Xe cán chó

Văn hóa “nhận trách nhiệm và xin từ chức”

Văn hóa “nhận trách nhiệm và xin từ chức” là một văn hóa dựa trên phẩm giá, lòng tự trọng và bản lĩnh của người lãnh đạo khi nhận thấy khuyết điểm, lỗi lầm

Ban Mai Hồng

Ngô Khôn Trí

20-7-2016

Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won. (Ảnh: AP)

Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won cuối đầu xin lỗi dân sau khi nộp đơn từ chức. (Ảnh: AP)

Văn hóa “nhận trách nhiệm và xin từ chức” là một văn hóa dựa trên phẩm giá, lòng tự trọng và bản lĩnh của người lãnh đạo khi nhận thấy khuyết điểm, lỗi lầm của mình và khi nhận thấy mình không còn xứng đáng đảm nhận nhiệm vụ được giao phó.

Trường hợp xử phạt vụ tài xế lái xe ngủ gật gây tai nạn, xử phạt tài xế lái xe về tội không tôn trọng luật lệ giao thông là chuyện đương nhiên. Nhưng nếu như ban quản lý không thu dụng nhân viên loại này, có chương trình đào tạo tốt, có phương cách phòng ngừa trường hợp tài xế buồn ngủ trong lúc lái xe thì đã không để xảy ra tai nan. Do đó, ban quản lý cũng phải nhận lấy trách nhiệm về phần mình. Đó là “trách nhiệm của hệ thống” trong một xã hội hiện đại mà ai cũng biết đến. Việc xử phạt không chỉ dựa vào luật pháp mà đôi khi còn dựa vào tình và lý của tập quán và thường thức xã hội.

Một văn hóa đáng noi gương, cần được tiếp thu, phát huy và truyền lại cho thế hệ sau.

Văn hóa này được xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, ví dụ như:

Tại Nga, ngày 21/6/2016, Huấn luyện Viên Leonid Slutski của đội tuyển bóng đá Nga đã xin từ chức sau thất bại 0-3 trước xứ Wales trong giải bóng đá Euro 2016.

Tại Tây Ban Nha, ngày 15/4/2016, Bộ trưởng Công nghiệp Jose Manuel Soria đã tuyên bố từ chức sau khi đưa ra những lời giải thích đầy mâu thuẫn về mối quan hệ của ông với 1 cty bình phong trong vụ rò rỉ tài liệu Panama Papers (là 11,5 triệu tài liệu cho thấy số tiền nhiều tỷ USD được giấu tại các thiên đường trốn thuế của các nhân vất giàu có và quyền lực trên thế giới).

Tại Pháp, vào ngày 18/ 8/ 2003, Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Y tế Pháp, ông Lucien Abenhaim đã nộp đơn xin từ chức, nhận trách nhiệm về việc không trở tay kịp trong hệ thống y tế để thời tiết nóng bất thường liên tục trong16 ngày làm 5000 chết. (Trong khi đó các nhà lãnh đạo từ tổng thống cho đến thủ tướng và các bô trưởng đi nghỉ hè phó mặc cho các bệnh viện đối phó với các làn sóng bệnh nhân).

Cũng tại Pháp, vào ngày 28/7/2016 tại buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công tại thành phố Nice, người dân Pháp đã liên tục bày tỏ thái độ bất mãn với chính sách chống khủng bố của chính phủ nên đã hô hào “từ chức, từ chức” nhắm vào thủ tướng và tổng thống.

Tại Bỉ, ngày 22/3/2016 tại sân bay ở Brussels, Bỉ đã xày ra một vụ đánh bom liều chết làm 16 người thiệt mạng. vì phát hiện những thiếu sót nghiêm trọng trong các khâu giám sát, soi chiếu hành lý và nhiều khâu kiểm soát an ninh khác trên toàn nước Bỉ nên bà Jacqueline Galant, Bộ trưởng giao thông Bỉ, đã nhận lấy trách nhiệm và xin từ chức vì bị cáo buộc là tắc trách trước các nguy cơ an ninh quốc gia.2 bộ trưởng, Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp cũng đã đệ đơn xin từ chức.

Tại Brazil, ngày 16/6/2016, Bộ trưởng Du lịch, ông Henrique Alves đã phải đệ đơn xin từ chức do bị cáo buộc dính líu tới bê bối tham nhũng tại Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras.

Tại Nhật Bản, mới đây nhất là ngày 28/1/2016, Ông Akira Amari, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản đã từ chức để nhận trách nhiệm cho những việc do phụ tá của ông đã làm. Ông nói với thư ký rằng phong bì từ giám đốc điều hành công ty xây dựng là “quyên góp chính trị”. Tuy nhiên, tạp chí Shukan Bunshun cáo buộc ông và trợ lý nhận 12 triệu yên từ 1 công ty xây dựng là để đổi lại việc sẽ giúp đỡ công ty này nhận lại tiền bồi thường từ chính phủ liên quan đến các tranh chấp về quyền sở hữu đất và tiêu hủy chất thải tại 1 công trình công cộng. Trong nội các chính phủ của Thủ tướng Abe đã xảy ra vụ từ chức của 2 bộ trưởng: một nữ bộ trưởng bị cáo buộc chi tiền để mua phiếu bầu và một nam Bộ trưởng Nông nghiệp bị cáo buộc sử dụng công qũy bất hợp pháp.

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari. Ảnh: Reuters/Yuya Shino

Không phải chỉ vì tham nhũng, sử dụng công quỹ bất hợp pháp, làm việc thiếu trách nhiệm, mà ngay cả “lỡ miệng”,  phát ngôn thiếu thận trọng cũng đưa đến nhận trách nhiệm và từ chức. Đó là trường hợp của ông Yoshio Hachiro, sau 8 ngày nhận chức, trong chuyến đi thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 cùng với thủ tướng Noda vào ngày 11/9/2011, ông đã gọi đây là một “thị trấn ma” và những lời nói đùa về nguy cơ nhiễm phóng xạ tại khu vực này. Lập tức, ông bị nhiều làn sóng chỉ trích là phát ngôn “không phù hợp”. Bởi vì trước đó, cựu Thủ tướng Naoto Kan đã phải từ chức vì bị chỉ trích xử lý kém hậu quả của tai nạn hạt nhân Fukushima.

Một trường hợp khác nói lên tinh thần nhận trách nhiệm rất cao của người Nhật là việc Bộ trưởng Giáo dục và Thể thao Hakubun Shimomura xin từ chức vì việc chậm xây sân vận động cho Olympic Tokyo 2020, mà nguyên nhân chính là do thay đổi thiết kế mới, chi phí xây dựng quá cao hơn dự định.

Tại Hàn Quốc, ngày 9/4/2012, Cảnh sát trưởng Nam Hàn Cho Hyun-oh đã từ chức trước sự phẫn nộ của dư luận xung quanh một vụ án kinh hoàng. Một cô gái đã bị cưỡng bức, sát hại và chặt xác dù đã gọi điện cầu cứu cảnh sát 7 ngày trước đó. Sau khi nộp đơn xin từ chức, ông Cho đã phát biểu như sau: “Tôi xin được chia buồn cùng gia đình nạn nhân và cầu xin sự tha thứ. Tôi xin chịu trách nhiệm vì sự bất cẩn không thể bỏ qua của cảnh sát đã dẫn đền hậu quả quá kinh hoàng. Tôi cũng xin lỗi vì đã khiến người dân Hàn Quốc thất vọng trước lực lượng cảnh sát”. Ngay sau đó, cảnh sát trưởng của tỉnh Gyeonggi, ông Seo Cheo-ho cũng nộp đơn xin từ chức.

