Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Văn hóa thời đại! - Việt Nhân
(HNPĐ) Thiên đàng xã nghĩa đến cuối thế kỷ này biết đã đi tới chưa (bí tịt Lú nói), nhưng văn hóa xã nghĩa nôm na vẫn gọi là văn hóa mới, thì rõ ràng đã khởi sắc trên cả mức mong đợi của bác và đảng. Đây có phải là bước thành công của người cộng sản mà tay (vũ đức đam) gọi là nơi đáng sống, là xã hội mọi người trên thên thế giới mong ước?
Trong mươi ngày qua, trên mạng lẫn báo nhà nước đăng tải những tin, qua đó cho thấy người dân xã nghĩa, ngày càng gia tăng hành xử bạo lực với nhau, hình thái bầy đàn thể hiện rất rõ nét trong mọi trường hợp, và chuyện ồn ào nhất là chuyện những con hát thằng hề xưng là nghệ sĩ nhưng hành xử lại là thói của đám côn đồ.
Hai cái tin liền nhau cái tuần trước cái tuần sau, hai đứa trẻ đi xe đạp đứa 15 đứa 12, chẳng may va chạm giao thông với người lớn, để rồi cả hai đều bị đánh dã man đến mức tâm thần hoảng loạn, đứa 15 bị vết thương trên đầu phải khâu 10 mũi, còn đứa 12 không khá hơn gì, bị đánh khắp châu thân phải nhập viện điều trị.
Chuyện cọ quẹt trong lúc chạy xe, cái cảnh đôi bên dùng ngay tay chân với nhau thay cho lời nói là chuyện đã trở thành phổ biến và quen mắt, phải chăng thiếu niềm tin vào công lý xã nghĩa, mà người dân hôm nay cho phép mình ra tay tự giải quyết lấy, và chuyện thực tế là hôm nay hầu hết dưới các cái yên xe gắn máy, luôn có sẵn ‘hàng nóng’ để xử dụng lúc cần.
Chắc cũng vì không tin vào cách giải quyết của cơ quan công quyền nhà nước, mà một số đông theo báo lề đảng nói có đến cả trăm, gồm đồng nghiệp lẫn người ái mộ kéo đến ‘hỏi tội’ một anh chủ phòng tập thể dục dụng cụ (nguyễn duy) ở thành hồ. Bởi anh này bị cho là có tội ngứa miệng, nói điều không đúng về vợ ông hề (chí tài) vừa mới đi đoàn tụ cùng bác, may mắn anh vai u thịt bắp tuy to xác, nhưng vẫn còn khôn kịp biết khó địch lại số đông, nên nói lời xin lỗi để tháo thân.
Chuyện anh tập tạ tạm gọi là êm, bởi sau đó để đề phòng chuyện tuồng diễn tiếp màn hai, mà nghe nói đã thuê côn an cảnh sát đến bảo vệ cơ sở làm ăn của anh. Nhưng chuyện ông hề chết chưa êm, lại có một anh hành nghề bảo vệ ở Tây Ninh, cũng vì ‘nực’ đám gây ồn ào mà lên tiếng chửi, và y như lời một bà hề (cát phượng) nói: Đánh thì dễ thôi, chỉ cần một cái búng ngón tay. Rồi chuyện không biết ra sao, thực hư có hay không, chỉ thấy hình anh bảo vệ được post ngay trên mạng sau đó, mặt đầy vết máu khô dưới chân mày trái một vết khâu dài năm mũi!
Trong khí thế lên cao bà ‘nghệ sĩ’ cảnh cáo: Đừng đụng đến ‘nghệ sĩ’, và ông ‘hiệp sĩ’ (nguyễn sin) cũng đã ra chiến thư cho anh tập tạ: Sau 6h sẽ ship “sóng thần” tới tận giường kẻ bịa đặt… Không biết cớ gì trong chuyện gọi là bảo vệ danh dự vợ của ông hề vừa chết, côn an nhà nước xã nghĩa không một động thái, liệu có bị chạm tự ái nghề nghiệp không, khi những kẻ xưng mình là nghệ sĩ với hiệp sĩ, tự công khai tung chiến bài trên mạng như vậy?
