Thân Hữu Tiếp Tay...
Vấn đề cần phải được làm sáng tỏ.
Vấn đề cần phải được làm sáng tỏ: Đại sứ Jean-Marie Mérillon có viết cuốn Hồi ký nào với nhan đề là “Saigon et moi” hay không?
Từ nhiều năm trước đây, tôi có nghe trên vài đài phát thanh và rồi cũng đọc trên một vài tờ báo ở California về chuyện Vị Đại sứ Pháp ở Saigon trước năm 1975 tên là Jean-Marie Mérillon có viết một cuốn Hồi ký nhan đề là “Saigon et moi”, trong đó có kể một số chuyện xảy ra ở Saigon vào mấy ngày gần kề với ngày 30 tháng Tư năm 1975. Rồi gần đây, trên internet cũng lại thấy nhắc lại chuyện này nữa.
Bài báo khá dài đến 8425 chữ, có nhan đề là:
* Đại sứ Pháp ở Việt Nam Jean-Marie Mérillon :
“ Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa”.
Để khỏi mất thời giờ của bạn đọc, tôi chỉ xin trích dẫn một số đọan trong bài báo mà tôi lấy được từ Internet và xin dùng chữ nghiêng như dưới đây để phân biệt với nội dung của bài do chính tôi viết :
“ Móc nối với Trung Cộng thỏa thuận đâu vào đó cả rồi, sáng ngày 22/4 tôi mời phái đòan Dương Văn Minh vào Tòa Đại sứ tiếp xúc với chúng tôi. Phái đòan này có nhiều nhân vật đang tập sự làm chính trị, những kẻ chuyên sống nhờ xác chết của đồng bào họ : Huỳnh Tấn Mẫm, Hòang Phủ Ngọc Tường, Ngô Bá Thành, Ni sư Hùynh Liên, Lý Quý Chung,Vũ Văn Mẫu, Hồ Ngọc Cứ v.v… Tôi thấy Dương Văn Minh đã liên lạc quá vội với một thành phần vô ích. Những khuôn mặt này Bắc Việt chưa biết họ, còn bào công giúp Bắc Việt thì chỉ có việc chưởi tầm bậy chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
….Huỳnh Tấn Mẫm cướp lời Dương Văn Minh nói trước :
- “Thưa ông Đại sứ Pháp, cuộc chiến này Mỹ đã thua, tất cả người Việt Nam chúng tôi thắng trận”.
…Bà Ni sư Hùynh Liên nói nhiều lắm. Bà kể lể “tín đồ Phật Giáo bị kềm kẹp từ 20 năm qua, nếu cộng sản thắng thì đó là lời cầu nguyện của hàng triệu phật tử Việt Nam”.
…Đây là buổi thăm dò quan niệm, nhưng những con cờ quốc tế đã gửi cho tôi từ trước không có Hùynh Tấn Mẫm, Ngô Bá Thành, Hùynh Liên, Vũ Văn Mẫu và Lý Quý Chung. Tôi lễ phép mời họ ra về, ngọai trừ Đại tướng Dương Văn Minh để thu xếp nhiều công việc khác.
… Ông Vũ Văn Mẫu nói nhỏ với tôi một câu bằng tiếng Latinh : “Tôi muốn đi Pháp, nếu tân chánh phủ không được Hà nội nhìn nhận.”
( Xin ghi rõ : Vào ngày 22 tháng 4, thì Hùynh Tấn Mẫm vẫn còn bị giam giữ trong tù. Chỉ đến ngày 29 tháng 4, thì Bộ trưởng Thông Tin Lý Quý Chung mới kéo Mẫm ra khỏi tù và giới thiệu Mẫm với giới truyền thông báo chí trong một cuộc Họp Báo. Còn Hòang Phủ Ngọc Tường lúc đó đâu có ở Saigon, vì từ năm 1966 – 67 anh ta đã rời bỏ Huế để lên chiến khu trên núi rồi. Lại nữa : Làm sao mà có chuyện Tướng Dương Văn Minh phải dẫn cả một phái đòan tới gặp Đại sứ Mérillon được? Mà họ nói chuyện với ông Mérillon bằng thứ ngôn ngữ nào : tiếng Việt hay tiếng Pháp ?)