Mặc dù những tai nạn, sự cố xảy ra là do lỗi của những nhân viên cấp dưới nhưng người lãnh đạo nhận trách nhiệm và xin từ chức vì có lòng tự trọng. Trường hợp từ chức của Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won là 1 ví dụ điển hình được người dân khâm phục và uy tín của chính phủ, của đảng cầm quyền được nâng cao. Ông cúi đầu nói: “Tôi xin lỗi vì đã không thể ngăn vụ tai nạn này (chìm phà Sewol) và đã không thể xử lý vụ việc được tốt sau khi nó xảy ra. Tôi cho rằng, với tư cách là Thủ tướng, rõ ràng là phải chịu trách nhiệm và phải từ chức”.

Ngoài ra, chúng ta cũng nghe rất nhiều về vụ từ chức của các quan chức Hàn Quốc này như vụ: Bộ trưởng Năng lượng từ chức vì điện cúp, Bộ trưởng Giáo dục từ chức về tội đạo văn trong công trình nghiên cứu của mình. v.v….

Còn ở Việt Nam mình thì sao?   Có thể nói “Văn hóa nhận trách nhiệm và xin từ chức của lãnh đạo” là một điều hiếm thấy. Người dân Việt Nam mình  đã quen với chuyện “ bình chân như vại ”của các quan chức trước những sai phạm trầm trọng trong phạm vị trách nhiệm của họ. Điển hình nhất là vụ “ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ” vào ngày 26/9/2007, gây 55 người thiệt mạng, 80 người bị thương.

Ngày 4/10/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu rất hùng hồn: ”Đây là sự cố tai nạn lớn nhất từ trước đến nay trong xây dựng. Để xảy ra sự cố dù bất cứ nguyên nhân nào thì trách nhiệm yếu kém trong quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản trước hết thuộc về chính phủ, trong đó Thủ tướng là người chịu trách nhiệm trước nhân dân”.

Sau đó, Bô Giao thông Vận tải và Bộ Công an đã thành lập 1 ủy ban điều tra nguyên nhân, mãi đến ngày 2/7/2008 (sau gần 10 tháng sau) Bộ trưởng Xây dựng, Nguyễn Hồng Quân đã báo cáo Chính phủ là sự cố sập nhịp cầu là do lún lệch đài móng trụ tạm. Bộ trưởng Giao thông Vận tải,  Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận Bộ có trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước và khẳng định trách nhiệm chính thuộc về nhà thầu. Cho đến nay, chưa có một cá nhân hoặc tập thể nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ án này và không một ai đứng ra nhận trách nhiệm và xin từ chức.

7 năm sau, vào ngày 5/11/2014 Ông Nakajima Satoshi, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP HCM đã đến xã Mỹ Hòa, tĩnh Vĩnh Long thắp hương tưởng niệm 55 công nhân tử vong, ông nói: ”Một lần nữa tôi xin chia buồn, chia sẻ cùng các gia đình nạn nhân trong vụ tai nạn đáng tiếc năm xưa”. Một hành động nhân văn này được nhiều người dân Việt Nam ngưỡng mộ

Ngoài ra còn có nhiều sự cố khác mà không có ai đứng ra nhận trách nhiệm như  sự cố chiếc sà lan chạy trên sông Đồng Nai va vào móng cầu Ghềnh khiến 2 nhịp cầu gãy sập, nhiều người đang chạy xe máy bị rơi xuống sông; Vụ sập cầu treo ở xã Sơn Bình, Lai Châu làm đoàn người và chiếc quan tài rơi xuống suối, 7 người chết, 33 người bị thương; Kho đạn của sư đoàn 2, quân khu V tại TP Pleiku, Gia Lai cháy nỗ, xe chỡ hành khách lật trên quốc lộ, v.v,….

Gần đây nhất là vụ nhà máy Formosa xả thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 3,8 triệu dân của 4 tỉnh và đã ký hợp đồng với công ty không có chức năng xử lý chất thải công nghiệp để chôn giấu 30 tấn chất thải ở 1 nông trại ở phường Kỳ Long, 100 chất thải trong bãi rác khu du lịch Thiên Cầm, Hà Tĩnh.v.v…

H1

Cho tới thời điểm hiện nay,  Formosa chỉ thừa nhận lỗi trong việc thải chất độc ra biễn, chấp nhận bồi thường 500 triệu đô la (con số quá nhỏ so với tội trạng) nhưng chưa thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm và từ chức trước một sự cố quan trọng này.

