Huy Phương Hoang Pham chuyen
Cà Kê Dê Ngỗng
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề - Huy Phương
Nói tục, chửi thề có sướng không? Không khoái lỗ miệng thì người ta đã không nói.
Huy Phương Hoang Pham chuyen
Nói tục, chửi thề có sướng không? Không khoái lỗ miệng thì người ta đã không nói. Bỗng dưng một hôm, gặp một thằng bạn nối khố bốn mươi, năm mươi năm về trước, mừng quá không dằn được tấm lòng hoan hỷ, đã kêu lên: “Tổ cha mi, tau tưởng mi chết mô mất đất rồi!”Tiếng chửi không có gì là tục tằn mà còn mang chút âu yếm chỉ dành cho những người và những gì thân ái nhất. Không tin, bạn có quen biết thì cứ hỏi các cô nữ sinh Đồng Khánh ngày nào, gặp gỡ nhau là cứ ríu ra ríu rít, “mệ nội, tổ cha” lia chia mà không thấy gì trong đó là có chút vô giáo dục. <!>
Cũng có những tiếng chửi thề “vô ý thức”, người nói luôn luôn dùng xen kẻ trong câu nói và trở thành một thói quen không bỏ được, tiếng chửi tục chen vào không có liên quan hay tỏ một thái độ gì với câu chuyện, có thể nghe trong bàn nhậu ngoài quán: “Hôm qua tao đi Las Vegas về (đ.má) đóng tiền điện mất toi gần $500, lại bị kẹt xe (đ.má), sáng nay nhức đầu quá, dậy không nỗi (đ.má)... Cũng có tiếng chửi thề khi nóng giận hay “xì nẹc” (s’énerver) về một việc gì không vừa ý: “Đ. mẹ, cái quân lừa thầy, phản bạn!” Những tiếng chửi thề này, người Việt Nam mình gọi là “xổ tiếng ... Đức”, hay rõ hơn là “tiếng Đan Mạch”. Thật là oan cho hai ngôn ngữ này.
Khi người ta uất ức, giận dữ không kềm được, nói tục hay chửi thề một “phát” để bày tỏ phẫn nộ. Trong ca dao tục ngữ không nghe tiếng chửi tục, nhưng chúng ta có thể tìm thấy nó trong văn chương:
“Ba hồi trống giục, mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa, bỏ mẹ đời!” (Cao Bá Quát)
Trần Dần, một nhà văn miền Bắc nổi tiếng trong nhóm Nhân Văn bị trù dập, đã có lần viết: “Và đa số là ngại học tập, ngại nghe đả thông. Ngại nghe cán bộ nói nhiều. Ngại bị nắm tư tưởng. Nắm ... nắm con cặc” (Trần Dần ghi 1954- 1960 – Văn Nghệ xb.2000). Đúng là văn chương phản kháng bằng ... chửi tục. Chửi ai, ngoài kẻ đáng chửi nhất là ... đảng.
Chúng ta đừng nên coi thường và đánh giá thấp những tiếng chửi thề, vì các khoa học gia đã khám phá ra rằng chửi thề là một cách giải tỏa những căng thẳng, ẩn ức để tâm lý con người được quân bình hơn. Timothy B. Jay, giáo sư tâm lý học người Hoa kỳ, tác giả một cuốn sách mới xuất bản với cái tên lạ lùng “Tại Sao Chúng Ta Chửi Thề” cho rằng đó là một cách duy nhất để giải tỏa những nỗi ẩn ức trong lòng, như người bệnh chửi thể cho đỡ những cơn đau đớn, các nhà thể thao trên sân đấu đôi khi chửi thề để ngụy biện cho một bàn thua.
Theo tác giả cuốn sách này, chính sự chửi thề có giá trị để tránh được các cuộc xung đột bằng vũ lực, bằng đấm đá, cấu xé nhau như ở loài vật, vì chúng không thể hiện giận dữ bằng ngôn ngữ được. Tuy vậy người ta vẫn thường đánh giá thấp việc chửi thề và coi như những người thiếu văn hóa mới xử dụng nó. Đàn ông lại hay xử dụng chưỉ thề hơn đàn bà và giới trẻ ngày nay cũng tham gia ...chửi thề không kém.
Vậy phải chăng, nói tục, chửi thề ngoài thói quen không được kiểm soát ra, là một thái độ để giải toả những gì đã dồn nén lên con người: cơm áo, công ăn việc làm, đời sống ... Miền Bắc ngày trước, mọi lời ăn tiếng nói, hành động đều bị theo dõi, kiểm soát, hay những bất mãn sau này phải bung ra bằng ngôn ngữ. Những ẩn ức không gì giải quyết được, chỉ có nói tục, chửi thề mới hả dạ phần nào.
Sau tháng 4-1975, tại miền Nam, trong ngành giáo dục, các thầy cô giáo mới thấy rõ ưu điểm của học sinh mình mà lâu nay họ không để ý tới, là học sinh miền Nam lễ phép, thật thà và không nói tục, chửi thề như học sinh miền Bắc mới theo cha mẹ vào tiếp thu miền Nam. Phải lâu lắm lớp trẻ con này mới xóa bỏ được cái thói quen ấy và bắt chước được trẻ con miền Nam.
Ở miền Bắc, các bạn tù cải tạo có dịp đi sâu vào thôn xóm làng mạc xa xuôi đã chứng kiến nhiều thứ “văn hóa”viết vẽ lên tường nhà trường, hợp tác xã của con cháu bác Hồ, và “văn hóa” nói tục của phụ nữ miền Bắc, nhất là thành phần lính tráng, công an, cán bộ “gái”. Thôi thì thời chiến tranh, cha mẹ lo đi nghĩa vụ quốc gia, quốc tế, gởi con vào nhà trẻ cho các bà giữ trẻ, đồng lương ít ỏi, bất mãn, chanh chua, chửi tục, giáo dục con cái mình thành những thứ tinh hoa “xã hội chủ nghĩa” thì cũng đành chấp nhận.
Nhà trẻ là những chiếc nôi của tuổi đời cũng như của giáo dục, thế mà các cán bộ nhà trẻ lại là những người lương ít ỏi, không thân thế, luẩn quân trong bốn bức tường chật hẹp, bao nhiêu bực dọc, bất mãn được đổ lên đầu con trẻ với những câu chửi rủa tục tằn. Lớn lên trong môi trường nói tục, vẽ tục, viết tục, thứ người được trồng lên trên mảnh đất ấy, không khá lên với lời ăn tiếng nói được. Vụ ông Giám Đốc Air Việt Nam trong lần được phóng viên Đài BBC phỏng vấn cách đây không lâu, tuy chưa phát ra tiếng chửi thề, nhưng lối ăn nói như thế cũng được người ta đánh giá là thiếu...”văn hóa”.
Xin kể hầu quí bạn đọc câu chuyện sau đây, sáng tác của quần chúng vô danh, tiêu biểu kiểu ăn nói “bạt mạng”, nhân vật “tôi” cũng như sự việc trong chuyện đều “hư cấu” :
“Trong một dịp về Việt Nam, tôi đã đến thăm một người bạn cũ hiện nay là một cô giáo dạy văn tại một trường cấp 3 tại Hà Nội. Đối với một người ở nước ngoài về như tôi, đi tìm nhà một người quen trong thành phố này quả là khó khăn. Vào một con hẽm, tôi gặp một ông cụ đi ngược chiều, tôi lễ phép hỏi thăm nhà cô giáo Xuân, ông cụ nghễnh ngãng nghe tôi nhắc lại câu hỏi hai ba lần, ông lấy tay nghiêng một bên tai và lắc đầu trả lời tôi: “Tôi... đéo nghe ông nói gì cả!” Tôi không buồn, đi tiếp và hỏi hai đứa trẻ đang mãi chơi bên đường, chúng trả lời thẳng thừng, chẳng cần nhìn tới khách hỏi là ai: “Đéo... biết”.
