Cà Kê Dê Ngỗng
Vì sao Bắc Kinh gây sự cố biên giới khi Tập Cận Bình công du Ấn Độ ?
Về thời sự Châu Á, chuyến công du của lãnh đạo Trung Quốc tới Ấn Độ được báo chí Pháp rất chú ý. Nhật báo Le Monde có bài phân tích do thông tin viên khu vực gửi về từ New Delhi mang tựa đề
Trọng Thành
(RFI)
Thủ tướng Ấn Độ tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại New Delhi ngày 18/09/2014.REUTERS/Ahmad Masood
Về thời sự Châu Á, chuyến công du của lãnh đạo Trung
Quốc tới Ấn Độ được báo chí Pháp rất chú ý. Nhật báo Le Monde có bài
phân tích do thông tin viên khu vực gửi về từ New Delhi mang tựa đề «
Bắc Kinh muốn ngăn cản New Delhi và Tokyo sáp lại gần nhau ». Cũng về
chủ đề này Le Figaro và Les Echos đều có bài viết nhấn mạnh đến những ý
đồ ngầm ẩn đằng sau hành động đưa quân vào vùng tranh chấp biên giới
ngay trong thời gian ông Tập Cận Bình có mặt tại Ấn Độ.
Bài viết trên Le Monde mở đầu với nhận xét về thái độ đặc biệt của Thủ
tướng Ấn Độ Narendra Modi khi có kế hoạch tiếp đón ông Tập Cận Bình vào
đúng ngày sinh nhật của Chủ tịch Trung Quốc tại bang Gurajat, căn cứ địa
quê hương ông, trước khi có cuộc hội kiến chính thức tại New Delhi.
Thái độ mềm mỏng, thực dụng của Thủ tướng Ấn
Chiến dịch ngoại giao « hết sức nhạy cảm » nhằm thu hút đầu tư Trung
Quốc của tân Thủ tướng Ấn đã vấp phải một biến cố bất ngờ : « khoảng một
nghìn binh sĩ Trung Quốc », theo báo chí Ấn Độ, đã « xâm nhập » vào
vùng lãnh thổ tranh chấp dưới chân Himalaya. Biến cố này một lần nữa
nhắc đến « quan hệ khó chịu, thậm chí mang tính xung đột » giữa Ấn Độ và
Trung Quốc, khởi sự từ cuộc chiến tranh biên giới 1962 do Trung Quốc
phát động nhằm vào nhiều vùng lãnh thổ ở phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ. Tuy
nhiên, thông tín viên Le Monde nhấn mạnh đến thái độ « niềm nở và lịch
sử » của Thủ tướng Ấn đối với người khách Bắc Kinh.
Thái độ với Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ được Le Monde đánh giá là pha
lẫn sự ngờ vực « với một phần ngưỡng mộ và đặc biệt là một quan điểm
rất thực dụng ». Trong thời gian 13 năm cầm quyền tại bang miền Tây
Gurajat, ông Modi không bao giờ che dấu sự hâm mộ đối với « mô hình
Trung Quốc, đặc biệt sự thành công trong việc xây dựng các trung tâm chế
xuất ». Ông Modi từng muốn biến Gurajat thành một tiểu « Trung Quốc tại
Ấn Độ ». Hiện tại, ở cương vị Thủ tướng, ông Modi muốn thu hút đầu tư
Trung Quốc, cũng như các đối tác khác, vào « các cơ sở hạ tầng cổ lỗ »
của Ấn Độ.
« Thái độ ngọt ngào của Thủ tướng Ấn lọt tai chính quyền Bắc Kinh, vốn
luôn tìm cách khỏa lấp sự lo ngại của các nước láng giềng trước ‘‘mối đe
dọa’’ Trung Quốc với các quyến rũ qua hợp tác kinh tế ». Theo Le Monde,
Chủ tịch Trung Quốc sẽ phải tỏ ra rất hào phóng để hãm lại quá trình
sáp lại gần nhau giữa Ấn và Nhật. Đầu tháng 9, trở về từ Tokyo, Thủ
tướng Ấn Độ mang theo 35 tỷ đô la hứa hẹn đầu tư.
Tính nước đôi của quan hệ Ấn – Trung
Đằng sau « những biểu hiện ân cần » được tới tấp đưa ra từ Tokyo và Bắc
Kinh là những ý đồ chiến lược rõ ràng. Ngay từ thời chính phủ tiền nhiệm
Ấn Độ, New Delhi và Tokyo – đều có các xung đột lãnh thổ với Trung Quốc
- đã siết chặt quan hệ, kể cả về mặt quốc phòng. Trong khi đó, Trung
Quốc đã thâm nhập vào « sân sau » của Ấn Độ với việc thiết lập quan hệ
hợp tác chặt chẽ với các quốc đảo Nam Á, như Maldives và Sri Lanka. Đây
là điều mà nhiều chuyên gia đặt tên là chiến lược « chuỗi ngọc trai »
của Bắc Kinh nhằm khẳng định sự hiện diện của Trung Quốc ngay sát các bờ
biển phía nam của bán đảo Ấn Độ.
Bài phân tích của Le Monde kết luận : « Chuyến công du của ông Tập tại
Ấn Độ in đậm dấu ấn của tính chất nước đôi này. Căng thẳng tại vùng biên
giới Ladakh chứng minh điều đó ».
Le Figaro, trong bài « Chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc đến Ấn Độ
làm căng thẳng biên giới trở lại » đưa ra nhận xét đầy nghi ngờ về thái
độ thực sự của lãnh đạo Trung Quốc đang công du Ấn Độ : « Khó mà tưởng
tượng được các hoạt động của binh sĩ Trung Quốc lại không có được sự tán
đồng, ít nhất là ngầm ẩn, của Chủ tịch của họ vào một thời điểm nhạy
cảm như vậy ».
« Ấn – Trung : ngay trong không khí vui vẻ, các căng thẳng tiếp tục » là
tựa đề bài báo trên Les Echos trong chuyên mục « Chuyện mà người ta
đang nói tại New Delhi ». Les Echos nhấn mạnh đến sự tương phản giữa
không khí ngày hội mà Ấn Độ tạo ra để đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc với
biến cố biên giới diễn ra cùng lúc, khiến lãnh đạo hai bên buộc phải
phát biểu về các tranh chấp biên giới vào thời điểm lẽ ra phải tập trung
cho « các quan hệ thương mại song phương đầy tiềm năng ». Thông tín
viên Les Echos từ New Delhi cho biết, tại thủ đô Ấn Độ ngày hôm qua, một
câu hỏi mà mọi người đều đặt ra là « Lẽ nào Trung Quốc không thể ghìm
chân các đội quân (ở vùng biên giới) trong vài ngày, để không làm hỏng
ngày hội ? ».
Trọng Thành
(RFI)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vì sao Bắc Kinh gây sự cố biên giới khi Tập Cận Bình công du Ấn Độ ?
Về thời sự Châu Á, chuyến công du của lãnh đạo Trung Quốc tới Ấn Độ được báo chí Pháp rất chú ý. Nhật báo Le Monde có bài phân tích do thông tin viên khu vực gửi về từ New Delhi mang tựa đề
Thủ tướng Ấn Độ tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại New Delhi ngày 18/09/2014.REUTERS/Ahmad Masood
Về thời sự Châu Á, chuyến công du của lãnh đạo Trung
Quốc tới Ấn Độ được báo chí Pháp rất chú ý. Nhật báo Le Monde có bài
phân tích do thông tin viên khu vực gửi về từ New Delhi mang tựa đề «
Bắc Kinh muốn ngăn cản New Delhi và Tokyo sáp lại gần nhau ». Cũng về
chủ đề này Le Figaro và Les Echos đều có bài viết nhấn mạnh đến những ý
đồ ngầm ẩn đằng sau hành động đưa quân vào vùng tranh chấp biên giới
ngay trong thời gian ông Tập Cận Bình có mặt tại Ấn Độ.
Bài viết trên Le Monde mở đầu với nhận xét về thái độ đặc biệt của Thủ
tướng Ấn Độ Narendra Modi khi có kế hoạch tiếp đón ông Tập Cận Bình vào
đúng ngày sinh nhật của Chủ tịch Trung Quốc tại bang Gurajat, căn cứ địa
quê hương ông, trước khi có cuộc hội kiến chính thức tại New Delhi.
Thái độ mềm mỏng, thực dụng của Thủ tướng Ấn
Chiến dịch ngoại giao « hết sức nhạy cảm » nhằm thu hút đầu tư Trung
Quốc của tân Thủ tướng Ấn đã vấp phải một biến cố bất ngờ : « khoảng một
nghìn binh sĩ Trung Quốc », theo báo chí Ấn Độ, đã « xâm nhập » vào
vùng lãnh thổ tranh chấp dưới chân Himalaya. Biến cố này một lần nữa
nhắc đến « quan hệ khó chịu, thậm chí mang tính xung đột » giữa Ấn Độ và
Trung Quốc, khởi sự từ cuộc chiến tranh biên giới 1962 do Trung Quốc
phát động nhằm vào nhiều vùng lãnh thổ ở phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ. Tuy
nhiên, thông tín viên Le Monde nhấn mạnh đến thái độ « niềm nở và lịch
sử » của Thủ tướng Ấn đối với người khách Bắc Kinh.
Thái độ với Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ được Le Monde đánh giá là pha
lẫn sự ngờ vực « với một phần ngưỡng mộ và đặc biệt là một quan điểm
rất thực dụng ». Trong thời gian 13 năm cầm quyền tại bang miền Tây
Gurajat, ông Modi không bao giờ che dấu sự hâm mộ đối với « mô hình
Trung Quốc, đặc biệt sự thành công trong việc xây dựng các trung tâm chế
xuất ». Ông Modi từng muốn biến Gurajat thành một tiểu « Trung Quốc tại
Ấn Độ ». Hiện tại, ở cương vị Thủ tướng, ông Modi muốn thu hút đầu tư
Trung Quốc, cũng như các đối tác khác, vào « các cơ sở hạ tầng cổ lỗ »
của Ấn Độ.
« Thái độ ngọt ngào của Thủ tướng Ấn lọt tai chính quyền Bắc Kinh, vốn
luôn tìm cách khỏa lấp sự lo ngại của các nước láng giềng trước ‘‘mối đe
dọa’’ Trung Quốc với các quyến rũ qua hợp tác kinh tế ». Theo Le Monde,
Chủ tịch Trung Quốc sẽ phải tỏ ra rất hào phóng để hãm lại quá trình
sáp lại gần nhau giữa Ấn và Nhật. Đầu tháng 9, trở về từ Tokyo, Thủ
tướng Ấn Độ mang theo 35 tỷ đô la hứa hẹn đầu tư.
Tính nước đôi của quan hệ Ấn – Trung
Đằng sau « những biểu hiện ân cần » được tới tấp đưa ra từ Tokyo và Bắc
Kinh là những ý đồ chiến lược rõ ràng. Ngay từ thời chính phủ tiền nhiệm
Ấn Độ, New Delhi và Tokyo – đều có các xung đột lãnh thổ với Trung Quốc
- đã siết chặt quan hệ, kể cả về mặt quốc phòng. Trong khi đó, Trung
Quốc đã thâm nhập vào « sân sau » của Ấn Độ với việc thiết lập quan hệ
hợp tác chặt chẽ với các quốc đảo Nam Á, như Maldives và Sri Lanka. Đây
là điều mà nhiều chuyên gia đặt tên là chiến lược « chuỗi ngọc trai »
của Bắc Kinh nhằm khẳng định sự hiện diện của Trung Quốc ngay sát các bờ
biển phía nam của bán đảo Ấn Độ.
Bài phân tích của Le Monde kết luận : « Chuyến công du của ông Tập tại
Ấn Độ in đậm dấu ấn của tính chất nước đôi này. Căng thẳng tại vùng biên
giới Ladakh chứng minh điều đó ».
Le Figaro, trong bài « Chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc đến Ấn Độ
làm căng thẳng biên giới trở lại » đưa ra nhận xét đầy nghi ngờ về thái
độ thực sự của lãnh đạo Trung Quốc đang công du Ấn Độ : « Khó mà tưởng
tượng được các hoạt động của binh sĩ Trung Quốc lại không có được sự tán
đồng, ít nhất là ngầm ẩn, của Chủ tịch của họ vào một thời điểm nhạy
cảm như vậy ».
« Ấn – Trung : ngay trong không khí vui vẻ, các căng thẳng tiếp tục » là
tựa đề bài báo trên Les Echos trong chuyên mục « Chuyện mà người ta
đang nói tại New Delhi ». Les Echos nhấn mạnh đến sự tương phản giữa
không khí ngày hội mà Ấn Độ tạo ra để đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc với
biến cố biên giới diễn ra cùng lúc, khiến lãnh đạo hai bên buộc phải
phát biểu về các tranh chấp biên giới vào thời điểm lẽ ra phải tập trung
cho « các quan hệ thương mại song phương đầy tiềm năng ». Thông tín
viên Les Echos từ New Delhi cho biết, tại thủ đô Ấn Độ ngày hôm qua, một
câu hỏi mà mọi người đều đặt ra là « Lẽ nào Trung Quốc không thể ghìm
chân các đội quân (ở vùng biên giới) trong vài ngày, để không làm hỏng
ngày hội ? ».
Trọng Thành
(RFI)