Truy tìm trên mạng, người viết chỉ tìm thấy 2 trường hợp: Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Huy Ngọ đệ đơn xin từ chức vì vụ tham ô của cấp dưới là bà Lã thị Kim Oanh, (nguyên giám đốc công ty đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn) và Bí thư huyện Ủa Sơn Hà Tĩnh Quảng Ngãi từ chức vì những vụ phá rừng xảy ra tại Sơn Hà.

Để tìm hiểu thêm về văn hóa nhận trách nhiệm và xin từ chức của lãnh đạo Việt Nam mình. Xin được ghi lại một cuộc phỏng vấn tại Quốc hội vào ngày 14/11/2012 như sau:

Đang lúc Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn đã xảy ra một sự cố mất điện khiến cho buổi truyền hình trực tiếp bị gián đoạn. Ngay sau đó hội trường Bộ Quốc phòng đã sử dụng nguồn điện dự phòng. Tuy nhiên, báo chí có ghi lại như sau:

Đại biểu Dương Trung Quốc đặt vấn đề:

“Phải chăng Thủ tướng nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động một cuộc phấn đấu của Chính phủ, đoạn tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ trình, để các quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?”.

H1Ảnh: internet

Thủ tướng, sau vài giải thích, đã trả lời ngắn gọn rằng: “Đảng lãnh đạo quản lý trực tiếp tôi, hiểu rất rõ về tôi và Đảng ta cũng là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ. Trung ương phân công, Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Quốc Hội”.

Một dân tộc muốn được trường tồn và hưng thịnh cần tiếp thu nhiều văn hóa tồt, văn hóa đó phải hợp với xã hội hiện đại và phải hợp với lòng dân?

Montreal, ngày 19/7/2016


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Văn hóa “nhận trách nhiệm và xin từ chức”

Văn hóa “nhận trách nhiệm và xin từ chức” là một văn hóa dựa trên phẩm giá, lòng tự trọng và bản lĩnh của người lãnh đạo khi nhận thấy khuyết điểm, lỗi lầm

Ban Mai Hồng

Ngô Khôn Trí

20-7-2016

Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won. (Ảnh: AP)

Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won cuối đầu xin lỗi dân sau khi nộp đơn từ chức. (Ảnh: AP)

Văn hóa “nhận trách nhiệm và xin từ chức” là một văn hóa dựa trên phẩm giá, lòng tự trọng và bản lĩnh của người lãnh đạo khi nhận thấy khuyết điểm, lỗi lầm của mình và khi nhận thấy mình không còn xứng đáng đảm nhận nhiệm vụ được giao phó.

Trường hợp xử phạt vụ tài xế lái xe ngủ gật gây tai nạn, xử phạt tài xế lái xe về tội không tôn trọng luật lệ giao thông là chuyện đương nhiên. Nhưng nếu như ban quản lý không thu dụng nhân viên loại này, có chương trình đào tạo tốt, có phương cách phòng ngừa trường hợp tài xế buồn ngủ trong lúc lái xe thì đã không để xảy ra tai nan. Do đó, ban quản lý cũng phải nhận lấy trách nhiệm về phần mình. Đó là “trách nhiệm của hệ thống” trong một xã hội hiện đại mà ai cũng biết đến. Việc xử phạt không chỉ dựa vào luật pháp mà đôi khi còn dựa vào tình và lý của tập quán và thường thức xã hội.

Một văn hóa đáng noi gương, cần được tiếp thu, phát huy và truyền lại cho thế hệ sau.

Văn hóa này được xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, ví dụ như:

Tại Nga, ngày 21/6/2016, Huấn luyện Viên Leonid Slutski của đội tuyển bóng đá Nga đã xin từ chức sau thất bại 0-3 trước xứ Wales trong giải bóng đá Euro 2016.

