Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Vì sao gọi người Nghệ An là dân "cá gỗ"

Ngày nhỏ, cứ nghe thấy ai đó nói giọng "trọ trẹ" là người ta lại bảo, đấy là dân "cá gỗ". Khải Nguyên lấy làm lạ, chưa hiểu "tại sao lại thế?", "cá thật chẳng ăn ai, lại là cá gỗ".

Ngày nhỏ, cứ nghe thấy ai đó nói giọng "trọ trẹ" là người ta lại bảo, đấy là dân "cá gỗ". Khải Nguyên lấy làm lạ, chưa hiểu "tại sao lại thế?", "cá thật chẳng ăn ai, lại là cá gỗ". Rồi tò mò, tôi đi hỏi người lớn, người lớn kể cho tôi nghe câu chuyện dân gian xưa:
CHO KHÁT NƯỚC... CHẾT LUÔN
Một anh hà tiện thuộc loại vắt cổ chày ra nước, không bữa cơm nào mà dám mua thức ăn. Anh ta treo một con cá gỗ lơ lửng ở giữa nhà, dặn các con khi ăn cơm thì nhìn lên cá gỗ, chép miệng một cái rồi và cơm, coi như là đã được ăn cơm với cá rồi. Đứa con út mới lên bốn tuổi, háu ăn, nhìn lên con cá gỗ chép miệng luôn mấy cái mới và cơm. Thằng lên sáu trông thấy liền mách bố: - Thằng này nó chép miệng mấy cái liền mới và cơm đó bố ạ! Anh ta mắng: - Cứ để nó ăn mặn cho khát nước chết luôn!!!

Hình ảnh người Xứ Nghệ trong tôi ngày ấy là "keo kiệt" lắm. Và, tại sao phải khổ thế...!!!

Lớn lên... đi học, tôi có thêm những người bạn có cha mẹ là người gốc Xứ Nghệ ra sống và làm việc ở Hà Nội, tôi theo bạn đến nhà ăn, ngủ, học ở đấy, rồi tiếp xúc với họ. Tôi có thấy người Nghệ "keo kiệt" đâu, chỉ thấy họ nói to, giọng thì "nặng trình trịch" và rất hay có những cuộc gặp gỡ đồng hương, giao lưu, vui vẻ và hào phóng. "Ào ào như cơn lốc" ngay từ ngoài cổng.

Khi tôi vào đại học, trong lớp có những người bạn quê ở vùng Thanh - Nghệ Tĩnh, tôi làm lớp trưởng - trách nhiệm là luôn phải quan tâm đến mọi người... Trong số ấy, những người bạn đến từ vùng đất miền Trung nắng cháy, họ hiện thân trong tôi là anh học trò nghèo ngày xưa: nghèo mà hiếu học, thông minh, chăm chỉ, chịu khó, nghĩ sao nói vậy, không "lắt léo", "loằng ngoằng", "nhì nhằng" trong ứng xử, quan hệ...

Hè, chúng tôi dong duổi đi chơi, theo những người bạn ấy vào Thanh, Nghệ An, Hà Tĩnh (phần này tôi đã có dịp tâm sự). Cũng "ba cùng" với những người bạn ấy và gia đình của họ.

Vẫn giọng "trọ trẹ" khó nghe, nhưng phát âm rất chuẩn từ chữ "tr", "ch", "r", "s" và "x"... vẫn "ăn to, nói lớn", cứ "oang oang" mà không "nhỏ nhẹ" (kể cả con gái).

Gia đình các bạn tôi từ Diễn Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương (Nghệ An) đến Nghi Xuân, Can Lộc (Hà Tĩnh)... vùng quê nào, ngôi nhà nào chúng tôi đến cũng đầy ắp tiếng cười, lòng người cứ chân chất, "thẳng tưng như ruột ngựa", chẳng "úp úp mơ mở", chẳng "quanh co, lòng vòng", nói là làm, nghĩ sao nói vậy... Và, hơn hết là "tính hiếu khách" của gia chủ, "yêu" và "ghét" rất rõ ràng.

Thế đấy, người Xứ Nghệ cứ đẹp dần lên trong mắt tôi, đẹp dần lên trong những lời nhận xét của tôi khi có ai đó hỏi tôi về họ.

