Tham Khảo
Vì sao kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh dù tham nhũng nhiều?
Kinh tế HQ phát triển không ngừng, ngay cả trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong thời kỳ tồi tệ nhất, năm 2009, theo OECD, GDP của Hàn quốc vẫn tăng trưởng 0,3%. Tại sao lại như vậy?
Kinh tế HQ phát triển không ngừng, ngay cả trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong thời kỳ tồi tệ nhất, năm 2009, theo OECD, GDP của Hàn quốc vẫn tăng trưởng 0,3%. Tại sao lại như vậy?
Chỉ số tham nhũng năm 2011 của Hàn quốc (HQ) là 5,4 điểm (thang điểm từ 0 đến 10), kém rất xa so với quốc gia đứng đầu là New Zealand đạt 9,5 điểm hay Đức 8 điểm.
Trong nhiều công trình nghiên cứu của phương Tây, nạn tham nhũng được coi là nguyên nhân triệt tiêu tăng trưởng, nhưng tham nhũng không thể ngăn cản sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế HQ. Kinh tế HQ phát triển không ngừng, ngay cả trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong thời kỳ tồi tệ nhất, năm 2009, theo OECD, GDP của HQ vẫn tăng trưởng 0,3%. Nước này đã tránh được suy thoái khá thành công.
Bên cạnh nạn tham nhũng, HQ còn có nhiều vấn đề cản trở tăng trưởng. Đó là sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào hoạt động kinh tế, nghĩa vụ quân sự kéo dài hai năm rưỡi cản trở thanh niên tham gia thị trường lao động, chi phí cho quốc phòng quá cao, chiếm một tỷ lệ tương đối cao so với GDP, hệ thống giáo dục xơ cứng, sự phân chia đẳng cấp trong xã hội cũng như trong các doanh nghiệp hoàn toàn không khích lệ tư duy sáng tạo, đổi mới. Tuy vậy, nền kinh tế HQ vẫn không ngừng phát triển mạnh mẽ.
Changsoo Kim, giáo sư kinh tế tại Đại học quốc gia Busan cho rằng:“Sự phát triển của HQ chủ yếu do nhà nước lèo lái, từ những năm 1960, nhà nước đã tạo ra bước ngoặt có tính quyết định với ngành công nghiệp và điều đó tạo ra sự phát triển bùng nổ”. Chính phủ đã nhận thức được rằng chiến lược sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường nội địa nhằm hạn chế nhập khẩu là không ổn và đã thực hiện chính sách ngược lại - sản xuất để xuất khẩu. Chính sách đó thành công, đem lại nguồn ngoại tệ và đời sống người dân cũng bắt đầu đi lên. Bước ngoặt có tính quyết định tiếp theo diễn ra trong những năm 1970, chính phủ quyết định đẩy mạnh ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất.
Các Chaebol và sự can thiệp sâu của nhà nước
Các tập đoàn kinh tế khổng lồ (Chaebol) được điều hành bởi các dòng họ là xương sống của nền kinh tế HQ.
Samsung là Chaebol lớn nhất, hãng này không chỉ sản xuất hàng điện tử mà còn tham gia những mảng khác như xây dựng, đóng tàu biển, sản xuất hóa chất và kinh doanh bảo hiểm. Ở lĩnh vực xây dựng, Samsung tham gia xây tòa nhà Burj Khalifa 828 m cao nhất thế giới ở Dubai, còn trong công nghệ IT, Samsung đã có thể cạnh tranh với Apple. Samsung cũng là hãng bảo hiểm lớn nhất HQ hiện nay. Các tập đoàn khác như Hyundai và LG cũng đều kinh doanh đa ngành.
Các Chaebol hoạt động độc lập với lĩnh vực ngân hàng, ngay cả những ngân hàng lớn nhất ở HQ cũng không thể cung cấp đủ tín dụng cho các Chaebol. Các Chaebol phải tự tìm nhà đầu tư trên thị trường tài chính đồng thời nhận được sự hỗ trợ dồi dào từ phía nhà nước.
Samsung là một Chaebol điển hình mới đây đã chọn một lĩnh vực đầu tư mới theo yêu cầu của nhà nước vào mảng hóa sinh, nhà nước hỗ trợ tài chính đáng kể cho R&D và một phần cho khâu xây dựng năng lực sản xuất.
Tại HQ, các Chaebol chính là nhà nước và nhà nước là Chaebol. Tổng thống Lee Myung-bak từng làm việc nhiều năm tại Hyundai. Vụ bê bối của Samsung cách đây vài năm cũng cho thấy trong danh sách ăn lương của tập đoàn này có tên tuổi của gần 300 nhân vật đầy thế lực, từ chính khách cho đến hai thủ tướng, từ các nhà tư vấn doanh nghiệp cho đến luật sư, các chuyên gia về thuế, các công tố ủy viên, nhà báo và nhà khoa học. Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì điều đó cho đến nay hầu như vẫn chưa thay đổi.
Sự kết nối chặt chẽ giữa nhà nước với giới kinh tế là điều được nhiều người HQ mong muốn. “HQ có một nhà nước trung ương đảm trách mọi vấn đề và đây cũng là kỳ vọng của người dân”, giáo sư Rüdiger Frank nghiên cứu về kinh tế và xã hội Đông Á tại đại học Viên và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Hàn Quốc nhận xét “Mô hình này không bị xăm soi nhiều vì rõ ràng là nó đang hoạt động tốt”.
Cần đổi mới
Cần đổi mới
Tuy nhiên, những điều này sẽ còn trôi chảy được bao lâu là vấn đề còn bỏ ngỏ. Bởi HQ đi lên bằng cách sao chép các sản phẩm sáng tạo của phương tây và cải tiến, nâng cấp chúng với giá thành rẻ hơn. Giáo sư Frank nhận định “Từ lâu họ đã thiếu một mô hình nghiên cứu phát triển của riêng mình”. Hiện nay GDP tính theo đầu người của HQ còn dưới mức trung bình của các nước OECD. HQ đang đứng đầu về công nghiệp điện tử nhưng chưa thể cạnh tranh nổi trong nhiều lĩnh vực khác như công nghệ sinh học hay vật liệu composite. Ngay cả trong mảng công nghiệp điện tử, HQ vẫn phải nhập khẩu nhiều loại linh kiện, phụ kiện của nước ngoài. Con đường từ bắt chước đến sáng tạo của HQ còn rất xa. Giáo sư Frank nhận định “Để đạt được điều đó cần có một không gian khoa học, về lâu dài HQ cần phải đầu tư nhiều cho nghiên cứu cơ bản”.
HQ cũng cần phải đổi mới hệ thống giáo dục xơ cứng hiện thời. Hiện nay học sinh phải học lấy được, học thuộc lòng nên chịu áp lực lớn và có tỷ lệ tự vẫn khá cao. Trường học thiếu không gian dành cho sự sáng tạo, cho phát triển nghệ thuật và phát huy năng khiếu của học sinh. Hơn nữa hệ thống giáo dục HQ rất tốn kém và ít hiệu quả.
Về kinh tế, nguy cơ lớn nhất của HQ có lẽ là sự lệ thuộc vào các Chaebol và Trung quốc (TQ). Nhà nước đã có chính sách, nhiều dự án khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ nhưng cho đến nay không mấy thành công vì các Chaebol quá hùng mạnh luôn tìm cách ngăn trở, chèn ép các doanh nghiệp loại nhỏ.
25% xuất khẩu của HQ đưa vào thị trường TQ, cũng nhờ cầu ổn định của TQ mà HQ đã vượt qua cuộc khủng hoảng gần đây một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên khi mà tăng trưởng của TQ chững lại thì HQ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Giáo sư Frank hoàn toàn tin rằng HQ sẽ khắc phục được những trở ngại đó. Ông nói “Người Hàn Quốc có tính chuyên nghiệp cao, họ có động lực to lớn, họ biết về những khó khăn, yếu kém của mình và tôi tin rằng họ nhất định sẽ vượt qua”.
Xuân Hoài
(TC Tia sáng)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vì sao kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh dù tham nhũng nhiều?
Kinh tế HQ phát triển không ngừng, ngay cả trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong thời kỳ tồi tệ nhất, năm 2009, theo OECD, GDP của Hàn quốc vẫn tăng trưởng 0,3%. Tại sao lại như vậy?
Kinh tế HQ phát triển không ngừng, ngay cả trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong thời kỳ tồi tệ nhất, năm 2009, theo OECD, GDP của Hàn quốc vẫn tăng trưởng 0,3%. Tại sao lại như vậy?
Chỉ số tham nhũng năm 2011 của Hàn quốc (HQ) là 5,4 điểm (thang điểm từ 0 đến 10), kém rất xa so với quốc gia đứng đầu là New Zealand đạt 9,5 điểm hay Đức 8 điểm.
Trong nhiều công trình nghiên cứu của phương Tây, nạn tham nhũng được coi là nguyên nhân triệt tiêu tăng trưởng, nhưng tham nhũng không thể ngăn cản sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế HQ. Kinh tế HQ phát triển không ngừng, ngay cả trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong thời kỳ tồi tệ nhất, năm 2009, theo OECD, GDP của HQ vẫn tăng trưởng 0,3%. Nước này đã tránh được suy thoái khá thành công.
Bên cạnh nạn tham nhũng, HQ còn có nhiều vấn đề cản trở tăng trưởng. Đó là sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào hoạt động kinh tế, nghĩa vụ quân sự kéo dài hai năm rưỡi cản trở thanh niên tham gia thị trường lao động, chi phí cho quốc phòng quá cao, chiếm một tỷ lệ tương đối cao so với GDP, hệ thống giáo dục xơ cứng, sự phân chia đẳng cấp trong xã hội cũng như trong các doanh nghiệp hoàn toàn không khích lệ tư duy sáng tạo, đổi mới. Tuy vậy, nền kinh tế HQ vẫn không ngừng phát triển mạnh mẽ.
Changsoo Kim, giáo sư kinh tế tại Đại học quốc gia Busan cho rằng:“Sự phát triển của HQ chủ yếu do nhà nước lèo lái, từ những năm 1960, nhà nước đã tạo ra bước ngoặt có tính quyết định với ngành công nghiệp và điều đó tạo ra sự phát triển bùng nổ”. Chính phủ đã nhận thức được rằng chiến lược sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường nội địa nhằm hạn chế nhập khẩu là không ổn và đã thực hiện chính sách ngược lại - sản xuất để xuất khẩu. Chính sách đó thành công, đem lại nguồn ngoại tệ và đời sống người dân cũng bắt đầu đi lên. Bước ngoặt có tính quyết định tiếp theo diễn ra trong những năm 1970, chính phủ quyết định đẩy mạnh ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất.
Các Chaebol và sự can thiệp sâu của nhà nước
Các tập đoàn kinh tế khổng lồ (Chaebol) được điều hành bởi các dòng họ là xương sống của nền kinh tế HQ.
Samsung là Chaebol lớn nhất, hãng này không chỉ sản xuất hàng điện tử mà còn tham gia những mảng khác như xây dựng, đóng tàu biển, sản xuất hóa chất và kinh doanh bảo hiểm. Ở lĩnh vực xây dựng, Samsung tham gia xây tòa nhà Burj Khalifa 828 m cao nhất thế giới ở Dubai, còn trong công nghệ IT, Samsung đã có thể cạnh tranh với Apple. Samsung cũng là hãng bảo hiểm lớn nhất HQ hiện nay. Các tập đoàn khác như Hyundai và LG cũng đều kinh doanh đa ngành.
Các Chaebol hoạt động độc lập với lĩnh vực ngân hàng, ngay cả những ngân hàng lớn nhất ở HQ cũng không thể cung cấp đủ tín dụng cho các Chaebol. Các Chaebol phải tự tìm nhà đầu tư trên thị trường tài chính đồng thời nhận được sự hỗ trợ dồi dào từ phía nhà nước.
Samsung là một Chaebol điển hình mới đây đã chọn một lĩnh vực đầu tư mới theo yêu cầu của nhà nước vào mảng hóa sinh, nhà nước hỗ trợ tài chính đáng kể cho R&D và một phần cho khâu xây dựng năng lực sản xuất.
Tại HQ, các Chaebol chính là nhà nước và nhà nước là Chaebol. Tổng thống Lee Myung-bak từng làm việc nhiều năm tại Hyundai. Vụ bê bối của Samsung cách đây vài năm cũng cho thấy trong danh sách ăn lương của tập đoàn này có tên tuổi của gần 300 nhân vật đầy thế lực, từ chính khách cho đến hai thủ tướng, từ các nhà tư vấn doanh nghiệp cho đến luật sư, các chuyên gia về thuế, các công tố ủy viên, nhà báo và nhà khoa học. Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì điều đó cho đến nay hầu như vẫn chưa thay đổi.
Sự kết nối chặt chẽ giữa nhà nước với giới kinh tế là điều được nhiều người HQ mong muốn. “HQ có một nhà nước trung ương đảm trách mọi vấn đề và đây cũng là kỳ vọng của người dân”, giáo sư Rüdiger Frank nghiên cứu về kinh tế và xã hội Đông Á tại đại học Viên và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Hàn Quốc nhận xét “Mô hình này không bị xăm soi nhiều vì rõ ràng là nó đang hoạt động tốt”.
Cần đổi mới
Cần đổi mới
Tuy nhiên, những điều này sẽ còn trôi chảy được bao lâu là vấn đề còn bỏ ngỏ. Bởi HQ đi lên bằng cách sao chép các sản phẩm sáng tạo của phương tây và cải tiến, nâng cấp chúng với giá thành rẻ hơn. Giáo sư Frank nhận định “Từ lâu họ đã thiếu một mô hình nghiên cứu phát triển của riêng mình”. Hiện nay GDP tính theo đầu người của HQ còn dưới mức trung bình của các nước OECD. HQ đang đứng đầu về công nghiệp điện tử nhưng chưa thể cạnh tranh nổi trong nhiều lĩnh vực khác như công nghệ sinh học hay vật liệu composite. Ngay cả trong mảng công nghiệp điện tử, HQ vẫn phải nhập khẩu nhiều loại linh kiện, phụ kiện của nước ngoài. Con đường từ bắt chước đến sáng tạo của HQ còn rất xa. Giáo sư Frank nhận định “Để đạt được điều đó cần có một không gian khoa học, về lâu dài HQ cần phải đầu tư nhiều cho nghiên cứu cơ bản”.
HQ cũng cần phải đổi mới hệ thống giáo dục xơ cứng hiện thời. Hiện nay học sinh phải học lấy được, học thuộc lòng nên chịu áp lực lớn và có tỷ lệ tự vẫn khá cao. Trường học thiếu không gian dành cho sự sáng tạo, cho phát triển nghệ thuật và phát huy năng khiếu của học sinh. Hơn nữa hệ thống giáo dục HQ rất tốn kém và ít hiệu quả.
Về kinh tế, nguy cơ lớn nhất của HQ có lẽ là sự lệ thuộc vào các Chaebol và Trung quốc (TQ). Nhà nước đã có chính sách, nhiều dự án khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ nhưng cho đến nay không mấy thành công vì các Chaebol quá hùng mạnh luôn tìm cách ngăn trở, chèn ép các doanh nghiệp loại nhỏ.
25% xuất khẩu của HQ đưa vào thị trường TQ, cũng nhờ cầu ổn định của TQ mà HQ đã vượt qua cuộc khủng hoảng gần đây một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên khi mà tăng trưởng của TQ chững lại thì HQ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Giáo sư Frank hoàn toàn tin rằng HQ sẽ khắc phục được những trở ngại đó. Ông nói “Người Hàn Quốc có tính chuyên nghiệp cao, họ có động lực to lớn, họ biết về những khó khăn, yếu kém của mình và tôi tin rằng họ nhất định sẽ vượt qua”.
Xuân Hoài
(TC Tia sáng)