Tại Tây Ban Nha, ngày 15/4/2016, Bộ trưởng Công nghiệp Jose Manuel Soria đã tuyên bố từ chức sau khi đưa ra những lời giải thích đầy mâu thuẫn về mối quan hệ của ông với 1 cty bình phong trong vụ rò rỉ tài liệu Panama Papers (là 11,5 triệu tài liệu cho thấy số tiền nhiều tỷ USD được giấu tại các thiên đường trốn thuế của các nhân vất giàu có và quyền lực trên thế giới).

Tại Pháp, vào ngày 18/ 8/ 2003, Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Y tế Pháp, ông Lucien Abenhaim đã nộp đơn xin từ chức, nhận trách nhiệm về việc không trở tay kịp trong hệ thống y tế để thời tiết nóng bất thường liên tục trong16 ngày làm 5000 chết. (Trong khi đó các nhà lãnh đạo từ tổng thống cho đến thủ tướng và các bô trưởng đi nghỉ hè phó mặc cho các bệnh viện đối phó với các làn sóng bệnh nhân).

Cũng tại Pháp, vào ngày 28/7/2016 tại buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công tại thành phố Nice, người dân Pháp đã liên tục bày tỏ thái độ bất mãn với chính sách chống khủng bố của chính phủ nên đã hô hào “từ chức, từ chức” nhắm vào thủ tướng và tổng thống.

Tại Bỉ, ngày 22/3/2016 tại sân bay ở Brussels, Bỉ đã xày ra một vụ đánh bom liều chết làm 16 người thiệt mạng. vì phát hiện những thiếu sót nghiêm trọng trong các khâu giám sát, soi chiếu hành lý và nhiều khâu kiểm soát an ninh khác trên toàn nước Bỉ nên bà Jacqueline Galant, Bộ trưởng giao thông Bỉ, đã nhận lấy trách nhiệm và xin từ chức vì bị cáo buộc là tắc trách trước các nguy cơ an ninh quốc gia.2 bộ trưởng, Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp cũng đã đệ đơn xin từ chức.

Tại Brazil, ngày 16/6/2016, Bộ trưởng Du lịch, ông Henrique Alves đã phải đệ đơn xin từ chức do bị cáo buộc dính líu tới bê bối tham nhũng tại Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras.

Tại Nhật Bản, mới đây nhất là ngày 28/1/2016, Ông Akira Amari, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản đã từ chức để nhận trách nhiệm cho những việc do phụ tá của ông đã làm. Ông nói với thư ký rằng phong bì từ giám đốc điều hành công ty xây dựng là “quyên góp chính trị”. Tuy nhiên, tạp chí Shukan Bunshun cáo buộc ông và trợ lý nhận 12 triệu yên từ 1 công ty xây dựng là để đổi lại việc sẽ giúp đỡ công ty này nhận lại tiền bồi thường từ chính phủ liên quan đến các tranh chấp về quyền sở hữu đất và tiêu hủy chất thải tại 1 công trình công cộng. Trong nội các chính phủ của Thủ tướng Abe đã xảy ra vụ từ chức của 2 bộ trưởng: một nữ bộ trưởng bị cáo buộc chi tiền để mua phiếu bầu và một nam Bộ trưởng Nông nghiệp bị cáo buộc sử dụng công qũy bất hợp pháp.

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari. Ảnh: Reuters/Yuya Shino

Không phải chỉ vì tham nhũng, sử dụng công quỹ bất hợp pháp, làm việc thiếu trách nhiệm, mà ngay cả “lỡ miệng”,  phát ngôn thiếu thận trọng cũng đưa đến nhận trách nhiệm và từ chức. Đó là trường hợp của ông Yoshio Hachiro, sau 8 ngày nhận chức, trong chuyến đi thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 cùng với thủ tướng Noda vào ngày 11/9/2011, ông đã gọi đây là một “thị trấn ma” và những lời nói đùa về nguy cơ nhiễm phóng xạ tại khu vực này. Lập tức, ông bị nhiều làn sóng chỉ trích là phát ngôn “không phù hợp”. Bởi vì trước đó, cựu Thủ tướng Naoto Kan đã phải từ chức vì bị chỉ trích xử lý kém hậu quả của tai nạn hạt nhân Fukushima.

