Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Vì Ông là một Lương Y, là một Chiến Sĩ Thủy Quân Lục Chiến/QLVNCH...
“Tôi tên Sơn Vũ, nhà ở Anaheim. Tôi không phải là họ hàng, cũng không là người quen hay bệnh nhân của Bác Sĩ Thế. Tôi ngưỡng mộ ông nên hôm nay đến viếng ông thôi.”
Trần Y (một bệnh nhân từ 1985)
http://nsvietnam.blogspot.ca/2014/12/vi-ong-la-mot-luong-y-la-mot-chien-si.html
Sinh Tồn chuyển
Trong những năm tháng dài tị nạn tại hải ngoại, Quí Vị đã được đọc nhiều lời Phân Ưu trên các báo chí hay đặc san Việt Ngữ; tuy nhiên chắc chưa bao giờ Quí Vị được thấy một lời Phân Ưu đặc biệt như dưới đây.
Để biết tại sao Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế, nguyên Y Sĩ Trưởng Sư Đoàn TQLC của QLVNCH lại được các anh chị em homeless ở khu Bolsa, Little Sàigòn kính trọng gọi là Cha Già hay vị Bồ Tát Thời Đại, xin mời Quý Vị đọc bài viết dưới đây.
HUNTINGTON BEACH - Trời chiều xám xịt. Cơn mưa không nặng hạt nhưng đủ quất vào người cơn lạnh tái tê.
Dù gió. Dù mưa. Dòng người đổ vào nhà tang lễ Dilday Brother's Funeral Directors trên đại lộ Beach vẫn không hề suy giảm.
Ðây là những thân thuộc họ hàng.
Ðây là những đồng hương, chiến hữu.
Ðây là những bè bạn láng giềng.
Ðây là những bệnh nhân cũ mới.
Và lẫn trong dòng người xếp hàng dày đặc chờ hơn 45 phút để được vào viếng người nằm trong chiếc quan tài kia có cả những người chưa một lần nhìn thấy mặt người đã khuất lúc sinh thời.
Dù gió. Dù mưa. Dòng người đổ vào nhà tang lễ Dilday Brother's Funeral Directors trên đại lộ Beach vẫn không hề suy giảm.
Ðây là những thân thuộc họ hàng.
Ðây là những đồng hương, chiến hữu.
Ðây là những bè bạn láng giềng.
Ðây là những bệnh nhân cũ mới.
Và lẫn trong dòng người xếp hàng dày đặc chờ hơn 45 phút để được vào viếng người nằm trong chiếc quan tài kia có cả những người chưa một lần nhìn thấy mặt người đã khuất lúc sinh thời.
Họ đến đám tang chỉ bởi một lý do: Lòng Ngưỡng Mộ dành cho người vừa nằm xuống: Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế.
Một chút lòng thành kính, một chút dè dặt, một chút bối rối, người đàn ông ngoài bốn mươi lơ ngơ trước nhà tang lễ, cho biết: “Tôi tên Sơn Vũ, nhà ở Anaheim. Tôi không phải là họ hàng, cũng không là người quen hay bệnh nhân của Bác Sĩ Thế. Tôi ngưỡng mộ ông nên hôm nay đến viếng ông thôi.”
Ông Sơn kể, ông nghe đến tên Bác Sĩ Thế cách đây đã 4, 5 năm, “trong một lần đến tiệm băng nhạc Thúy Nga, họ nói với tôi rằng nếu tôi không có bảo hiểm sức khỏe, cứ việc tìm đến văn phòng Bác Sĩ Thế. Ông ấy sẽ chữa bệnh và chỉ lấy một khoảng tiền rất ít, đâu chừng $15 thôi.”
Nghe vậy. Biết vậy. Và giờ đây nghe tin người bác sĩ đó qua đời, tan sở làm, không kịp về nhà thay quần áo, ông Sơn Vũ vội chạy đến viếng ngay, “sợ không kịp.”
Ngước mắt nhìn về hướng Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế đang an nghỉ, ông Sơn Vũ trầm giọng: “Tôi nghĩ đời bây giờ hiếm có những người như vậy, những người làm việc cốt là giúp người khác chứ không vì dành tiền bạc giàu sang. Tôi ngưỡng mộ ông nên đến viếng chứ không là họ hàng, cũng không là bệnh nhân của ông. Vợ tôi kêu tôi đến chia buồn, họ không biết mình là ai cũng không sao.”
“Chưa bao giờ tôi đi dự một đám tang của một người không quen biết như thế này.” Người đàn ông nói.
Ai rồi cũng sẽ về cõi vĩnh hằng.
Nhưng ra đi, và để lại lòng tiếc thương cùng sự ngưỡng mộ cho nhiều người, cả những người không quen. Ðời có mấy ai... (N.L)
Một chút lòng thành kính, một chút dè dặt, một chút bối rối, người đàn ông ngoài bốn mươi lơ ngơ trước nhà tang lễ, cho biết: “Tôi tên Sơn Vũ, nhà ở Anaheim. Tôi không phải là họ hàng, cũng không là người quen hay bệnh nhân của Bác Sĩ Thế. Tôi ngưỡng mộ ông nên hôm nay đến viếng ông thôi.”
Ông Sơn kể, ông nghe đến tên Bác Sĩ Thế cách đây đã 4, 5 năm, “trong một lần đến tiệm băng nhạc Thúy Nga, họ nói với tôi rằng nếu tôi không có bảo hiểm sức khỏe, cứ việc tìm đến văn phòng Bác Sĩ Thế. Ông ấy sẽ chữa bệnh và chỉ lấy một khoảng tiền rất ít, đâu chừng $15 thôi.”
Nghe vậy. Biết vậy. Và giờ đây nghe tin người bác sĩ đó qua đời, tan sở làm, không kịp về nhà thay quần áo, ông Sơn Vũ vội chạy đến viếng ngay, “sợ không kịp.”
Ngước mắt nhìn về hướng Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế đang an nghỉ, ông Sơn Vũ trầm giọng: “Tôi nghĩ đời bây giờ hiếm có những người như vậy, những người làm việc cốt là giúp người khác chứ không vì dành tiền bạc giàu sang. Tôi ngưỡng mộ ông nên đến viếng chứ không là họ hàng, cũng không là bệnh nhân của ông. Vợ tôi kêu tôi đến chia buồn, họ không biết mình là ai cũng không sao.”
“Chưa bao giờ tôi đi dự một đám tang của một người không quen biết như thế này.” Người đàn ông nói.
Ai rồi cũng sẽ về cõi vĩnh hằng.
Nhưng ra đi, và để lại lòng tiếc thương cùng sự ngưỡng mộ cho nhiều người, cả những người không quen. Ðời có mấy ai... (N.L)
ẤM ÁP MỘT TẤM LÒNG: LƯƠNG Y BỒ TÁT GIUSE NGUYỄN VĂN THẾ
Mấy ngày qua, trên nhiều diễn đàn và trên đài phát thanh, truyền hình đồng loạt thông báo tin buồn :
"Cựu Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Thế, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ Quân Y TQLC/QLVNCH đã vĩnh viển giả từ gia đình, quyến thuộc, đồng đội..."
BS Nguyễn văn Thế đã từ giả cỏi đời! Một tin quá đau thương cho những ai đã biết đến ông hoặc nghe nói về vị lương y cứu nhân độ thế nầy. Từ nay, phòng mạch mang tên Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế nằm bên trái trước chợ Phước Lộc Thọ, trên đường Bolsa ở nam Cali sẽ không còn thấy bóng dáng Người nữa.
Những ai nghèo khó và không có insurance sẽ mất chổ dựa lúc bệnh tật, ốm đau. Những người homeless không còn có người luôn sẵn lòng giúp bửa ăn độ nhật lúc đói lòng, và nhiều, nhiều người nữa đang cần sự cứu giúp của Người đang đau buồn khi nghe hung tin nầy.
Có một câu nói: Ấm áp không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo, mà là khi bạn đứng trước gió lạnh, từ phía sau đến có AI ĐÓ đó khoác lên bạn một tấm áo. AI ĐÓ đó ở đây chính là bác sĩ Nguyễn Văn Thế, người như vị Bồ Tát, luôn sẵn sàng khoắc chiếc áo làm ấm áp giúp người qua cơn gió lạnh của cuộc đời.
Và tôi cũng được Người khoác lên tấm áo ấm áp đó. Tôi vẫn còn nhớ mãi tấm lòng của Người đã giúp đở tôi trong những ngày đầu còn bở ngỡ khi bước chân đến Mỹ. Tôi nhớ lần đầu tiên đến khám bệnh, tôi khai bệnh bị mất ngủ triền miên và sức khỏe càng ngày càng suy giảm. Bác sĩ hỏi tôi ở đâu, có cần giấy xin nghỉ đi làm để dưỡng bệnh không? Tôi nói cho BS biết tôi ở VN mới qua hơn một tháng, đang tiến hành làm hồ sơ xin tỵ nạn chính trị.
Bác sĩ chẳng những không lấy tiền khám bệnh mà còn cho thuốc miễn phí. Tôi quá đổi ngạc nhiên, nói mình có tiền xin trả , nhưng BS một mực từ chối và chúc tôi gặp may mắn. Tôi rời khỏi phòng mạch mà lòng tràn đầy xúc động trước tấm lòng của vị BS nhân từ hiếm có.
Tôi còn đến tái khám hai lần nữa theo giấy hẹn của BS, cả hai lần BS đều khám bệnh và cho thuốc miễn phí. Mặc dầu tôi cố ý xin trả tiền, nhưng BS vẫn một mực từ chối. Sau đó không lâu tôi rời khỏi nam Cali, ít có dịp trở lại. Và mỗi khi có dịp về Little Sài gòn, đi chợ Phước Lộc Thọ, tôi đều đến trước phòng mạch của BS Thế cố nhìn vào trong để được nhìn thấy BS, Người mà tôi luôn tôn quý và ngưỡng mộ.
Bây giờ BS không còn trên cỏi đời nầy nữa. Đọc bảng cáo phó trên email, tôi xiết đổi đau buồn. Ở xa xôi, tôi không thể về thắp nén hương và đưa tiễn BS đến nơi an nghỉ cuối cùng. Xin thắp nén hương lòng tri ân và tưởng nhớ công đức của Người. Với một người mang tấm lòng bác ái bao la, luôn cứu nhân , độ thế, như Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế, chắc chắn rằng Linh Hồn của Giuse Nguyễn Văn Thế sẽ về trên Nước Chúa.
Ấm áp thay một tấm lòng : Lương Y Bồ Tát Giuse Nguyễn Văn Thế
"Cựu Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Thế, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ Quân Y TQLC/QLVNCH đã vĩnh viển giả từ gia đình, quyến thuộc, đồng đội..."
BS Nguyễn văn Thế đã từ giả cỏi đời! Một tin quá đau thương cho những ai đã biết đến ông hoặc nghe nói về vị lương y cứu nhân độ thế nầy. Từ nay, phòng mạch mang tên Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế nằm bên trái trước chợ Phước Lộc Thọ, trên đường Bolsa ở nam Cali sẽ không còn thấy bóng dáng Người nữa.
Những ai nghèo khó và không có insurance sẽ mất chổ dựa lúc bệnh tật, ốm đau. Những người homeless không còn có người luôn sẵn lòng giúp bửa ăn độ nhật lúc đói lòng, và nhiều, nhiều người nữa đang cần sự cứu giúp của Người đang đau buồn khi nghe hung tin nầy.
Có một câu nói: Ấm áp không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo, mà là khi bạn đứng trước gió lạnh, từ phía sau đến có AI ĐÓ đó khoác lên bạn một tấm áo. AI ĐÓ đó ở đây chính là bác sĩ Nguyễn Văn Thế, người như vị Bồ Tát, luôn sẵn sàng khoắc chiếc áo làm ấm áp giúp người qua cơn gió lạnh của cuộc đời.
Và tôi cũng được Người khoác lên tấm áo ấm áp đó. Tôi vẫn còn nhớ mãi tấm lòng của Người đã giúp đở tôi trong những ngày đầu còn bở ngỡ khi bước chân đến Mỹ. Tôi nhớ lần đầu tiên đến khám bệnh, tôi khai bệnh bị mất ngủ triền miên và sức khỏe càng ngày càng suy giảm. Bác sĩ hỏi tôi ở đâu, có cần giấy xin nghỉ đi làm để dưỡng bệnh không? Tôi nói cho BS biết tôi ở VN mới qua hơn một tháng, đang tiến hành làm hồ sơ xin tỵ nạn chính trị.
Bác sĩ chẳng những không lấy tiền khám bệnh mà còn cho thuốc miễn phí. Tôi quá đổi ngạc nhiên, nói mình có tiền xin trả , nhưng BS một mực từ chối và chúc tôi gặp may mắn. Tôi rời khỏi phòng mạch mà lòng tràn đầy xúc động trước tấm lòng của vị BS nhân từ hiếm có.
Tôi còn đến tái khám hai lần nữa theo giấy hẹn của BS, cả hai lần BS đều khám bệnh và cho thuốc miễn phí. Mặc dầu tôi cố ý xin trả tiền, nhưng BS vẫn một mực từ chối. Sau đó không lâu tôi rời khỏi nam Cali, ít có dịp trở lại. Và mỗi khi có dịp về Little Sài gòn, đi chợ Phước Lộc Thọ, tôi đều đến trước phòng mạch của BS Thế cố nhìn vào trong để được nhìn thấy BS, Người mà tôi luôn tôn quý và ngưỡng mộ.
Bây giờ BS không còn trên cỏi đời nầy nữa. Đọc bảng cáo phó trên email, tôi xiết đổi đau buồn. Ở xa xôi, tôi không thể về thắp nén hương và đưa tiễn BS đến nơi an nghỉ cuối cùng. Xin thắp nén hương lòng tri ân và tưởng nhớ công đức của Người. Với một người mang tấm lòng bác ái bao la, luôn cứu nhân , độ thế, như Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế, chắc chắn rằng Linh Hồn của Giuse Nguyễn Văn Thế sẽ về trên Nước Chúa.
Ấm áp thay một tấm lòng : Lương Y Bồ Tát Giuse Nguyễn Văn Thế
Trích từ: www.tqlcvn.org
BS THỦY QUÂN LỤC CHIẾN NGUYỄN VĂN THẾ
Nguồn trích dẫnHoàng Thanh/Viễn Đông
Nguồn trích dẫnHoàng Thanh/Viễn Đông
(Kính tặng bác sĩ Nguyễn Văn Thế và gia đình – Cầu chúc bác sĩ sớm bình phục)
Ngày đầu năm mới, tôi ghé thăm cô dượng Ba. Lâu ngày không gặp, cô cháu ngồi tâm sự cả tiếng đồng hồ. Cô than rằng dạo này sức khỏe Dượng Ba sa sút quá, thành thử cô phải ở nhà chăm sóc Dượng 24 trên 24, không dám đi đâu cả. Tôi cũng khuyên cô nên biết tự lo cho mình, chứ lỡ cô ngã bệnh thì ai lo cho dượng. Nghe nhắc đến sức khỏe, đột nhiên cô bảo tôi: “À, con có nghe tin bác sĩ Thế bệnh nặng không? Hổng biết ổng ra sao rồi, mấy ngày đầu năm cô đi chùa nhờ mấy Thầy tụng kinh Dược Sư cho bác sĩ sớm tai qua nạn khỏi. Bác sĩ mà có mệnh hệ gì là khu Bolsa này cả ngàn người khóc đó con ơi...”. Thật tình tôi chưa được gặp bác sĩ Thế, nhưng từ lâu tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện về tấm lòng nhân ái của bác sĩ dành cho bệnh nhân và những người nghèo. Người thì nói rằng, “Bác sĩ là Bồ Tát”. Kẻ khác thì bảo, “Bác sĩ thật vĩ đại”. Thế là tôi quyết định tìm gặp vị lương y như từ mẫu này...
* Niềm mong nhớ của mọi người
Mười giờ sáng tôi đến văn phòng bác sĩ Thế trên đường Bolsa. Cửa đóng. Trên cửa có ghi hàng chữ: “Bác sĩ sẽ trở lại làm việc ngày 4 tháng 2 là Mùng Hai Tết”. Tôi gặp hai người phụ nữ dường cũng đang đứng đọc tờ thông báo, trên đó ghi rõ tên và số phone của hai người bác sĩ khác để bệnh nhân tiện liên lạc khi cần phải khám bệnh ngay. Người con gái trẻ bảo mẹ: “Vậy mình gọi một trong hai ông này lấy hẹn đi, Mẹ”. Bà mẹ không chịu: “Thôi, tao đợi ông Thế hà.Đâu phải bệnh cấp cứu gì đâu mà phải gấp. Tao đợi bác sĩ trở lại, tao tới khám rồi sẵn cám ơn ổng luôn. Đời này có ai tốt bằng ổng chứ?”. Tôi bước lại gần, nhỏ nhẹ hỏi: “Bác và chị đây là bệnh nhân của bác sĩ?”. Người phụ nữ gật đầu và nói một hơi: “Cả nhà tui đi ông Thế hơn hai chục năm rồi. Ổng tốt lắm cô ơi. Người nghèo không có tiền ổng khám free, rồi còn chích thuốc không lấy tiền nữa chứ. Hỏi cô xứ này ai làm được như bác sĩ. Bởi vậy tuy là tui có bảo hiểm, tui nhứt định đi khám bác sĩ hà, không đi đâu hết. Cầu cho bác sĩ mau khỏe, chứ ổng mà bị gì thì...”. Giọng bà nghẹn lại. Cô con gái cắt ngang: “Mẹ, giữa đường giữa sá mà Mẹ làm gì kỳ vậy? Có gì thì về nhà rồi Mẹ tha hồ khóc...”. Chị quay qua tôi: “Mẹ em quý bác sĩ lắm. Nhà em ba đời rồi đều đi bác sĩ Thế hết đó. Thiệt tình cái câu ‘Lương y như từ mẫu’ thì trường hợp bác sĩ không hề sai chút nào...”.
Khi ấy có một người đàn ông đến dòm dòm vào khe cửa. Người ông trông có vẻ khắc khổ, ốm và đen, tôi đoán chừng khoảng năm mươi tuổi. Tôi bắt chuyện: “Chú là bệnh nhân bác sĩ Thế?”. Người đàn ông lắc đầu. Tôi chỉ vào tấm bảng trên cửa và nói: “Đây có ghi là văn phòng sẽ mở cửa lại ngày 4 tháng 2, khi bác sĩ khỏe hẳn”. Ông ta nhìn tôi: “Tôi biết.Tôi cũng không cần khám bệnh, mỗi ngày tôi chỉ ghé qua xem bác sĩ có bình phục sớm và trở lại làm việc không, tại tôi có hứa là sẽ mời bác sĩ đi ăn tô phở”. Thấy tôi ngạc nhiên, ông tiếp: “Tôi mất việc làm từ mấy năm nay. Vợ bỏ, nhà thì không có, nhiều lúc chán đời muốn tự tử cho xong. Nghe nhiều người nói, nên tôi cũng ‘mặt dày’ đến xin tiền bác sĩ để sống đỡ qua ngày. Bác sĩ không những cho tụi tôi, mà lại còn khuyên tôi ráng sống. Bác sĩ cứ đùa: ‘Mấy chú mà có việc làm là phải đãi tôi đấy nhé’, tôi biết là bác sĩ muốn khuyên chúng tôi đừng nản chí. Cuối tháng 11, tôi xin được việc làm trong chợ, muốn mời bác sĩ một tô phở đền ơn, mà ai ngờ...”. Ông dợm bước đi. Tôi gọi lại: “Chú, à, anh... Anh tên gì vậy anh?”. Người đàn ông với làn da sạm nắng quay lại, cười buồn: “Nhà còn không có, thì cần gì một cái tên, hở chị?”...
* “Bồ Tát” giữa đời thường
Nỗi tò mò về người bác sĩ này càng nhiều, khiến tôi bấm chuông. Cô thư ký bước ra, bảo rằng văn phòng tạm đóng cửa vì bác sĩ đang dưỡng bệnh. Tôi xin phép hỏi cô vài câu về bác sĩ. Cô Tâm chia sẻ: “Cô làm phụ tá (medical assistant) cho văn phòng này gần hai mươi năm rồi. Nói về tấm lòng nhân ái của bác sĩ thì không đủ giấy mực đâu con. Gia đình cô đạo Phật, nên nếu phải dùng một danh từ ngắn gọn để nói về bác sĩ, thì cô phải dùng hai chữ ‘Bồ Tát’, vậy là đủ. Bác sĩ thực sự là một Bồ Tát giữa đời thường đó con à. Bao nhiêu năm qua, chính cô là nhân chứng cho tấm lòng của ông.Hầu như ngày nào bác sĩ cũng làm cho đến khi hết bệnh nhân rồi mới về. Trưa tới giờ cơm mà còn khách đợi, là bác sĩ nán lại khám cho hết, làm mấy cô cũng ráng chịu đói luôn đó”. Cô Tâm cười. “Có lúc gần 6 giờ chiều sắp đóng cửa, thì phone reng: ‘Bác sĩ ơi, bác sĩ làm ơn đợi tui chút được hôn? Cháu nó nóng quá, ho khò khè nữa. Tui chạy tới liền, xin bác sĩ làm ơn khám giúp cho cháu...’. Thế là bác sĩ đợi. Mà đâu phải bệnh nhân chạy đến liền đâu con, ‘lại liền’ mà họ nói sớm lắm cũng là hai, ba chục phút, mà bác sĩ vẫn vui vẻ đợi. Rồi có khi người bệnh tới, không có tiền trả, bác sĩ khám không lấy tiền, còn chích thuốc cho cháu bé free, vậy mà ra về ổng vẫn vui. Bởi vậy mà các cô ở đây gọi bác sĩ là Bồ Tát không hà...”.
* Người tiểu đoàn trưởng tận tụy
Tốt nghiệp bác sĩ năm 1964, chàng trai Nguyễn Văn Thế tình nguyện gia nhập vào lực lượng Thủy Quân Lục Chiến và làm việc như một bác sĩ quân y. Với tinh thần tận tụy phục vụ, nên chẳng bao lâu, anh thanh niên trẻ đã được lên chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng của Tiểu Đoàn Quân Y. Với bản tính thương người và luôn luôn hết lòng tận tụy với bệnh nhân, nên vị bác sĩ tiểu đoàn trưởng luôn luôn được anh em trong binh chủng, cả thượng cấp lẫn đồng đội yêu quý.
Ngày đầu năm mới, tôi ghé thăm cô dượng Ba. Lâu ngày không gặp, cô cháu ngồi tâm sự cả tiếng đồng hồ. Cô than rằng dạo này sức khỏe Dượng Ba sa sút quá, thành thử cô phải ở nhà chăm sóc Dượng 24 trên 24, không dám đi đâu cả. Tôi cũng khuyên cô nên biết tự lo cho mình, chứ lỡ cô ngã bệnh thì ai lo cho dượng. Nghe nhắc đến sức khỏe, đột nhiên cô bảo tôi: “À, con có nghe tin bác sĩ Thế bệnh nặng không? Hổng biết ổng ra sao rồi, mấy ngày đầu năm cô đi chùa nhờ mấy Thầy tụng kinh Dược Sư cho bác sĩ sớm tai qua nạn khỏi. Bác sĩ mà có mệnh hệ gì là khu Bolsa này cả ngàn người khóc đó con ơi...”. Thật tình tôi chưa được gặp bác sĩ Thế, nhưng từ lâu tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện về tấm lòng nhân ái của bác sĩ dành cho bệnh nhân và những người nghèo. Người thì nói rằng, “Bác sĩ là Bồ Tát”. Kẻ khác thì bảo, “Bác sĩ thật vĩ đại”. Thế là tôi quyết định tìm gặp vị lương y như từ mẫu này...
* Niềm mong nhớ của mọi người
Mười giờ sáng tôi đến văn phòng bác sĩ Thế trên đường Bolsa. Cửa đóng. Trên cửa có ghi hàng chữ: “Bác sĩ sẽ trở lại làm việc ngày 4 tháng 2 là Mùng Hai Tết”. Tôi gặp hai người phụ nữ dường cũng đang đứng đọc tờ thông báo, trên đó ghi rõ tên và số phone của hai người bác sĩ khác để bệnh nhân tiện liên lạc khi cần phải khám bệnh ngay. Người con gái trẻ bảo mẹ: “Vậy mình gọi một trong hai ông này lấy hẹn đi, Mẹ”. Bà mẹ không chịu: “Thôi, tao đợi ông Thế hà.Đâu phải bệnh cấp cứu gì đâu mà phải gấp. Tao đợi bác sĩ trở lại, tao tới khám rồi sẵn cám ơn ổng luôn. Đời này có ai tốt bằng ổng chứ?”. Tôi bước lại gần, nhỏ nhẹ hỏi: “Bác và chị đây là bệnh nhân của bác sĩ?”. Người phụ nữ gật đầu và nói một hơi: “Cả nhà tui đi ông Thế hơn hai chục năm rồi. Ổng tốt lắm cô ơi. Người nghèo không có tiền ổng khám free, rồi còn chích thuốc không lấy tiền nữa chứ. Hỏi cô xứ này ai làm được như bác sĩ. Bởi vậy tuy là tui có bảo hiểm, tui nhứt định đi khám bác sĩ hà, không đi đâu hết. Cầu cho bác sĩ mau khỏe, chứ ổng mà bị gì thì...”. Giọng bà nghẹn lại. Cô con gái cắt ngang: “Mẹ, giữa đường giữa sá mà Mẹ làm gì kỳ vậy? Có gì thì về nhà rồi Mẹ tha hồ khóc...”. Chị quay qua tôi: “Mẹ em quý bác sĩ lắm. Nhà em ba đời rồi đều đi bác sĩ Thế hết đó. Thiệt tình cái câu ‘Lương y như từ mẫu’ thì trường hợp bác sĩ không hề sai chút nào...”.
Khi ấy có một người đàn ông đến dòm dòm vào khe cửa. Người ông trông có vẻ khắc khổ, ốm và đen, tôi đoán chừng khoảng năm mươi tuổi. Tôi bắt chuyện: “Chú là bệnh nhân bác sĩ Thế?”. Người đàn ông lắc đầu. Tôi chỉ vào tấm bảng trên cửa và nói: “Đây có ghi là văn phòng sẽ mở cửa lại ngày 4 tháng 2, khi bác sĩ khỏe hẳn”. Ông ta nhìn tôi: “Tôi biết.Tôi cũng không cần khám bệnh, mỗi ngày tôi chỉ ghé qua xem bác sĩ có bình phục sớm và trở lại làm việc không, tại tôi có hứa là sẽ mời bác sĩ đi ăn tô phở”. Thấy tôi ngạc nhiên, ông tiếp: “Tôi mất việc làm từ mấy năm nay. Vợ bỏ, nhà thì không có, nhiều lúc chán đời muốn tự tử cho xong. Nghe nhiều người nói, nên tôi cũng ‘mặt dày’ đến xin tiền bác sĩ để sống đỡ qua ngày. Bác sĩ không những cho tụi tôi, mà lại còn khuyên tôi ráng sống. Bác sĩ cứ đùa: ‘Mấy chú mà có việc làm là phải đãi tôi đấy nhé’, tôi biết là bác sĩ muốn khuyên chúng tôi đừng nản chí. Cuối tháng 11, tôi xin được việc làm trong chợ, muốn mời bác sĩ một tô phở đền ơn, mà ai ngờ...”. Ông dợm bước đi. Tôi gọi lại: “Chú, à, anh... Anh tên gì vậy anh?”. Người đàn ông với làn da sạm nắng quay lại, cười buồn: “Nhà còn không có, thì cần gì một cái tên, hở chị?”...
* “Bồ Tát” giữa đời thường
Nỗi tò mò về người bác sĩ này càng nhiều, khiến tôi bấm chuông. Cô thư ký bước ra, bảo rằng văn phòng tạm đóng cửa vì bác sĩ đang dưỡng bệnh. Tôi xin phép hỏi cô vài câu về bác sĩ. Cô Tâm chia sẻ: “Cô làm phụ tá (medical assistant) cho văn phòng này gần hai mươi năm rồi. Nói về tấm lòng nhân ái của bác sĩ thì không đủ giấy mực đâu con. Gia đình cô đạo Phật, nên nếu phải dùng một danh từ ngắn gọn để nói về bác sĩ, thì cô phải dùng hai chữ ‘Bồ Tát’, vậy là đủ. Bác sĩ thực sự là một Bồ Tát giữa đời thường đó con à. Bao nhiêu năm qua, chính cô là nhân chứng cho tấm lòng của ông.Hầu như ngày nào bác sĩ cũng làm cho đến khi hết bệnh nhân rồi mới về. Trưa tới giờ cơm mà còn khách đợi, là bác sĩ nán lại khám cho hết, làm mấy cô cũng ráng chịu đói luôn đó”. Cô Tâm cười. “Có lúc gần 6 giờ chiều sắp đóng cửa, thì phone reng: ‘Bác sĩ ơi, bác sĩ làm ơn đợi tui chút được hôn? Cháu nó nóng quá, ho khò khè nữa. Tui chạy tới liền, xin bác sĩ làm ơn khám giúp cho cháu...’. Thế là bác sĩ đợi. Mà đâu phải bệnh nhân chạy đến liền đâu con, ‘lại liền’ mà họ nói sớm lắm cũng là hai, ba chục phút, mà bác sĩ vẫn vui vẻ đợi. Rồi có khi người bệnh tới, không có tiền trả, bác sĩ khám không lấy tiền, còn chích thuốc cho cháu bé free, vậy mà ra về ổng vẫn vui. Bởi vậy mà các cô ở đây gọi bác sĩ là Bồ Tát không hà...”.
* Người tiểu đoàn trưởng tận tụy
Tốt nghiệp bác sĩ năm 1964, chàng trai Nguyễn Văn Thế tình nguyện gia nhập vào lực lượng Thủy Quân Lục Chiến và làm việc như một bác sĩ quân y. Với tinh thần tận tụy phục vụ, nên chẳng bao lâu, anh thanh niên trẻ đã được lên chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng của Tiểu Đoàn Quân Y. Với bản tính thương người và luôn luôn hết lòng tận tụy với bệnh nhân, nên vị bác sĩ tiểu đoàn trưởng luôn luôn được anh em trong binh chủng, cả thượng cấp lẫn đồng đội yêu quý.
Bác sĩ quân y VNCH Nguyễn Văn Thế – ảnh tài liệu gia đình.
Năm 1960, anh lập gia đình với người con gái giản dị và cùng có tấm lòng nhân ái như anh. Hạnh phúc của đôi uyên ương được đánh dấu bằng sự ra đời của ba đứa con, hai gái, một trai.
* Hạnh phúc gia đình
Chị Lan - người con gái lớn của bác sĩ hồi nhớ lại kỷ niệm ngày xưa: “Thời đó, ai mà ở vào địa vị của Ba mình thì đều giàu lắm, chức vị cao, lại là bác sĩ, vậy mà Ba mình chưa hề bao giờ nhận hối lộ của ai cả. Bởi vậy mà... nhà mình vẫn cứ nghèo”.Chị cười, “Nhớ mỗi ba tháng khi Ba được về nhà (bác sĩ ba tháng đi hành quân, ba tháng được về Sài Gòn với gia đình), cả nhà vui như Tết. Chiều nào Ba cũng đến đón mình bằng chiếc xe Lambretta nhỏ cũ kỹ, trong khi thiên hạ ai cũng có xe hơi riêng, vậy mà hai cha con cứ giỡn vui lắm. Ba chọc mình, ‘Con vịn chặt nhe, ba lạng à nha’. Lúc đó vòng tay mình nhỏ xíu, ôm chưa đủ nửa vòng eo của ba, vậy mà mình khoái lắm, còn ‘thách’ ba nữa chứ, ‘Đố ba lạng đó, con hổng sợ đâu’, rồi hai cha con cứ cười giòn giã suốt đoạn đường về nhà”. Chị lại cười: “Nhớ ngày xưa mình hay đứng chờ Ba ở khu phố Catinat, nhớ sáng Chủ Nhật Ba chở cả nhà đi nhà thờ Đức Bà. Nhớ ghê đi...”.
Rồi chị Lan tiếp: “Có lần Ba đi hành quân lâu hơn bình thường, Mẹ và mấy chị em nhớ quá nên ra thăm. Khi ấy tiểu đoàn của Ba đóng đô ở Hương Điền (Huế), khi ra thăm thì được biết đã có nhiều chiến sĩ tử trận. Mẹ lo cho Ba lắm, còn Ba thì cứ cười tươi an ủi Mẹ, ‘Em đừng lo, ra trận đạn nó tránh anh không hà, nhiều khi anh nghe đạn bay vèo vèo bên tai vậy đó, mà có sao đâu nè. Con người có số mà, anh không sao đâu’”.
* Kỷ niệm đời binh nghiệp
Nhắc về một kỷ niệm khó quên của bác sĩ Thế ở Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, chị Lan kể: “Khi lớn lên, mấy chị em mình nghe Ba nói về một câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời binh nghiệp của Ba. Lần đó trước khi ra trận, có hai anh chiến sĩ cứ bịn rịn mãi bên Ba. Hai anh đó nói, ‘Bác sĩ ơi, không biết khi nào hết chiến tranh để mấy em về nhà luôn, hở bác sĩ? Nhớ nhà quá’. Ba mình an ủi, ‘Rồi thì sẽ đến ngày đó thôi, mấy chú à’. Hai anh lại nói: ‘Lần này ra trận, không hiểu sao tụi em lo quá, không biết có còn gặp lại vợ con không’. Ba mình có hơi ngạc nhiên, vì hai chú này nổi tiếng là dũng cảm, sao nay lại nói như vậy, nhưng Ba cũng an ủi khuyến khích, ‘Đừng lo, mấy chú sẽ gặp gia đình mà. Xong trận này hai chú được về phép, tha hồ dẫn vợ con đi chơi’. Vậy mà chỉ chừng hơn một tiếng đồng hồ sau, thì Ba nghe tiếng đạn nổ đùng đùng về hướng ấy, và Ba nhận ngay được tin là hai chú này bị thương rất nặng. Thế là Ba có mặt ngay. Ba mình kể, ‘Chú Anbị thương ở chân, còn chú Nam bị ở bụng, máu chảy đầm đìa. Nhìn hiện trạng, Ba biết là khá nguy kịch, nên gọi ngay trực thăng đến để chở hai chú về trạm quân y. Trong khi chờ đợi, Ba làm các thao tác cấp cứu cho hai người. Một chú mở mắt, nói trong hơi thở yếu ớt, ‘Em có còn hy vọng không bác sĩ?’, còn chú kia thì thều thào, ‘Em sắp ‘đi’ phải không, bác sĩ nói thật cho em nghe’. Ba nói, ‘Hai chú còn khỏe, tui sẽ cứu hai chú, đừng lo’. Nói vậy chứ trong lòng, Ba đã biết là khó lòng qua khỏi. Trực thăng vẫn chưa đến thì chú An tắt thở, khi mắt vẫn không nhắm. Ba quặn lòng vuốt mắt cho chú, trong khi chú Nam thì đã nguy kịch lắm rồi, mạng sống chỉ còn trong gang tấc. Anh phụ tá quân y bảo Ba, ‘Có lẽ mình nên gọi hủy bỏ chuyến trực thăng, anh ạ. Thằng Nam sắp chết rồi, không qua khỏi nổi đâu, mà gọi trực thăng khẩn cấp vậy, tốn kém lắm’. Ba bảo, ‘Không. Còn nước còn tát’. Khi trực thăng tới, vừa được khiêng lên máy bay, thì chú Nam tắt thở, khi hai bàntay vẫn cứ nắm chặt tay Ba. Ông cố vấn người Mỹ hơi có ý trách, quay sang bảo Ba, ‘Sao anh biết là không cứu được, mà anh vẫn gọi chúng tôi?’. Ba đáp, ‘Với các anh, thì chỉ là một sự bất tiện, mất thời gian, hay ít nhiều tiền bạc. Còn với chúng tôi, thì là cả một mạng sống, một cuộc đời. Và với vợ con anh ấy, thì là cả một niềm hy vọng, dù rằng rất mong manh. Và dù có ra đi, thì chỉ có cách này là có thể chuyển xác hai anh ấy về với gia đình sớm nhất. Vợ con họ đang mong mỏi chờ ngày anh ấy được về phép’. Ông Mỹ cúi đầu, lặng thinh”.
* “Lương y như từ mẫu”
Tháng Tư lịch sử, cả nước hỗn loạn. Chị Lan nói tiếp: “Gia đình mình được cho đi sang Mỹ ngày 27, bằng máy bay, trừ Ba.Ba ở lại đến giờ phút chót với anh em. Sáng 30, khi Tổng Thống Trần Văn Hương tuyên bố trên đài và tivi, thì Ba được đưa ra con tàu mang tên Đại Dương. Và rồi cả nhà gặp nhau ở Fort Chaffee, Arkansas”.
Chị kể: “Ba mình yêu nghề lắm. Ba thường nói: ‘Bệnh nhân là một phần không thiếu được của cuộc đời Ba’, vì vậy vừa qua Mỹ là Ba học lấy bằng bác sĩ lại ngay, và Ba là một trong vài người Việt Nam ít ỏi có bằng bác sĩ ngay sau năm 1975. Sau khi mình lập gia đình và dọn về Cali với chồng, Ba Mẹ bèn dọn về Cali luôn cho cả nhà đoàn tụ”.
Văn phòng bác sĩ Nguyễn Văn Thế trên đường Bolsa ra đời năm 1984, và vẫn còn ở đó cho đến nay.
Chị Lan cho biết, “Ba mình hay tâm sự: ‘Người Việt mình nghèo, cầu bơ cầu bất ở xứ người, nên không có tiền Ba cũng khám cho họ, nghèo thì Ba chích thuốc không lấy tiền. Tiền bạc không phải là tất cả đâu các con. Có rất nhiều thứ mình không mua được bằng tiền. Ngày xưa đã từng ra trận rồi Ba mới hiểu, mạng sống con người mong manh lắm, nên còn sống mà mình làm được điều gì cho mọi người, các con hãy nên làm’”.
Tình cờ chị Lan nhớ lại mẩu chuyện vui: “Nhiều hôm đi làm về, thấy Ba móc túi ra một xấp toàn tiền giấy một đồng (1 dollar), có tờ cong queo, có tờ nhàu nát nữa chứ. Các con hỏi thì Ba nói, ‘Mấy người bệnh nhân nghèo quá, Ba khám không lấy tiền. Nhưng có lẽ họ ngại, nên có người đưa Ba hai đồng, ba đồng... tượng trưng, Ba nhận để họ vui và đừng mặc cảm. Các con thấy không, một hai đồng bạc chẳng là bao, nhưng tấm lòng của họ, với Ba mới là quý’. Mẹ mình thì chỉ cười, nhưng nhìn mắt Mẹ, tụi mình biết là Mẹ vui lắm, vì suốt cuộc đời Mẹ luôn luôn sát cánh bên Ba trong mọi việc, nhất là làm từ thiện...”.
* Tiếng lành đồn xa
Tôi chợt nhớ hay nghe cô dượng Ba và các cô chú quen thường mách bảo mọi người: “Bệnh hả? Ra văn phòng ông Thế ở Bolsa nè”. Có lần cô em họ tôi, tên Thảo - mới ở Việt Nam qua bị bệnh, nên thắc mắc hỏi bà cô: “Văn phòng bác sĩ ở địa chỉ nào cô?”. Bà cô tôi nói ngay: “Cần gì địa chỉ, cứ ra khu Phước Lộc Thọ mà hỏi, bất cứ người qua đường nào là ai cũng biết hết. Ông Thế ở đó gần hai chục năm rồi chứ ít sao”. Thế mà cô em họ tôi làm thiệt. Thảo “lớ ngớ” ra Phước Lộc Thọ, thấy bác nọ mặt hiền hiền, nên cô ta đến hỏi thăm. Vậy mà bác nọ nhiệt tình dẫn Thảo đến tận nơi, vừa đi vừa “quảng cáo” nữa chứ: “Ông Thế nổi tiếng là nhân đức lắm cháu ơi, cả đời hai vợ chồng cứ lo làm từ thiện, quận Cam này ai mà không biết”...
Nhắc đến các bệnh nhân, chị Lan nói, “gia đình mình có thể kể hoài không hết chuyện”. Chị Lan khôi hài tâm sự: “Hồi đó khi ông xã mình tập sự ngành y ở Philadelphia, nên hằng năm mùa Giáng Sinh nào cả nhà cũng tập họp nhau ở bển. Tính Ba thì nhà mình ai cũng biết rồi, cứ làm cho đến ngày chót, khi nào hết bệnh nhân mới chịu đi. Những dịp lễ là bệnh nhân mang đồ đến tặng Ba, đồ ăn ở nhà làm, họ đem lại biếu bác sĩ. Có hoa, có thiệp, bánh mứt... thứ gì cũng có. Ba quý lắm, Ba bỏ hết vô 9, 10 thùng, cộng thêm hai valise quần áo, đồ dùng cá nhân, rồi Ba Mẹ mang ra phi trường gửi hành lý. Quà bệnh nhân tặng là Ba không bỏ lại món nào cả, đến nỗi ông nhân viên cân hành lý quen mặt Ba luôn. Ổng hỏi: ‘Ông mang gì mà dữ vậy? Bộ ở bển không có để mua sao?’. Ba cười, nói đùa với ông ta: ‘Đúng rồi, bệnh nhân tui tặng thì ở đâu mà mua được, tui mang qua đó cho các cháu nó vui, rồi cả nhà cùng ăn với nhau’”.
* Thương người như thể thương thân
Khi tôi hỏi chị Lan về các việc làm từ thiện của ông bà bác sĩ Thế, thì chị đáp: “Đâu có gì đâu mà kể. Với Ba Mẹ mình, thì điều đó là... chuyện phải làm và đương nhiên thôi. Ba hay nói, ‘Ngày xưa đạn đã tránh Ba, thì bây giờ Ba phải làm được chút gì đó cho cuộc đời chứ’, nên mình thấy cũng chẳng có gì phải kể”.
Tôi ngần ngừ, nhưng rồi cũng mạnh dạn hỏi chị: “Tôi có nghe là bác sĩ giúp những người homeless, cho tiền giúp họ sống, có đúng không chị?”. Chị Lan gật đầu: “Ba mình hiền lắm, thấy ai nghèo khổ là thương. Nhiều người sa cơ thất thế, không việc làm, Ba mình đều giúp. Người nọ bảo người kia, nên chiều nào cũng có người chờ Ba về, xin Ba giúp. Ba cho tiền, nhưng cũng khuyên họ phải cố gắng lên, đừng nản chí và đừng bao giờ tuyệt vọng”.
* Không may...
“Chị Lan à, thời gian qua, cả vùng này ai cũng nghe tin bác sĩ bệnh nặng, chị có thể cho biết về sức khoẻ của bác sĩ hiện giờ ra sao không?”
“Mình nhớ rõ chiều hôm đó là ngày Veterans Day 11-11-2010, Ba cũng ráng ngồi khám cho hết người bệnh cuối cùng rồi mới về, mặc dù sau này Ba kể là đã thấy mệt trong người. Khi ra xe, Ba đi không nổi, nên cô Tâm phụ đỡ Ba. Về nhà, Ba mệt lắm, nhưng cứ nói, ‘Chắc không sao’ để trấn an mọi người. Qua hôm sau thì Ba hết chịu nổi, gia đình đưa Ba vào emergency. Bệnh viện chụp hình MRI, cho biết là Ba bị nhiễm trùng trong xương sống và phải mổ liền, nếu không vi trùng lan ra thì sẽ nguy hiểm tới tánh mạng. Gia đình mình có nhiều người làm trong ngành y, nên sau khi hội thảo, cả nhà đồng ý mổ. Rất mừng là ca mổ đã thành công. Bác sĩ điều trị cho biết là Ba cần phải dưỡng bệnh từ 6 đến 8 tuần, sau đó phải tập vật lý trị liệu vài tháng, và để hồi phục hoàn toàn, thì cần một thời gian dài”.
* “We love you”
Cô bé Tiffany, 17 tuổi, nói với tôi bằng chút vốn liếng tiếng Việt “nửa nạc nửa mỡ” - nhưng rất dễ thương, mà cô học được từ hồi tấm bé: “Bà ngoại ẵm Tiffany to see bác sĩ khi Tiffany 2, 3 tuổi. Cả nhà Tiffany ai mà bệnh cũng go to see bác sĩ. Tiffany miss bác sĩ very much. We love you, Doctor Thế. I pray for him every day”...
* Nỗi nhớ bệnh nhân...
Giờ thì Ba mình đã rời bệnh viện và đang trong thời gian làm vật lý trị liệu, nhưng Ba nhớ phòng mạch và các bệnh nhân lắm. Ba quyết định sẽ trở lại làm việc ngày 4 tháng 2, đúng vào mồng Hai Tết, vì Ba bảo: “Phải có mặt ngày đầu năm để gặp lại các bệnh nhân của Ba chứ”. Thương lắm, lúc nào Ba cũng vui, cũng cười, ngay cả lúc sắp lên bàn mổ mà Ba cũng cười để cả nhà yên tâm”.
Chị Lan đưa tôi xem các bức ảnh chụp bác sĩ đang ngồi trên chiếc giường trong bệnh viện, bên cạnh là phu nhân của ông.Trông bác sĩ thật tươi với nụ cười trên môi. Nhìn vào gương mặt đó, với nụ cười bao dung, nhân hậu, làm tôi chợt thấy thấm thía ý nghĩa hai chữ “lương y”. Nhớ câu nói hôm nọ của bà cô tôi: “Bác sĩ Thế thật sự là người mẹ hiền của mọi bệnh nhân. Bác sĩ mà có bề gì thì đời này chưa chắc ai khác đã thay thế được...”.
Tôi xúc động khi nghe cô Tâm nói: “Không có bác sĩ thì bao nhiêu người đã chết vì không tiền, vì nghèo đói, vì bệnh tật, vì mặc cảm và cô đơn...”.
* Hại bụi cuộc đời...
Chú Kiên - qua Mỹ từ 5 năm nay, theo diện HO, buồn buồn nói: “Ông Thế tốt với bệnh nhân lắm. Lúc mới qua Mỹ, làm gì có tiền, nghe bà con chỉ, kẹt quá tôi cũng có đến khám bác sĩ. Ổng không lấy tiền. Hồi năm ngoái tôi ly dị, mất việc, chán đời quá nên bị trầm cảm, bác sĩ có nói với tôi rằng: ‘Chú nhớ ngày xưa đi đánh giặc không? Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, vậy mà mình vẫn sống. Chú phải mừng mới phải. Bên cái chết mình phải biết cám ơn cuộc sống. Cái khổ, cái nghèo, sự cô độc... chưa phải là dấu chấm hết của cuộc đời. Chỉ khi nào kề cận bên cái chết mỗi ngày, thì mình mới nhận ra rằng, tất cả những điều mà mọi người đang cho là khổ, thật sự chỉ là những hạt bụi nhỏ trong cuộc đời. Hạt bụi có thể vô tình rơi vào mắt ta, nhưng đôi lúc chỉ cần một cái nháy mắt, hay khi con người ta biết cách rửa mắt, thì đôi mắt mình vẫn trở lại tinh anh và trong sáng. Cố gắng lên chú, hãy sống như thể ngày mai sẽ chết, và vì vậy, ngày nào có ra đi, mình sẽ không hối tiếc, vì mỗi một ngày mình đã thật sự sống’”. Ngừng một chút, chú tiếp: “Bởi vậy mà tối nào tôi cũng cầu Chúa che chở cho bác sĩ. Nếu không có ổng, thì có lẽ ngày hôm nay tôi đã không còn sống...”.
Hai tiếng “Hạt bụi” trong câu chuyện của chú Kiên, khiến tôi chợt nhớ đến lời của bài hát - mà cả một thời ai cũng biết:
... Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi, cát bụi phận này
Mặt trời soi một kiếp rong chơi ...
Tần ngần, tôi quay nhìn lại một lần nữa tấm bảng hiệu “Văn phòng bác sĩ Nguyễn Văn Thế”. Phải, nơi căn phòng nhỏ bé này đã có một vị lương y chưa một ngày rong chơi nhàn nhã. Cuộc sống ông luôn luôn gắn chặt với các bệnh nhân và những con người bất hạnh. Như mọi chúng ta - cũng một kiếp người, bác sĩ tuy chỉ là một hạt bụi nhỏ giữa đời thường, nhưng ông thật vĩ đại - vì ông đã biết mang tình yêu thương rộng lớn đến với mọi người...
Mong rằng mỗi chúng ta hãy sống sao cho xứng đáng, để mai này nếu có ra đi, thì sẽ có nhiều giọt nước mắt nhỏ xuống tiếc thương cho một hạt bụi...
Năm 1960, anh lập gia đình với người con gái giản dị và cùng có tấm lòng nhân ái như anh. Hạnh phúc của đôi uyên ương được đánh dấu bằng sự ra đời của ba đứa con, hai gái, một trai.
* Hạnh phúc gia đình
Chị Lan - người con gái lớn của bác sĩ hồi nhớ lại kỷ niệm ngày xưa: “Thời đó, ai mà ở vào địa vị của Ba mình thì đều giàu lắm, chức vị cao, lại là bác sĩ, vậy mà Ba mình chưa hề bao giờ nhận hối lộ của ai cả. Bởi vậy mà... nhà mình vẫn cứ nghèo”.Chị cười, “Nhớ mỗi ba tháng khi Ba được về nhà (bác sĩ ba tháng đi hành quân, ba tháng được về Sài Gòn với gia đình), cả nhà vui như Tết. Chiều nào Ba cũng đến đón mình bằng chiếc xe Lambretta nhỏ cũ kỹ, trong khi thiên hạ ai cũng có xe hơi riêng, vậy mà hai cha con cứ giỡn vui lắm. Ba chọc mình, ‘Con vịn chặt nhe, ba lạng à nha’. Lúc đó vòng tay mình nhỏ xíu, ôm chưa đủ nửa vòng eo của ba, vậy mà mình khoái lắm, còn ‘thách’ ba nữa chứ, ‘Đố ba lạng đó, con hổng sợ đâu’, rồi hai cha con cứ cười giòn giã suốt đoạn đường về nhà”. Chị lại cười: “Nhớ ngày xưa mình hay đứng chờ Ba ở khu phố Catinat, nhớ sáng Chủ Nhật Ba chở cả nhà đi nhà thờ Đức Bà. Nhớ ghê đi...”.
Rồi chị Lan tiếp: “Có lần Ba đi hành quân lâu hơn bình thường, Mẹ và mấy chị em nhớ quá nên ra thăm. Khi ấy tiểu đoàn của Ba đóng đô ở Hương Điền (Huế), khi ra thăm thì được biết đã có nhiều chiến sĩ tử trận. Mẹ lo cho Ba lắm, còn Ba thì cứ cười tươi an ủi Mẹ, ‘Em đừng lo, ra trận đạn nó tránh anh không hà, nhiều khi anh nghe đạn bay vèo vèo bên tai vậy đó, mà có sao đâu nè. Con người có số mà, anh không sao đâu’”.
* Kỷ niệm đời binh nghiệp
Nhắc về một kỷ niệm khó quên của bác sĩ Thế ở Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, chị Lan kể: “Khi lớn lên, mấy chị em mình nghe Ba nói về một câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời binh nghiệp của Ba. Lần đó trước khi ra trận, có hai anh chiến sĩ cứ bịn rịn mãi bên Ba. Hai anh đó nói, ‘Bác sĩ ơi, không biết khi nào hết chiến tranh để mấy em về nhà luôn, hở bác sĩ? Nhớ nhà quá’. Ba mình an ủi, ‘Rồi thì sẽ đến ngày đó thôi, mấy chú à’. Hai anh lại nói: ‘Lần này ra trận, không hiểu sao tụi em lo quá, không biết có còn gặp lại vợ con không’. Ba mình có hơi ngạc nhiên, vì hai chú này nổi tiếng là dũng cảm, sao nay lại nói như vậy, nhưng Ba cũng an ủi khuyến khích, ‘Đừng lo, mấy chú sẽ gặp gia đình mà. Xong trận này hai chú được về phép, tha hồ dẫn vợ con đi chơi’. Vậy mà chỉ chừng hơn một tiếng đồng hồ sau, thì Ba nghe tiếng đạn nổ đùng đùng về hướng ấy, và Ba nhận ngay được tin là hai chú này bị thương rất nặng. Thế là Ba có mặt ngay. Ba mình kể, ‘Chú Anbị thương ở chân, còn chú Nam bị ở bụng, máu chảy đầm đìa. Nhìn hiện trạng, Ba biết là khá nguy kịch, nên gọi ngay trực thăng đến để chở hai chú về trạm quân y. Trong khi chờ đợi, Ba làm các thao tác cấp cứu cho hai người. Một chú mở mắt, nói trong hơi thở yếu ớt, ‘Em có còn hy vọng không bác sĩ?’, còn chú kia thì thều thào, ‘Em sắp ‘đi’ phải không, bác sĩ nói thật cho em nghe’. Ba nói, ‘Hai chú còn khỏe, tui sẽ cứu hai chú, đừng lo’. Nói vậy chứ trong lòng, Ba đã biết là khó lòng qua khỏi. Trực thăng vẫn chưa đến thì chú An tắt thở, khi mắt vẫn không nhắm. Ba quặn lòng vuốt mắt cho chú, trong khi chú Nam thì đã nguy kịch lắm rồi, mạng sống chỉ còn trong gang tấc. Anh phụ tá quân y bảo Ba, ‘Có lẽ mình nên gọi hủy bỏ chuyến trực thăng, anh ạ. Thằng Nam sắp chết rồi, không qua khỏi nổi đâu, mà gọi trực thăng khẩn cấp vậy, tốn kém lắm’. Ba bảo, ‘Không. Còn nước còn tát’. Khi trực thăng tới, vừa được khiêng lên máy bay, thì chú Nam tắt thở, khi hai bàntay vẫn cứ nắm chặt tay Ba. Ông cố vấn người Mỹ hơi có ý trách, quay sang bảo Ba, ‘Sao anh biết là không cứu được, mà anh vẫn gọi chúng tôi?’. Ba đáp, ‘Với các anh, thì chỉ là một sự bất tiện, mất thời gian, hay ít nhiều tiền bạc. Còn với chúng tôi, thì là cả một mạng sống, một cuộc đời. Và với vợ con anh ấy, thì là cả một niềm hy vọng, dù rằng rất mong manh. Và dù có ra đi, thì chỉ có cách này là có thể chuyển xác hai anh ấy về với gia đình sớm nhất. Vợ con họ đang mong mỏi chờ ngày anh ấy được về phép’. Ông Mỹ cúi đầu, lặng thinh”.
* “Lương y như từ mẫu”
Tháng Tư lịch sử, cả nước hỗn loạn. Chị Lan nói tiếp: “Gia đình mình được cho đi sang Mỹ ngày 27, bằng máy bay, trừ Ba.Ba ở lại đến giờ phút chót với anh em. Sáng 30, khi Tổng Thống Trần Văn Hương tuyên bố trên đài và tivi, thì Ba được đưa ra con tàu mang tên Đại Dương. Và rồi cả nhà gặp nhau ở Fort Chaffee, Arkansas”.
Chị kể: “Ba mình yêu nghề lắm. Ba thường nói: ‘Bệnh nhân là một phần không thiếu được của cuộc đời Ba’, vì vậy vừa qua Mỹ là Ba học lấy bằng bác sĩ lại ngay, và Ba là một trong vài người Việt Nam ít ỏi có bằng bác sĩ ngay sau năm 1975. Sau khi mình lập gia đình và dọn về Cali với chồng, Ba Mẹ bèn dọn về Cali luôn cho cả nhà đoàn tụ”.
Văn phòng bác sĩ Nguyễn Văn Thế trên đường Bolsa ra đời năm 1984, và vẫn còn ở đó cho đến nay.
Chị Lan cho biết, “Ba mình hay tâm sự: ‘Người Việt mình nghèo, cầu bơ cầu bất ở xứ người, nên không có tiền Ba cũng khám cho họ, nghèo thì Ba chích thuốc không lấy tiền. Tiền bạc không phải là tất cả đâu các con. Có rất nhiều thứ mình không mua được bằng tiền. Ngày xưa đã từng ra trận rồi Ba mới hiểu, mạng sống con người mong manh lắm, nên còn sống mà mình làm được điều gì cho mọi người, các con hãy nên làm’”.
Tình cờ chị Lan nhớ lại mẩu chuyện vui: “Nhiều hôm đi làm về, thấy Ba móc túi ra một xấp toàn tiền giấy một đồng (1 dollar), có tờ cong queo, có tờ nhàu nát nữa chứ. Các con hỏi thì Ba nói, ‘Mấy người bệnh nhân nghèo quá, Ba khám không lấy tiền. Nhưng có lẽ họ ngại, nên có người đưa Ba hai đồng, ba đồng... tượng trưng, Ba nhận để họ vui và đừng mặc cảm. Các con thấy không, một hai đồng bạc chẳng là bao, nhưng tấm lòng của họ, với Ba mới là quý’. Mẹ mình thì chỉ cười, nhưng nhìn mắt Mẹ, tụi mình biết là Mẹ vui lắm, vì suốt cuộc đời Mẹ luôn luôn sát cánh bên Ba trong mọi việc, nhất là làm từ thiện...”.
* Tiếng lành đồn xa
Tôi chợt nhớ hay nghe cô dượng Ba và các cô chú quen thường mách bảo mọi người: “Bệnh hả? Ra văn phòng ông Thế ở Bolsa nè”. Có lần cô em họ tôi, tên Thảo - mới ở Việt Nam qua bị bệnh, nên thắc mắc hỏi bà cô: “Văn phòng bác sĩ ở địa chỉ nào cô?”. Bà cô tôi nói ngay: “Cần gì địa chỉ, cứ ra khu Phước Lộc Thọ mà hỏi, bất cứ người qua đường nào là ai cũng biết hết. Ông Thế ở đó gần hai chục năm rồi chứ ít sao”. Thế mà cô em họ tôi làm thiệt. Thảo “lớ ngớ” ra Phước Lộc Thọ, thấy bác nọ mặt hiền hiền, nên cô ta đến hỏi thăm. Vậy mà bác nọ nhiệt tình dẫn Thảo đến tận nơi, vừa đi vừa “quảng cáo” nữa chứ: “Ông Thế nổi tiếng là nhân đức lắm cháu ơi, cả đời hai vợ chồng cứ lo làm từ thiện, quận Cam này ai mà không biết”...
Nhắc đến các bệnh nhân, chị Lan nói, “gia đình mình có thể kể hoài không hết chuyện”. Chị Lan khôi hài tâm sự: “Hồi đó khi ông xã mình tập sự ngành y ở Philadelphia, nên hằng năm mùa Giáng Sinh nào cả nhà cũng tập họp nhau ở bển. Tính Ba thì nhà mình ai cũng biết rồi, cứ làm cho đến ngày chót, khi nào hết bệnh nhân mới chịu đi. Những dịp lễ là bệnh nhân mang đồ đến tặng Ba, đồ ăn ở nhà làm, họ đem lại biếu bác sĩ. Có hoa, có thiệp, bánh mứt... thứ gì cũng có. Ba quý lắm, Ba bỏ hết vô 9, 10 thùng, cộng thêm hai valise quần áo, đồ dùng cá nhân, rồi Ba Mẹ mang ra phi trường gửi hành lý. Quà bệnh nhân tặng là Ba không bỏ lại món nào cả, đến nỗi ông nhân viên cân hành lý quen mặt Ba luôn. Ổng hỏi: ‘Ông mang gì mà dữ vậy? Bộ ở bển không có để mua sao?’. Ba cười, nói đùa với ông ta: ‘Đúng rồi, bệnh nhân tui tặng thì ở đâu mà mua được, tui mang qua đó cho các cháu nó vui, rồi cả nhà cùng ăn với nhau’”.
* Thương người như thể thương thân
Khi tôi hỏi chị Lan về các việc làm từ thiện của ông bà bác sĩ Thế, thì chị đáp: “Đâu có gì đâu mà kể. Với Ba Mẹ mình, thì điều đó là... chuyện phải làm và đương nhiên thôi. Ba hay nói, ‘Ngày xưa đạn đã tránh Ba, thì bây giờ Ba phải làm được chút gì đó cho cuộc đời chứ’, nên mình thấy cũng chẳng có gì phải kể”.
Tôi ngần ngừ, nhưng rồi cũng mạnh dạn hỏi chị: “Tôi có nghe là bác sĩ giúp những người homeless, cho tiền giúp họ sống, có đúng không chị?”. Chị Lan gật đầu: “Ba mình hiền lắm, thấy ai nghèo khổ là thương. Nhiều người sa cơ thất thế, không việc làm, Ba mình đều giúp. Người nọ bảo người kia, nên chiều nào cũng có người chờ Ba về, xin Ba giúp. Ba cho tiền, nhưng cũng khuyên họ phải cố gắng lên, đừng nản chí và đừng bao giờ tuyệt vọng”.
* Không may...
“Chị Lan à, thời gian qua, cả vùng này ai cũng nghe tin bác sĩ bệnh nặng, chị có thể cho biết về sức khoẻ của bác sĩ hiện giờ ra sao không?”
“Mình nhớ rõ chiều hôm đó là ngày Veterans Day 11-11-2010, Ba cũng ráng ngồi khám cho hết người bệnh cuối cùng rồi mới về, mặc dù sau này Ba kể là đã thấy mệt trong người. Khi ra xe, Ba đi không nổi, nên cô Tâm phụ đỡ Ba. Về nhà, Ba mệt lắm, nhưng cứ nói, ‘Chắc không sao’ để trấn an mọi người. Qua hôm sau thì Ba hết chịu nổi, gia đình đưa Ba vào emergency. Bệnh viện chụp hình MRI, cho biết là Ba bị nhiễm trùng trong xương sống và phải mổ liền, nếu không vi trùng lan ra thì sẽ nguy hiểm tới tánh mạng. Gia đình mình có nhiều người làm trong ngành y, nên sau khi hội thảo, cả nhà đồng ý mổ. Rất mừng là ca mổ đã thành công. Bác sĩ điều trị cho biết là Ba cần phải dưỡng bệnh từ 6 đến 8 tuần, sau đó phải tập vật lý trị liệu vài tháng, và để hồi phục hoàn toàn, thì cần một thời gian dài”.
* “We love you”
Cô bé Tiffany, 17 tuổi, nói với tôi bằng chút vốn liếng tiếng Việt “nửa nạc nửa mỡ” - nhưng rất dễ thương, mà cô học được từ hồi tấm bé: “Bà ngoại ẵm Tiffany to see bác sĩ khi Tiffany 2, 3 tuổi. Cả nhà Tiffany ai mà bệnh cũng go to see bác sĩ. Tiffany miss bác sĩ very much. We love you, Doctor Thế. I pray for him every day”...
* Nỗi nhớ bệnh nhân...
Giờ thì Ba mình đã rời bệnh viện và đang trong thời gian làm vật lý trị liệu, nhưng Ba nhớ phòng mạch và các bệnh nhân lắm. Ba quyết định sẽ trở lại làm việc ngày 4 tháng 2, đúng vào mồng Hai Tết, vì Ba bảo: “Phải có mặt ngày đầu năm để gặp lại các bệnh nhân của Ba chứ”. Thương lắm, lúc nào Ba cũng vui, cũng cười, ngay cả lúc sắp lên bàn mổ mà Ba cũng cười để cả nhà yên tâm”.
Chị Lan đưa tôi xem các bức ảnh chụp bác sĩ đang ngồi trên chiếc giường trong bệnh viện, bên cạnh là phu nhân của ông.Trông bác sĩ thật tươi với nụ cười trên môi. Nhìn vào gương mặt đó, với nụ cười bao dung, nhân hậu, làm tôi chợt thấy thấm thía ý nghĩa hai chữ “lương y”. Nhớ câu nói hôm nọ của bà cô tôi: “Bác sĩ Thế thật sự là người mẹ hiền của mọi bệnh nhân. Bác sĩ mà có bề gì thì đời này chưa chắc ai khác đã thay thế được...”.
Tôi xúc động khi nghe cô Tâm nói: “Không có bác sĩ thì bao nhiêu người đã chết vì không tiền, vì nghèo đói, vì bệnh tật, vì mặc cảm và cô đơn...”.
* Hại bụi cuộc đời...
Chú Kiên - qua Mỹ từ 5 năm nay, theo diện HO, buồn buồn nói: “Ông Thế tốt với bệnh nhân lắm. Lúc mới qua Mỹ, làm gì có tiền, nghe bà con chỉ, kẹt quá tôi cũng có đến khám bác sĩ. Ổng không lấy tiền. Hồi năm ngoái tôi ly dị, mất việc, chán đời quá nên bị trầm cảm, bác sĩ có nói với tôi rằng: ‘Chú nhớ ngày xưa đi đánh giặc không? Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, vậy mà mình vẫn sống. Chú phải mừng mới phải. Bên cái chết mình phải biết cám ơn cuộc sống. Cái khổ, cái nghèo, sự cô độc... chưa phải là dấu chấm hết của cuộc đời. Chỉ khi nào kề cận bên cái chết mỗi ngày, thì mình mới nhận ra rằng, tất cả những điều mà mọi người đang cho là khổ, thật sự chỉ là những hạt bụi nhỏ trong cuộc đời. Hạt bụi có thể vô tình rơi vào mắt ta, nhưng đôi lúc chỉ cần một cái nháy mắt, hay khi con người ta biết cách rửa mắt, thì đôi mắt mình vẫn trở lại tinh anh và trong sáng. Cố gắng lên chú, hãy sống như thể ngày mai sẽ chết, và vì vậy, ngày nào có ra đi, mình sẽ không hối tiếc, vì mỗi một ngày mình đã thật sự sống’”. Ngừng một chút, chú tiếp: “Bởi vậy mà tối nào tôi cũng cầu Chúa che chở cho bác sĩ. Nếu không có ổng, thì có lẽ ngày hôm nay tôi đã không còn sống...”.
Hai tiếng “Hạt bụi” trong câu chuyện của chú Kiên, khiến tôi chợt nhớ đến lời của bài hát - mà cả một thời ai cũng biết:
... Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi, cát bụi phận này
Mặt trời soi một kiếp rong chơi ...
Tần ngần, tôi quay nhìn lại một lần nữa tấm bảng hiệu “Văn phòng bác sĩ Nguyễn Văn Thế”. Phải, nơi căn phòng nhỏ bé này đã có một vị lương y chưa một ngày rong chơi nhàn nhã. Cuộc sống ông luôn luôn gắn chặt với các bệnh nhân và những con người bất hạnh. Như mọi chúng ta - cũng một kiếp người, bác sĩ tuy chỉ là một hạt bụi nhỏ giữa đời thường, nhưng ông thật vĩ đại - vì ông đã biết mang tình yêu thương rộng lớn đến với mọi người...
Mong rằng mỗi chúng ta hãy sống sao cho xứng đáng, để mai này nếu có ra đi, thì sẽ có nhiều giọt nước mắt nhỏ xuống tiếc thương cho một hạt bụi...
Tiếc thương một bậc từ tâm
Ra đi để lại bao mầm nhớ thương.
Bao năm trải rộng tình thương
Trên đường tị nạn phố phường Bolsa.
Homeless coi ông như cha.
Nụ cười Bồ-Tát hiền hòa trên môi;
Mát tay trị bệnh người đời,
Mỗi lời han hỏi là lời từ y
Thoạt nghe bệnh đã bớt đi...
Cho thêm chút thuốc bệnh thời hết ngay.
Những mong bác sĩ sống hoài
Ðể mong còn gặp những ngày bệnh đau...
Vô thường luật của trời cao
Cướp đi bác sĩ dạt dào tình thương!
Mong cho bác sĩ lên đường
An vui trên cõi Thiên Ðường phước ân.
Trần Y (một bệnh nhân từ 1985)
http://nsvietnam.blogspot.ca/2014/12/vi-ong-la-mot-luong-y-la-mot-chien-si.html
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Vì Ông là một Lương Y, là một Chiến Sĩ Thủy Quân Lục Chiến/QLVNCH...
“Tôi tên Sơn Vũ, nhà ở Anaheim. Tôi không phải là họ hàng, cũng không là người quen hay bệnh nhân của Bác Sĩ Thế. Tôi ngưỡng mộ ông nên hôm nay đến viếng ông thôi.”
Trong những năm tháng dài tị nạn tại hải ngoại, Quí Vị đã được đọc nhiều lời Phân Ưu trên các báo chí hay đặc san Việt Ngữ; tuy nhiên chắc chưa bao giờ Quí Vị được thấy một lời Phân Ưu đặc biệt như dưới đây.
Để biết tại sao Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế, nguyên Y Sĩ Trưởng Sư Đoàn TQLC của QLVNCH lại được các anh chị em homeless ở khu Bolsa, Little Sàigòn kính trọng gọi là Cha Già hay vị Bồ Tát Thời Đại, xin mời Quý Vị đọc bài viết dưới đây.
HUNTINGTON BEACH - Trời chiều xám xịt. Cơn mưa không nặng hạt nhưng đủ quất vào người cơn lạnh tái tê.
Dù gió. Dù mưa. Dòng người đổ vào nhà tang lễ Dilday Brother's Funeral Directors trên đại lộ Beach vẫn không hề suy giảm.
Ðây là những thân thuộc họ hàng.
Ðây là những đồng hương, chiến hữu.
Ðây là những bè bạn láng giềng.
Ðây là những bệnh nhân cũ mới.
Và lẫn trong dòng người xếp hàng dày đặc chờ hơn 45 phút để được vào viếng người nằm trong chiếc quan tài kia có cả những người chưa một lần nhìn thấy mặt người đã khuất lúc sinh thời.
Dù gió. Dù mưa. Dòng người đổ vào nhà tang lễ Dilday Brother's Funeral Directors trên đại lộ Beach vẫn không hề suy giảm.
Ðây là những thân thuộc họ hàng.
Ðây là những đồng hương, chiến hữu.
Ðây là những bè bạn láng giềng.
Ðây là những bệnh nhân cũ mới.
Và lẫn trong dòng người xếp hàng dày đặc chờ hơn 45 phút để được vào viếng người nằm trong chiếc quan tài kia có cả những người chưa một lần nhìn thấy mặt người đã khuất lúc sinh thời.
Họ đến đám tang chỉ bởi một lý do: Lòng Ngưỡng Mộ dành cho người vừa nằm xuống: Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế.
Một chút lòng thành kính, một chút dè dặt, một chút bối rối, người đàn ông ngoài bốn mươi lơ ngơ trước nhà tang lễ, cho biết: “Tôi tên Sơn Vũ, nhà ở Anaheim. Tôi không phải là họ hàng, cũng không là người quen hay bệnh nhân của Bác Sĩ Thế. Tôi ngưỡng mộ ông nên hôm nay đến viếng ông thôi.”
Ông Sơn kể, ông nghe đến tên Bác Sĩ Thế cách đây đã 4, 5 năm, “trong một lần đến tiệm băng nhạc Thúy Nga, họ nói với tôi rằng nếu tôi không có bảo hiểm sức khỏe, cứ việc tìm đến văn phòng Bác Sĩ Thế. Ông ấy sẽ chữa bệnh và chỉ lấy một khoảng tiền rất ít, đâu chừng $15 thôi.”
Nghe vậy. Biết vậy. Và giờ đây nghe tin người bác sĩ đó qua đời, tan sở làm, không kịp về nhà thay quần áo, ông Sơn Vũ vội chạy đến viếng ngay, “sợ không kịp.”
Ngước mắt nhìn về hướng Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế đang an nghỉ, ông Sơn Vũ trầm giọng: “Tôi nghĩ đời bây giờ hiếm có những người như vậy, những người làm việc cốt là giúp người khác chứ không vì dành tiền bạc giàu sang. Tôi ngưỡng mộ ông nên đến viếng chứ không là họ hàng, cũng không là bệnh nhân của ông. Vợ tôi kêu tôi đến chia buồn, họ không biết mình là ai cũng không sao.”
“Chưa bao giờ tôi đi dự một đám tang của một người không quen biết như thế này.” Người đàn ông nói.
Ai rồi cũng sẽ về cõi vĩnh hằng.
Nhưng ra đi, và để lại lòng tiếc thương cùng sự ngưỡng mộ cho nhiều người, cả những người không quen. Ðời có mấy ai... (N.L)
Một chút lòng thành kính, một chút dè dặt, một chút bối rối, người đàn ông ngoài bốn mươi lơ ngơ trước nhà tang lễ, cho biết: “Tôi tên Sơn Vũ, nhà ở Anaheim. Tôi không phải là họ hàng, cũng không là người quen hay bệnh nhân của Bác Sĩ Thế. Tôi ngưỡng mộ ông nên hôm nay đến viếng ông thôi.”
Ông Sơn kể, ông nghe đến tên Bác Sĩ Thế cách đây đã 4, 5 năm, “trong một lần đến tiệm băng nhạc Thúy Nga, họ nói với tôi rằng nếu tôi không có bảo hiểm sức khỏe, cứ việc tìm đến văn phòng Bác Sĩ Thế. Ông ấy sẽ chữa bệnh và chỉ lấy một khoảng tiền rất ít, đâu chừng $15 thôi.”
Nghe vậy. Biết vậy. Và giờ đây nghe tin người bác sĩ đó qua đời, tan sở làm, không kịp về nhà thay quần áo, ông Sơn Vũ vội chạy đến viếng ngay, “sợ không kịp.”
Ngước mắt nhìn về hướng Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế đang an nghỉ, ông Sơn Vũ trầm giọng: “Tôi nghĩ đời bây giờ hiếm có những người như vậy, những người làm việc cốt là giúp người khác chứ không vì dành tiền bạc giàu sang. Tôi ngưỡng mộ ông nên đến viếng chứ không là họ hàng, cũng không là bệnh nhân của ông. Vợ tôi kêu tôi đến chia buồn, họ không biết mình là ai cũng không sao.”
“Chưa bao giờ tôi đi dự một đám tang của một người không quen biết như thế này.” Người đàn ông nói.
Ai rồi cũng sẽ về cõi vĩnh hằng.
Nhưng ra đi, và để lại lòng tiếc thương cùng sự ngưỡng mộ cho nhiều người, cả những người không quen. Ðời có mấy ai... (N.L)
ẤM ÁP MỘT TẤM LÒNG: LƯƠNG Y BỒ TÁT GIUSE NGUYỄN VĂN THẾ
Mấy ngày qua, trên nhiều diễn đàn và trên đài phát thanh, truyền hình đồng loạt thông báo tin buồn :
"Cựu Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Thế, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ Quân Y TQLC/QLVNCH đã vĩnh viển giả từ gia đình, quyến thuộc, đồng đội..."
BS Nguyễn văn Thế đã từ giả cỏi đời! Một tin quá đau thương cho những ai đã biết đến ông hoặc nghe nói về vị lương y cứu nhân độ thế nầy. Từ nay, phòng mạch mang tên Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế nằm bên trái trước chợ Phước Lộc Thọ, trên đường Bolsa ở nam Cali sẽ không còn thấy bóng dáng Người nữa.
Những ai nghèo khó và không có insurance sẽ mất chổ dựa lúc bệnh tật, ốm đau. Những người homeless không còn có người luôn sẵn lòng giúp bửa ăn độ nhật lúc đói lòng, và nhiều, nhiều người nữa đang cần sự cứu giúp của Người đang đau buồn khi nghe hung tin nầy.
Có một câu nói: Ấm áp không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo, mà là khi bạn đứng trước gió lạnh, từ phía sau đến có AI ĐÓ đó khoác lên bạn một tấm áo. AI ĐÓ đó ở đây chính là bác sĩ Nguyễn Văn Thế, người như vị Bồ Tát, luôn sẵn sàng khoắc chiếc áo làm ấm áp giúp người qua cơn gió lạnh của cuộc đời.
Và tôi cũng được Người khoác lên tấm áo ấm áp đó. Tôi vẫn còn nhớ mãi tấm lòng của Người đã giúp đở tôi trong những ngày đầu còn bở ngỡ khi bước chân đến Mỹ. Tôi nhớ lần đầu tiên đến khám bệnh, tôi khai bệnh bị mất ngủ triền miên và sức khỏe càng ngày càng suy giảm. Bác sĩ hỏi tôi ở đâu, có cần giấy xin nghỉ đi làm để dưỡng bệnh không? Tôi nói cho BS biết tôi ở VN mới qua hơn một tháng, đang tiến hành làm hồ sơ xin tỵ nạn chính trị.
Bác sĩ chẳng những không lấy tiền khám bệnh mà còn cho thuốc miễn phí. Tôi quá đổi ngạc nhiên, nói mình có tiền xin trả , nhưng BS một mực từ chối và chúc tôi gặp may mắn. Tôi rời khỏi phòng mạch mà lòng tràn đầy xúc động trước tấm lòng của vị BS nhân từ hiếm có.
Tôi còn đến tái khám hai lần nữa theo giấy hẹn của BS, cả hai lần BS đều khám bệnh và cho thuốc miễn phí. Mặc dầu tôi cố ý xin trả tiền, nhưng BS vẫn một mực từ chối. Sau đó không lâu tôi rời khỏi nam Cali, ít có dịp trở lại. Và mỗi khi có dịp về Little Sài gòn, đi chợ Phước Lộc Thọ, tôi đều đến trước phòng mạch của BS Thế cố nhìn vào trong để được nhìn thấy BS, Người mà tôi luôn tôn quý và ngưỡng mộ.
Bây giờ BS không còn trên cỏi đời nầy nữa. Đọc bảng cáo phó trên email, tôi xiết đổi đau buồn. Ở xa xôi, tôi không thể về thắp nén hương và đưa tiễn BS đến nơi an nghỉ cuối cùng. Xin thắp nén hương lòng tri ân và tưởng nhớ công đức của Người. Với một người mang tấm lòng bác ái bao la, luôn cứu nhân , độ thế, như Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế, chắc chắn rằng Linh Hồn của Giuse Nguyễn Văn Thế sẽ về trên Nước Chúa.
Ấm áp thay một tấm lòng : Lương Y Bồ Tát Giuse Nguyễn Văn Thế
"Cựu Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Thế, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ Quân Y TQLC/QLVNCH đã vĩnh viển giả từ gia đình, quyến thuộc, đồng đội..."
BS Nguyễn văn Thế đã từ giả cỏi đời! Một tin quá đau thương cho những ai đã biết đến ông hoặc nghe nói về vị lương y cứu nhân độ thế nầy. Từ nay, phòng mạch mang tên Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế nằm bên trái trước chợ Phước Lộc Thọ, trên đường Bolsa ở nam Cali sẽ không còn thấy bóng dáng Người nữa.
Những ai nghèo khó và không có insurance sẽ mất chổ dựa lúc bệnh tật, ốm đau. Những người homeless không còn có người luôn sẵn lòng giúp bửa ăn độ nhật lúc đói lòng, và nhiều, nhiều người nữa đang cần sự cứu giúp của Người đang đau buồn khi nghe hung tin nầy.
Có một câu nói: Ấm áp không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo, mà là khi bạn đứng trước gió lạnh, từ phía sau đến có AI ĐÓ đó khoác lên bạn một tấm áo. AI ĐÓ đó ở đây chính là bác sĩ Nguyễn Văn Thế, người như vị Bồ Tát, luôn sẵn sàng khoắc chiếc áo làm ấm áp giúp người qua cơn gió lạnh của cuộc đời.
Và tôi cũng được Người khoác lên tấm áo ấm áp đó. Tôi vẫn còn nhớ mãi tấm lòng của Người đã giúp đở tôi trong những ngày đầu còn bở ngỡ khi bước chân đến Mỹ. Tôi nhớ lần đầu tiên đến khám bệnh, tôi khai bệnh bị mất ngủ triền miên và sức khỏe càng ngày càng suy giảm. Bác sĩ hỏi tôi ở đâu, có cần giấy xin nghỉ đi làm để dưỡng bệnh không? Tôi nói cho BS biết tôi ở VN mới qua hơn một tháng, đang tiến hành làm hồ sơ xin tỵ nạn chính trị.
Bác sĩ chẳng những không lấy tiền khám bệnh mà còn cho thuốc miễn phí. Tôi quá đổi ngạc nhiên, nói mình có tiền xin trả , nhưng BS một mực từ chối và chúc tôi gặp may mắn. Tôi rời khỏi phòng mạch mà lòng tràn đầy xúc động trước tấm lòng của vị BS nhân từ hiếm có.
Tôi còn đến tái khám hai lần nữa theo giấy hẹn của BS, cả hai lần BS đều khám bệnh và cho thuốc miễn phí. Mặc dầu tôi cố ý xin trả tiền, nhưng BS vẫn một mực từ chối. Sau đó không lâu tôi rời khỏi nam Cali, ít có dịp trở lại. Và mỗi khi có dịp về Little Sài gòn, đi chợ Phước Lộc Thọ, tôi đều đến trước phòng mạch của BS Thế cố nhìn vào trong để được nhìn thấy BS, Người mà tôi luôn tôn quý và ngưỡng mộ.
Bây giờ BS không còn trên cỏi đời nầy nữa. Đọc bảng cáo phó trên email, tôi xiết đổi đau buồn. Ở xa xôi, tôi không thể về thắp nén hương và đưa tiễn BS đến nơi an nghỉ cuối cùng. Xin thắp nén hương lòng tri ân và tưởng nhớ công đức của Người. Với một người mang tấm lòng bác ái bao la, luôn cứu nhân , độ thế, như Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế, chắc chắn rằng Linh Hồn của Giuse Nguyễn Văn Thế sẽ về trên Nước Chúa.
Ấm áp thay một tấm lòng : Lương Y Bồ Tát Giuse Nguyễn Văn Thế
Trích từ: www.tqlcvn.org
BS THỦY QUÂN LỤC CHIẾN NGUYỄN VĂN THẾ
Nguồn trích dẫnHoàng Thanh/Viễn Đông
Nguồn trích dẫnHoàng Thanh/Viễn Đông
(Kính tặng bác sĩ Nguyễn Văn Thế và gia đình – Cầu chúc bác sĩ sớm bình phục)
Ngày đầu năm mới, tôi ghé thăm cô dượng Ba. Lâu ngày không gặp, cô cháu ngồi tâm sự cả tiếng đồng hồ. Cô than rằng dạo này sức khỏe Dượng Ba sa sút quá, thành thử cô phải ở nhà chăm sóc Dượng 24 trên 24, không dám đi đâu cả. Tôi cũng khuyên cô nên biết tự lo cho mình, chứ lỡ cô ngã bệnh thì ai lo cho dượng. Nghe nhắc đến sức khỏe, đột nhiên cô bảo tôi: “À, con có nghe tin bác sĩ Thế bệnh nặng không? Hổng biết ổng ra sao rồi, mấy ngày đầu năm cô đi chùa nhờ mấy Thầy tụng kinh Dược Sư cho bác sĩ sớm tai qua nạn khỏi. Bác sĩ mà có mệnh hệ gì là khu Bolsa này cả ngàn người khóc đó con ơi...”. Thật tình tôi chưa được gặp bác sĩ Thế, nhưng từ lâu tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện về tấm lòng nhân ái của bác sĩ dành cho bệnh nhân và những người nghèo. Người thì nói rằng, “Bác sĩ là Bồ Tát”. Kẻ khác thì bảo, “Bác sĩ thật vĩ đại”. Thế là tôi quyết định tìm gặp vị lương y như từ mẫu này...
* Niềm mong nhớ của mọi người
Mười giờ sáng tôi đến văn phòng bác sĩ Thế trên đường Bolsa. Cửa đóng. Trên cửa có ghi hàng chữ: “Bác sĩ sẽ trở lại làm việc ngày 4 tháng 2 là Mùng Hai Tết”. Tôi gặp hai người phụ nữ dường cũng đang đứng đọc tờ thông báo, trên đó ghi rõ tên và số phone của hai người bác sĩ khác để bệnh nhân tiện liên lạc khi cần phải khám bệnh ngay. Người con gái trẻ bảo mẹ: “Vậy mình gọi một trong hai ông này lấy hẹn đi, Mẹ”. Bà mẹ không chịu: “Thôi, tao đợi ông Thế hà.Đâu phải bệnh cấp cứu gì đâu mà phải gấp. Tao đợi bác sĩ trở lại, tao tới khám rồi sẵn cám ơn ổng luôn. Đời này có ai tốt bằng ổng chứ?”. Tôi bước lại gần, nhỏ nhẹ hỏi: “Bác và chị đây là bệnh nhân của bác sĩ?”. Người phụ nữ gật đầu và nói một hơi: “Cả nhà tui đi ông Thế hơn hai chục năm rồi. Ổng tốt lắm cô ơi. Người nghèo không có tiền ổng khám free, rồi còn chích thuốc không lấy tiền nữa chứ. Hỏi cô xứ này ai làm được như bác sĩ. Bởi vậy tuy là tui có bảo hiểm, tui nhứt định đi khám bác sĩ hà, không đi đâu hết. Cầu cho bác sĩ mau khỏe, chứ ổng mà bị gì thì...”. Giọng bà nghẹn lại. Cô con gái cắt ngang: “Mẹ, giữa đường giữa sá mà Mẹ làm gì kỳ vậy? Có gì thì về nhà rồi Mẹ tha hồ khóc...”. Chị quay qua tôi: “Mẹ em quý bác sĩ lắm. Nhà em ba đời rồi đều đi bác sĩ Thế hết đó. Thiệt tình cái câu ‘Lương y như từ mẫu’ thì trường hợp bác sĩ không hề sai chút nào...”.
Khi ấy có một người đàn ông đến dòm dòm vào khe cửa. Người ông trông có vẻ khắc khổ, ốm và đen, tôi đoán chừng khoảng năm mươi tuổi. Tôi bắt chuyện: “Chú là bệnh nhân bác sĩ Thế?”. Người đàn ông lắc đầu. Tôi chỉ vào tấm bảng trên cửa và nói: “Đây có ghi là văn phòng sẽ mở cửa lại ngày 4 tháng 2, khi bác sĩ khỏe hẳn”. Ông ta nhìn tôi: “Tôi biết.Tôi cũng không cần khám bệnh, mỗi ngày tôi chỉ ghé qua xem bác sĩ có bình phục sớm và trở lại làm việc không, tại tôi có hứa là sẽ mời bác sĩ đi ăn tô phở”. Thấy tôi ngạc nhiên, ông tiếp: “Tôi mất việc làm từ mấy năm nay. Vợ bỏ, nhà thì không có, nhiều lúc chán đời muốn tự tử cho xong. Nghe nhiều người nói, nên tôi cũng ‘mặt dày’ đến xin tiền bác sĩ để sống đỡ qua ngày. Bác sĩ không những cho tụi tôi, mà lại còn khuyên tôi ráng sống. Bác sĩ cứ đùa: ‘Mấy chú mà có việc làm là phải đãi tôi đấy nhé’, tôi biết là bác sĩ muốn khuyên chúng tôi đừng nản chí. Cuối tháng 11, tôi xin được việc làm trong chợ, muốn mời bác sĩ một tô phở đền ơn, mà ai ngờ...”. Ông dợm bước đi. Tôi gọi lại: “Chú, à, anh... Anh tên gì vậy anh?”. Người đàn ông với làn da sạm nắng quay lại, cười buồn: “Nhà còn không có, thì cần gì một cái tên, hở chị?”...
* “Bồ Tát” giữa đời thường
Nỗi tò mò về người bác sĩ này càng nhiều, khiến tôi bấm chuông. Cô thư ký bước ra, bảo rằng văn phòng tạm đóng cửa vì bác sĩ đang dưỡng bệnh. Tôi xin phép hỏi cô vài câu về bác sĩ. Cô Tâm chia sẻ: “Cô làm phụ tá (medical assistant) cho văn phòng này gần hai mươi năm rồi. Nói về tấm lòng nhân ái của bác sĩ thì không đủ giấy mực đâu con. Gia đình cô đạo Phật, nên nếu phải dùng một danh từ ngắn gọn để nói về bác sĩ, thì cô phải dùng hai chữ ‘Bồ Tát’, vậy là đủ. Bác sĩ thực sự là một Bồ Tát giữa đời thường đó con à. Bao nhiêu năm qua, chính cô là nhân chứng cho tấm lòng của ông.Hầu như ngày nào bác sĩ cũng làm cho đến khi hết bệnh nhân rồi mới về. Trưa tới giờ cơm mà còn khách đợi, là bác sĩ nán lại khám cho hết, làm mấy cô cũng ráng chịu đói luôn đó”. Cô Tâm cười. “Có lúc gần 6 giờ chiều sắp đóng cửa, thì phone reng: ‘Bác sĩ ơi, bác sĩ làm ơn đợi tui chút được hôn? Cháu nó nóng quá, ho khò khè nữa. Tui chạy tới liền, xin bác sĩ làm ơn khám giúp cho cháu...’. Thế là bác sĩ đợi. Mà đâu phải bệnh nhân chạy đến liền đâu con, ‘lại liền’ mà họ nói sớm lắm cũng là hai, ba chục phút, mà bác sĩ vẫn vui vẻ đợi. Rồi có khi người bệnh tới, không có tiền trả, bác sĩ khám không lấy tiền, còn chích thuốc cho cháu bé free, vậy mà ra về ổng vẫn vui. Bởi vậy mà các cô ở đây gọi bác sĩ là Bồ Tát không hà...”.
* Người tiểu đoàn trưởng tận tụy
Tốt nghiệp bác sĩ năm 1964, chàng trai Nguyễn Văn Thế tình nguyện gia nhập vào lực lượng Thủy Quân Lục Chiến và làm việc như một bác sĩ quân y. Với tinh thần tận tụy phục vụ, nên chẳng bao lâu, anh thanh niên trẻ đã được lên chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng của Tiểu Đoàn Quân Y. Với bản tính thương người và luôn luôn hết lòng tận tụy với bệnh nhân, nên vị bác sĩ tiểu đoàn trưởng luôn luôn được anh em trong binh chủng, cả thượng cấp lẫn đồng đội yêu quý.
Ngày đầu năm mới, tôi ghé thăm cô dượng Ba. Lâu ngày không gặp, cô cháu ngồi tâm sự cả tiếng đồng hồ. Cô than rằng dạo này sức khỏe Dượng Ba sa sút quá, thành thử cô phải ở nhà chăm sóc Dượng 24 trên 24, không dám đi đâu cả. Tôi cũng khuyên cô nên biết tự lo cho mình, chứ lỡ cô ngã bệnh thì ai lo cho dượng. Nghe nhắc đến sức khỏe, đột nhiên cô bảo tôi: “À, con có nghe tin bác sĩ Thế bệnh nặng không? Hổng biết ổng ra sao rồi, mấy ngày đầu năm cô đi chùa nhờ mấy Thầy tụng kinh Dược Sư cho bác sĩ sớm tai qua nạn khỏi. Bác sĩ mà có mệnh hệ gì là khu Bolsa này cả ngàn người khóc đó con ơi...”. Thật tình tôi chưa được gặp bác sĩ Thế, nhưng từ lâu tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện về tấm lòng nhân ái của bác sĩ dành cho bệnh nhân và những người nghèo. Người thì nói rằng, “Bác sĩ là Bồ Tát”. Kẻ khác thì bảo, “Bác sĩ thật vĩ đại”. Thế là tôi quyết định tìm gặp vị lương y như từ mẫu này...
* Niềm mong nhớ của mọi người
Mười giờ sáng tôi đến văn phòng bác sĩ Thế trên đường Bolsa. Cửa đóng. Trên cửa có ghi hàng chữ: “Bác sĩ sẽ trở lại làm việc ngày 4 tháng 2 là Mùng Hai Tết”. Tôi gặp hai người phụ nữ dường cũng đang đứng đọc tờ thông báo, trên đó ghi rõ tên và số phone của hai người bác sĩ khác để bệnh nhân tiện liên lạc khi cần phải khám bệnh ngay. Người con gái trẻ bảo mẹ: “Vậy mình gọi một trong hai ông này lấy hẹn đi, Mẹ”. Bà mẹ không chịu: “Thôi, tao đợi ông Thế hà.Đâu phải bệnh cấp cứu gì đâu mà phải gấp. Tao đợi bác sĩ trở lại, tao tới khám rồi sẵn cám ơn ổng luôn. Đời này có ai tốt bằng ổng chứ?”. Tôi bước lại gần, nhỏ nhẹ hỏi: “Bác và chị đây là bệnh nhân của bác sĩ?”. Người phụ nữ gật đầu và nói một hơi: “Cả nhà tui đi ông Thế hơn hai chục năm rồi. Ổng tốt lắm cô ơi. Người nghèo không có tiền ổng khám free, rồi còn chích thuốc không lấy tiền nữa chứ. Hỏi cô xứ này ai làm được như bác sĩ. Bởi vậy tuy là tui có bảo hiểm, tui nhứt định đi khám bác sĩ hà, không đi đâu hết. Cầu cho bác sĩ mau khỏe, chứ ổng mà bị gì thì...”. Giọng bà nghẹn lại. Cô con gái cắt ngang: “Mẹ, giữa đường giữa sá mà Mẹ làm gì kỳ vậy? Có gì thì về nhà rồi Mẹ tha hồ khóc...”. Chị quay qua tôi: “Mẹ em quý bác sĩ lắm. Nhà em ba đời rồi đều đi bác sĩ Thế hết đó. Thiệt tình cái câu ‘Lương y như từ mẫu’ thì trường hợp bác sĩ không hề sai chút nào...”.
Khi ấy có một người đàn ông đến dòm dòm vào khe cửa. Người ông trông có vẻ khắc khổ, ốm và đen, tôi đoán chừng khoảng năm mươi tuổi. Tôi bắt chuyện: “Chú là bệnh nhân bác sĩ Thế?”. Người đàn ông lắc đầu. Tôi chỉ vào tấm bảng trên cửa và nói: “Đây có ghi là văn phòng sẽ mở cửa lại ngày 4 tháng 2, khi bác sĩ khỏe hẳn”. Ông ta nhìn tôi: “Tôi biết.Tôi cũng không cần khám bệnh, mỗi ngày tôi chỉ ghé qua xem bác sĩ có bình phục sớm và trở lại làm việc không, tại tôi có hứa là sẽ mời bác sĩ đi ăn tô phở”. Thấy tôi ngạc nhiên, ông tiếp: “Tôi mất việc làm từ mấy năm nay. Vợ bỏ, nhà thì không có, nhiều lúc chán đời muốn tự tử cho xong. Nghe nhiều người nói, nên tôi cũng ‘mặt dày’ đến xin tiền bác sĩ để sống đỡ qua ngày. Bác sĩ không những cho tụi tôi, mà lại còn khuyên tôi ráng sống. Bác sĩ cứ đùa: ‘Mấy chú mà có việc làm là phải đãi tôi đấy nhé’, tôi biết là bác sĩ muốn khuyên chúng tôi đừng nản chí. Cuối tháng 11, tôi xin được việc làm trong chợ, muốn mời bác sĩ một tô phở đền ơn, mà ai ngờ...”. Ông dợm bước đi. Tôi gọi lại: “Chú, à, anh... Anh tên gì vậy anh?”. Người đàn ông với làn da sạm nắng quay lại, cười buồn: “Nhà còn không có, thì cần gì một cái tên, hở chị?”...
* “Bồ Tát” giữa đời thường
Nỗi tò mò về người bác sĩ này càng nhiều, khiến tôi bấm chuông. Cô thư ký bước ra, bảo rằng văn phòng tạm đóng cửa vì bác sĩ đang dưỡng bệnh. Tôi xin phép hỏi cô vài câu về bác sĩ. Cô Tâm chia sẻ: “Cô làm phụ tá (medical assistant) cho văn phòng này gần hai mươi năm rồi. Nói về tấm lòng nhân ái của bác sĩ thì không đủ giấy mực đâu con. Gia đình cô đạo Phật, nên nếu phải dùng một danh từ ngắn gọn để nói về bác sĩ, thì cô phải dùng hai chữ ‘Bồ Tát’, vậy là đủ. Bác sĩ thực sự là một Bồ Tát giữa đời thường đó con à. Bao nhiêu năm qua, chính cô là nhân chứng cho tấm lòng của ông.Hầu như ngày nào bác sĩ cũng làm cho đến khi hết bệnh nhân rồi mới về. Trưa tới giờ cơm mà còn khách đợi, là bác sĩ nán lại khám cho hết, làm mấy cô cũng ráng chịu đói luôn đó”. Cô Tâm cười. “Có lúc gần 6 giờ chiều sắp đóng cửa, thì phone reng: ‘Bác sĩ ơi, bác sĩ làm ơn đợi tui chút được hôn? Cháu nó nóng quá, ho khò khè nữa. Tui chạy tới liền, xin bác sĩ làm ơn khám giúp cho cháu...’. Thế là bác sĩ đợi. Mà đâu phải bệnh nhân chạy đến liền đâu con, ‘lại liền’ mà họ nói sớm lắm cũng là hai, ba chục phút, mà bác sĩ vẫn vui vẻ đợi. Rồi có khi người bệnh tới, không có tiền trả, bác sĩ khám không lấy tiền, còn chích thuốc cho cháu bé free, vậy mà ra về ổng vẫn vui. Bởi vậy mà các cô ở đây gọi bác sĩ là Bồ Tát không hà...”.
* Người tiểu đoàn trưởng tận tụy
Tốt nghiệp bác sĩ năm 1964, chàng trai Nguyễn Văn Thế tình nguyện gia nhập vào lực lượng Thủy Quân Lục Chiến và làm việc như một bác sĩ quân y. Với tinh thần tận tụy phục vụ, nên chẳng bao lâu, anh thanh niên trẻ đã được lên chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng của Tiểu Đoàn Quân Y. Với bản tính thương người và luôn luôn hết lòng tận tụy với bệnh nhân, nên vị bác sĩ tiểu đoàn trưởng luôn luôn được anh em trong binh chủng, cả thượng cấp lẫn đồng đội yêu quý.
Bác sĩ quân y VNCH Nguyễn Văn Thế – ảnh tài liệu gia đình.
Năm 1960, anh lập gia đình với người con gái giản dị và cùng có tấm lòng nhân ái như anh. Hạnh phúc của đôi uyên ương được đánh dấu bằng sự ra đời của ba đứa con, hai gái, một trai.
* Hạnh phúc gia đình
Chị Lan - người con gái lớn của bác sĩ hồi nhớ lại kỷ niệm ngày xưa: “Thời đó, ai mà ở vào địa vị của Ba mình thì đều giàu lắm, chức vị cao, lại là bác sĩ, vậy mà Ba mình chưa hề bao giờ nhận hối lộ của ai cả. Bởi vậy mà... nhà mình vẫn cứ nghèo”.Chị cười, “Nhớ mỗi ba tháng khi Ba được về nhà (bác sĩ ba tháng đi hành quân, ba tháng được về Sài Gòn với gia đình), cả nhà vui như Tết. Chiều nào Ba cũng đến đón mình bằng chiếc xe Lambretta nhỏ cũ kỹ, trong khi thiên hạ ai cũng có xe hơi riêng, vậy mà hai cha con cứ giỡn vui lắm. Ba chọc mình, ‘Con vịn chặt nhe, ba lạng à nha’. Lúc đó vòng tay mình nhỏ xíu, ôm chưa đủ nửa vòng eo của ba, vậy mà mình khoái lắm, còn ‘thách’ ba nữa chứ, ‘Đố ba lạng đó, con hổng sợ đâu’, rồi hai cha con cứ cười giòn giã suốt đoạn đường về nhà”. Chị lại cười: “Nhớ ngày xưa mình hay đứng chờ Ba ở khu phố Catinat, nhớ sáng Chủ Nhật Ba chở cả nhà đi nhà thờ Đức Bà. Nhớ ghê đi...”.
Rồi chị Lan tiếp: “Có lần Ba đi hành quân lâu hơn bình thường, Mẹ và mấy chị em nhớ quá nên ra thăm. Khi ấy tiểu đoàn của Ba đóng đô ở Hương Điền (Huế), khi ra thăm thì được biết đã có nhiều chiến sĩ tử trận. Mẹ lo cho Ba lắm, còn Ba thì cứ cười tươi an ủi Mẹ, ‘Em đừng lo, ra trận đạn nó tránh anh không hà, nhiều khi anh nghe đạn bay vèo vèo bên tai vậy đó, mà có sao đâu nè. Con người có số mà, anh không sao đâu’”.
* Kỷ niệm đời binh nghiệp
Nhắc về một kỷ niệm khó quên của bác sĩ Thế ở Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, chị Lan kể: “Khi lớn lên, mấy chị em mình nghe Ba nói về một câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời binh nghiệp của Ba. Lần đó trước khi ra trận, có hai anh chiến sĩ cứ bịn rịn mãi bên Ba. Hai anh đó nói, ‘Bác sĩ ơi, không biết khi nào hết chiến tranh để mấy em về nhà luôn, hở bác sĩ? Nhớ nhà quá’. Ba mình an ủi, ‘Rồi thì sẽ đến ngày đó thôi, mấy chú à’. Hai anh lại nói: ‘Lần này ra trận, không hiểu sao tụi em lo quá, không biết có còn gặp lại vợ con không’. Ba mình có hơi ngạc nhiên, vì hai chú này nổi tiếng là dũng cảm, sao nay lại nói như vậy, nhưng Ba cũng an ủi khuyến khích, ‘Đừng lo, mấy chú sẽ gặp gia đình mà. Xong trận này hai chú được về phép, tha hồ dẫn vợ con đi chơi’. Vậy mà chỉ chừng hơn một tiếng đồng hồ sau, thì Ba nghe tiếng đạn nổ đùng đùng về hướng ấy, và Ba nhận ngay được tin là hai chú này bị thương rất nặng. Thế là Ba có mặt ngay. Ba mình kể, ‘Chú Anbị thương ở chân, còn chú Nam bị ở bụng, máu chảy đầm đìa. Nhìn hiện trạng, Ba biết là khá nguy kịch, nên gọi ngay trực thăng đến để chở hai chú về trạm quân y. Trong khi chờ đợi, Ba làm các thao tác cấp cứu cho hai người. Một chú mở mắt, nói trong hơi thở yếu ớt, ‘Em có còn hy vọng không bác sĩ?’, còn chú kia thì thều thào, ‘Em sắp ‘đi’ phải không, bác sĩ nói thật cho em nghe’. Ba nói, ‘Hai chú còn khỏe, tui sẽ cứu hai chú, đừng lo’. Nói vậy chứ trong lòng, Ba đã biết là khó lòng qua khỏi. Trực thăng vẫn chưa đến thì chú An tắt thở, khi mắt vẫn không nhắm. Ba quặn lòng vuốt mắt cho chú, trong khi chú Nam thì đã nguy kịch lắm rồi, mạng sống chỉ còn trong gang tấc. Anh phụ tá quân y bảo Ba, ‘Có lẽ mình nên gọi hủy bỏ chuyến trực thăng, anh ạ. Thằng Nam sắp chết rồi, không qua khỏi nổi đâu, mà gọi trực thăng khẩn cấp vậy, tốn kém lắm’. Ba bảo, ‘Không. Còn nước còn tát’. Khi trực thăng tới, vừa được khiêng lên máy bay, thì chú Nam tắt thở, khi hai bàntay vẫn cứ nắm chặt tay Ba. Ông cố vấn người Mỹ hơi có ý trách, quay sang bảo Ba, ‘Sao anh biết là không cứu được, mà anh vẫn gọi chúng tôi?’. Ba đáp, ‘Với các anh, thì chỉ là một sự bất tiện, mất thời gian, hay ít nhiều tiền bạc. Còn với chúng tôi, thì là cả một mạng sống, một cuộc đời. Và với vợ con anh ấy, thì là cả một niềm hy vọng, dù rằng rất mong manh. Và dù có ra đi, thì chỉ có cách này là có thể chuyển xác hai anh ấy về với gia đình sớm nhất. Vợ con họ đang mong mỏi chờ ngày anh ấy được về phép’. Ông Mỹ cúi đầu, lặng thinh”.
* “Lương y như từ mẫu”
Tháng Tư lịch sử, cả nước hỗn loạn. Chị Lan nói tiếp: “Gia đình mình được cho đi sang Mỹ ngày 27, bằng máy bay, trừ Ba.Ba ở lại đến giờ phút chót với anh em. Sáng 30, khi Tổng Thống Trần Văn Hương tuyên bố trên đài và tivi, thì Ba được đưa ra con tàu mang tên Đại Dương. Và rồi cả nhà gặp nhau ở Fort Chaffee, Arkansas”.
Chị kể: “Ba mình yêu nghề lắm. Ba thường nói: ‘Bệnh nhân là một phần không thiếu được của cuộc đời Ba’, vì vậy vừa qua Mỹ là Ba học lấy bằng bác sĩ lại ngay, và Ba là một trong vài người Việt Nam ít ỏi có bằng bác sĩ ngay sau năm 1975. Sau khi mình lập gia đình và dọn về Cali với chồng, Ba Mẹ bèn dọn về Cali luôn cho cả nhà đoàn tụ”.
Văn phòng bác sĩ Nguyễn Văn Thế trên đường Bolsa ra đời năm 1984, và vẫn còn ở đó cho đến nay.
Chị Lan cho biết, “Ba mình hay tâm sự: ‘Người Việt mình nghèo, cầu bơ cầu bất ở xứ người, nên không có tiền Ba cũng khám cho họ, nghèo thì Ba chích thuốc không lấy tiền. Tiền bạc không phải là tất cả đâu các con. Có rất nhiều thứ mình không mua được bằng tiền. Ngày xưa đã từng ra trận rồi Ba mới hiểu, mạng sống con người mong manh lắm, nên còn sống mà mình làm được điều gì cho mọi người, các con hãy nên làm’”.
Tình cờ chị Lan nhớ lại mẩu chuyện vui: “Nhiều hôm đi làm về, thấy Ba móc túi ra một xấp toàn tiền giấy một đồng (1 dollar), có tờ cong queo, có tờ nhàu nát nữa chứ. Các con hỏi thì Ba nói, ‘Mấy người bệnh nhân nghèo quá, Ba khám không lấy tiền. Nhưng có lẽ họ ngại, nên có người đưa Ba hai đồng, ba đồng... tượng trưng, Ba nhận để họ vui và đừng mặc cảm. Các con thấy không, một hai đồng bạc chẳng là bao, nhưng tấm lòng của họ, với Ba mới là quý’. Mẹ mình thì chỉ cười, nhưng nhìn mắt Mẹ, tụi mình biết là Mẹ vui lắm, vì suốt cuộc đời Mẹ luôn luôn sát cánh bên Ba trong mọi việc, nhất là làm từ thiện...”.
* Tiếng lành đồn xa
Tôi chợt nhớ hay nghe cô dượng Ba và các cô chú quen thường mách bảo mọi người: “Bệnh hả? Ra văn phòng ông Thế ở Bolsa nè”. Có lần cô em họ tôi, tên Thảo - mới ở Việt Nam qua bị bệnh, nên thắc mắc hỏi bà cô: “Văn phòng bác sĩ ở địa chỉ nào cô?”. Bà cô tôi nói ngay: “Cần gì địa chỉ, cứ ra khu Phước Lộc Thọ mà hỏi, bất cứ người qua đường nào là ai cũng biết hết. Ông Thế ở đó gần hai chục năm rồi chứ ít sao”. Thế mà cô em họ tôi làm thiệt. Thảo “lớ ngớ” ra Phước Lộc Thọ, thấy bác nọ mặt hiền hiền, nên cô ta đến hỏi thăm. Vậy mà bác nọ nhiệt tình dẫn Thảo đến tận nơi, vừa đi vừa “quảng cáo” nữa chứ: “Ông Thế nổi tiếng là nhân đức lắm cháu ơi, cả đời hai vợ chồng cứ lo làm từ thiện, quận Cam này ai mà không biết”...
Nhắc đến các bệnh nhân, chị Lan nói, “gia đình mình có thể kể hoài không hết chuyện”. Chị Lan khôi hài tâm sự: “Hồi đó khi ông xã mình tập sự ngành y ở Philadelphia, nên hằng năm mùa Giáng Sinh nào cả nhà cũng tập họp nhau ở bển. Tính Ba thì nhà mình ai cũng biết rồi, cứ làm cho đến ngày chót, khi nào hết bệnh nhân mới chịu đi. Những dịp lễ là bệnh nhân mang đồ đến tặng Ba, đồ ăn ở nhà làm, họ đem lại biếu bác sĩ. Có hoa, có thiệp, bánh mứt... thứ gì cũng có. Ba quý lắm, Ba bỏ hết vô 9, 10 thùng, cộng thêm hai valise quần áo, đồ dùng cá nhân, rồi Ba Mẹ mang ra phi trường gửi hành lý. Quà bệnh nhân tặng là Ba không bỏ lại món nào cả, đến nỗi ông nhân viên cân hành lý quen mặt Ba luôn. Ổng hỏi: ‘Ông mang gì mà dữ vậy? Bộ ở bển không có để mua sao?’. Ba cười, nói đùa với ông ta: ‘Đúng rồi, bệnh nhân tui tặng thì ở đâu mà mua được, tui mang qua đó cho các cháu nó vui, rồi cả nhà cùng ăn với nhau’”.
* Thương người như thể thương thân
Khi tôi hỏi chị Lan về các việc làm từ thiện của ông bà bác sĩ Thế, thì chị đáp: “Đâu có gì đâu mà kể. Với Ba Mẹ mình, thì điều đó là... chuyện phải làm và đương nhiên thôi. Ba hay nói, ‘Ngày xưa đạn đã tránh Ba, thì bây giờ Ba phải làm được chút gì đó cho cuộc đời chứ’, nên mình thấy cũng chẳng có gì phải kể”.
Tôi ngần ngừ, nhưng rồi cũng mạnh dạn hỏi chị: “Tôi có nghe là bác sĩ giúp những người homeless, cho tiền giúp họ sống, có đúng không chị?”. Chị Lan gật đầu: “Ba mình hiền lắm, thấy ai nghèo khổ là thương. Nhiều người sa cơ thất thế, không việc làm, Ba mình đều giúp. Người nọ bảo người kia, nên chiều nào cũng có người chờ Ba về, xin Ba giúp. Ba cho tiền, nhưng cũng khuyên họ phải cố gắng lên, đừng nản chí và đừng bao giờ tuyệt vọng”.
* Không may...
“Chị Lan à, thời gian qua, cả vùng này ai cũng nghe tin bác sĩ bệnh nặng, chị có thể cho biết về sức khoẻ của bác sĩ hiện giờ ra sao không?”
“Mình nhớ rõ chiều hôm đó là ngày Veterans Day 11-11-2010, Ba cũng ráng ngồi khám cho hết người bệnh cuối cùng rồi mới về, mặc dù sau này Ba kể là đã thấy mệt trong người. Khi ra xe, Ba đi không nổi, nên cô Tâm phụ đỡ Ba. Về nhà, Ba mệt lắm, nhưng cứ nói, ‘Chắc không sao’ để trấn an mọi người. Qua hôm sau thì Ba hết chịu nổi, gia đình đưa Ba vào emergency. Bệnh viện chụp hình MRI, cho biết là Ba bị nhiễm trùng trong xương sống và phải mổ liền, nếu không vi trùng lan ra thì sẽ nguy hiểm tới tánh mạng. Gia đình mình có nhiều người làm trong ngành y, nên sau khi hội thảo, cả nhà đồng ý mổ. Rất mừng là ca mổ đã thành công. Bác sĩ điều trị cho biết là Ba cần phải dưỡng bệnh từ 6 đến 8 tuần, sau đó phải tập vật lý trị liệu vài tháng, và để hồi phục hoàn toàn, thì cần một thời gian dài”.
* “We love you”
Cô bé Tiffany, 17 tuổi, nói với tôi bằng chút vốn liếng tiếng Việt “nửa nạc nửa mỡ” - nhưng rất dễ thương, mà cô học được từ hồi tấm bé: “Bà ngoại ẵm Tiffany to see bác sĩ khi Tiffany 2, 3 tuổi. Cả nhà Tiffany ai mà bệnh cũng go to see bác sĩ. Tiffany miss bác sĩ very much. We love you, Doctor Thế. I pray for him every day”...
* Nỗi nhớ bệnh nhân...
Giờ thì Ba mình đã rời bệnh viện và đang trong thời gian làm vật lý trị liệu, nhưng Ba nhớ phòng mạch và các bệnh nhân lắm. Ba quyết định sẽ trở lại làm việc ngày 4 tháng 2, đúng vào mồng Hai Tết, vì Ba bảo: “Phải có mặt ngày đầu năm để gặp lại các bệnh nhân của Ba chứ”. Thương lắm, lúc nào Ba cũng vui, cũng cười, ngay cả lúc sắp lên bàn mổ mà Ba cũng cười để cả nhà yên tâm”.
Chị Lan đưa tôi xem các bức ảnh chụp bác sĩ đang ngồi trên chiếc giường trong bệnh viện, bên cạnh là phu nhân của ông.Trông bác sĩ thật tươi với nụ cười trên môi. Nhìn vào gương mặt đó, với nụ cười bao dung, nhân hậu, làm tôi chợt thấy thấm thía ý nghĩa hai chữ “lương y”. Nhớ câu nói hôm nọ của bà cô tôi: “Bác sĩ Thế thật sự là người mẹ hiền của mọi bệnh nhân. Bác sĩ mà có bề gì thì đời này chưa chắc ai khác đã thay thế được...”.
Tôi xúc động khi nghe cô Tâm nói: “Không có bác sĩ thì bao nhiêu người đã chết vì không tiền, vì nghèo đói, vì bệnh tật, vì mặc cảm và cô đơn...”.
* Hại bụi cuộc đời...
Chú Kiên - qua Mỹ từ 5 năm nay, theo diện HO, buồn buồn nói: “Ông Thế tốt với bệnh nhân lắm. Lúc mới qua Mỹ, làm gì có tiền, nghe bà con chỉ, kẹt quá tôi cũng có đến khám bác sĩ. Ổng không lấy tiền. Hồi năm ngoái tôi ly dị, mất việc, chán đời quá nên bị trầm cảm, bác sĩ có nói với tôi rằng: ‘Chú nhớ ngày xưa đi đánh giặc không? Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, vậy mà mình vẫn sống. Chú phải mừng mới phải. Bên cái chết mình phải biết cám ơn cuộc sống. Cái khổ, cái nghèo, sự cô độc... chưa phải là dấu chấm hết của cuộc đời. Chỉ khi nào kề cận bên cái chết mỗi ngày, thì mình mới nhận ra rằng, tất cả những điều mà mọi người đang cho là khổ, thật sự chỉ là những hạt bụi nhỏ trong cuộc đời. Hạt bụi có thể vô tình rơi vào mắt ta, nhưng đôi lúc chỉ cần một cái nháy mắt, hay khi con người ta biết cách rửa mắt, thì đôi mắt mình vẫn trở lại tinh anh và trong sáng. Cố gắng lên chú, hãy sống như thể ngày mai sẽ chết, và vì vậy, ngày nào có ra đi, mình sẽ không hối tiếc, vì mỗi một ngày mình đã thật sự sống’”. Ngừng một chút, chú tiếp: “Bởi vậy mà tối nào tôi cũng cầu Chúa che chở cho bác sĩ. Nếu không có ổng, thì có lẽ ngày hôm nay tôi đã không còn sống...”.
Hai tiếng “Hạt bụi” trong câu chuyện của chú Kiên, khiến tôi chợt nhớ đến lời của bài hát - mà cả một thời ai cũng biết:
... Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi, cát bụi phận này
Mặt trời soi một kiếp rong chơi ...
Tần ngần, tôi quay nhìn lại một lần nữa tấm bảng hiệu “Văn phòng bác sĩ Nguyễn Văn Thế”. Phải, nơi căn phòng nhỏ bé này đã có một vị lương y chưa một ngày rong chơi nhàn nhã. Cuộc sống ông luôn luôn gắn chặt với các bệnh nhân và những con người bất hạnh. Như mọi chúng ta - cũng một kiếp người, bác sĩ tuy chỉ là một hạt bụi nhỏ giữa đời thường, nhưng ông thật vĩ đại - vì ông đã biết mang tình yêu thương rộng lớn đến với mọi người...
Mong rằng mỗi chúng ta hãy sống sao cho xứng đáng, để mai này nếu có ra đi, thì sẽ có nhiều giọt nước mắt nhỏ xuống tiếc thương cho một hạt bụi...
Năm 1960, anh lập gia đình với người con gái giản dị và cùng có tấm lòng nhân ái như anh. Hạnh phúc của đôi uyên ương được đánh dấu bằng sự ra đời của ba đứa con, hai gái, một trai.
* Hạnh phúc gia đình
Chị Lan - người con gái lớn của bác sĩ hồi nhớ lại kỷ niệm ngày xưa: “Thời đó, ai mà ở vào địa vị của Ba mình thì đều giàu lắm, chức vị cao, lại là bác sĩ, vậy mà Ba mình chưa hề bao giờ nhận hối lộ của ai cả. Bởi vậy mà... nhà mình vẫn cứ nghèo”.Chị cười, “Nhớ mỗi ba tháng khi Ba được về nhà (bác sĩ ba tháng đi hành quân, ba tháng được về Sài Gòn với gia đình), cả nhà vui như Tết. Chiều nào Ba cũng đến đón mình bằng chiếc xe Lambretta nhỏ cũ kỹ, trong khi thiên hạ ai cũng có xe hơi riêng, vậy mà hai cha con cứ giỡn vui lắm. Ba chọc mình, ‘Con vịn chặt nhe, ba lạng à nha’. Lúc đó vòng tay mình nhỏ xíu, ôm chưa đủ nửa vòng eo của ba, vậy mà mình khoái lắm, còn ‘thách’ ba nữa chứ, ‘Đố ba lạng đó, con hổng sợ đâu’, rồi hai cha con cứ cười giòn giã suốt đoạn đường về nhà”. Chị lại cười: “Nhớ ngày xưa mình hay đứng chờ Ba ở khu phố Catinat, nhớ sáng Chủ Nhật Ba chở cả nhà đi nhà thờ Đức Bà. Nhớ ghê đi...”.
Rồi chị Lan tiếp: “Có lần Ba đi hành quân lâu hơn bình thường, Mẹ và mấy chị em nhớ quá nên ra thăm. Khi ấy tiểu đoàn của Ba đóng đô ở Hương Điền (Huế), khi ra thăm thì được biết đã có nhiều chiến sĩ tử trận. Mẹ lo cho Ba lắm, còn Ba thì cứ cười tươi an ủi Mẹ, ‘Em đừng lo, ra trận đạn nó tránh anh không hà, nhiều khi anh nghe đạn bay vèo vèo bên tai vậy đó, mà có sao đâu nè. Con người có số mà, anh không sao đâu’”.
* Kỷ niệm đời binh nghiệp
Nhắc về một kỷ niệm khó quên của bác sĩ Thế ở Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, chị Lan kể: “Khi lớn lên, mấy chị em mình nghe Ba nói về một câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời binh nghiệp của Ba. Lần đó trước khi ra trận, có hai anh chiến sĩ cứ bịn rịn mãi bên Ba. Hai anh đó nói, ‘Bác sĩ ơi, không biết khi nào hết chiến tranh để mấy em về nhà luôn, hở bác sĩ? Nhớ nhà quá’. Ba mình an ủi, ‘Rồi thì sẽ đến ngày đó thôi, mấy chú à’. Hai anh lại nói: ‘Lần này ra trận, không hiểu sao tụi em lo quá, không biết có còn gặp lại vợ con không’. Ba mình có hơi ngạc nhiên, vì hai chú này nổi tiếng là dũng cảm, sao nay lại nói như vậy, nhưng Ba cũng an ủi khuyến khích, ‘Đừng lo, mấy chú sẽ gặp gia đình mà. Xong trận này hai chú được về phép, tha hồ dẫn vợ con đi chơi’. Vậy mà chỉ chừng hơn một tiếng đồng hồ sau, thì Ba nghe tiếng đạn nổ đùng đùng về hướng ấy, và Ba nhận ngay được tin là hai chú này bị thương rất nặng. Thế là Ba có mặt ngay. Ba mình kể, ‘Chú Anbị thương ở chân, còn chú Nam bị ở bụng, máu chảy đầm đìa. Nhìn hiện trạng, Ba biết là khá nguy kịch, nên gọi ngay trực thăng đến để chở hai chú về trạm quân y. Trong khi chờ đợi, Ba làm các thao tác cấp cứu cho hai người. Một chú mở mắt, nói trong hơi thở yếu ớt, ‘Em có còn hy vọng không bác sĩ?’, còn chú kia thì thều thào, ‘Em sắp ‘đi’ phải không, bác sĩ nói thật cho em nghe’. Ba nói, ‘Hai chú còn khỏe, tui sẽ cứu hai chú, đừng lo’. Nói vậy chứ trong lòng, Ba đã biết là khó lòng qua khỏi. Trực thăng vẫn chưa đến thì chú An tắt thở, khi mắt vẫn không nhắm. Ba quặn lòng vuốt mắt cho chú, trong khi chú Nam thì đã nguy kịch lắm rồi, mạng sống chỉ còn trong gang tấc. Anh phụ tá quân y bảo Ba, ‘Có lẽ mình nên gọi hủy bỏ chuyến trực thăng, anh ạ. Thằng Nam sắp chết rồi, không qua khỏi nổi đâu, mà gọi trực thăng khẩn cấp vậy, tốn kém lắm’. Ba bảo, ‘Không. Còn nước còn tát’. Khi trực thăng tới, vừa được khiêng lên máy bay, thì chú Nam tắt thở, khi hai bàntay vẫn cứ nắm chặt tay Ba. Ông cố vấn người Mỹ hơi có ý trách, quay sang bảo Ba, ‘Sao anh biết là không cứu được, mà anh vẫn gọi chúng tôi?’. Ba đáp, ‘Với các anh, thì chỉ là một sự bất tiện, mất thời gian, hay ít nhiều tiền bạc. Còn với chúng tôi, thì là cả một mạng sống, một cuộc đời. Và với vợ con anh ấy, thì là cả một niềm hy vọng, dù rằng rất mong manh. Và dù có ra đi, thì chỉ có cách này là có thể chuyển xác hai anh ấy về với gia đình sớm nhất. Vợ con họ đang mong mỏi chờ ngày anh ấy được về phép’. Ông Mỹ cúi đầu, lặng thinh”.
* “Lương y như từ mẫu”
Tháng Tư lịch sử, cả nước hỗn loạn. Chị Lan nói tiếp: “Gia đình mình được cho đi sang Mỹ ngày 27, bằng máy bay, trừ Ba.Ba ở lại đến giờ phút chót với anh em. Sáng 30, khi Tổng Thống Trần Văn Hương tuyên bố trên đài và tivi, thì Ba được đưa ra con tàu mang tên Đại Dương. Và rồi cả nhà gặp nhau ở Fort Chaffee, Arkansas”.
Chị kể: “Ba mình yêu nghề lắm. Ba thường nói: ‘Bệnh nhân là một phần không thiếu được của cuộc đời Ba’, vì vậy vừa qua Mỹ là Ba học lấy bằng bác sĩ lại ngay, và Ba là một trong vài người Việt Nam ít ỏi có bằng bác sĩ ngay sau năm 1975. Sau khi mình lập gia đình và dọn về Cali với chồng, Ba Mẹ bèn dọn về Cali luôn cho cả nhà đoàn tụ”.
Văn phòng bác sĩ Nguyễn Văn Thế trên đường Bolsa ra đời năm 1984, và vẫn còn ở đó cho đến nay.
Chị Lan cho biết, “Ba mình hay tâm sự: ‘Người Việt mình nghèo, cầu bơ cầu bất ở xứ người, nên không có tiền Ba cũng khám cho họ, nghèo thì Ba chích thuốc không lấy tiền. Tiền bạc không phải là tất cả đâu các con. Có rất nhiều thứ mình không mua được bằng tiền. Ngày xưa đã từng ra trận rồi Ba mới hiểu, mạng sống con người mong manh lắm, nên còn sống mà mình làm được điều gì cho mọi người, các con hãy nên làm’”.
Tình cờ chị Lan nhớ lại mẩu chuyện vui: “Nhiều hôm đi làm về, thấy Ba móc túi ra một xấp toàn tiền giấy một đồng (1 dollar), có tờ cong queo, có tờ nhàu nát nữa chứ. Các con hỏi thì Ba nói, ‘Mấy người bệnh nhân nghèo quá, Ba khám không lấy tiền. Nhưng có lẽ họ ngại, nên có người đưa Ba hai đồng, ba đồng... tượng trưng, Ba nhận để họ vui và đừng mặc cảm. Các con thấy không, một hai đồng bạc chẳng là bao, nhưng tấm lòng của họ, với Ba mới là quý’. Mẹ mình thì chỉ cười, nhưng nhìn mắt Mẹ, tụi mình biết là Mẹ vui lắm, vì suốt cuộc đời Mẹ luôn luôn sát cánh bên Ba trong mọi việc, nhất là làm từ thiện...”.
* Tiếng lành đồn xa
Tôi chợt nhớ hay nghe cô dượng Ba và các cô chú quen thường mách bảo mọi người: “Bệnh hả? Ra văn phòng ông Thế ở Bolsa nè”. Có lần cô em họ tôi, tên Thảo - mới ở Việt Nam qua bị bệnh, nên thắc mắc hỏi bà cô: “Văn phòng bác sĩ ở địa chỉ nào cô?”. Bà cô tôi nói ngay: “Cần gì địa chỉ, cứ ra khu Phước Lộc Thọ mà hỏi, bất cứ người qua đường nào là ai cũng biết hết. Ông Thế ở đó gần hai chục năm rồi chứ ít sao”. Thế mà cô em họ tôi làm thiệt. Thảo “lớ ngớ” ra Phước Lộc Thọ, thấy bác nọ mặt hiền hiền, nên cô ta đến hỏi thăm. Vậy mà bác nọ nhiệt tình dẫn Thảo đến tận nơi, vừa đi vừa “quảng cáo” nữa chứ: “Ông Thế nổi tiếng là nhân đức lắm cháu ơi, cả đời hai vợ chồng cứ lo làm từ thiện, quận Cam này ai mà không biết”...
Nhắc đến các bệnh nhân, chị Lan nói, “gia đình mình có thể kể hoài không hết chuyện”. Chị Lan khôi hài tâm sự: “Hồi đó khi ông xã mình tập sự ngành y ở Philadelphia, nên hằng năm mùa Giáng Sinh nào cả nhà cũng tập họp nhau ở bển. Tính Ba thì nhà mình ai cũng biết rồi, cứ làm cho đến ngày chót, khi nào hết bệnh nhân mới chịu đi. Những dịp lễ là bệnh nhân mang đồ đến tặng Ba, đồ ăn ở nhà làm, họ đem lại biếu bác sĩ. Có hoa, có thiệp, bánh mứt... thứ gì cũng có. Ba quý lắm, Ba bỏ hết vô 9, 10 thùng, cộng thêm hai valise quần áo, đồ dùng cá nhân, rồi Ba Mẹ mang ra phi trường gửi hành lý. Quà bệnh nhân tặng là Ba không bỏ lại món nào cả, đến nỗi ông nhân viên cân hành lý quen mặt Ba luôn. Ổng hỏi: ‘Ông mang gì mà dữ vậy? Bộ ở bển không có để mua sao?’. Ba cười, nói đùa với ông ta: ‘Đúng rồi, bệnh nhân tui tặng thì ở đâu mà mua được, tui mang qua đó cho các cháu nó vui, rồi cả nhà cùng ăn với nhau’”.
* Thương người như thể thương thân
Khi tôi hỏi chị Lan về các việc làm từ thiện của ông bà bác sĩ Thế, thì chị đáp: “Đâu có gì đâu mà kể. Với Ba Mẹ mình, thì điều đó là... chuyện phải làm và đương nhiên thôi. Ba hay nói, ‘Ngày xưa đạn đã tránh Ba, thì bây giờ Ba phải làm được chút gì đó cho cuộc đời chứ’, nên mình thấy cũng chẳng có gì phải kể”.
Tôi ngần ngừ, nhưng rồi cũng mạnh dạn hỏi chị: “Tôi có nghe là bác sĩ giúp những người homeless, cho tiền giúp họ sống, có đúng không chị?”. Chị Lan gật đầu: “Ba mình hiền lắm, thấy ai nghèo khổ là thương. Nhiều người sa cơ thất thế, không việc làm, Ba mình đều giúp. Người nọ bảo người kia, nên chiều nào cũng có người chờ Ba về, xin Ba giúp. Ba cho tiền, nhưng cũng khuyên họ phải cố gắng lên, đừng nản chí và đừng bao giờ tuyệt vọng”.
* Không may...
“Chị Lan à, thời gian qua, cả vùng này ai cũng nghe tin bác sĩ bệnh nặng, chị có thể cho biết về sức khoẻ của bác sĩ hiện giờ ra sao không?”
“Mình nhớ rõ chiều hôm đó là ngày Veterans Day 11-11-2010, Ba cũng ráng ngồi khám cho hết người bệnh cuối cùng rồi mới về, mặc dù sau này Ba kể là đã thấy mệt trong người. Khi ra xe, Ba đi không nổi, nên cô Tâm phụ đỡ Ba. Về nhà, Ba mệt lắm, nhưng cứ nói, ‘Chắc không sao’ để trấn an mọi người. Qua hôm sau thì Ba hết chịu nổi, gia đình đưa Ba vào emergency. Bệnh viện chụp hình MRI, cho biết là Ba bị nhiễm trùng trong xương sống và phải mổ liền, nếu không vi trùng lan ra thì sẽ nguy hiểm tới tánh mạng. Gia đình mình có nhiều người làm trong ngành y, nên sau khi hội thảo, cả nhà đồng ý mổ. Rất mừng là ca mổ đã thành công. Bác sĩ điều trị cho biết là Ba cần phải dưỡng bệnh từ 6 đến 8 tuần, sau đó phải tập vật lý trị liệu vài tháng, và để hồi phục hoàn toàn, thì cần một thời gian dài”.
* “We love you”
Cô bé Tiffany, 17 tuổi, nói với tôi bằng chút vốn liếng tiếng Việt “nửa nạc nửa mỡ” - nhưng rất dễ thương, mà cô học được từ hồi tấm bé: “Bà ngoại ẵm Tiffany to see bác sĩ khi Tiffany 2, 3 tuổi. Cả nhà Tiffany ai mà bệnh cũng go to see bác sĩ. Tiffany miss bác sĩ very much. We love you, Doctor Thế. I pray for him every day”...
* Nỗi nhớ bệnh nhân...
Giờ thì Ba mình đã rời bệnh viện và đang trong thời gian làm vật lý trị liệu, nhưng Ba nhớ phòng mạch và các bệnh nhân lắm. Ba quyết định sẽ trở lại làm việc ngày 4 tháng 2, đúng vào mồng Hai Tết, vì Ba bảo: “Phải có mặt ngày đầu năm để gặp lại các bệnh nhân của Ba chứ”. Thương lắm, lúc nào Ba cũng vui, cũng cười, ngay cả lúc sắp lên bàn mổ mà Ba cũng cười để cả nhà yên tâm”.
Chị Lan đưa tôi xem các bức ảnh chụp bác sĩ đang ngồi trên chiếc giường trong bệnh viện, bên cạnh là phu nhân của ông.Trông bác sĩ thật tươi với nụ cười trên môi. Nhìn vào gương mặt đó, với nụ cười bao dung, nhân hậu, làm tôi chợt thấy thấm thía ý nghĩa hai chữ “lương y”. Nhớ câu nói hôm nọ của bà cô tôi: “Bác sĩ Thế thật sự là người mẹ hiền của mọi bệnh nhân. Bác sĩ mà có bề gì thì đời này chưa chắc ai khác đã thay thế được...”.
Tôi xúc động khi nghe cô Tâm nói: “Không có bác sĩ thì bao nhiêu người đã chết vì không tiền, vì nghèo đói, vì bệnh tật, vì mặc cảm và cô đơn...”.
* Hại bụi cuộc đời...
Chú Kiên - qua Mỹ từ 5 năm nay, theo diện HO, buồn buồn nói: “Ông Thế tốt với bệnh nhân lắm. Lúc mới qua Mỹ, làm gì có tiền, nghe bà con chỉ, kẹt quá tôi cũng có đến khám bác sĩ. Ổng không lấy tiền. Hồi năm ngoái tôi ly dị, mất việc, chán đời quá nên bị trầm cảm, bác sĩ có nói với tôi rằng: ‘Chú nhớ ngày xưa đi đánh giặc không? Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, vậy mà mình vẫn sống. Chú phải mừng mới phải. Bên cái chết mình phải biết cám ơn cuộc sống. Cái khổ, cái nghèo, sự cô độc... chưa phải là dấu chấm hết của cuộc đời. Chỉ khi nào kề cận bên cái chết mỗi ngày, thì mình mới nhận ra rằng, tất cả những điều mà mọi người đang cho là khổ, thật sự chỉ là những hạt bụi nhỏ trong cuộc đời. Hạt bụi có thể vô tình rơi vào mắt ta, nhưng đôi lúc chỉ cần một cái nháy mắt, hay khi con người ta biết cách rửa mắt, thì đôi mắt mình vẫn trở lại tinh anh và trong sáng. Cố gắng lên chú, hãy sống như thể ngày mai sẽ chết, và vì vậy, ngày nào có ra đi, mình sẽ không hối tiếc, vì mỗi một ngày mình đã thật sự sống’”. Ngừng một chút, chú tiếp: “Bởi vậy mà tối nào tôi cũng cầu Chúa che chở cho bác sĩ. Nếu không có ổng, thì có lẽ ngày hôm nay tôi đã không còn sống...”.
Hai tiếng “Hạt bụi” trong câu chuyện của chú Kiên, khiến tôi chợt nhớ đến lời của bài hát - mà cả một thời ai cũng biết:
... Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi, cát bụi phận này
Mặt trời soi một kiếp rong chơi ...
Tần ngần, tôi quay nhìn lại một lần nữa tấm bảng hiệu “Văn phòng bác sĩ Nguyễn Văn Thế”. Phải, nơi căn phòng nhỏ bé này đã có một vị lương y chưa một ngày rong chơi nhàn nhã. Cuộc sống ông luôn luôn gắn chặt với các bệnh nhân và những con người bất hạnh. Như mọi chúng ta - cũng một kiếp người, bác sĩ tuy chỉ là một hạt bụi nhỏ giữa đời thường, nhưng ông thật vĩ đại - vì ông đã biết mang tình yêu thương rộng lớn đến với mọi người...
Mong rằng mỗi chúng ta hãy sống sao cho xứng đáng, để mai này nếu có ra đi, thì sẽ có nhiều giọt nước mắt nhỏ xuống tiếc thương cho một hạt bụi...
Tiếc thương một bậc từ tâm
Ra đi để lại bao mầm nhớ thương.
Bao năm trải rộng tình thương
Trên đường tị nạn phố phường Bolsa.
Homeless coi ông như cha.
Nụ cười Bồ-Tát hiền hòa trên môi;
Mát tay trị bệnh người đời,
Mỗi lời han hỏi là lời từ y
Thoạt nghe bệnh đã bớt đi...
Cho thêm chút thuốc bệnh thời hết ngay.
Những mong bác sĩ sống hoài
Ðể mong còn gặp những ngày bệnh đau...
Vô thường luật của trời cao
Cướp đi bác sĩ dạt dào tình thương!
Mong cho bác sĩ lên đường
An vui trên cõi Thiên Ðường phước ân.
Trần Y (một bệnh nhân từ 1985)
http://nsvietnam.blogspot.ca/2014/12/vi-ong-la-mot-luong-y-la-mot-chien-si.html
Sinh Tồn chuyển