Riêng chỗ này khi gõ mấy chữ nghệ sĩ và hiệp sĩ để gọi đám này, mỗ tôi thấy có điều không ổn! Những tay diễn hài nhãm có thật là nghệ sĩ, những tên dao búa côn đồ có là những hiệp sĩ giang hồ trượng nghĩa, chắc chắn là không. Trong chế độ xã nghĩa nhìn vào góc khuất, thấy được chúng là công cụ của chế độ, người dân xã nghĩa hôm nay ngoài ma túy và rượu, thì hài nhãm là cái được ưa chuộng, vì vậy những danh hiệu ưu tú được trao thấy ra là điều có ý cả.
Trong lúc ồn ào chuyện tay hề đột quỵ chết, một bản tin khiến những ai còn nặng lòng với đất nước dân tộc mà nghe buồn, nhà văn nhà thơ Trần Đức Thạch, người vì nói lên tội ác cộng sản vào tháng Tư Đen, đã bị tuyên án 3 năm tù vào ngày 10/08/2009, nay cũng lại vì tội yêu cái thật, anh lại nhận thêm bản án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế. Nói theo cách gọi chung những người làm công tác văn học nghệ thuật, Trần Đức Thạch xứng được gọi là (văn) nghệ sĩ, vậy mà chẳng có ông nào bà nào mang danh nghệ sĩ ưu tú, hay nhân dân lên tiếng cho anh.
Có kêu gọi bọn chúng cũng bằng thừa! Để câu chuyện phiếm tuần này có tý cái vui, mà mỗ tôi xin gõ một tin khác, cũng vừa xảy ra tại Hà Nội cái nôi thiên đàng miền Bắc, để đối xứng chuyện anh hề chết ở thành hồ cái rốn xã nghĩa miền Nam. Vả cũng để bớt đi hậu quả (nếu có), do cái tật ưa viết nhiều, càng viết càng nặng lời của thằng mỗ tôi, bởi nay vịt cộng chúng đã đầy đặc Bolsa, nghệ sĩ, hiệp sĩ chúng mà hỏi thăm, thì tội quá cho xương già da cóc của mỗ tôi đem đóng gói.
Trên mạng mỗ tôi lượm được bức ảnh mà quý bạn đọc thấy đấy, nó được dùng làm ảnh minh họa câu chuyện tuần này, ngay bên dưới một dân mạng quê bác thảng thốt kêu lên: ỐI giời ấn tượng nhể, có phải đây là cái thẹp, vẫn thường được mô tả là chung quanh có lông giữa có lỗ không? Tiếp theo câu kêu ‘giời’ của ông, là một loạt còm đả thông cho cái thắc mắc không những của mỗi ông, mà là tất cả những ai, khi vừa thấy cái vật này được đặt bên bờ hồ Gươm: Thưa không, đây là biểu tượng văn hóa, mang ý rằng Tháp Rùa hay to hơn là Hà Nội trong trái tim tôi.
Dân mạng ném đá cái biểu tượng văn hóa trái tim đầy lông lá này, khiến nó bị đem đi mất, không biết đem đâu, không chừng đã thể theo ý của hơn trăm lời còm, mà nó đã được đem đặt nơi cổng một ‘xưởng đẻ’ nào đó. Theo mỗ tôi cái vật đầy ‘ấn tượng’ như thế, chỗ xứng cho nó phải là ở quảng trường Ba Đình ngay lối vào lăng bác, đặt thế nào để lăng bác khi nhìn nằm ngay chính giữa là đẹp, và bác cũng thích. Bởi lúc còn sống bác ưa nhất là cái vật lông lá ấy... Làm sao quên được, câu âu yếm bác hỏi các chiến sĩ gái: Kinh nguyệt các cháu có đều không?
Chém chết đây là các quan đỏ Ba Đình học nơi bác, đem cái thẹp của các bà, cũng hình dáng tương tự cho nó thành trái tim có lông ôm lấy tháp Rùa. Đã có người nặng lời chửi đây là thứ văn hóa loài khỉ của lũ thô tục, tưởng rằng hay mà đem phơi bên bờ hồ Gươm giữa thủ đô Hà Nội… Đã gọi là khỉ thì có chửi cũng để thêm vui thôi, chỉ xin khen một cư dân Hà Nội đã đổi câu mở đâu bài hát Hà Nội mùa vắng những cơm mưa, thành câu: Hà Nội mùa này một nhúm lông.
Ôi tuyệt vời biết bao, những nghệ sĩ, những hiệp sĩ, những biểu tượng, làm nên văn hóa thời đại!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Văn hóa thời đại! - Việt Nhân
(HNPĐ) Thiên đàng xã nghĩa đến cuối thế kỷ này biết đã đi tới chưa (bí tịt Lú nói), nhưng văn hóa xã nghĩa nôm na vẫn gọi là văn hóa mới, thì rõ ràng đã khởi sắc trên cả mức mong đợi của bác và đảng. Đây có phải là bước thành công của người cộng sản mà tay (vũ đức đam) gọi là nơi đáng sống, là xã hội mọi người trên thên thế giới mong ước?
Trong mươi ngày qua, trên mạng lẫn báo nhà nước đăng tải những tin, qua đó cho thấy người dân xã nghĩa, ngày càng gia tăng hành xử bạo lực với nhau, hình thái bầy đàn thể hiện rất rõ nét trong mọi trường hợp, và chuyện ồn ào nhất là chuyện những con hát thằng hề xưng là nghệ sĩ nhưng hành xử lại là thói của đám côn đồ.
Hai cái tin liền nhau cái tuần trước cái tuần sau, hai đứa trẻ đi xe đạp đứa 15 đứa 12, chẳng may va chạm giao thông với người lớn, để rồi cả hai đều bị đánh dã man đến mức tâm thần hoảng loạn, đứa 15 bị vết thương trên đầu phải khâu 10 mũi, còn đứa 12 không khá hơn gì, bị đánh khắp châu thân phải nhập viện điều trị.
Chuyện cọ quẹt trong lúc chạy xe, cái cảnh đôi bên dùng ngay tay chân với nhau thay cho lời nói là chuyện đã trở thành phổ biến và quen mắt, phải chăng thiếu niềm tin vào công lý xã nghĩa, mà người dân hôm nay cho phép mình ra tay tự giải quyết lấy, và chuyện thực tế là hôm nay hầu hết dưới các cái yên xe gắn máy, luôn có sẵn ‘hàng nóng’ để xử dụng lúc cần.
Chắc cũng vì không tin vào cách giải quyết của cơ quan công quyền nhà nước, mà một số đông theo báo lề đảng nói có đến cả trăm, gồm đồng nghiệp lẫn người ái mộ kéo đến ‘hỏi tội’ một anh chủ phòng tập thể dục dụng cụ (nguyễn duy) ở thành hồ. Bởi anh này bị cho là có tội ngứa miệng, nói điều không đúng về vợ ông hề (chí tài) vừa mới đi đoàn tụ cùng bác, may mắn anh vai u thịt bắp tuy to xác, nhưng vẫn còn khôn kịp biết khó địch lại số đông, nên nói lời xin lỗi để tháo thân.
Chuyện anh tập tạ tạm gọi là êm, bởi sau đó để đề phòng chuyện tuồng diễn tiếp màn hai, mà nghe nói đã thuê côn an cảnh sát đến bảo vệ cơ sở làm ăn của anh. Nhưng chuyện ông hề chết chưa êm, lại có một anh hành nghề bảo vệ ở Tây Ninh, cũng vì ‘nực’ đám gây ồn ào mà lên tiếng chửi, và y như lời một bà hề (cát phượng) nói: Đánh thì dễ thôi, chỉ cần một cái búng ngón tay. Rồi chuyện không biết ra sao, thực hư có hay không, chỉ thấy hình anh bảo vệ được post ngay trên mạng sau đó, mặt đầy vết máu khô dưới chân mày trái một vết khâu dài năm mũi!
Trong khí thế lên cao bà ‘nghệ sĩ’ cảnh cáo: Đừng đụng đến ‘nghệ sĩ’, và ông ‘hiệp sĩ’ (nguyễn sin) cũng đã ra chiến thư cho anh tập tạ: Sau 6h sẽ ship “sóng thần” tới tận giường kẻ bịa đặt… Không biết cớ gì trong chuyện gọi là bảo vệ danh dự vợ của ông hề vừa chết, côn an nhà nước xã nghĩa không một động thái, liệu có bị chạm tự ái nghề nghiệp không, khi những kẻ xưng mình là nghệ sĩ với hiệp sĩ, tự công khai tung chiến bài trên mạng như vậy?
Riêng chỗ này khi gõ mấy chữ nghệ sĩ và hiệp sĩ để gọi đám này, mỗ tôi thấy có điều không ổn! Những tay diễn hài nhãm có thật là nghệ sĩ, những tên dao búa côn đồ có là những hiệp sĩ giang hồ trượng nghĩa, chắc chắn là không. Trong chế độ xã nghĩa nhìn vào góc khuất, thấy được chúng là công cụ của chế độ, người dân xã nghĩa hôm nay ngoài ma túy và rượu, thì hài nhãm là cái được ưa chuộng, vì vậy những danh hiệu ưu tú được trao thấy ra là điều có ý cả.
Trong lúc ồn ào chuyện tay hề đột quỵ chết, một bản tin khiến những ai còn nặng lòng với đất nước dân tộc mà nghe buồn, nhà văn nhà thơ Trần Đức Thạch, người vì nói lên tội ác cộng sản vào tháng Tư Đen, đã bị tuyên án 3 năm tù vào ngày 10/08/2009, nay cũng lại vì tội yêu cái thật, anh lại nhận thêm bản án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế. Nói theo cách gọi chung những người làm công tác văn học nghệ thuật, Trần Đức Thạch xứng được gọi là (văn) nghệ sĩ, vậy mà chẳng có ông nào bà nào mang danh nghệ sĩ ưu tú, hay nhân dân lên tiếng cho anh.
Có kêu gọi bọn chúng cũng bằng thừa! Để câu chuyện phiếm tuần này có tý cái vui, mà mỗ tôi xin gõ một tin khác, cũng vừa xảy ra tại Hà Nội cái nôi thiên đàng miền Bắc, để đối xứng chuyện anh hề chết ở thành hồ cái rốn xã nghĩa miền Nam. Vả cũng để bớt đi hậu quả (nếu có), do cái tật ưa viết nhiều, càng viết càng nặng lời của thằng mỗ tôi, bởi nay vịt cộng chúng đã đầy đặc Bolsa, nghệ sĩ, hiệp sĩ chúng mà hỏi thăm, thì tội quá cho xương già da cóc của mỗ tôi đem đóng gói.
Trên mạng mỗ tôi lượm được bức ảnh mà quý bạn đọc thấy đấy, nó được dùng làm ảnh minh họa câu chuyện tuần này, ngay bên dưới một dân mạng quê bác thảng thốt kêu lên: ỐI giời ấn tượng nhể, có phải đây là cái thẹp, vẫn thường được mô tả là chung quanh có lông giữa có lỗ không? Tiếp theo câu kêu ‘giời’ của ông, là một loạt còm đả thông cho cái thắc mắc không những của mỗi ông, mà là tất cả những ai, khi vừa thấy cái vật này được đặt bên bờ hồ Gươm: Thưa không, đây là biểu tượng văn hóa, mang ý rằng Tháp Rùa hay to hơn là Hà Nội trong trái tim tôi.
Dân mạng ném đá cái biểu tượng văn hóa trái tim đầy lông lá này, khiến nó bị đem đi mất, không biết đem đâu, không chừng đã thể theo ý của hơn trăm lời còm, mà nó đã được đem đặt nơi cổng một ‘xưởng đẻ’ nào đó. Theo mỗ tôi cái vật đầy ‘ấn tượng’ như thế, chỗ xứng cho nó phải là ở quảng trường Ba Đình ngay lối vào lăng bác, đặt thế nào để lăng bác khi nhìn nằm ngay chính giữa là đẹp, và bác cũng thích. Bởi lúc còn sống bác ưa nhất là cái vật lông lá ấy... Làm sao quên được, câu âu yếm bác hỏi các chiến sĩ gái: Kinh nguyệt các cháu có đều không?
Chém chết đây là các quan đỏ Ba Đình học nơi bác, đem cái thẹp của các bà, cũng hình dáng tương tự cho nó thành trái tim có lông ôm lấy tháp Rùa. Đã có người nặng lời chửi đây là thứ văn hóa loài khỉ của lũ thô tục, tưởng rằng hay mà đem phơi bên bờ hồ Gươm giữa thủ đô Hà Nội… Đã gọi là khỉ thì có chửi cũng để thêm vui thôi, chỉ xin khen một cư dân Hà Nội đã đổi câu mở đâu bài hát Hà Nội mùa vắng những cơm mưa, thành câu: Hà Nội mùa này một nhúm lông.
Ôi tuyệt vời biết bao, những nghệ sĩ, những hiệp sĩ, những biểu tượng, làm nên văn hóa thời đại!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)