Một trường hợp khác nói lên tinh thần nhận trách nhiệm rất cao của người Nhật là việc Bộ trưởng Giáo dục và Thể thao Hakubun Shimomura xin từ chức vì việc chậm xây sân vận động cho Olympic Tokyo 2020, mà nguyên nhân chính là do thay đổi thiết kế mới, chi phí xây dựng quá cao hơn dự định.

Tại Hàn Quốc, ngày 9/4/2012, Cảnh sát trưởng Nam Hàn Cho Hyun-oh đã từ chức trước sự phẫn nộ của dư luận xung quanh một vụ án kinh hoàng. Một cô gái đã bị cưỡng bức, sát hại và chặt xác dù đã gọi điện cầu cứu cảnh sát 7 ngày trước đó. Sau khi nộp đơn xin từ chức, ông Cho đã phát biểu như sau: “Tôi xin được chia buồn cùng gia đình nạn nhân và cầu xin sự tha thứ. Tôi xin chịu trách nhiệm vì sự bất cẩn không thể bỏ qua của cảnh sát đã dẫn đền hậu quả quá kinh hoàng. Tôi cũng xin lỗi vì đã khiến người dân Hàn Quốc thất vọng trước lực lượng cảnh sát”. Ngay sau đó, cảnh sát trưởng của tỉnh Gyeonggi, ông Seo Cheo-ho cũng nộp đơn xin từ chức.

Mặc dù những tai nạn, sự cố xảy ra là do lỗi của những nhân viên cấp dưới nhưng người lãnh đạo nhận trách nhiệm và xin từ chức vì có lòng tự trọng. Trường hợp từ chức của Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won là 1 ví dụ điển hình được người dân khâm phục và uy tín của chính phủ, của đảng cầm quyền được nâng cao. Ông cúi đầu nói: “Tôi xin lỗi vì đã không thể ngăn vụ tai nạn này (chìm phà Sewol) và đã không thể xử lý vụ việc được tốt sau khi nó xảy ra. Tôi cho rằng, với tư cách là Thủ tướng, rõ ràng là phải chịu trách nhiệm và phải từ chức”.

Ngoài ra, chúng ta cũng nghe rất nhiều về vụ từ chức của các quan chức Hàn Quốc này như vụ: Bộ trưởng Năng lượng từ chức vì điện cúp, Bộ trưởng Giáo dục từ chức về tội đạo văn trong công trình nghiên cứu của mình. v.v….

Còn ở Việt Nam mình thì sao?   Có thể nói “Văn hóa nhận trách nhiệm và xin từ chức của lãnh đạo” là một điều hiếm thấy. Người dân Việt Nam mình  đã quen với chuyện “ bình chân như vại ”của các quan chức trước những sai phạm trầm trọng trong phạm vị trách nhiệm của họ. Điển hình nhất là vụ “ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ” vào ngày 26/9/2007, gây 55 người thiệt mạng, 80 người bị thương.

Ngày 4/10/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu rất hùng hồn: ”Đây là sự cố tai nạn lớn nhất từ trước đến nay trong xây dựng. Để xảy ra sự cố dù bất cứ nguyên nhân nào thì trách nhiệm yếu kém trong quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản trước hết thuộc về chính phủ, trong đó Thủ tướng là người chịu trách nhiệm trước nhân dân”.