* Lại có chỗ còn có câu kỳ lạ như sau : “Chẳng là vì chúng tôi có đủ tin tức tình báo nói rõ có 5 vị tướng lãnh Nga có mặt trong Bộ Chỉ Huy chiến dịch Hồ Chí Minh tại chiến trường Long Khánh. Không lẽ các vị ấy chỉ ngồi uống trà với Văn Tiến Dũng hay sao?…”
Tôi thật sự không đủ kiên nhẫn để trích dẫn thêm nữa những điều bịa đặt quá hoang tưởng như trên, nên xin để bạn đọc tùy nghi tìm hiểu và thẩm định.
- Có một vài bạn thắc mắc hỏi tôi : “Liệu có thật như vậy chăng?”
Tôi xin trả lời chung cho các bạn thật ngắn gọn như sau :
1 – Tôi đã đọc bài báo đó từ cả trên 10 năm trước và thấy rõ ràng đó là thứ tài liệu ngụy tạokém cỏi, vì mấy lý do sau đây
A – Không hề có một ai đưa ra được bản nguyên tác Hồi Ký viết bằng tiếng Pháp của vị Đại sứ Mérillon. Ở Paris, chúng ta có các vị trí thức có tên tuổi, như Giáo sư Vũ Quốc Thúc, Luật sư Vương Văn Bắc, Luật sư Trần Thanh Hiệp, Nhà báo Từ Nguyên Trần Văn Ngô v.v… Mà chưa hề thấy một ai lên tiếng xác nhận là có một cuốn Hồi ký như thế của Đại sứ Mérillon.
B – Tôi đọc lời tường thuật trên bài báo, thì nhận thấy ngay đó không thể nào là văn phong của một vị Đại sứ của một quốc gia văn minh như nước Pháp được. Người ngụy tạo ra bài báo đó rõ ràng là có trình độ văn hóa và đạo đức quá thấp kém, nên mới dám liều lĩnh viết bịa đặt gian dối bậy bạ như vậy.
2 – Vào năm 1990, Giáo sư Hòang Ngọc Thành – một nhà nghiên cứu sử học được tiếng là nghiêm túc – đã đích thân viết thư hỏi ông Mérillon lúc đó đang là Đại sứ Pháp tại Liên Xô để ông nói rõ xem là ông có viết một cuốn Hồi ký “Saigon et moi” hay không? Thì ông Đại sứ đã trả lời cho Giáo sư Thành bằng văn thư viết bằng Anh ngữ gửi từ Moscou đề ngày 12 tháng 11 năm 1990 rằng : “Tôi không hề viết một cuốn Hồi ký như thế”.
(Xin đính kèm nguyên văn bức thư của Jean-Marie Mérillon gủi GS Thành).
Như vậy để kết luận cho bài viết này, tôi có thể quyết đóan với bạn đọc rằng :” Không hề có cuốn Hồi ký Saigon et moi do Đại sứ Mérillon viết”./
Westminster California, Tháng Hai 2013
© Đoàn Thanh Liêm
(Xin đính kèm nguyên văn bức thư của Jean-Marie Mérillon gủi GS Thành).
République Française
Ambassade de France
En URSS
L’Ambassadeur
Moscou le 12th November 1990
Dear Dr Thanh,
Your letter of the 22nd October has just reached me. I was most touched by it and very pleased to hear from you.
As far as the book «Saigon et moi» is concerned, I must make a point particularly clear. I did not write this book nor have I written any other about Vietnam; therefore the work that you are enquiring about is not mine. However, I am intrigued by this publication and should be glad to have any information relating to it.
Should I visit California, I shall not fail to take advantage of your kind invitation to a Vietnamese dinner.
Wishing your new book every success, I remain
Yours sincerely,
Jean- Marie Mérillon
http://www.danchimviet.info/archives/73173/van-de-can-phai-duoc-lam-sang-to/2013/02
Vấn đề cần phải được làm sáng tỏ.
Vấn đề cần phải được làm sáng tỏ: Đại sứ Jean-Marie Mérillon có viết cuốn Hồi ký nào với nhan đề là “Saigon et moi” hay không?
Từ nhiều năm trước đây, tôi có nghe trên vài đài phát thanh và rồi cũng đọc trên một vài tờ báo ở California về chuyện Vị Đại sứ Pháp ở Saigon trước năm 1975 tên là Jean-Marie Mérillon có viết một cuốn Hồi ký nhan đề là “Saigon et moi”, trong đó có kể một số chuyện xảy ra ở Saigon vào mấy ngày gần kề với ngày 30 tháng Tư năm 1975. Rồi gần đây, trên internet cũng lại thấy nhắc lại chuyện này nữa.
Bài báo khá dài đến 8425 chữ, có nhan đề là:
* Đại sứ Pháp ở Việt Nam Jean-Marie Mérillon :
“ Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa”.
Để khỏi mất thời giờ của bạn đọc, tôi chỉ xin trích dẫn một số đọan trong bài báo mà tôi lấy được từ Internet và xin dùng chữ nghiêng như dưới đây để phân biệt với nội dung của bài do chính tôi viết :
“ Móc nối với Trung Cộng thỏa thuận đâu vào đó cả rồi, sáng ngày 22/4 tôi mời phái đòan Dương Văn Minh vào Tòa Đại sứ tiếp xúc với chúng tôi. Phái đòan này có nhiều nhân vật đang tập sự làm chính trị, những kẻ chuyên sống nhờ xác chết của đồng bào họ : Huỳnh Tấn Mẫm, Hòang Phủ Ngọc Tường, Ngô Bá Thành, Ni sư Hùynh Liên, Lý Quý Chung,Vũ Văn Mẫu, Hồ Ngọc Cứ v.v… Tôi thấy Dương Văn Minh đã liên lạc quá vội với một thành phần vô ích. Những khuôn mặt này Bắc Việt chưa biết họ, còn bào công giúp Bắc Việt thì chỉ có việc chưởi tầm bậy chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
….Huỳnh Tấn Mẫm cướp lời Dương Văn Minh nói trước :
- “Thưa ông Đại sứ Pháp, cuộc chiến này Mỹ đã thua, tất cả người Việt Nam chúng tôi thắng trận”.
…Bà Ni sư Hùynh Liên nói nhiều lắm. Bà kể lể “tín đồ Phật Giáo bị kềm kẹp từ 20 năm qua, nếu cộng sản thắng thì đó là lời cầu nguyện của hàng triệu phật tử Việt Nam”.
…Đây là buổi thăm dò quan niệm, nhưng những con cờ quốc tế đã gửi cho tôi từ trước không có Hùynh Tấn Mẫm, Ngô Bá Thành, Hùynh Liên, Vũ Văn Mẫu và Lý Quý Chung. Tôi lễ phép mời họ ra về, ngọai trừ Đại tướng Dương Văn Minh để thu xếp nhiều công việc khác.
… Ông Vũ Văn Mẫu nói nhỏ với tôi một câu bằng tiếng Latinh : “Tôi muốn đi Pháp, nếu tân chánh phủ không được Hà nội nhìn nhận.”
( Xin ghi rõ : Vào ngày 22 tháng 4, thì Hùynh Tấn Mẫm vẫn còn bị giam giữ trong tù. Chỉ đến ngày 29 tháng 4, thì Bộ trưởng Thông Tin Lý Quý Chung mới kéo Mẫm ra khỏi tù và giới thiệu Mẫm với giới truyền thông báo chí trong một cuộc Họp Báo. Còn Hòang Phủ Ngọc Tường lúc đó đâu có ở Saigon, vì từ năm 1966 – 67 anh ta đã rời bỏ Huế để lên chiến khu trên núi rồi. Lại nữa : Làm sao mà có chuyện Tướng Dương Văn Minh phải dẫn cả một phái đòan tới gặp Đại sứ Mérillon được? Mà họ nói chuyện với ông Mérillon bằng thứ ngôn ngữ nào : tiếng Việt hay tiếng Pháp ?)
* Lại có chỗ còn có câu kỳ lạ như sau : “Chẳng là vì chúng tôi có đủ tin tức tình báo nói rõ có 5 vị tướng lãnh Nga có mặt trong Bộ Chỉ Huy chiến dịch Hồ Chí Minh tại chiến trường Long Khánh. Không lẽ các vị ấy chỉ ngồi uống trà với Văn Tiến Dũng hay sao?…”
Tôi thật sự không đủ kiên nhẫn để trích dẫn thêm nữa những điều bịa đặt quá hoang tưởng như trên, nên xin để bạn đọc tùy nghi tìm hiểu và thẩm định.
- Có một vài bạn thắc mắc hỏi tôi : “Liệu có thật như vậy chăng?”
Tôi xin trả lời chung cho các bạn thật ngắn gọn như sau :
1 – Tôi đã đọc bài báo đó từ cả trên 10 năm trước và thấy rõ ràng đó là thứ tài liệu ngụy tạokém cỏi, vì mấy lý do sau đây
A – Không hề có một ai đưa ra được bản nguyên tác Hồi Ký viết bằng tiếng Pháp của vị Đại sứ Mérillon. Ở Paris, chúng ta có các vị trí thức có tên tuổi, như Giáo sư Vũ Quốc Thúc, Luật sư Vương Văn Bắc, Luật sư Trần Thanh Hiệp, Nhà báo Từ Nguyên Trần Văn Ngô v.v… Mà chưa hề thấy một ai lên tiếng xác nhận là có một cuốn Hồi ký như thế của Đại sứ Mérillon.
B – Tôi đọc lời tường thuật trên bài báo, thì nhận thấy ngay đó không thể nào là văn phong của một vị Đại sứ của một quốc gia văn minh như nước Pháp được. Người ngụy tạo ra bài báo đó rõ ràng là có trình độ văn hóa và đạo đức quá thấp kém, nên mới dám liều lĩnh viết bịa đặt gian dối bậy bạ như vậy.
2 – Vào năm 1990, Giáo sư Hòang Ngọc Thành – một nhà nghiên cứu sử học được tiếng là nghiêm túc – đã đích thân viết thư hỏi ông Mérillon lúc đó đang là Đại sứ Pháp tại Liên Xô để ông nói rõ xem là ông có viết một cuốn Hồi ký “Saigon et moi” hay không? Thì ông Đại sứ đã trả lời cho Giáo sư Thành bằng văn thư viết bằng Anh ngữ gửi từ Moscou đề ngày 12 tháng 11 năm 1990 rằng : “Tôi không hề viết một cuốn Hồi ký như thế”.
(Xin đính kèm nguyên văn bức thư của Jean-Marie Mérillon gủi GS Thành).
Như vậy để kết luận cho bài viết này, tôi có thể quyết đóan với bạn đọc rằng :” Không hề có cuốn Hồi ký Saigon et moi do Đại sứ Mérillon viết”./
Westminster California, Tháng Hai 2013
© Đoàn Thanh Liêm
(Xin đính kèm nguyên văn bức thư của Jean-Marie Mérillon gủi GS Thành).
République Française
Ambassade de France
En URSS
L’Ambassadeur
Moscou le 12th November 1990
Dear Dr Thanh,
Your letter of the 22nd October has just reached me. I was most touched by it and very pleased to hear from you.
As far as the book «Saigon et moi» is concerned, I must make a point particularly clear. I did not write this book nor have I written any other about Vietnam; therefore the work that you are enquiring about is not mine. However, I am intrigued by this publication and should be glad to have any information relating to it.
Should I visit California, I shall not fail to take advantage of your kind invitation to a Vietnamese dinner.
Wishing your new book every success, I remain
Yours sincerely,
Jean- Marie Mérillon
http://www.danchimviet.info/archives/73173/van-de-can-phai-duoc-lam-sang-to/2013/02