Cuối cùng tôi tìm ra nhà cô giáo. Sau khi thăm hỏi, trò chuyện, tôi trách cô về lối ăn nói, tự nhiên, sỗ sàng ...”đéo” có văn hóa ở khu xóm cô, và hỏi cô đã nghĩ gì trong khi cô là một nhà ... trồng người. Cô tâm sự: “Tôi đã cố hết sức tôi, nhưng học sinh... đéo nghe, nên cũng đành bó tay. Tôi kể anh nghe một chuyện, có lần, trong một bài học về dũng sĩ diệt Mỹ, tôi hỏi một học sinh định nghĩa về hai chữ “dũng sĩ”, em trả lời ngon ơ rằng “dũng sĩ là ...đéo sợ!”
Trong một cuộc họp với một Thứ Trưởng về định hướng giáo dục XHCN, tôi đã đem vấn đề này than phiền với cấp trên. Hôm ấy, trước mấy trăm giáo chức có mặt trong phòng hội, ông Thứ Trưởng đã nói rằng:
- Cô vừa nói học sinh cô định nghĩa về dũng sĩ, nếu chúng nói như vậy thì cũng...đéo sai. Tuy nhiên đây là vấn đề khá trăn trở với tôi, nhưng nhiều khi mình cũng... đéo biết giải quyết ra sao! Giáo dục thì. ..đéo có ngân khoản, trong khi có tiền cho tượng đài, văn phòng tỉnh huyện, khách sạn, sân golf thì ...đéo thiếu. Chính sách ...đéo nghĩ đến tương lai con em, chúng ta là cấp thừa hành,...đéo nghĩ làm gì cho nhọc xác.
Tôi rất buồn và kết luận với cô giáo một câu rất ư là “cá mè một lứa”: “Tương lai đất nước như thế này thì...đéo khá cô ạ!”
Huy Phương Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề - Huy Phương
Nói tục, chửi thề có sướng không? Không khoái lỗ miệng thì người ta đã không nói.
Nói tục, chửi thề có sướng không? Không khoái lỗ miệng thì người ta đã không nói. Bỗng dưng một hôm, gặp một thằng bạn nối khố bốn mươi, năm mươi năm về trước, mừng quá không dằn được tấm lòng hoan hỷ, đã kêu lên: “Tổ cha mi, tau tưởng mi chết mô mất đất rồi!”Tiếng chửi không có gì là tục tằn mà còn mang chút âu yếm chỉ dành cho những người và những gì thân ái nhất. Không tin, bạn có quen biết thì cứ hỏi các cô nữ sinh Đồng Khánh ngày nào, gặp gỡ nhau là cứ ríu ra ríu rít, “mệ nội, tổ cha” lia chia mà không thấy gì trong đó là có chút vô giáo dục. <!>
Cũng có những tiếng chửi thề “vô ý thức”, người nói luôn luôn dùng xen kẻ trong câu nói và trở thành một thói quen không bỏ được, tiếng chửi tục chen vào không có liên quan hay tỏ một thái độ gì với câu chuyện, có thể nghe trong bàn nhậu ngoài quán: “Hôm qua tao đi Las Vegas về (đ.má) đóng tiền điện mất toi gần $500, lại bị kẹt xe (đ.má), sáng nay nhức đầu quá, dậy không nỗi (đ.má)... Cũng có tiếng chửi thề khi nóng giận hay “xì nẹc” (s’énerver) về một việc gì không vừa ý: “Đ. mẹ, cái quân lừa thầy, phản bạn!” Những tiếng chửi thề này, người Việt Nam mình gọi là “xổ tiếng ... Đức”, hay rõ hơn là “tiếng Đan Mạch”. Thật là oan cho hai ngôn ngữ này.
Khi người ta uất ức, giận dữ không kềm được, nói tục hay chửi thề một “phát” để bày tỏ phẫn nộ. Trong ca dao tục ngữ không nghe tiếng chửi tục, nhưng chúng ta có thể tìm thấy nó trong văn chương:
“Ba hồi trống giục, mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa, bỏ mẹ đời!” (Cao Bá Quát)
Trần Dần, một nhà văn miền Bắc nổi tiếng trong nhóm Nhân Văn bị trù dập, đã có lần viết: “Và đa số là ngại học tập, ngại nghe đả thông. Ngại nghe cán bộ nói nhiều. Ngại bị nắm tư tưởng. Nắm ... nắm con cặc” (Trần Dần ghi 1954- 1960 – Văn Nghệ xb.2000). Đúng là văn chương phản kháng bằng ... chửi tục. Chửi ai, ngoài kẻ đáng chửi nhất là ... đảng.
Chúng ta đừng nên coi thường và đánh giá thấp những tiếng chửi thề, vì các khoa học gia đã khám phá ra rằng chửi thề là một cách giải tỏa những căng thẳng, ẩn ức để tâm lý con người được quân bình hơn. Timothy B. Jay, giáo sư tâm lý học người Hoa kỳ, tác giả một cuốn sách mới xuất bản với cái tên lạ lùng “Tại Sao Chúng Ta Chửi Thề” cho rằng đó là một cách duy nhất để giải tỏa những nỗi ẩn ức trong lòng, như người bệnh chửi thể cho đỡ những cơn đau đớn, các nhà thể thao trên sân đấu đôi khi chửi thề để ngụy biện cho một bàn thua.
Theo tác giả cuốn sách này, chính sự chửi thề có giá trị để tránh được các cuộc xung đột bằng vũ lực, bằng đấm đá, cấu xé nhau như ở loài vật, vì chúng không thể hiện giận dữ bằng ngôn ngữ được. Tuy vậy người ta vẫn thường đánh giá thấp việc chửi thề và coi như những người thiếu văn hóa mới xử dụng nó. Đàn ông lại hay xử dụng chưỉ thề hơn đàn bà và giới trẻ ngày nay cũng tham gia ...chửi thề không kém.
Vậy phải chăng, nói tục, chửi thề ngoài thói quen không được kiểm soát ra, là một thái độ để giải toả những gì đã dồn nén lên con người: cơm áo, công ăn việc làm, đời sống ... Miền Bắc ngày trước, mọi lời ăn tiếng nói, hành động đều bị theo dõi, kiểm soát, hay những bất mãn sau này phải bung ra bằng ngôn ngữ. Những ẩn ức không gì giải quyết được, chỉ có nói tục, chửi thề mới hả dạ phần nào.
Sau tháng 4-1975, tại miền Nam, trong ngành giáo dục, các thầy cô giáo mới thấy rõ ưu điểm của học sinh mình mà lâu nay họ không để ý tới, là học sinh miền Nam lễ phép, thật thà và không nói tục, chửi thề như học sinh miền Bắc mới theo cha mẹ vào tiếp thu miền Nam. Phải lâu lắm lớp trẻ con này mới xóa bỏ được cái thói quen ấy và bắt chước được trẻ con miền Nam.
Ở miền Bắc, các bạn tù cải tạo có dịp đi sâu vào thôn xóm làng mạc xa xuôi đã chứng kiến nhiều thứ “văn hóa”viết vẽ lên tường nhà trường, hợp tác xã của con cháu bác Hồ, và “văn hóa” nói tục của phụ nữ miền Bắc, nhất là thành phần lính tráng, công an, cán bộ “gái”. Thôi thì thời chiến tranh, cha mẹ lo đi nghĩa vụ quốc gia, quốc tế, gởi con vào nhà trẻ cho các bà giữ trẻ, đồng lương ít ỏi, bất mãn, chanh chua, chửi tục, giáo dục con cái mình thành những thứ tinh hoa “xã hội chủ nghĩa” thì cũng đành chấp nhận.
Nhà trẻ là những chiếc nôi của tuổi đời cũng như của giáo dục, thế mà các cán bộ nhà trẻ lại là những người lương ít ỏi, không thân thế, luẩn quân trong bốn bức tường chật hẹp, bao nhiêu bực dọc, bất mãn được đổ lên đầu con trẻ với những câu chửi rủa tục tằn. Lớn lên trong môi trường nói tục, vẽ tục, viết tục, thứ người được trồng lên trên mảnh đất ấy, không khá lên với lời ăn tiếng nói được. Vụ ông Giám Đốc Air Việt Nam trong lần được phóng viên Đài BBC phỏng vấn cách đây không lâu, tuy chưa phát ra tiếng chửi thề, nhưng lối ăn nói như thế cũng được người ta đánh giá là thiếu...”văn hóa”.
Xin kể hầu quí bạn đọc câu chuyện sau đây, sáng tác của quần chúng vô danh, tiêu biểu kiểu ăn nói “bạt mạng”, nhân vật “tôi” cũng như sự việc trong chuyện đều “hư cấu” :
“Trong một dịp về Việt Nam, tôi đã đến thăm một người bạn cũ hiện nay là một cô giáo dạy văn tại một trường cấp 3 tại Hà Nội. Đối với một người ở nước ngoài về như tôi, đi tìm nhà một người quen trong thành phố này quả là khó khăn. Vào một con hẽm, tôi gặp một ông cụ đi ngược chiều, tôi lễ phép hỏi thăm nhà cô giáo Xuân, ông cụ nghễnh ngãng nghe tôi nhắc lại câu hỏi hai ba lần, ông lấy tay nghiêng một bên tai và lắc đầu trả lời tôi: “Tôi... đéo nghe ông nói gì cả!” Tôi không buồn, đi tiếp và hỏi hai đứa trẻ đang mãi chơi bên đường, chúng trả lời thẳng thừng, chẳng cần nhìn tới khách hỏi là ai: “Đéo... biết”.
Cuối cùng tôi tìm ra nhà cô giáo. Sau khi thăm hỏi, trò chuyện, tôi trách cô về lối ăn nói, tự nhiên, sỗ sàng ...”đéo” có văn hóa ở khu xóm cô, và hỏi cô đã nghĩ gì trong khi cô là một nhà ... trồng người. Cô tâm sự: “Tôi đã cố hết sức tôi, nhưng học sinh... đéo nghe, nên cũng đành bó tay. Tôi kể anh nghe một chuyện, có lần, trong một bài học về dũng sĩ diệt Mỹ, tôi hỏi một học sinh định nghĩa về hai chữ “dũng sĩ”, em trả lời ngon ơ rằng “dũng sĩ là ...đéo sợ!”
Trong một cuộc họp với một Thứ Trưởng về định hướng giáo dục XHCN, tôi đã đem vấn đề này than phiền với cấp trên. Hôm ấy, trước mấy trăm giáo chức có mặt trong phòng hội, ông Thứ Trưởng đã nói rằng:
- Cô vừa nói học sinh cô định nghĩa về dũng sĩ, nếu chúng nói như vậy thì cũng...đéo sai. Tuy nhiên đây là vấn đề khá trăn trở với tôi, nhưng nhiều khi mình cũng... đéo biết giải quyết ra sao! Giáo dục thì. ..đéo có ngân khoản, trong khi có tiền cho tượng đài, văn phòng tỉnh huyện, khách sạn, sân golf thì ...đéo thiếu. Chính sách ...đéo nghĩ đến tương lai con em, chúng ta là cấp thừa hành,...đéo nghĩ làm gì cho nhọc xác.
Tôi rất buồn và kết luận với cô giáo một câu rất ư là “cá mè một lứa”: “Tương lai đất nước như thế này thì...đéo khá cô ạ!”
Huy Phương Hoang Pham chuyen