Sau đó, Bô Giao thông Vận tải và Bộ Công an đã thành lập 1 ủy ban điều tra nguyên nhân, mãi đến ngày 2/7/2008 (sau gần 10 tháng sau) Bộ trưởng Xây dựng, Nguyễn Hồng Quân đã báo cáo Chính phủ là sự cố sập nhịp cầu là do lún lệch đài móng trụ tạm. Bộ trưởng Giao thông Vận tải,  Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận Bộ có trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước và khẳng định trách nhiệm chính thuộc về nhà thầu. Cho đến nay, chưa có một cá nhân hoặc tập thể nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ án này và không một ai đứng ra nhận trách nhiệm và xin từ chức.

7 năm sau, vào ngày 5/11/2014 Ông Nakajima Satoshi, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP HCM đã đến xã Mỹ Hòa, tĩnh Vĩnh Long thắp hương tưởng niệm 55 công nhân tử vong, ông nói: ”Một lần nữa tôi xin chia buồn, chia sẻ cùng các gia đình nạn nhân trong vụ tai nạn đáng tiếc năm xưa”. Một hành động nhân văn này được nhiều người dân Việt Nam ngưỡng mộ

Ngoài ra còn có nhiều sự cố khác mà không có ai đứng ra nhận trách nhiệm như  sự cố chiếc sà lan chạy trên sông Đồng Nai va vào móng cầu Ghềnh khiến 2 nhịp cầu gãy sập, nhiều người đang chạy xe máy bị rơi xuống sông; Vụ sập cầu treo ở xã Sơn Bình, Lai Châu làm đoàn người và chiếc quan tài rơi xuống suối, 7 người chết, 33 người bị thương; Kho đạn của sư đoàn 2, quân khu V tại TP Pleiku, Gia Lai cháy nỗ, xe chỡ hành khách lật trên quốc lộ, v.v,….

Gần đây nhất là vụ nhà máy Formosa xả thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 3,8 triệu dân của 4 tỉnh và đã ký hợp đồng với công ty không có chức năng xử lý chất thải công nghiệp để chôn giấu 30 tấn chất thải ở 1 nông trại ở phường Kỳ Long, 100 chất thải trong bãi rác khu du lịch Thiên Cầm, Hà Tĩnh.v.v…

H1

Cho tới thời điểm hiện nay,  Formosa chỉ thừa nhận lỗi trong việc thải chất độc ra biễn, chấp nhận bồi thường 500 triệu đô la (con số quá nhỏ so với tội trạng) nhưng chưa thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm và từ chức trước một sự cố quan trọng này.

Truy tìm trên mạng, người viết chỉ tìm thấy 2 trường hợp: Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Huy Ngọ đệ đơn xin từ chức vì vụ tham ô của cấp dưới là bà Lã thị Kim Oanh, (nguyên giám đốc công ty đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn) và Bí thư huyện Ủa Sơn Hà Tĩnh Quảng Ngãi từ chức vì những vụ phá rừng xảy ra tại Sơn Hà.

Để tìm hiểu thêm về văn hóa nhận trách nhiệm và xin từ chức của lãnh đạo Việt Nam mình. Xin được ghi lại một cuộc phỏng vấn tại Quốc hội vào ngày 14/11/2012 như sau:

Đang lúc Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn đã xảy ra một sự cố mất điện khiến cho buổi truyền hình trực tiếp bị gián đoạn. Ngay sau đó hội trường Bộ Quốc phòng đã sử dụng nguồn điện dự phòng. Tuy nhiên, báo chí có ghi lại như sau:

Đại biểu Dương Trung Quốc đặt vấn đề:

“Phải chăng Thủ tướng nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động một cuộc phấn đấu của Chính phủ, đoạn tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ trình, để các quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?”.

H1Ảnh: internet

Thủ tướng, sau vài giải thích, đã trả lời ngắn gọn rằng: “Đảng lãnh đạo quản lý trực tiếp tôi, hiểu rất rõ về tôi và Đảng ta cũng là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ. Trung ương phân công, Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Quốc Hội”.

Một dân tộc muốn được trường tồn và hưng thịnh cần tiếp thu nhiều văn hóa tồt, văn hóa đó phải hợp với xã hội hiện đại và phải hợp với lòng dân?

Montreal, ngày 19/7/2016


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm