Xe cán chó
Vì Chó Dại Dễ Sai Khiến Hơn: Vì sao ông Trương Minh Tuấn được đảng cho ‘kiêm’ Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương?
Một quyết định hy hữu
Sau chiến dịch “luân chuyển cán bộ” 3 giai đoạn của đảng trong năm 2015 mà đã giúp cho Đại hội XII không thể nào “thành công tốt đẹp” hơn dành cho Tổng Bí thư Trọng và ê kíp của ông, chính trường Việt Nam lại vừa nổi lên một động thái thú vị: trong một hành động hy hữu, vào cuối tháng 6/2016 Bộ Chính trị đã “quyết định phân công đồng chí Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiêm giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương”.
Vào thời gian trước Đại hội XII và khi đang ngấp nghé chiếc ghế bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, có lẽ bản thân ông Trương Minh Tuấn cũng khó hình dung được là đến một ngày nào đó ông lại được “kiêm” thêm một đảng chức theo đúng nghĩa đen.
Có thể nói, động thái bố trí “kiêm chức” của Bộ Chính trị đối với trường hợp ông Trương Minh Tuấn là hầu như chưa có tiền lệ vào thời bình. Từ trước đến nay, cơ chế “kiêm”, hay “kiêm nhiệm” chủ yếu chỉ diễn ra trong Quốc hội, nơi mà số đại biểu kiêm nhiệm có lúc chiếm đến 70% tổng đại biểu Quốc hội để về cơ bản “gật” cho những gì đã được soạn sẵn. Hoặc tại một số tỉnh thành, bí thư tỉnh/thành ủy có thể kiêm chức vụ chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh/thành để làm sâu sắc hơn chủ thuyết “cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp”.
Còn việc một quan chức hành pháp bên khối chính phủ như ông Trương Minh Tuấn lại được “kiêm” một chức vụ trong “đảng pháp” hẳn là hiện tượng chính trị rất lạ, nhất là trong khung cảnh nhá nhem hiện nay.
Những sự lạ
Sự lạ đầu tiên là quy trình “kiêm”. Thông thường, nếu đảng muốn bố trí cơ chế kiêm nhiệm thì ra quyết định cho quan chức đảng kiêm chức chính quyền, với điều kiện quan chức đó phải giữ chức bên đảng trước, tức “là người của đảng” trước, rồi sau đó mới “là người của dân”. Còn việc “bốc” thẳng ông Trương Minh Tuấn từ một chức vụ hành chính để kiêm chức bên đảng dường như là một quy trình ngược ngạo.
Cái lạ thứ hai là từ trước tới nay vẫn duy trì cơ chế lãnh đạo - phối hợp chỉ đạo giữa Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông (trước đây là Bộ Văn hóa và Thông tin) về “công tác định hướng”, mà thực chất là quản lý báo chí và văn nghệ sĩ, biểu hiện qua những cuộc giao ban hàng tuần, hàng tháng và chỉ đạo đột xuất. Cho tới nay, có vẻ cơ chế này vẫn “ổn” và chưa có gì thay đổi. Nhưng việc đảng bất ngờ bố trí ông Trương Minh Tuấn kiêm chức Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương, mà thực chất là làm cấp phó cho Trưởng ban tuyên giáo Võ Văn Thưởng, đã phát ra một tín hiệu vừa bất thường vừa bất an.
Vì sao lại hiện ra quyết định bất thường như thế?
Phải chăng đây là một bước đi cụ thể về “nhất thể hóa” khối đảng và chính quyền? Nhưng nếu là như vậy, tại sao từ sau cơ chế “nhất thể hóa” ở Quảng Ninh vài năm trước, cho đến nay người ta không nghe thêm gì về chủ trương này, đặc biệt chẳng có tin tức nào về “nhập chung” từ khối trung ương?
Còn có một khả năng khác: “đảng hóa chính quyền”.
‘Đảng hóa chính phủ’?
Bất an và sợ hãi sinh ra tư tưởng vun vén quyền lực.
Trong bối cảnh nội bộ đảng bị phân hóa mạnh về quyền lực và cả tư tưởng mà bầu không khí xung đột từ trước Đại hội XII còn ngấm ngầm kéo đến hiện thời là một minh chứng hùng hồn, đã xuất hiện xu hướng đảng càng muốn tập quyền hơn nữa bằng cơ chế đảng can thiệp trực tiếp vào hành pháp cấp bộ, thay vì phải thông qua lãnh đạo chính phủ như các thời thủ tướng trước đây. Nhu cầu này càng trở nên thiết thân khi đang xuất hiện dư luận về một nhóm lãnh đạo, hoặc một lực lượng chính trị trong đảng đang có xu hướng “cải cách”. Cũng có dư luận về một số nhân vật chính trị có xu hướng “cát cứ quyền lực” và do đó đang dần “ly khai” với đảng.
“Nội bộ đảng” cũng đã và đang mau chóng trở thành một khái niệm khá trừu tượng. Theo đó, hiện tượng phân hóa trong nội bộ đảng cần được hiểu cụ thể là sự phân hóa giữa các cá nhân với nhau, giữa các cơ quan với nhau, và trên hết là giữa các nhóm lợi ích với nhau, chứ không phải là phân hóa giữa “phe bảo thủ” và “phe cấp tiến” như một số đồn đoán trước đây. Rất có thể rút kinh nghiệm từ “thực tiễn lịch sử” thời “triều đại Nguyễn Tấn Dũng”, Tổng Bí thư Trọng rất không muốn chính phủ của đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chệch xa khỏi quỹ đạo của đảng.
Nếu dư luận về thực trạng cát cứ quyền lực trong nội bộ đảng là có cơ sở, tình trạng phân hóa trong đảng hẳn đã trở nên nguy hiểm đến mức Bộ Chính trị, mà về thực chất có thể là Tổng Bí thư cùng êkip của ông thấy rằng đã đến lúc phải tạo ra một loại cơ chế mà dân gian gọi nôm na là “đảng hóa chính phủ”.
Trong thực tế, nguy cơ cát cứ quyền lực trên có thể là có thật và luôn tồn tại. Nguyễn Xuân Phúc dù đang chấp chính vai trò thủ tướng, nhưng ở dưới ông này lại vẫn còn khá nhiều “bộ hạ” của nguyên Thủ tướng Dũng - những người có khả năng lôi các toa tàu bộ ngành ngược chiều với đầu tàu Văn phòng trung ương đảng.
Hẳn nhiên, một trong những mặt trận nóng bỏng nhất mà đảng phải ra tay trấn áp là mặt trận tư tưởng, liên quan đến hơn 800 tờ báo nhà nước và một thực thể không tránh đâu được là mạng xã hội.
‘Một cổ hai tròng’
Với cơ chế “kiêm” mới, ông Trương Minh Tuấn sẽ phải chạy qua chạy lại họp giao ban và họp đột xuất giữa hai văn phòng bộ của ông với văn phòng tuyên giáo của ông Thưởng. Ông Tuấn cũng sẽ phải báo cáo đồng thời cho hai hệ thống vừa chính phủ vừa đảng. Điều đó cũng có nghĩa là ít nhất trên phương diện quản lý thông tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ không được quyền quyết định ngay cả những vấn đề bình thường như cấp phép báo chí hoặc xử phạt báo chí, mà sẽ phải “chờ ý kiến” hoặc “xin ý kiến” Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng - mà hiểu theo cách nào đó là phải có chỉ đạo từ Thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh hoặc thậm chí từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng vẫn chưa phải hết. Sau mặt trận thông tin và tư tưởng, vẫn còn những chiến hào khác mà đảng phải tìm cách chế ngự như huyết mạch quốc gia về tài chính, đặc biệt liên đới nguồn thu ngân sách từ những “bò sữa” và nguồn chi ngân sách cho khối đảng. Xu thế “đảng hóa chính phủ” cũng vì thế có thể lan ra rộng hơn. Ban Kinh tế trung ương cũng bởi thế có thể sẽ được bổ sung một phó ban, trong nhiều phó ban chuyên trách “định hướng”, lấy từ một bộ nào đó nắm tiền bạc của chính phủ.
Có lẽ đến lúc này, ông Trương Minh Tuấn và cả những nhân sự “phó ban” tương lai khác mới bắt đầu thấm thía tục ngữ dân gian “một cổ hai tròng”…
Và nếu dân gian đã từng kêu trời về ách “một cổ hai tròng” thời thực dân, các bộ trưởng cũng có thể than vãn không ngớt. Tất nhiên còn lâu mới dám oán thán, nhưng ít nhất họ sẽ “tâm tư”: Tôi phải nghe chỉ đạo của ai đây - chính phủ hay đảng?
* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm
việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm
việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham
nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng
Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc
lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm
2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông
tin'.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Vì Chó Dại Dễ Sai Khiến Hơn: Vì sao ông Trương Minh Tuấn được đảng cho ‘kiêm’ Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương?
Một quyết định hy hữu
Sau chiến dịch “luân chuyển cán bộ” 3 giai đoạn của đảng trong năm 2015 mà đã giúp cho Đại hội XII không thể nào “thành công tốt đẹp” hơn dành cho Tổng Bí thư Trọng và ê kíp của ông, chính trường Việt Nam lại vừa nổi lên một động thái thú vị: trong một hành động hy hữu, vào cuối tháng 6/2016 Bộ Chính trị đã “quyết định phân công đồng chí Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiêm giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương”.
Vào thời gian trước Đại hội XII và khi đang ngấp nghé chiếc ghế bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, có lẽ bản thân ông Trương Minh Tuấn cũng khó hình dung được là đến một ngày nào đó ông lại được “kiêm” thêm một đảng chức theo đúng nghĩa đen.
Có thể nói, động thái bố trí “kiêm chức” của Bộ Chính trị đối với trường hợp ông Trương Minh Tuấn là hầu như chưa có tiền lệ vào thời bình. Từ trước đến nay, cơ chế “kiêm”, hay “kiêm nhiệm” chủ yếu chỉ diễn ra trong Quốc hội, nơi mà số đại biểu kiêm nhiệm có lúc chiếm đến 70% tổng đại biểu Quốc hội để về cơ bản “gật” cho những gì đã được soạn sẵn. Hoặc tại một số tỉnh thành, bí thư tỉnh/thành ủy có thể kiêm chức vụ chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh/thành để làm sâu sắc hơn chủ thuyết “cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp”.
Còn việc một quan chức hành pháp bên khối chính phủ như ông Trương Minh Tuấn lại được “kiêm” một chức vụ trong “đảng pháp” hẳn là hiện tượng chính trị rất lạ, nhất là trong khung cảnh nhá nhem hiện nay.
Những sự lạ
Sự lạ đầu tiên là quy trình “kiêm”. Thông thường, nếu đảng muốn bố trí cơ chế kiêm nhiệm thì ra quyết định cho quan chức đảng kiêm chức chính quyền, với điều kiện quan chức đó phải giữ chức bên đảng trước, tức “là người của đảng” trước, rồi sau đó mới “là người của dân”. Còn việc “bốc” thẳng ông Trương Minh Tuấn từ một chức vụ hành chính để kiêm chức bên đảng dường như là một quy trình ngược ngạo.
Cái lạ thứ hai là từ trước tới nay vẫn duy trì cơ chế lãnh đạo - phối hợp chỉ đạo giữa Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông (trước đây là Bộ Văn hóa và Thông tin) về “công tác định hướng”, mà thực chất là quản lý báo chí và văn nghệ sĩ, biểu hiện qua những cuộc giao ban hàng tuần, hàng tháng và chỉ đạo đột xuất. Cho tới nay, có vẻ cơ chế này vẫn “ổn” và chưa có gì thay đổi. Nhưng việc đảng bất ngờ bố trí ông Trương Minh Tuấn kiêm chức Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương, mà thực chất là làm cấp phó cho Trưởng ban tuyên giáo Võ Văn Thưởng, đã phát ra một tín hiệu vừa bất thường vừa bất an.
Vì sao lại hiện ra quyết định bất thường như thế?
Phải chăng đây là một bước đi cụ thể về “nhất thể hóa” khối đảng và chính quyền? Nhưng nếu là như vậy, tại sao từ sau cơ chế “nhất thể hóa” ở Quảng Ninh vài năm trước, cho đến nay người ta không nghe thêm gì về chủ trương này, đặc biệt chẳng có tin tức nào về “nhập chung” từ khối trung ương?
Còn có một khả năng khác: “đảng hóa chính quyền”.
‘Đảng hóa chính phủ’?
Bất an và sợ hãi sinh ra tư tưởng vun vén quyền lực.
Trong bối cảnh nội bộ đảng bị phân hóa mạnh về quyền lực và cả tư tưởng mà bầu không khí xung đột từ trước Đại hội XII còn ngấm ngầm kéo đến hiện thời là một minh chứng hùng hồn, đã xuất hiện xu hướng đảng càng muốn tập quyền hơn nữa bằng cơ chế đảng can thiệp trực tiếp vào hành pháp cấp bộ, thay vì phải thông qua lãnh đạo chính phủ như các thời thủ tướng trước đây. Nhu cầu này càng trở nên thiết thân khi đang xuất hiện dư luận về một nhóm lãnh đạo, hoặc một lực lượng chính trị trong đảng đang có xu hướng “cải cách”. Cũng có dư luận về một số nhân vật chính trị có xu hướng “cát cứ quyền lực” và do đó đang dần “ly khai” với đảng.
“Nội bộ đảng” cũng đã và đang mau chóng trở thành một khái niệm khá trừu tượng. Theo đó, hiện tượng phân hóa trong nội bộ đảng cần được hiểu cụ thể là sự phân hóa giữa các cá nhân với nhau, giữa các cơ quan với nhau, và trên hết là giữa các nhóm lợi ích với nhau, chứ không phải là phân hóa giữa “phe bảo thủ” và “phe cấp tiến” như một số đồn đoán trước đây. Rất có thể rút kinh nghiệm từ “thực tiễn lịch sử” thời “triều đại Nguyễn Tấn Dũng”, Tổng Bí thư Trọng rất không muốn chính phủ của đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chệch xa khỏi quỹ đạo của đảng.
Nếu dư luận về thực trạng cát cứ quyền lực trong nội bộ đảng là có cơ sở, tình trạng phân hóa trong đảng hẳn đã trở nên nguy hiểm đến mức Bộ Chính trị, mà về thực chất có thể là Tổng Bí thư cùng êkip của ông thấy rằng đã đến lúc phải tạo ra một loại cơ chế mà dân gian gọi nôm na là “đảng hóa chính phủ”.
Trong thực tế, nguy cơ cát cứ quyền lực trên có thể là có thật và luôn tồn tại. Nguyễn Xuân Phúc dù đang chấp chính vai trò thủ tướng, nhưng ở dưới ông này lại vẫn còn khá nhiều “bộ hạ” của nguyên Thủ tướng Dũng - những người có khả năng lôi các toa tàu bộ ngành ngược chiều với đầu tàu Văn phòng trung ương đảng.
Hẳn nhiên, một trong những mặt trận nóng bỏng nhất mà đảng phải ra tay trấn áp là mặt trận tư tưởng, liên quan đến hơn 800 tờ báo nhà nước và một thực thể không tránh đâu được là mạng xã hội.
‘Một cổ hai tròng’
Với cơ chế “kiêm” mới, ông Trương Minh Tuấn sẽ phải chạy qua chạy lại họp giao ban và họp đột xuất giữa hai văn phòng bộ của ông với văn phòng tuyên giáo của ông Thưởng. Ông Tuấn cũng sẽ phải báo cáo đồng thời cho hai hệ thống vừa chính phủ vừa đảng. Điều đó cũng có nghĩa là ít nhất trên phương diện quản lý thông tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ không được quyền quyết định ngay cả những vấn đề bình thường như cấp phép báo chí hoặc xử phạt báo chí, mà sẽ phải “chờ ý kiến” hoặc “xin ý kiến” Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng - mà hiểu theo cách nào đó là phải có chỉ đạo từ Thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh hoặc thậm chí từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng vẫn chưa phải hết. Sau mặt trận thông tin và tư tưởng, vẫn còn những chiến hào khác mà đảng phải tìm cách chế ngự như huyết mạch quốc gia về tài chính, đặc biệt liên đới nguồn thu ngân sách từ những “bò sữa” và nguồn chi ngân sách cho khối đảng. Xu thế “đảng hóa chính phủ” cũng vì thế có thể lan ra rộng hơn. Ban Kinh tế trung ương cũng bởi thế có thể sẽ được bổ sung một phó ban, trong nhiều phó ban chuyên trách “định hướng”, lấy từ một bộ nào đó nắm tiền bạc của chính phủ.
Có lẽ đến lúc này, ông Trương Minh Tuấn và cả những nhân sự “phó ban” tương lai khác mới bắt đầu thấm thía tục ngữ dân gian “một cổ hai tròng”…
Và nếu dân gian đã từng kêu trời về ách “một cổ hai tròng” thời thực dân, các bộ trưởng cũng có thể than vãn không ngớt. Tất nhiên còn lâu mới dám oán thán, nhưng ít nhất họ sẽ “tâm tư”: Tôi phải nghe chỉ đạo của ai đây - chính phủ hay đảng?
* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm
việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm
việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham
nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng
Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc
lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm
2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông
tin'.