Kinh Đời
Vì sao Mỹ không cấm người dân sử dụng súng?
Vì sao nước Mỹ không cấm sử dụng súng? Từng có giải thích cho rằng vì các thế hệ trước của người Mỹ đã có truyền thống như vậy. Tuy nhiên, đáp án này có thể không hoàn toàn chính xác. Nếu việc người Mỹ sở hữu súng là một truyền thống, thì điều này ắt phải liên quan tới tinh thần pháp luật của quốc gia ấy. Tại Điều bổ sung sửa đổi thứ 2 của Hiến Pháp Mỹ có đề cập đến việc “đảm bảo quyền được sở hữu và mang theo vũ khí của người dân”.
Năm 2016, vì dự luật kiểm soát súng của cựu Tổng thống Obama mà nước Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra. Ở một góc độ nào đó cuộc điều tra này đã cho thấy một số điều quan trọng. Có hai vấn đề lớn mà người Mỹ quan tâm đối với dự luật kiểm soát súng nghiêm khắc hơn là việc “trao quyền cho chính phủ lớn hơn quá nhiều so với người dân” và “người dân sẽ khó có thể bảo vệ bản thân và gia đình mình”. Không khó để có thể nhận ra, điều người Mỹ nghi ngờ không phải là có nên kiểm soát súng hay không, mà là chính phủ đề xuất kiểm soát súng phải chăng có dụng ý khác (?)
Mỹ đã có truyền thống như vậy. Tuy nhiên, đáp án này có thể không hoàn toàn chính xác. Nếu việc người Mỹ sở hữu súng là một truyền thống, thì điều này ắt phải liên quan tới tinh thần pháp luật của quốc gia ấy. Tại Điều bổ sung sửa đổi thứ 2 của Hiến Pháp Mỹ có đề cập đến việc “đảm bảo quyền được sở hữu và mang theo vũ khí của người dân”.
Năm 2016, vì dự luật kiểm soát súng của cựu Tổng thống Obama mà nước Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra. Ở một góc độ nào đó cuộc điều tra này đã cho thấy một số điều quan trọng. Có hai vấn đề lớn mà người Mỹ quan tâm đối với dự luật kiểm soát súng nghiêm khắc hơn là việc “trao quyền cho chính phủ lớn hơn quá nhiều so với người dân” và “người dân sẽ khó có thể bảo vệ bản thân và gia đình mình”. Không khó để có thể nhận ra, điều người Mỹ nghi ngờ không phải là có nên kiểm soát súng hay không, mà là chính phủ đề xuất kiểm soát súng phải chăng có dụng ý khác (?)
ĐIỀU SỬA ĐỔI BỔ SUNG THỨ 2 TRONG HIẾN PHÁP NƯỚC MỸ CHÍNH LÀ BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI ĐƯỢC “CẦM SÚNG” CỦA NGƯỜI DÂN, CHỨ KHÔNG PHẢI QUYỀN LỰC “KIỂM SOÁT SÚNG” CỦA CHÍNH PHỦ.
Khi người dân công nhận và trao quyền cho chính phủ quản lý mình, thì đó mới là quyền lực chính đáng của chính phủ đó. Vì mục đích bảo vệ quyền được sống, quyền tài sản và quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân nên mới thành lập chính phủ. Nếu chính phủ đi ngược lại những điều này thì người dân có quyền và cũng có nghĩa vụ phải thay đổi và phế bỏ chính phủ đó. Do đó khi viết bản nháp Hiến pháp Mỹ, Tổng thống Thomas Jefferson cho rằng chỉ khi người dân có quyền cầm súng thì mới có thể đưa điều này vào thực tiễn.
Chính vì điều này, cho đến ngày nay, người Mỹ vẫn giữ truyền thống “cầm súng”. Hơn nữa, hiến pháp Mỹ không chỉ quy định rõ rằng “người dân Mỹ có quyền tự do trong việc lật đổ chính quyền bạo ngược”, mà thậm chí còn chỉ thẳng ra rằng “khi chính phủ Mỹ dùng súng chĩa vào người dân thì người dân Mỹ có thể dùng súng để lật đổ chính phủ”. Câu này thoạt nghe có vẻ như tuyên dương lấy bạo lực trị bạo lực, nhưng đối với người dân Mỹ có ý thứccông dân với sự thận trọng, lý trí thì khả năng những người sử dụng súng hợp pháp thực hiện việc bạo lực là không nhiều.
Từ tài liệu thực tế cho thấy, mặc dù người Mỹ được trao quyền tự do sở hữu súng, nhưng không phải ai cũng có hứng thú với việc “cầm súng” này. Theo điều tra, hiện nay tại Mỹ, lượng người thật sự sở hữu súng chỉ chiếm 30%, chưa được một nửa dân số. Ngoài ra, chỉ có 36% người cho biết sẽ sở hữu súng trong tương lai, 57% dân số sống trong gia đình không sở hữu súng.
Đối với người Mỹ, dù có sở hữu súng hay không, thì họ rất coi trọng trách nhiệm đối với việc sở hữu súng. Ví dụ 95% người sở hữu súng và 89% người không sở hữu súng đều sẽ “thảo luận với phụ nữ về an toàn khi dùng súng”, hơn nửa số người sở hữu súng đều ủng hộ việc “khóa tất cả các loại súng để cất giữ cho an toàn” và “học các bài học về an toàn khi sở hữu súng”. Từ đó có thể thấy được nhận thức đúng đắn và thái độ thận trọng của người Mỹ đối với việc sở hữu súng.
Bên cạnh đó, mấy năm gần đây, nước Mỹ có nhiều vụ xả súng, nhưng khi được hỏi “nguyên nhân vì sao xảy ra các vụ bạo lực súng?”, người Mỹ sở hữu súng hay không sở hữu súng đều nhất trí cho rằng đó là do “mức độ dễ dàng sở hữu súng một cách phi pháp”. Nghĩa là, người Mỹ không cho rằng các vụ xả súng là hành động của người dân địa phương có sở hữu súng hợp pháp, mà rất có thể là hành vi cố ý của kẻ ác hay phần tử bạo lực có được súng bằng các cách phi pháp.
Đây cũng chính là nguyên nhân thực sự của những khó khăn trong quá trình ông Obama đưa ra dự luật mới nhằm kiểm soát súng. Tỷ lệ 30% người sở hữu súng và việc mua bán súng ống phi pháp, không thể khiến người ta tin rằng chính phủ ông Obama hy sinh tự do để đổi lấy kiểm soát súng là thực sự xuất phát từ suy xét và lo lắng đối với an toàn của người dân. Hơn nữa, điều bổ sung sửa đổi thứ 2 của Hiến Pháp Mỹ được thông qua, cũng tức là cấp cho người dân quyền tự do lật đổ chính quyền bạo chính. Do đó, ông Obama mới nảy ra ý nghĩ “kiểm soát súng”, và dù ông có làm thế nào đi nữa thì người dân Mỹ vẫn không chấp nhận việc này.
Có tài liệu cho thấy, dù các vụ bạo lực sử dụng súng ngày càng gia tăng, mỗi năm có đến 30.000 người chết vì súng, nhưng số người dân ủng hộ sở hữu súng vẫn không phải là số ít, mỗi khi chính phủ muốn áp dụng luật “kiểm soát súng”, thị trường mua bán súng lại trở nên nhộn nhịp hơn. Tính ngang bướng “anh càng không cho tôi mua, tôi lại càng muốn mua” thể hiện rõ sự kiên định của người Mỹ đối với quyền lợi dân chủ, tự do mà hiến pháp đã trao cho họ; đồng thời quyết không thỏa hiệp với bất cứ chính sách nào của chính phủ có khả năng uy hiếp tới tự do và dân chủ.
Trí Đạt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vì sao Mỹ không cấm người dân sử dụng súng?
Vì sao nước Mỹ không cấm sử dụng súng? Từng có giải thích cho rằng vì các thế hệ trước của người Mỹ đã có truyền thống như vậy. Tuy nhiên, đáp án này có thể không hoàn toàn chính xác. Nếu việc người Mỹ sở hữu súng là một truyền thống, thì điều này ắt phải liên quan tới tinh thần pháp luật của quốc gia ấy. Tại Điều bổ sung sửa đổi thứ 2 của Hiến Pháp Mỹ có đề cập đến việc “đảm bảo quyền được sở hữu và mang theo vũ khí của người dân”.
Năm 2016, vì dự luật kiểm soát súng của cựu Tổng thống Obama mà nước Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra. Ở một góc độ nào đó cuộc điều tra này đã cho thấy một số điều quan trọng. Có hai vấn đề lớn mà người Mỹ quan tâm đối với dự luật kiểm soát súng nghiêm khắc hơn là việc “trao quyền cho chính phủ lớn hơn quá nhiều so với người dân” và “người dân sẽ khó có thể bảo vệ bản thân và gia đình mình”. Không khó để có thể nhận ra, điều người Mỹ nghi ngờ không phải là có nên kiểm soát súng hay không, mà là chính phủ đề xuất kiểm soát súng phải chăng có dụng ý khác (?)
Mỹ đã có truyền thống như vậy. Tuy nhiên, đáp án này có thể không hoàn toàn chính xác. Nếu việc người Mỹ sở hữu súng là một truyền thống, thì điều này ắt phải liên quan tới tinh thần pháp luật của quốc gia ấy. Tại Điều bổ sung sửa đổi thứ 2 của Hiến Pháp Mỹ có đề cập đến việc “đảm bảo quyền được sở hữu và mang theo vũ khí của người dân”.
Năm 2016, vì dự luật kiểm soát súng của cựu Tổng thống Obama mà nước Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra. Ở một góc độ nào đó cuộc điều tra này đã cho thấy một số điều quan trọng. Có hai vấn đề lớn mà người Mỹ quan tâm đối với dự luật kiểm soát súng nghiêm khắc hơn là việc “trao quyền cho chính phủ lớn hơn quá nhiều so với người dân” và “người dân sẽ khó có thể bảo vệ bản thân và gia đình mình”. Không khó để có thể nhận ra, điều người Mỹ nghi ngờ không phải là có nên kiểm soát súng hay không, mà là chính phủ đề xuất kiểm soát súng phải chăng có dụng ý khác (?)
ĐIỀU SỬA ĐỔI BỔ SUNG THỨ 2 TRONG HIẾN PHÁP NƯỚC MỸ CHÍNH LÀ BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI ĐƯỢC “CẦM SÚNG” CỦA NGƯỜI DÂN, CHỨ KHÔNG PHẢI QUYỀN LỰC “KIỂM SOÁT SÚNG” CỦA CHÍNH PHỦ.
Khi người dân công nhận và trao quyền cho chính phủ quản lý mình, thì đó mới là quyền lực chính đáng của chính phủ đó. Vì mục đích bảo vệ quyền được sống, quyền tài sản và quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân nên mới thành lập chính phủ. Nếu chính phủ đi ngược lại những điều này thì người dân có quyền và cũng có nghĩa vụ phải thay đổi và phế bỏ chính phủ đó. Do đó khi viết bản nháp Hiến pháp Mỹ, Tổng thống Thomas Jefferson cho rằng chỉ khi người dân có quyền cầm súng thì mới có thể đưa điều này vào thực tiễn.
Chính vì điều này, cho đến ngày nay, người Mỹ vẫn giữ truyền thống “cầm súng”. Hơn nữa, hiến pháp Mỹ không chỉ quy định rõ rằng “người dân Mỹ có quyền tự do trong việc lật đổ chính quyền bạo ngược”, mà thậm chí còn chỉ thẳng ra rằng “khi chính phủ Mỹ dùng súng chĩa vào người dân thì người dân Mỹ có thể dùng súng để lật đổ chính phủ”. Câu này thoạt nghe có vẻ như tuyên dương lấy bạo lực trị bạo lực, nhưng đối với người dân Mỹ có ý thứccông dân với sự thận trọng, lý trí thì khả năng những người sử dụng súng hợp pháp thực hiện việc bạo lực là không nhiều.
Từ tài liệu thực tế cho thấy, mặc dù người Mỹ được trao quyền tự do sở hữu súng, nhưng không phải ai cũng có hứng thú với việc “cầm súng” này. Theo điều tra, hiện nay tại Mỹ, lượng người thật sự sở hữu súng chỉ chiếm 30%, chưa được một nửa dân số. Ngoài ra, chỉ có 36% người cho biết sẽ sở hữu súng trong tương lai, 57% dân số sống trong gia đình không sở hữu súng.
Đối với người Mỹ, dù có sở hữu súng hay không, thì họ rất coi trọng trách nhiệm đối với việc sở hữu súng. Ví dụ 95% người sở hữu súng và 89% người không sở hữu súng đều sẽ “thảo luận với phụ nữ về an toàn khi dùng súng”, hơn nửa số người sở hữu súng đều ủng hộ việc “khóa tất cả các loại súng để cất giữ cho an toàn” và “học các bài học về an toàn khi sở hữu súng”. Từ đó có thể thấy được nhận thức đúng đắn và thái độ thận trọng của người Mỹ đối với việc sở hữu súng.
Bên cạnh đó, mấy năm gần đây, nước Mỹ có nhiều vụ xả súng, nhưng khi được hỏi “nguyên nhân vì sao xảy ra các vụ bạo lực súng?”, người Mỹ sở hữu súng hay không sở hữu súng đều nhất trí cho rằng đó là do “mức độ dễ dàng sở hữu súng một cách phi pháp”. Nghĩa là, người Mỹ không cho rằng các vụ xả súng là hành động của người dân địa phương có sở hữu súng hợp pháp, mà rất có thể là hành vi cố ý của kẻ ác hay phần tử bạo lực có được súng bằng các cách phi pháp.
Đây cũng chính là nguyên nhân thực sự của những khó khăn trong quá trình ông Obama đưa ra dự luật mới nhằm kiểm soát súng. Tỷ lệ 30% người sở hữu súng và việc mua bán súng ống phi pháp, không thể khiến người ta tin rằng chính phủ ông Obama hy sinh tự do để đổi lấy kiểm soát súng là thực sự xuất phát từ suy xét và lo lắng đối với an toàn của người dân. Hơn nữa, điều bổ sung sửa đổi thứ 2 của Hiến Pháp Mỹ được thông qua, cũng tức là cấp cho người dân quyền tự do lật đổ chính quyền bạo chính. Do đó, ông Obama mới nảy ra ý nghĩ “kiểm soát súng”, và dù ông có làm thế nào đi nữa thì người dân Mỹ vẫn không chấp nhận việc này.
Có tài liệu cho thấy, dù các vụ bạo lực sử dụng súng ngày càng gia tăng, mỗi năm có đến 30.000 người chết vì súng, nhưng số người dân ủng hộ sở hữu súng vẫn không phải là số ít, mỗi khi chính phủ muốn áp dụng luật “kiểm soát súng”, thị trường mua bán súng lại trở nên nhộn nhịp hơn. Tính ngang bướng “anh càng không cho tôi mua, tôi lại càng muốn mua” thể hiện rõ sự kiên định của người Mỹ đối với quyền lợi dân chủ, tự do mà hiến pháp đã trao cho họ; đồng thời quyết không thỏa hiệp với bất cứ chính sách nào của chính phủ có khả năng uy hiếp tới tự do và dân chủ.
Trí Đạt