Cái nghề nghiên cứu của tôi đã cho tôi được đi và đến nhiều vùng miền trên đất nước, tiếp xúc với nhiều người, tìm hiểu thêm về nhiều vùng đất dưới góc nhìn của văn hóa... tôi trân trọng hai từ "cá gỗ". Lâu rồi, "cá gỗ" trở thành một đại từ chỉ người Xứ Nghệ, như đã là thế, như không thể khác được.

Người Nghệ tự hào vì hai từ ấy! Người Nghệ luôn tự mình hơn người bởi hai từ ấy...!

Tôi hoàn toàn đồng tình. Bởi, phải hiểu xuất phát điểm của cụm từ này là từ một vùng quê "nghèo mùng tơi chưa kịp rớt", mới hiểu người Xứ Nghệ đã phải "gồng mình đi lên như thế nào" để "vượt khó, vượt khổ". Trong cái "gian lao" ấy, tâm hồn và ý thức của họ thật lớn, con "cá gỗ" của anh học trò nghèo Xứ Nghệ ngày xưa chỉ còn trong tiềm thức, trong lời nói của sinh viên Xứ Nghệ ngày nay. 

Cuộc sống ngày một đổi thay... hình ảnh "cá gỗ" mãi là niềm tự hào, bởi trong cái sự "nghèo túng" ấy, người Xứ Nghệ đã biết "ước mơ", biết "khao khát" từ những việc tưởng như rất nhỏ hàng ngày, ẩn chìm và hiển hiện trong mỗi bữa cơm ăn, trong nỗi lo thường nhật. Nhưng là khát vọng để vươn tới, để cố gắng.

Xin cảm ơn câu chuyện dân gian, cảm ơn anh học trò nghèo Xứ Nghệ, cảm ơn những con người Xứ Nghệ qua nhiều thế hệ vẫn mãi giữ được truyền thống "nghèo mà hiếu học", vẫn giữ được hai chữ "cá gộ" nghe sao thấy tội tội sao mà thương, mà quý, để mãi... nâng niu!

http://ola88.com/Su-tich--lich-su/Vi-sao-goi-nguoi-Nghe-An-la-dan-ca--1533

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Vì sao gọi người Nghệ An là dân "cá gỗ"

Ngày nhỏ, cứ nghe thấy ai đó nói giọng "trọ trẹ" là người ta lại bảo, đấy là dân "cá gỗ". Khải Nguyên lấy làm lạ, chưa hiểu "tại sao lại thế?", "cá thật chẳng ăn ai, lại là cá gỗ".

Ngày nhỏ, cứ nghe thấy ai đó nói giọng "trọ trẹ" là người ta lại bảo, đấy là dân "cá gỗ". Khải Nguyên lấy làm lạ, chưa hiểu "tại sao lại thế?", "cá thật chẳng ăn ai, lại là cá gỗ". Rồi tò mò, tôi đi hỏi người lớn, người lớn kể cho tôi nghe câu chuyện dân gian xưa:
CHO KHÁT NƯỚC... CHẾT LUÔN
Một anh hà tiện thuộc loại vắt cổ chày ra nước, không bữa cơm nào mà dám mua thức ăn. Anh ta treo một con cá gỗ lơ lửng ở giữa nhà, dặn các con khi ăn cơm thì nhìn lên cá gỗ, chép miệng một cái rồi và cơm, coi như là đã được ăn cơm với cá rồi. Đứa con út mới lên bốn tuổi, háu ăn, nhìn lên con cá gỗ chép miệng luôn mấy cái mới và cơm. Thằng lên sáu trông thấy liền mách bố: - Thằng này nó chép miệng mấy cái liền mới và cơm đó bố ạ! Anh ta mắng: - Cứ để nó ăn mặn cho khát nước chết luôn!!!

Hình ảnh người Xứ Nghệ trong tôi ngày ấy là "keo kiệt" lắm. Và, tại sao phải khổ thế...!!!

Lớn lên... đi học, tôi có thêm những người bạn có cha mẹ là người gốc Xứ Nghệ ra sống và làm việc ở Hà Nội, tôi theo bạn đến nhà ăn, ngủ, học ở đấy, rồi tiếp xúc với họ. Tôi có thấy người Nghệ "keo kiệt" đâu, chỉ thấy họ nói to, giọng thì "nặng trình trịch" và rất hay có những cuộc gặp gỡ đồng hương, giao lưu, vui vẻ và hào phóng. "Ào ào như cơn lốc" ngay từ ngoài cổng.

Khi tôi vào đại học, trong lớp có những người bạn quê ở vùng Thanh - Nghệ Tĩnh, tôi làm lớp trưởng - trách nhiệm là luôn phải quan tâm đến mọi người... Trong số ấy, những người bạn đến từ vùng đất miền Trung nắng cháy, họ hiện thân trong tôi là anh học trò nghèo ngày xưa: nghèo mà hiếu học, thông minh, chăm chỉ, chịu khó, nghĩ sao nói vậy, không "lắt léo", "loằng ngoằng", "nhì nhằng" trong ứng xử, quan hệ...

Hè, chúng tôi dong duổi đi chơi, theo những người bạn ấy vào Thanh, Nghệ An, Hà Tĩnh (phần này tôi đã có dịp tâm sự). Cũng "ba cùng" với những người bạn ấy và gia đình của họ.

Vẫn giọng "trọ trẹ" khó nghe, nhưng phát âm rất chuẩn từ chữ "tr", "ch", "r", "s" và "x"... vẫn "ăn to, nói lớn", cứ "oang oang" mà không "nhỏ nhẹ" (kể cả con gái).

Gia đình các bạn tôi từ Diễn Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương (Nghệ An) đến Nghi Xuân, Can Lộc (Hà Tĩnh)... vùng quê nào, ngôi nhà nào chúng tôi đến cũng đầy ắp tiếng cười, lòng người cứ chân chất, "thẳng tưng như ruột ngựa", chẳng "úp úp mơ mở", chẳng "quanh co, lòng vòng", nói là làm, nghĩ sao nói vậy... Và, hơn hết là "tính hiếu khách" của gia chủ, "yêu" và "ghét" rất rõ ràng.

Thế đấy, người Xứ Nghệ cứ đẹp dần lên trong mắt tôi, đẹp dần lên trong những lời nhận xét của tôi khi có ai đó hỏi tôi về họ.

Cái nghề nghiên cứu của tôi đã cho tôi được đi và đến nhiều vùng miền trên đất nước, tiếp xúc với nhiều người, tìm hiểu thêm về nhiều vùng đất dưới góc nhìn của văn hóa... tôi trân trọng hai từ "cá gỗ". Lâu rồi, "cá gỗ" trở thành một đại từ chỉ người Xứ Nghệ, như đã là thế, như không thể khác được.

Người Nghệ tự hào vì hai từ ấy! Người Nghệ luôn tự mình hơn người bởi hai từ ấy...!

Tôi hoàn toàn đồng tình. Bởi, phải hiểu xuất phát điểm của cụm từ này là từ một vùng quê "nghèo mùng tơi chưa kịp rớt", mới hiểu người Xứ Nghệ đã phải "gồng mình đi lên như thế nào" để "vượt khó, vượt khổ". Trong cái "gian lao" ấy, tâm hồn và ý thức của họ thật lớn, con "cá gỗ" của anh học trò nghèo Xứ Nghệ ngày xưa chỉ còn trong tiềm thức, trong lời nói của sinh viên Xứ Nghệ ngày nay. 

Cuộc sống ngày một đổi thay... hình ảnh "cá gỗ" mãi là niềm tự hào, bởi trong cái sự "nghèo túng" ấy, người Xứ Nghệ đã biết "ước mơ", biết "khao khát" từ những việc tưởng như rất nhỏ hàng ngày, ẩn chìm và hiển hiện trong mỗi bữa cơm ăn, trong nỗi lo thường nhật. Nhưng là khát vọng để vươn tới, để cố gắng.

Xin cảm ơn câu chuyện dân gian, cảm ơn anh học trò nghèo Xứ Nghệ, cảm ơn những con người Xứ Nghệ qua nhiều thế hệ vẫn mãi giữ được truyền thống "nghèo mà hiếu học", vẫn giữ được hai chữ "cá gộ" nghe sao thấy tội tội sao mà thương, mà quý, để mãi... nâng niu!

http://ola88.com/Su-tich--lich-su/Vi-sao-goi-nguoi-Nghe-An-la-dan-ca--1533

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm