và cuộc tình bất ngờ” của tác giả Giao Hưởng đăng trên nhật báo Thanh Niên ngày 25-7-2012 như sau:
“Chúng tôi đến thăm, được ông đưa mượn cuốn bút ký Những tháng ngày làm phim do ông viết chưa xuất bản, chỉ mới đăng một phần trên tạp chí Kịch Ảnh ấn hành bên Mỹ. Dựa vào nội dung bút ký trên, cũng như một số hồi ức do ông trực tiếp kể lại, chúng tôi trích lược dưới đây những nội dung liên quan đến hoạt động của điện ảnh Sài Gòn năm xưa. Mà trước nhất là chuyện làm phim Chân Trời Tím - bộ phim điển hình đánh dấu đỉnh cao trong hoạt động nghệ thuật của ông thời trước, cũng là bộ phim để lại kỷ niệm đậm đà về một cuộc tình bất ngờ đã đến với ông ngoài đời đúng vào ngày bấm máy...
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương vào phim với“Nửa hồn thương đau”
Đó là ngày 11.12.1969 - ngày thu hình phân đoạn (sequence) đầu tiên của phim Chân trời tím tại khách sạn Continental với cảnh nhân vật chính là ca sĩ Liên (Kim Vui đóng) đang buồn thương rã rời khi biết tin người yêu mình bị đẩy ra tiền đồn xa xôi, khó mong ngày gặp lại nên đưa nỗi niềm vào tiếng hát. Để tìm bài hát thích hợp với tâm thái của Liên trong phân đoạn ấy, Lê Hoàng Hoa và Tổng giám đốc Liên Ảnh Công ty (đơn vị đầu tư sản xuất phim) là ông Quốc Phong (chủ nhiệm tạp chí Kịch Ảnh) cùng “đến phòng trà Đêm Màu Hồng gặp nhạc sĩ Phạm Đình Chương tức ca sĩ Hoài Bắc để nhờ sáng tác một bản nhạc riêng cho phim Chân Trời Tím. Đó là nhạc phẩm Nửa hồn thương đau” (Bút ký Những tháng ngày làm phim của Lê Hoàng Hoa). Như vậy, nhạc phẩm nổi tiếng ấy được Phạm Đình Chương viết cho phim Chân Trời Tím năm 40 tuổi (sau thời phải xót xa chia tay với vợ là ca sĩ Khánh Ngọc) và được phổ biến qua tiếng hát của em gái ruột Phạm Đình Chương là ca sĩ Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh). Nơi quay phân đoạn trên là phòng ăn của khách sạn Continental do nhân viên phụ trách dàn dựng của đoàn phim khéo sửa thành một “phòng trà ca nhạc” để nhân vật Liên sẽ lên hát. Theo ý đạo diễn, để gây ấn tượng mạnh về nỗi cô đơn của Liên, không nên có mặt toàn ban nhạc đệm ở phía sau Liên mà chỉ có “một nhạc sĩ kéo violon đứng cạnh ca sĩ và thật dễ thương khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương đồng ý với tôi là anh sẽ đảm nhận vai người kéo violon đó”. Ấn định sẽ bấm máy lúc 7 giờ tối hôm ấy…” - Ngưng trích.
* Tại sao tôi phải đi theo đoàn làm phim
Sau đó tác giả kể đến những chuyện “hậu trường” cùng với những chuyện tình của nhà đạo diễn đào hoa ấy. Theo nhận định riêng của tôi, dù phải loại bỏ bớt một số câu chữ, nhưng đoạn viết theo bút ký này có nhiều điều đứng đắn, chân thật. Tôi có thể xác nhận điều này vì tôi là người cũng có mặt trong suốt thời gian quay phim Chân Trời Tím ngay từ ngày đầu quay phim ở khách sạn Continental và cũng có mặt ở Đêm Màu Hồng khi thương thảo với anh Phạm Đình Chương soạn nhạc chính cho phim Chân Trời Tím.
Tôi đi theo đoàn làm phim vì hai lý do. Thứ nhất anh Mai Thảo và tôi được anh Quốc Phong, Tổng giám đốc hãng phim Liên Ảnh nhờ chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết dày hơn 500 trang để quay phim. Chúng tôi viết “kịch bản đối thoại”, còn phần “kịch bản kỹ thuật”, tất nhiên do đạo diễn làm, nên cần thiết phải có sự phối hợp ăn ý.
Thứ hai, tôi được Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đề nghị với Bộ Tổng Tham Mưu làm đại diện yểm trợ các phương tiện của quân đội cho đoàn làm phim đồng thời góp ý kiến về những cảnh quay có liên quan tới đời sống trong quân ngũ và chiến trường. Do đó, ngoài nhiệm vụ làm ở phòng Báo Chí Quân Đội, tôi luôn luôn đi theo đoàn làm phim này từ Saigon đến Nha Trang, Cam Ranh (xin nói rõ ở đoạn sau). Cho nên tôi muốn bổ sung ở đây vài chi tiết cùng vài kỷ niệm xưa với nhà đạo diễn quá cố Lê Hoàng Hoa.
Kỷ niệm thứ nhất: bê giường ca sĩ Minh Hiếu chạy mưa
Anh sinh năm 1933, cũng vừa đúng bằng tuổi tôi. Sau 6 năm du học ở Mỹ về điện ảnh tại thành phố Clarkesville, tiểu bang Georgia (1952 - 1958), Lê Hoàng Hoa về nước năm 25 tuổi. Tôi quen anh như một chuyện tất nhiên như quen với nhiều anh em khác, không thể nhớ rõ vì sao và ở đâu. Có một kỷ niệm ban đầu giữa chúng tôi khá ngộ nghĩnh. Thời kỳ anh mới học ở Mỹ về, Mai Thảo, Hoài Bắc, Thanh Nam thường gọi đùa anh là Tony Hoa.
Một lần, khi tôi xuất bản truyện dài “Những lá thư màu xanh”, nhà xuất bản nhờ tôi đi tìm một tấm hình màu làm bìa sách. Gặp Nguyễn Mộng Hùng (tức Hùng Sùi, cái nick name tôi đặt cho ông trong nhiều bài phóng sự, hiện nay ông ở San Jose), hồi đó ông Hùng mới là trung úy thuộc binh chủng nhảy dù. Ông Hùng nói biết nhà nữ ca sĩ Minh Hiếu. Năm đó Minh Hiếu mới ra hát, còn trẻ, mũm mĩm dễ… ghét lắm. Hùng Sùi nói “tao là fan số 1 của Minh Hiếu” và ông móc trong bóp ra một sợi tóc nói là tóc của nữ ca sĩ này, ông xin được, luôn để trong bóp. Thế là tôi và Lê Hoàng Hoa cùng Hùng Sùi hẹn đến nhà Minh Hiếu chụp ảnh in bìa sách. Hồi đó cô còn ở căn nhà bên đường xe lửa, dường như là đường xe lửa số 6, ở Phú Nhuận, cô ở trên lầu. Minh Hiếu trang điểm khá công phu, mặc bộ đồ ngủ rất đẹp, chuẩn bị sẵn một xấp thư. Tư thế chụp hình do Lê Hoàng Hoa sắp đặt: Minh Hiếu nằm sấp trên giường đọc những lá thư rải rác quanh cô. Bất ngờ khi vừa chuẩn bị xong, trời đổ cơn mưa lớn. Nhà bị dột, giường Minh Hiếu nằm cũng tí tách những giọt mưa rớt xuống. Hùng Sùi và Lê Hoàng Hoa cấp tốc bê chiếc giường sang gian bên cạnh, tiếp tục chụp ảnh. Hơn 10 tấm ảnh màu của Lê Hoàng Hoa ra đời từ đấy. Bìa sách “Những lá thư màu xanh”, chọn một tấm và cho xuất bản vào năm 1963. Tiếc rằng tôi không còn cuốn sách để gửi tác phẩm ảnh này của nhà đạo diễn đến bạn đọc. Kỷ niệm này, sau 40 năm, mỗi lần gặp nhau chúng tôi còn nhắc lại.
Phim Chân Trời Tím ra đời như thế nào?
Trước hết, anh Quốc Phong thương lượng với tôi để làm thành một cuốn phim “đặc biệt”, thời đó kỹ thuật mới nhất của điện ảnh là cinemascope, màu technicolor… Chúng tôi nghĩ đến đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, người ôm ấp rất nhiều ý tưởng “làm mới” theo điện ảnh nước ngoài. Gặp Hoàng Vĩnh Lộc, người cũng rất hào hứng sau khi đọc Chân Trời Tím, anh loay hoay viết tạm kịch bản và tìm diễn viên. Anh muốn có một khuôn mặt mới cho điện ảnh Việt Nam nên tìm được một anh sinh viên cao ráo, bảnh trai, hoạt bát, đóng vai Phi, vai chính trong phim, rồi đến một dàn nữ diễn viên như Kiều Chinh, Thanh Lan… Nhưng 7 ông chủ của hãng phim Liên Ảnh lại có nhiều bất đồng. Sau đó anh Quốc Phong đề nghị đạo diễn Lê Hoàng Hoa và 2 diễn viên nam nữ chính là Hùng Cường và Kim Vui. Chẳng biết ông Quốc Phong thuyết phục ra sao, tất cả 7 ông chủ hãng phim đều gật đầu.
Nhưng quả thật chọn Hùng Cường và Kim Vui, khiến tôi lo ngại.
Tin đó được tung ra, có nhiều dư luận bất lợi vì đố kỵ, ghen ghét, Hùng Cường đã bị một đám phá rối. Một ký giả hồi đó, tường thuật lại chuyện tai nghe mắt thấy, xin trích một đoạn ngắn:
Hùng Cường và Kim Vui bị phá rối
“… Một buổi nọ tại sàn quay của Liên Ảnh công ty, đạo diễn đang hướng dẫn Hùng Cường và Kim Vui về diễn xuất trước ống kính của máy quay phim, thì tại quán cà phê gần trước cửa phim trường, có mấy tay tài tử chuyên nghiệp thuộc dạng thường, chuyên đóng vai phụ, nếu nói theo cải lương thì kép nhì, kép ba. Mấy tay này dựng Honda, một tên đi vào phim trường coi tập dượt, còn mấy tên kia thì ngồi lại kêu cà phê uống ngồi chờ. Độ nửa giờ đồng hồ thì tên kia đi trở ra, mấy tên ngồi chờ chưa kịp hỏi thì anh ta phất tay lia lịa, miệng thì thốt lên: Hôi mùi cải lương quá! Đi ra lẹ lẹ không dám coi thêm... Thế là mấy tên cười rần lên như đang coi một màn hài hước.
Lúc đó cách một chiếc bàn, nghệ sĩ Năm Châu cũng đang ngồi uống cà phê, ông được Liên Ảnh mời đến xem Hùng Cường đóng phim, lại gặp người mà trước đây từng quen biết trong lúc chuyển âm phim, nên ngồi trò chuyện. Khi nghe mấy tên này nói như vậy, ông lên tiếng: Mùi hôi cải lương như thế nào vậy? Mấy chú nói rõ lên đi.
Gặp phải một nghệ sĩ kỳ cựu của cải lương có máu mặt, mấy tên du đãng lên Honda dông mất. Và sau việc Hùng Cường bị châm chích thì người ta tự hỏi, phải chăng nghệ thuật điện ảnh chỉ dành riêng cho một số người mà thôi, những ai đang làm nghề nghiệp khác nếu bước vào thì cũng bị tai họa như Hùng Cường!”.
Bất ngờ lớn nhất của tôi
Thật ra tôi cũng bị ám ảnh bởi cái tên Hùng Cường trên các sân khấu cải lương và Kim Vui gần như chưa tạo được tên tuổi gì trong làng ca nhạc chứ chưa nói tới điện ảnh. Nhưng tôi đã lầm. Khi xem Kim Vui diễn xuất lần đầu tiên với Hùng Cường dưới bàn tay “phù thủy” Lê Hoàng Hoa, tôi thầm thán phục tài năng của bộ ba này. Họ đóng phim rất tự nhiên, thuần thục. Nói như anh Mai Thảo dặn dò Hùng Cường: “Đóng phim là không đóng gì cả”.
Hùng Cường lột bỏ ngay được bộ mặt thường có trên sân khấu, anh vào vai diễn bình thường, giản dị như một anh hạ sĩ quan thật ngoài đời. Kim Vui vào vai cô vũ nữ đang yêu tận tình, dịu dàng, chung thủy nhưng khi cần tàn nhẫn lại rất “kinh khủng”. Cả hai như có tài năng thiên phú hay “gien” di truyền. Anh Quốc Phong quá hài lòng vì sự lựa chọn của mình, tuyệt đối tin tưởng vào bộ ba này. Một tờ báo đã viết:
“Trường hợp Liên Ảnh công ty đã dẹp bỏ mọi dư luận, mọi thành kiến và cả sự công kích của một số người. Ông giám đốc Quốc Phong được coi như là người làm thương mại, ông đã nhắm vào con số đông đảo khán giả cải lương, nên đã mời Hùng Cường cộng tác và phim đã thành công như nhiều người biết”.
Quả đúng như vậy khi phim Chân Trời Tím được trình chiếu chẳng những thành công về tài chánh, mà còn đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971. Chưa dừng lại ở đó, Chân Trời Tím lại còn được chiếu tại Lào và Pháp. Đó là lần đầu tiên một cuốn phim Việt Nam phụ đề Pháp ngữ mang tên Lhorizon Pourpre được gởi đi trình chiếu tại Đại Hội Điện Ảnh tổ chức ở Dianard, Anh Quốc.
Hùng Cường đi mua “lon hạ sĩ”
Cũng trong ngày đầu quay phim, Hùng Cường chạy đến ghé tai tôi hỏi nhỏ: “Anh ơi cái lon hạ sĩ thế nào, em chưa có”. Chết thật, Hùng Cường đóng vai chính là hạ sĩ tên Phi trong phim, vậy mà không ai ngờ anh chưa biết cái lon hạ sĩ ra sao, đeo ở đâu. Tôi bèn lôi ngay Hùng Cường ra xe, chở đến tiệm An Thành trước cửa chợ Bến Thành, mua một cặp “lon hạ sĩ” và đeo giùm lên tay áo. Trẻ con, người lớn, nhất là phụ nữ kéo đến xem nghệ sĩ Hùng Cường, cứ nháo nhác hỏi nhau “anh ấy vào lính khi nào vậy” rồi chỉ trỏ lung tung, chả ai thèm nhìn tôi cả. Cái “lon” ấy Hùng Cường đeo gần hết cuốn phim.
Năm 1996, Hùng Cường mất tại Mỹ, nhưng vẫn còn mãi mãi một giọng ca vàng sân khấu cải lương, một tiếng hát nồng ấm mạnh mẽ trên sân khấu ca nhạc cùng Mai Lệ Huyền và một diễn viên điện ảnh xuất chúng. Hùng Cường đã ra đi vĩnh viễn để lại đàng sau người con nam ca sĩ cũng nổi tiếng trong nhiều năm qua làQuang Bìnhvà một đạo diễn nổi tiếng không kém đó làQuang Đại.
Kim Vui có thân hình tuyệt đẹp
Nhà văn và cũng là nhà phê bình Hồ Trường An đã diễn tả vẻ đẹp của Kim Vui trong bài “Theo Chân Những Tiếng Hát” do Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ xuất bản năm 1998:
“Kim Vui mặc áo dài thì áo dài phải mang ơn chị, vì nhờ chị mà áo mới đạt được cái đẹp trong công việc bợ ngực bó eo người mặc. Cái eo của chị thon, lưng chị dài, đùi chị cũng dài, ngực và mông chị đều cao và lồng lộng nét tròn mê hoặc. Chị mặc áo đầm hở vai, và mang găng tay kéo lên khuỷu tay, áo và găng đều bằng nhung đỏ hay nhung đen thì quá choáng lộn, quá bốc lửa như Rita Hayworth trong phimGilda. Kim Vui cuốn tóc từng lọn boucles anglaises thì đẹp và sang như bà hoàng. Rất tiếc, khán giả thích xem nhan sắc của chị lúc chị hát chứ không kể số gì tới giọng hát có căn bản của chị.Về phim ảnh, Kim Vui đóng ba phim nhưChân Trời Tím, Thương Hận,vàCúi Mặt.
Chính nhờ vai Liên trong Chân Trời Tím, chị đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc. Trong phim nầy, chị có dịp mặc áo tắm và có dịp khỏa thân trước giá vẽ của nhân vật họa sĩ để phô bày đường cong nét lượn tuyệt mỹ trên thân thể chị. Hùng Cường, bạn đồng diễn của chị trong phim Chân Trời Tím có lần tuyên bố với báo chí rằng về điện ảnh, Kim Vui là bạn đồng diễn lý tưởng nhất của anh.Ngoài tài năng nghệ thuật trình diễn đa diện, Kim Vui còn biết vẽ tranh sơn dầu”…
Những diễn viên đã có mặt trong Chân Trời Tím
Thật ra phim Chân Trời Tím còn có một số tài tử, danh ca khác cùng tham gia diễn xuất, tôi không nhớ hết, xin tạm kể: Diễn viên trong phim gồm: Hùng Cường vai Phi, Kim Vui vai Liên, Thanh Lan và Mộng Tuyền trong vai hai cô con gái của trung tá Lạc, Ánh Nga vai Loan, Bảo Ân vai Điền, Ngọc Đức vai Paul, Ngọc Phu vai đại úy Minh, Hà Huyền Chi, Khả Năng dù đóng phim lần đầu song cũng rất “ngầu” trong vai quân nhân bảo vệ tiền đồn… Và hơn 200 diễn viên quân đội. Bộ phim này đoạt ba giải vàng về Văn học nghệ thuật trước năm 1975…
Những đơn vị đã yểm trợ và đóng phim
Theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham Mưu, một buổi họp tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích tại Nha Trang được tổ chức. Tham dự gồm có cái vị đại diện có thẩm quyền tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích, Bộ Tư Lệnh Không Quân tại Nha Trang, Trường Biệt Kích - Động Bà Thìn (Cam Ranh), Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Tiểu Khu Nha Trang… Ông Quốc Phong đại diện hãng phim và tôi là đại diện của Bộ Tổng Tham Mưu thuyết trình về cuốn phim và nhu cầu yểm trợ. Buổi họp được các vị tư lệnh các binh chủng có mặt thảo luận sôi nổi và rất tích cực giúp mọi phương tiện cho cuốn phim.
Trường Biệt Kích có một tiểu đoàn đóng vai “địch tấn công đồn”. Một tiểu đoàn của Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế làm đơn vị đồn trú bị tấn công được không quân yểm trợ, sau đó là pháo binh, thiết giáp. Vũ khí địch được điều động từ Phòng 4 Bộ Tổng Tham Mưu ra.
Tiền đồn Suối Dầu (gần Nha Trang) đã hư hỏng nên được lệnh xây dựng một đồn khác. Chúng tôi đã xin cho dời lại ngày phá đồn để quay phim. Cảnh không quân giải vây, dội bom, bắn đạn xối xả xuống khu quanh đồn và phá hủy tiền đồn là cảnh quay thật. Thiết giáp cũng tha hồ nhả đạn. Cảnh này được một sĩ quan không quân và đại tá tư lệnh Bộ Chỉ Huy Biệt Kích chỉ huy. Lê Hoàng Hoa ở bên cạnh làm công việc chuyên môn rất thành công, không một sơ sót nào xảy ra nên không có tai nạn như chúng tôi lo ngại.
Vĩnh biệt Đạo diễn tài hoa Lê Hoàng Hoa
Kỷ niệm và những điều về thực hiện phim Chân Trời Tím với Lê Hoàng Hoa còn rất nhiều. Tiếc rằng tôi không thể viết hết và trí nhớ ở cái tuổi tôi có lẽ cũng không còn được minh mẫn nữa.
Sau này, có thể kể là những năm sau 2000, Lê Hoàng Hoa từ Ba Lan về gặp lại chúng tôi vài lần. Vẫn thắm đượm tình anh em. Tuy nhiên tôi cũng thấy được Lê Hoàng Hoa có một chút “mặc cảm” với chúng tôi, có lẽ vì anh đã làm phim Chân Trời Tím rồi sau đó lại làm những phim khác hẳn với Chân Trời Tím… Tôi cũng xác nhận sau năm 1975, Lê Hoàng Hoa làm nhiều phim, trong đó phim Ván Bài Lật Ngửa (với tên đạo diễn Khôi Nguyên) là nổi tiếng hơn cả. Nhưng đó là chuyện của những năm sau 1975. Tuy nhiên chúng tôi đều cố tránh nhắc đến chuyện đó, đôi khi con người có những nghịch cảnh oái oăm, khó nói thành lời.
Xin mượn bài viết này vĩnh biệt Lê Hoàng Hoa, nhà đạo diễn tài ba và cũng đào hoa hạng nhất Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Hôm nay cũng là ngày đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng. –
Văn Quang
Sài Gòn, 3-8-2012
Vài kỷ niệm với đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần
Trước hết, xin chia buồn cùng gia đình cố đạo diễn, cầu chúc linh hồn nghệ sĩ sớm tiêu diêu miền cực lạc.
Trong tôi có nhiều luyến tiếc và đáng tiếc, cũng như có khá nhiều kỷ niệm với anh Lê Hoàng Hoa. Để bạn đọc hiều rõ hơn về sự ra đi gần như quá đột ngột này, tôi xin tóm tắt nguyên văn (xin nhắc lại đúng nguyên văn) những hàng tin gần giống hệt nhau trên các báo ở Việt Nam trong mấy ngày qua:
“Đạo diễn Ván bài lật ngửa qua đời
Lê Hoàng Hoa, một trong những đạo diễn nổi tiếng của điện ảnh miền Nam trước năm 1975 qua đời khuya 30-7 tại Sài Gòn, thọ 79 tuổi.
Cách đây khoảng một tuần, ông bị té và được đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện. Nhưng sau đó bệnh diễn tiến nặng hơn, đánh gục vị đạo diễn tài hoa. Trước khi qua đời, ông ủy thác cho vài người bạn thân lo phần hậu sự khi ông nằm xuống. Được biết, vợ của đạo diễn Lê Hoàng Hoa hiện đang nằm viện ở Malaysia. Tang lễ của đạo diễn Lê Hoàng Hoa dự kiến được tổ chức tại nhà quàn ở Sài Gòn.
Lễnhập quan đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã được tổchức tại nhà quàn trong bệnh viện An Bình (397 Trần Phú, quận 5) vào lúc 2 giờ chiều ngày 31-7. Lễtruy điệu đạo diễn Lê Hoàng Hoa được tổchức lúc 7 giờtối ngày 3-8 tại nhà quàn Lê Quý Đôn và sẽ hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa tên thật Đoàn Lê Hoa (còn có nghệ danh Khôi Nguyên), sinh năm 1933 tại Nha Trang.
Sau một thời gian dài sống ở Ba Lan, năm 2004,ông về thăm quêvà ấp ủ nhiều dự định với điện ảnh. Một số phim nổi tiếng của ông trước 1975 có:Gác chuông nhà thờ, Điệu ru nước mắt, Vết thù trên lưng ngựa hoang... Và sau 1975 là:Ván bài lật ngửa, Đằng sau một số phận, Vĩnh biệt mùa hè, Tình nhỏ làm sao quên, Vĩnh biệt Cali, Lệnh truy nã, Tây Sơn hiệp khách...
Trong đó,Ván bài lật ngửađược xem là một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển của Việt Nam”.
Phim Chân Trời Tím… không có trong sự nghiệp của đạo diễn Lê Hoàng Hoa?
Như bạn đọc đã thấy, khi nhắc tới giai đoạn làm phim của ông trước năm 1975, hầu hết các báo lại dè dặt, không nhắc tới phim Chân Trời Tím. Không phải là người làm tin không biết đến phim này, nhưng vì một lý do nào đó, họ “không thể” nhắc đến. Có lẽ người làm tin cũng cảm thấy có một chút băn khoăn, nhưng… đành vậy thôi.
Tôi hiểu sự “tế nhị” đó và như thế tôi càng hiểu được vị trí của tác giả truyện dài Chân Trời Tím đã chuyển thể thành phim, hiện nay đứng ở cái thế chênh vênh nào. Tôi hoàn toàn không buồn , không lo ngại vì điều đó và thật ra còn thấy… hơi buồn cười và “thú vị” nữa là khác. Chắc bạn đọc ở nước ngoài dễ thông cảm điều đó với tôi. Cái gì người ta cố tình muốn mọi người quên thì người ta lại dễ nhớ. Cái gì muốn “khai tử” hay đúng hơn là “bức tử”, thì nó lại dễ trở thành bất tử. Cũng như có một thời người ta “cố tình khai tử” cái gọi là “nhạc vàng”, vậy mà nhạc vàng vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Nói như thế tôi cố tình ví von phim Chân Trời Tím cũng có giá trị như những bản nhạc bất hủ, chỉ là cùng một trường hợp. Giá trị của tác phẩm chỉ ở trong lòng công chúng, không ai ép nó được.
Vì vậy tôi có bổn phận phải nhắc tới Chân Trời Tím, không phải vì tôi muốn tranh giành hay tự đánh bóng mình vì điều đó hoàn toàn không cần thiết. Hầu hết các nghệ sĩ và người dân, ai đã từng sống ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, ai đã từng xem phim, chắc chưa ai quên cái tên phim Chân Trời Tím gắn liền với tên đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Tôi chỉ muốn nhắc đến một sự “chính danh”, và một thông tin chân thật, ngoài ra không còn mục đích nào khác. Bởi thế tôi nêu ngay từ đầu tiêu đề bài này là “đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần”.
Một điều khác cần nói, ngay cả cuốn phim “Ván bài lật ngửa”, cũng mang tên đạo diễn là Khôi Nguyên, chứ không phải Lê Hoàng Hoa. Vậy “chính danh” ở đây là gì? Lý do nào anh thay tên là chuyện khác, chỉ có anh mới biết.
Tuy nhiên vẫn có một vài bài lẻ tẻ nhắc tới một dòng về Chân Trời Tím khi viết theo nhật ký của anh Lê Hoàng Hoa. Gần đây trên báo Thanh Niên, trong mục “Điện ảnh Sài Gòn một thuở” lại viết một loạt bài về Đạo Diễn Lê Hoàng Hoa, khi ông còn khỏe mạnh. Chỉ chưa đầy một tuần sau, ông tạ thế. Có một “điềm gở báo trước” gì chăng? Bài này rất dài, hiện còn đang đăng tiếp theo.
Bài đầu tiên, theo nhật ký của người quá cố là những kỷ niệm khi làm phim Chân Trời Tím. Xin trích nguyên văn một đoạn trong bài này.
Trích bài “Chân trời tím và cuộc tình bất ngờ” của tác giả Giao Hưởng đăng trên nhật báo Thanh Niên ngày 25-7-2012 như sau:
“Chúng tôi đến thăm, được ông đưa mượn cuốn bút ký Những tháng ngày làm phim do ông viết chưa xuất bản, chỉ mới đăng một phần trên tạp chí Kịch Ảnh ấn hành bên Mỹ. Dựa vào nội dung bút ký trên, cũng như một số hồi ức do ông trực tiếp kể lại, chúng tôi trích lược dưới đây những nội dung liên quan đến hoạt động của điện ảnh Sài Gòn năm xưa. Mà trước nhất là chuyện làm phim Chân Trời Tím - bộ phim điển hình đánh dấu đỉnh cao trong hoạt động nghệ thuật của ông thời trước, cũng là bộ phim để lại kỷ niệm đậm đà về một cuộc tình bất ngờ đã đến với ông ngoài đời đúng vào ngày bấm máy...
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương vào phim với“Nửa hồn thương đau”
Đó là ngày 11.12.1969 - ngày thu hình phân đoạn (sequence) đầu tiên của phim Chân trời tím tại khách sạn Continental với cảnh nhân vật chính là ca sĩ Liên (Kim Vui đóng) đang buồn thương rã rời khi biết tin người yêu mình bị đẩy ra tiền đồn xa xôi, khó mong ngày gặp lại nên đưa nỗi niềm vào tiếng hát. Để tìm bài hát thích hợp với tâm thái của Liên trong phân đoạn ấy, Lê Hoàng Hoa và Tổng giám đốc Liên Ảnh Công ty (đơn vị đầu tư sản xuất phim) là ông Quốc Phong (chủ nhiệm tạp chí Kịch Ảnh) cùng “đến phòng trà Đêm Màu Hồng gặp nhạc sĩ Phạm Đình Chương tức ca sĩ Hoài Bắc để nhờ sáng tác một bản nhạc riêng cho phim Chân Trời Tím. Đó là nhạc phẩm Nửa hồn thương đau” (Bút ký Những tháng ngày làm phim của Lê Hoàng Hoa). Như vậy, nhạc phẩm nổi tiếng ấy được Phạm Đình Chương viết cho phim Chân Trời Tím năm 40 tuổi (sau thời phải xót xa chia tay với vợ là ca sĩ Khánh Ngọc) và được phổ biến qua tiếng hát của em gái ruột Phạm Đình Chương là ca sĩ Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh). Nơi quay phân đoạn trên là phòng ăn của khách sạn Continental do nhân viên phụ trách dàn dựng của đoàn phim khéo sửa thành một “phòng trà ca nhạc” để nhân vật Liên sẽ lên hát. Theo ý đạo diễn, để gây ấn tượng mạnh về nỗi cô đơn của Liên, không nên có mặt toàn ban nhạc đệm ở phía sau Liên mà chỉ có “một nhạc sĩ kéo violon đứng cạnh ca sĩ và thật dễ thương khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương đồng ý với tôi là anh sẽ đảm nhận vai người kéo violon đó”. Ấn định sẽ bấm máy lúc 7 giờ tối hôm ấy…” - Ngưng trích.
* Tại sao tôi phải đi theo đoàn làm phim
Sau đó tác giả kể đến những chuyện “hậu trường” cùng với những chuyện tình của nhà đạo diễn đào hoa ấy. Theo nhận định riêng của tôi, dù phải loại bỏ bớt một số câu chữ, nhưng đoạn viết theo bút ký này có nhiều điều đứng đắn, chân thật. Tôi có thể xác nhận điều này vì tôi là người cũng có mặt trong suốt thời gian quay phim Chân Trời Tím ngay từ ngày đầu quay phim ở khách sạn Continental và cũng có mặt ở Đêm Màu Hồng khi thương thảo với anh Phạm Đình Chương soạn nhạc chính cho phim Chân Trời Tím.
Tôi đi theo đoàn làm phim vì hai lý do. Thứ nhất anh Mai Thảo và tôi được anh Quốc Phong, Tổng giám đốc hãng phim Liên Ảnh nhờ chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết dày hơn 500 trang để quay phim. Chúng tôi viết “kịch bản đối thoại”, còn phần “kịch bản kỹ thuật”, tất nhiên do đạo diễn làm, nên cần thiết phải có sự phối hợp ăn ý.
Thứ hai, tôi được Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đề nghị với Bộ Tổng Tham Mưu làm đại diện yểm trợ các phương tiện của quân đội cho đoàn làm phim đồng thời góp ý kiến về những cảnh quay có liên quan tới đời sống trong quân ngũ và chiến trường. Do đó, ngoài nhiệm vụ làm ở phòng Báo Chí Quân Đội, tôi luôn luôn đi theo đoàn làm phim này từ Saigon đến Nha Trang, Cam Ranh (xin nói rõ ở đoạn sau). Cho nên tôi muốn bổ sung ở đây vài chi tiết cùng vài kỷ niệm xưa với nhà đạo diễn quá cố Lê Hoàng Hoa.
Kỷ niệm thứ nhất: bê giường ca sĩ Minh Hiếu chạy mưa
Anh sinh năm 1933, cũng vừa đúng bằng tuổi tôi. Sau 6 năm du học ở Mỹ về điện ảnh tại thành phố Clarkesville, tiểu bang Georgia (1952 - 1958), Lê Hoàng Hoa về nước năm 25 tuổi. Tôi quen anh như một chuyện tất nhiên như quen với nhiều anh em khác, không thể nhớ rõ vì sao và ở đâu. Có một kỷ niệm ban đầu giữa chúng tôi khá ngộ nghĩnh. Thời kỳ anh mới học ở Mỹ về, Mai Thảo, Hoài Bắc, Thanh Nam thường gọi đùa anh là Tony Hoa.
Một lần, khi tôi xuất bản truyện dài “Những lá thư màu xanh”, nhà xuất bản nhờ tôi đi tìm một tấm hình màu làm bìa sách. Gặp Nguyễn Mộng Hùng (tức Hùng Sùi, cái nick name tôi đặt cho ông trong nhiều bài phóng sự, hiện nay ông ở San Jose), hồi đó ông Hùng mới là trung úy thuộc binh chủng nhảy dù. Ông Hùng nói biết nhà nữ ca sĩ Minh Hiếu. Năm đó Minh Hiếu mới ra hát, còn trẻ, mũm mĩm dễ… ghét lắm. Hùng Sùi nói “tao là fan số 1 của Minh Hiếu” và ông móc trong bóp ra một sợi tóc nói là tóc của nữ ca sĩ này, ông xin được, luôn để trong bóp. Thế là tôi và Lê Hoàng Hoa cùng Hùng Sùi hẹn đến nhà Minh Hiếu chụp ảnh in bìa sách. Hồi đó cô còn ở căn nhà bên đường xe lửa, dường như là đường xe lửa số 6, ở Phú Nhuận, cô ở trên lầu. Minh Hiếu trang điểm khá công phu, mặc bộ đồ ngủ rất đẹp, chuẩn bị sẵn một xấp thư. Tư thế chụp hình do Lê Hoàng Hoa sắp đặt: Minh Hiếu nằm sấp trên giường đọc những lá thư rải rác quanh cô. Bất ngờ khi vừa chuẩn bị xong, trời đổ cơn mưa lớn. Nhà bị dột, giường Minh Hiếu nằm cũng tí tách những giọt mưa rớt xuống. Hùng Sùi và Lê Hoàng Hoa cấp tốc bê chiếc giường sang gian bên cạnh, tiếp tục chụp ảnh. Hơn 10 tấm ảnh màu của Lê Hoàng Hoa ra đời từ đấy. Bìa sách “Những lá thư màu xanh”, chọn một tấm và cho xuất bản vào năm 1963. Tiếc rằng tôi không còn cuốn sách để gửi tác phẩm ảnh này của nhà đạo diễn đến bạn đọc. Kỷ niệm này, sau 40 năm, mỗi lần gặp nhau chúng tôi còn nhắc lại.
Phim Chân Trời Tím ra đời như thế nào?
Trước hết, anh Quốc Phong thương lượng với tôi để làm thành một cuốn phim “đặc biệt”, thời đó kỹ thuật mới nhất của điện ảnh là cinemascope, màu technicolor… Chúng tôi nghĩ đến đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, người ôm ấp rất nhiều ý tưởng “làm mới” theo điện ảnh nước ngoài. Gặp Hoàng Vĩnh Lộc, người cũng rất hào hứng sau khi đọc Chân Trời Tím, anh loay hoay viết tạm kịch bản và tìm diễn viên. Anh muốn có một khuôn mặt mới cho điện ảnh Việt Nam nên tìm được một anh sinh viên cao ráo, bảnh trai, hoạt bát, đóng vai Phi, vai chính trong phim, rồi đến một dàn nữ diễn viên như Kiều Chinh, Thanh Lan… Nhưng 7 ông chủ của hãng phim Liên Ảnh lại có nhiều bất đồng. Sau đó anh Quốc Phong đề nghị đạo diễn Lê Hoàng Hoa và 2 diễn viên nam nữ chính là Hùng Cường và Kim Vui. Chẳng biết ông Quốc Phong thuyết phục ra sao, tất cả 7 ông chủ hãng phim đều gật đầu.
Nhưng quả thật chọn Hùng Cường và Kim Vui, khiến tôi lo ngại.
Tin đó được tung ra, có nhiều dư luận bất lợi vì đố kỵ, ghen ghét, Hùng Cường đã bị một đám phá rối. Một ký giả hồi đó, tường thuật lại chuyện tai nghe mắt thấy, xin trích một đoạn ngắn:
Hùng Cường và Kim Vui bị phá rối
“… Một buổi nọ tại sàn quay của Liên Ảnh công ty, đạo diễn đang hướng dẫn Hùng Cường và Kim Vui về diễn xuất trước ống kính của máy quay phim, thì tại quán cà phê gần trước cửa phim trường, có mấy tay tài tử chuyên nghiệp thuộc dạng thường, chuyên đóng vai phụ, nếu nói theo cải lương thì kép nhì, kép ba. Mấy tay này dựng Honda, một tên đi vào phim trường coi tập dượt, còn mấy tên kia thì ngồi lại kêu cà phê uống ngồi chờ. Độ nửa giờ đồng hồ thì tên kia đi trở ra, mấy tên ngồi chờ chưa kịp hỏi thì anh ta phất tay lia lịa, miệng thì thốt lên: Hôi mùi cải lương quá! Đi ra lẹ lẹ không dám coi thêm... Thế là mấy tên cười rần lên như đang coi một màn hài hước.
Lúc đó cách một chiếc bàn, nghệ sĩ Năm Châu cũng đang ngồi uống cà phê, ông được Liên Ảnh mời đến xem Hùng Cường đóng phim, lại gặp người mà trước đây từng quen biết trong lúc chuyển âm phim, nên ngồi trò chuyện. Khi nghe mấy tên này nói như vậy, ông lên tiếng: Mùi hôi cải lương như thế nào vậy? Mấy chú nói rõ lên đi.
Gặp phải một nghệ sĩ kỳ cựu của cải lương có máu mặt, mấy tên du đãng lên Honda dông mất. Và sau việc Hùng Cường bị châm chích thì người ta tự hỏi, phải chăng nghệ thuật điện ảnh chỉ dành riêng cho một số người mà thôi, những ai đang làm nghề nghiệp khác nếu bước vào thì cũng bị tai họa như Hùng Cường!”.
Bất ngờ lớn nhất của tôi
Thật ra tôi cũng bị ám ảnh bởi cái tên Hùng Cường trên các sân khấu cải lương và Kim Vui gần như chưa tạo được tên tuổi gì trong làng ca nhạc chứ chưa nói tới điện ảnh. Nhưng tôi đã lầm. Khi xem Kim Vui diễn xuất lần đầu tiên với Hùng Cường dưới bàn tay “phù thủy” Lê Hoàng Hoa, tôi thầm thán phục tài năng của bộ ba này. Họ đóng phim rất tự nhiên, thuần thục. Nói như anh Mai Thảo dặn dò Hùng Cường: “Đóng phim là không đóng gì cả”.
Hùng Cường lột bỏ ngay được bộ mặt thường có trên sân khấu, anh vào vai diễn bình thường, giản dị như một anh hạ sĩ quan thật ngoài đời. Kim Vui vào vai cô vũ nữ đang yêu tận tình, dịu dàng, chung thủy nhưng khi cần tàn nhẫn lại rất “kinh khủng”. Cả hai như có tài năng thiên phú hay “gien” di truyền. Anh Quốc Phong quá hài lòng vì sự lựa chọn của mình, tuyệt đối tin tưởng vào bộ ba này. Một tờ báo đã viết:
“Trường hợp Liên Ảnh công ty đã dẹp bỏ mọi dư luận, mọi thành kiến và cả sự công kích của một số người. Ông giám đốc Quốc Phong được coi như là người làm thương mại, ông đã nhắm vào con số đông đảo khán giả cải lương, nên đã mời Hùng Cường cộng tác và phim đã thành công như nhiều người biết”.
Quả đúng như vậy khi phim Chân Trời Tím được trình chiếu chẳng những thành công về tài chánh, mà còn đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971. Chưa dừng lại ở đó, Chân Trời Tím lại còn được chiếu tại Lào và Pháp. Đó là lần đầu tiên một cuốn phim Việt Nam phụ đề Pháp ngữ mang tên Lhorizon Pourpre được gởi đi trình chiếu tại Đại Hội Điện Ảnh tổ chức ở Dianard, Anh Quốc.
Hùng Cường đi mua “lon hạ sĩ”
Cũng trong ngày đầu quay phim, Hùng Cường chạy đến ghé tai tôi hỏi nhỏ: “Anh ơi cái lon hạ sĩ thế nào, em chưa có”. Chết thật, Hùng Cường đóng vai chính là hạ sĩ tên Phi trong phim, vậy mà không ai ngờ anh chưa biết cái lon hạ sĩ ra sao, đeo ở đâu. Tôi bèn lôi ngay Hùng Cường ra xe, chở đến tiệm An Thành trước cửa chợ Bến Thành, mua một cặp “lon hạ sĩ” và đeo giùm lên tay áo. Trẻ con, người lớn, nhất là phụ nữ kéo đến xem nghệ sĩ Hùng Cường, cứ nháo nhác hỏi nhau “anh ấy vào lính khi nào vậy” rồi chỉ trỏ lung tung, chả ai thèm nhìn tôi cả. Cái “lon” ấy Hùng Cường đeo gần hết cuốn phim.
Năm 1996, Hùng Cường mất tại Mỹ, nhưng vẫn còn mãi mãi một giọng ca vàng sân khấu cải lương, một tiếng hát nồng ấm mạnh mẽ trên sân khấu ca nhạc cùng Mai Lệ Huyền và một diễn viên điện ảnh xuất chúng. Hùng Cường đã ra đi vĩnh viễn để lại đàng sau người con nam ca sĩ cũng nổi tiếng trong nhiều năm qua làQuang Bìnhvà một đạo diễn nổi tiếng không kém đó làQuang Đại.
Kim Vui có thân hình tuyệt đẹp
Nhà văn và cũng là nhà phê bình Hồ Trường An đã diễn tả vẻ đẹp của Kim Vui trong bài “Theo Chân Những Tiếng Hát” do Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ xuất bản năm 1998:
“Kim Vui mặc áo dài thì áo dài phải mang ơn chị, vì nhờ chị mà áo mới đạt được cái đẹp trong công việc bợ ngực bó eo người mặc. Cái eo của chị thon, lưng chị dài, đùi chị cũng dài, ngực và mông chị đều cao và lồng lộng nét tròn mê hoặc. Chị mặc áo đầm hở vai, và mang găng tay kéo lên khuỷu tay, áo và găng đều bằng nhung đỏ hay nhung đen thì quá choáng lộn, quá bốc lửa như Rita Hayworth trong phimGilda. Kim Vui cuốn tóc từng lọn boucles anglaises thì đẹp và sang như bà hoàng. Rất tiếc, khán giả thích xem nhan sắc của chị lúc chị hát chứ không kể số gì tới giọng hát có căn bản của chị.Về phim ảnh, Kim Vui đóng ba phim nhưChân Trời Tím, Thương Hận,vàCúi Mặt.
Chính nhờ vai Liên trong Chân Trời Tím, chị đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc. Trong phim nầy, chị có dịp mặc áo tắm và có dịp khỏa thân trước giá vẽ của nhân vật họa sĩ để phô bày đường cong nét lượn tuyệt mỹ trên thân thể chị. Hùng Cường, bạn đồng diễn của chị trong phim Chân Trời Tím có lần tuyên bố với báo chí rằng về điện ảnh, Kim Vui là bạn đồng diễn lý tưởng nhất của anh.Ngoài tài năng nghệ thuật trình diễn đa diện, Kim Vui còn biết vẽ tranh sơn dầu”…
Những diễn viên đã có mặt trong Chân Trời Tím
Thật ra phim Chân Trời Tím còn có một số tài tử, danh ca khác cùng tham gia diễn xuất, tôi không nhớ hết, xin tạm kể: Diễn viên trong phim gồm: Hùng Cường vai Phi, Kim Vui vai Liên, Thanh Lan và Mộng Tuyền trong vai hai cô con gái của trung tá Lạc, Ánh Nga vai Loan, Bảo Ân vai Điền, Ngọc Đức vai Paul, Ngọc Phu vai đại úy Minh, Hà Huyền Chi, Khả Năng dù đóng phim lần đầu song cũng rất “ngầu” trong vai quân nhân bảo vệ tiền đồn… Và hơn 200 diễn viên quân đội. Bộ phim này đoạt ba giải vàng về Văn học nghệ thuật trước năm 1975…
Những đơn vị đã yểm trợ và đóng phim
Theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham Mưu, một buổi họp tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích tại Nha Trang được tổ chức. Tham dự gồm có cái vị đại diện có thẩm quyền tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích, Bộ Tư Lệnh Không Quân tại Nha Trang, Trường Biệt Kích - Động Bà Thìn (Cam Ranh), Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Tiểu Khu Nha Trang… Ông Quốc Phong đại diện hãng phim và tôi là đại diện của Bộ Tổng Tham Mưu thuyết trình về cuốn phim và nhu cầu yểm trợ. Buổi họp được các vị tư lệnh các binh chủng có mặt thảo luận sôi nổi và rất tích cực giúp mọi phương tiện cho cuốn phim.
Trường Biệt Kích có một tiểu đoàn đóng vai “địch tấn công đồn”. Một tiểu đoàn của Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế làm đơn vị đồn trú bị tấn công được không quân yểm trợ, sau đó là pháo binh, thiết giáp. Vũ khí địch được điều động từ Phòng 4 Bộ Tổng Tham Mưu ra.
Tiền đồn Suối Dầu (gần Nha Trang) đã hư hỏng nên được lệnh xây dựng một đồn khác. Chúng tôi đã xin cho dời lại ngày phá đồn để quay phim. Cảnh không quân giải vây, dội bom, bắn đạn xối xả xuống khu quanh đồn và phá hủy tiền đồn là cảnh quay thật. Thiết giáp cũng tha hồ nhả đạn. Cảnh này được một sĩ quan không quân và đại tá tư lệnh Bộ Chỉ Huy Biệt Kích chỉ huy. Lê Hoàng Hoa ở bên cạnh làm công việc chuyên môn rất thành công, không một sơ sót nào xảy ra nên không có tai nạn như chúng tôi lo ngại.
Vĩnh biệt Đạo diễn tài hoa Lê Hoàng Hoa
Kỷ niệm và những điều về thực hiện phim Chân Trời Tím với Lê Hoàng Hoa còn rất nhiều. Tiếc rằng tôi không thể viết hết và trí nhớ ở cái tuổi tôi có lẽ cũng không còn được minh mẫn nữa.
Sau này, có thể kể là những năm sau 2000, Lê Hoàng Hoa từ Ba Lan về gặp lại chúng tôi vài lần. Vẫn thắm đượm tình anh em. Tuy nhiên tôi cũng thấy được Lê Hoàng Hoa có một chút “mặc cảm” với chúng tôi, có lẽ vì anh đã làm phim Chân Trời Tím rồi sau đó lại làm những phim khác hẳn với Chân Trời Tím… Tôi cũng xác nhận sau năm 1975, Lê Hoàng Hoa làm nhiều phim, trong đó phim Ván Bài Lật Ngửa (với tên đạo diễn Khôi Nguyên) là nổi tiếng hơn cả. Nhưng đó là chuyện của những năm sau 1975. Tuy nhiên chúng tôi đều cố tránh nhắc đến chuyện đó, đôi khi con người có những nghịch cảnh oái oăm, khó nói thành lời.
Xin mượn bài viết này vĩnh biệt Lê Hoàng Hoa, nhà đạo diễn tài ba và cũng đào hoa hạng nhất Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Hôm nay cũng là ngày đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng. –
Văn Quang
Sài Gòn, 3-8-2012