Tham Khảo
Vì sao Philippines chia tay Mỹ để kết thân với Trung Quốc?
Những tuyên bố mới đây của Tổng thống Duterte cho thấy Philippines đang dần chia tay Mỹ để kết thân với Trung Quốc và khả năng lợi ích
Những tuyên bố mới đây của Tổng thống Duterte cho thấy Philippines
đang dần chia tay Mỹ để kết thân với Trung Quốc và khả năng lợi ích kinh
tế là nguyên nhân chính khiến Manila dịch chuyển chính sách đối ngoại.
Trong vòng chưa đầy 3 tháng giữ chức Tổng thống Philippines, ông Rodrigo
Duterte (71 tuổi) đã nhiều lần gây sốc cho dư luận quốc tế. Cụ thể, ông
này từng có lời lẽ xúc phạm nghiêm trọng Tổng thống Mỹ Barack Obama và
tuyên bố chấm dứt hợp tác với quân đội Mỹ trong cuộc chiến chống khủng
bố cũng như tuần tra chung trên Biển Đông. Đáng nói, ông Duterte đang có
những động thái thúc đẩy quan hệ kinh tế và quân sự với Nga và Trung
Quốc.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (áo trắng) gây sốc với những tuyên bố công kích Mỹ. |
Tổng thống Duterte được đánh giá là con người khó đoán bởi trước khi
tuyên bố xích lại gần Bắc Kinh, nhà lãnh đạo Philippines từng đe dọa
bùng nổ một cuộc chiến “đẫm máu” nếu như Trung Quốc quyết tranh chấp chủ
quyền trên Biển Đông. Hành xử của ông Duterte cũng đang phá hỏng nỗ lực
của Mỹ trong chiến lược kêu gọi các quốc gia trong khu vực châu Á bao
gồm Nhật Bản chống lại sự hung hăng của quân đội Trung Quốc.
Nghiêm trọng hơn, Tổng thống Duterte còn cảnh báo cắt đứt hiệp ước quốc
phòng song phương giữa Mỹ và Philippines được ký kết hồi năm 1951. Trong
khi hiệp ước này được xem là nền tảng để Mỹ mở rộng tầm ảnh hưởng ở
châu Á.
Dù khẳng định tôn trọng liên minh Mỹ - Philippines nhưng ông Duterte
nhiều lần nhấn mạnh Manila cần một “chính sách ngoại giao độc lập” và
đặt câu hỏi liệu Washington có sẵn sàng can thiệp trong trường hợp Trung
Quốc xâm chiếm lãnh thổ của các quốc gia trên Biển Đông.
“Ông Duterte có thể là người làm thay đổi cuộc chơi trên Biển Đông
nói chung và sự cạnh tranh mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực giữa
Trung Quốc - Mỹ nói riêng. Chính sách ngoại giao của Tổng thống Duterte
làm thay đổi lớn bức tranh địa chiến lược trong khu vực, giúp Trung Quốc
dành ưu thế trước Mỹ”, Bloomberg News dẫn lời ông Zhang Baohui,
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tại Đại học
Lingnan, Hong Kong.
Một trong những lợi ích lớn nhất mà Trung Quốc đạt được chính là một
thỏa thuận trên Biển Đông. Trong khi đó, sau vài tuần ông Duterte nhậm
chức, Tòa án quốc tế ra phán quyết phủ nhận tuyên bố chủ quyền phi lý
“đường chín đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông. Phán quyết của Tòa án
đã mang lại chiến thắng cho Philippines, quốc gia đệ đơn kiện Trung Quốc
hồi năm 2013 dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Benigno Aquino III.
Về phần mình, ông Duterte cho biết ông sẽ tôn trọng phán quyết của Tòa
án song lại có tín hiệu mở đường đối thoại với Trung Quốc, đối tác
thương mại lớn nhất của Philippines. Thậm chí trong hội nghị thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 28 – 29 tại Lào, Tổng thống Philippines cũng không nhắc
lại phán quyết của Tòa án. Trước cả thời điểm nhậm chức, ông Duterte cho
hay ông sẽ bỏ qua những bất đồng tranh chấp chủ quyền để nhận lấy dự án
xây dựng đường sắt do Trung Quốc thực hiện.
Hồi tháng Bảy, ông Duterte còn cử cựu Tổng thống Fidel Ramos sang Hong
Kong để đàm phán với Trung Quốc. Ông Ramos đã kêu gọi Bắc Kinh nâng cao
vai trò của Philippines trong kế hoạch kết nối các hải cảng và trung tâm
thương mại từ châu Á tới châu Âu của Trung Quốc. Sau đó, hôm 6/9, phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng tuyên bố Trung
Quốc “sẵn sàng hợp tác với Philippines để tái thiết niềm tin và quan hệ
song phương”.
Lâu nay, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền trên gần 80% diện
tích Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược mang lại giá trị thương mại
hơn 5 ngàn tỷ USD/năm. Hành động ngang nhiên của Trung Quốc không chỉ
vấp phải sự phản đối từ các nước có cùng chủ quyền trên Biển Đông mà cả
Mỹ.
Mới đây, ông Fu Ying, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc
cho rằng căng thẳng trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc là một cuộc
chiến liên quan tới sự tự do đi lại của các tàu quân sự và tàu phi
thương mại hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các
nước ven Biển Đông.
“Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành đường biển của riêng Trung Quốc
để kiểm soát mọi hoạt động trên biển và trên không ở đây. Đây sẽ còn là
một cuộc chơi lâu dài và ông Duterte cùng Trung Quốc đang cùng một đội”, nhà phân tích cấp cao Malcolm Davis tại Viện Chính sách chiến lược Australia nói.
“Đó sẽ là một kịch bản tồi tệ. trong trường hợp này chúng tôi sẽ cần
Malaysia và các nước xung quanh Biển Đông về với đội của mình”, ông Hideki Makihara, nghị sĩ đảng Dân chủ tự do cầm quyền Nhật Bản ám chỉ khả năng Philippines nghiêng về phía Trung Quốc.
Trong khi đó, giới chức Mỹ vẫn nhấn mạnh những lợi ích trong mối quan hệ song phương giữa Washington và Manila.
“Chúng tôi cùng chung nhiều mối quan tâm và lợi ích. Mỹ và
Philippines đã cùng hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực để thúc đẩy
lợi ích song phương”, Thư ký báo chí Nhà Trắng, ông Josh Earnest nói.
Còn theo phó Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học De La Salle ở
Manila, ông Richard Javad Heydarian, việc sát lại Trung Quốc đối với
Tổng thống Duterte là chuyện không hề dễ dàng. Bởi nếu Trung Quốc từ
chối nhượng bộ trên Biển Đông như việc để ngư dân Philippines quay trở
lại ngư trường gần bãi cạn Scarborough, ông Duterte sẽ đối mặt với sự
phản đối của người dân trong nước.
“Đó là lý do tại sao quan hệ an ninh với Mỹ vẫn sẽ là điều thiết yếu với
Philippines. Quan hệ Mỹ - Philippines hiện bước sang chương bình thường
hóa mới”, ông Heydarian chia sẻ.
* Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News.
Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân
tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập
đoàn truyền thông Bloomberg.
MINH THU (lược dịch)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vì sao Philippines chia tay Mỹ để kết thân với Trung Quốc?
Những tuyên bố mới đây của Tổng thống Duterte cho thấy Philippines đang dần chia tay Mỹ để kết thân với Trung Quốc và khả năng lợi ích
Những tuyên bố mới đây của Tổng thống Duterte cho thấy Philippines
đang dần chia tay Mỹ để kết thân với Trung Quốc và khả năng lợi ích kinh
tế là nguyên nhân chính khiến Manila dịch chuyển chính sách đối ngoại.
Trong vòng chưa đầy 3 tháng giữ chức Tổng thống Philippines, ông Rodrigo
Duterte (71 tuổi) đã nhiều lần gây sốc cho dư luận quốc tế. Cụ thể, ông
này từng có lời lẽ xúc phạm nghiêm trọng Tổng thống Mỹ Barack Obama và
tuyên bố chấm dứt hợp tác với quân đội Mỹ trong cuộc chiến chống khủng
bố cũng như tuần tra chung trên Biển Đông. Đáng nói, ông Duterte đang có
những động thái thúc đẩy quan hệ kinh tế và quân sự với Nga và Trung
Quốc.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (áo trắng) gây sốc với những tuyên bố công kích Mỹ. |
Tổng thống Duterte được đánh giá là con người khó đoán bởi trước khi
tuyên bố xích lại gần Bắc Kinh, nhà lãnh đạo Philippines từng đe dọa
bùng nổ một cuộc chiến “đẫm máu” nếu như Trung Quốc quyết tranh chấp chủ
quyền trên Biển Đông. Hành xử của ông Duterte cũng đang phá hỏng nỗ lực
của Mỹ trong chiến lược kêu gọi các quốc gia trong khu vực châu Á bao
gồm Nhật Bản chống lại sự hung hăng của quân đội Trung Quốc.
Nghiêm trọng hơn, Tổng thống Duterte còn cảnh báo cắt đứt hiệp ước quốc
phòng song phương giữa Mỹ và Philippines được ký kết hồi năm 1951. Trong
khi hiệp ước này được xem là nền tảng để Mỹ mở rộng tầm ảnh hưởng ở
châu Á.
Dù khẳng định tôn trọng liên minh Mỹ - Philippines nhưng ông Duterte
nhiều lần nhấn mạnh Manila cần một “chính sách ngoại giao độc lập” và
đặt câu hỏi liệu Washington có sẵn sàng can thiệp trong trường hợp Trung
Quốc xâm chiếm lãnh thổ của các quốc gia trên Biển Đông.
“Ông Duterte có thể là người làm thay đổi cuộc chơi trên Biển Đông
nói chung và sự cạnh tranh mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực giữa
Trung Quốc - Mỹ nói riêng. Chính sách ngoại giao của Tổng thống Duterte
làm thay đổi lớn bức tranh địa chiến lược trong khu vực, giúp Trung Quốc
dành ưu thế trước Mỹ”, Bloomberg News dẫn lời ông Zhang Baohui,
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tại Đại học
Lingnan, Hong Kong.
Một trong những lợi ích lớn nhất mà Trung Quốc đạt được chính là một
thỏa thuận trên Biển Đông. Trong khi đó, sau vài tuần ông Duterte nhậm
chức, Tòa án quốc tế ra phán quyết phủ nhận tuyên bố chủ quyền phi lý
“đường chín đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông. Phán quyết của Tòa án
đã mang lại chiến thắng cho Philippines, quốc gia đệ đơn kiện Trung Quốc
hồi năm 2013 dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Benigno Aquino III.
Về phần mình, ông Duterte cho biết ông sẽ tôn trọng phán quyết của Tòa
án song lại có tín hiệu mở đường đối thoại với Trung Quốc, đối tác
thương mại lớn nhất của Philippines. Thậm chí trong hội nghị thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 28 – 29 tại Lào, Tổng thống Philippines cũng không nhắc
lại phán quyết của Tòa án. Trước cả thời điểm nhậm chức, ông Duterte cho
hay ông sẽ bỏ qua những bất đồng tranh chấp chủ quyền để nhận lấy dự án
xây dựng đường sắt do Trung Quốc thực hiện.
Hồi tháng Bảy, ông Duterte còn cử cựu Tổng thống Fidel Ramos sang Hong
Kong để đàm phán với Trung Quốc. Ông Ramos đã kêu gọi Bắc Kinh nâng cao
vai trò của Philippines trong kế hoạch kết nối các hải cảng và trung tâm
thương mại từ châu Á tới châu Âu của Trung Quốc. Sau đó, hôm 6/9, phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng tuyên bố Trung
Quốc “sẵn sàng hợp tác với Philippines để tái thiết niềm tin và quan hệ
song phương”.
Lâu nay, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền trên gần 80% diện
tích Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược mang lại giá trị thương mại
hơn 5 ngàn tỷ USD/năm. Hành động ngang nhiên của Trung Quốc không chỉ
vấp phải sự phản đối từ các nước có cùng chủ quyền trên Biển Đông mà cả
Mỹ.
Mới đây, ông Fu Ying, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc
cho rằng căng thẳng trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc là một cuộc
chiến liên quan tới sự tự do đi lại của các tàu quân sự và tàu phi
thương mại hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các
nước ven Biển Đông.
“Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành đường biển của riêng Trung Quốc
để kiểm soát mọi hoạt động trên biển và trên không ở đây. Đây sẽ còn là
một cuộc chơi lâu dài và ông Duterte cùng Trung Quốc đang cùng một đội”, nhà phân tích cấp cao Malcolm Davis tại Viện Chính sách chiến lược Australia nói.
“Đó sẽ là một kịch bản tồi tệ. trong trường hợp này chúng tôi sẽ cần
Malaysia và các nước xung quanh Biển Đông về với đội của mình”, ông Hideki Makihara, nghị sĩ đảng Dân chủ tự do cầm quyền Nhật Bản ám chỉ khả năng Philippines nghiêng về phía Trung Quốc.
Trong khi đó, giới chức Mỹ vẫn nhấn mạnh những lợi ích trong mối quan hệ song phương giữa Washington và Manila.
“Chúng tôi cùng chung nhiều mối quan tâm và lợi ích. Mỹ và
Philippines đã cùng hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực để thúc đẩy
lợi ích song phương”, Thư ký báo chí Nhà Trắng, ông Josh Earnest nói.
Còn theo phó Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học De La Salle ở
Manila, ông Richard Javad Heydarian, việc sát lại Trung Quốc đối với
Tổng thống Duterte là chuyện không hề dễ dàng. Bởi nếu Trung Quốc từ
chối nhượng bộ trên Biển Đông như việc để ngư dân Philippines quay trở
lại ngư trường gần bãi cạn Scarborough, ông Duterte sẽ đối mặt với sự
phản đối của người dân trong nước.
“Đó là lý do tại sao quan hệ an ninh với Mỹ vẫn sẽ là điều thiết yếu với
Philippines. Quan hệ Mỹ - Philippines hiện bước sang chương bình thường
hóa mới”, ông Heydarian chia sẻ.
* Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News.
Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân
tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập
đoàn truyền thông Bloomberg.
MINH THU (lược dịch)