Di Sản Hồ Chí Minh
Vì sao người Việt vẫn bỏ nước ra đi?
Kể từ khi chiến tranh kết thúc vào cuối tháng 4 năm 1975 cho đến nay, đa số người dân trong nước vẫn luôn ôm ấp và thực hiện giấc mơ được định cư ở nước ngoài. Mới đây nhất, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ Việt Nam phải làm cho đất nước thực sự trở thành nơi đáng sống chứ không phải muốn ra đi. Hòa Ái sơ lược các làn sóng di dân của người Việt suốt hơn 4 thập niên qua cũng như tìm hiểu nguyên nhân vì sao giấc mơ này vẫn còn đó dù chính quyền Hà Nội luôn cho rằng Việt Nam độc lập, ổn định và phát triển.
Hiện nay nhiều trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân thành đạt muốn ra đi, một bộ phận cán bộ, công chức về hưu hay đương chức cũng tìm cách cho mình hay con cháu mình định cư ở nước ngoài.
- Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa
Theo số liệu thống kê của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến cuối năm 1995, có khoảng gần một triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi và ước chừng phân nửa trong số này bị thiệt mạng trên đường vượt biên. Cuộc vượt thoát trốn chạy chế độ cộng sản của người Việt trong 2 thập niên đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc đã gây chấn động dư luận thế giới và Hoa Kỳ cũng như các quốc gia Tây Âu dang tay đón nhận những người Việt may mắn còn sống sót trong hành trình tìm tự do của họ. Từ cuộc di dân mang tính lịch sử này dẫn đến nhiều đợt di dân của vài triệu người Việt khác suốt 4 thập niên qua theo chương trình bảo lãnh đoàn tụ gia đình.
Bên cạnh làn sóng di dân vừa nêu, còn có các làn sóng di dân khác của người Việt được dư luận trong và ngoài nước biết đến; bao gồm Chương trình tái định cư cựu tù cải tạo được phóng thích, gọi tắt là Chương trình H.O do Hoa Kỳ bảo trợ khoảng hơn 200 ngàn cựu nhân viên và quân nhân Việt Nam Cộng Hòa bị 3 năm tù trở lên cùng thân nhân. Ngoài ra, có khoảng 100 ngàn trẻ lai có cha là công dân Hoa Kỳ và gia đình sang Mỹ định cư theo chương trình nhân đạo có tên “Chương trình con lai Mỹ”.
Một làn sóng di dân khác nữa của người Việt trong 4 thập niên mà ngày càng có chiều hướng gia tăng mạnh đó là cuộc trốn chạy xin tị nạn của du học sinh và công nhân xuất khẩu lao động khi khối Cộng sản Đông Âu sụp đổ. Số liệu không chính thức Đài ACTD thu thập được vào thời điểm đầu thập niên 1990 có khoảng 300 ngàn người sống rải rác ở Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Đông và Tây Đức… Số liệu mới nhất cho thấy nhiều gia đình ở các quốc gia này gồm đủ cả 3 thế hệ, trong đó có gia đình lên đến 80 thành viên.
Sau khi Chính phủ Hà Nội áp dụng chính sách “Đổi mới” vào năm 1986 theo cơ chế “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, xã hội Việt Nam thay đổi thông thoáng hơn trong nhiều lãnh vực, đời sống người dân được thoải mái hơn; thế nhưng vẫn còn có nhiều người Việt muốn định cư ở nước ngoài và họ tìm mọi phương cách ra đi hợp pháp.
Một làn sóng di dân đặc biệt gây chú ý trong dư luận hơn 2 thập niên qua phải kể đến trường hợp hàng trăm ngàn phụ nữ Việt lấy chồng ngoại quốc để ra đi có sự đổi đời, nôm na gọi là “Cô dâu Việt”. Và còn một làn sóng di dân âm thầm mà Nhà nước Việt Nam gọi là “hiện tượng chảy máu chất xám” trong các thập niên vẫn là vấn đề nan giải cấp quốc gia như Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa phát biểu trong buổi họp Quốc hội mới đây, vào sáng hôm mùng 1 tháng 4, rằng:
“Hiện nay nhiều trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân thành đạt muốn ra đi, một bộ phận cán bộ, công chức về hưu hay đương chức cũng tìm cách cho mình hay con cháu mình định cư ở nước ngoài.”
Tính đến năm 2012, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo cho biết có hơn 100 ngàn du học sinh Việt Nam học tập và làm việc ở 49 quốc gia, trong đó có đến 90% du học tự túc và nhiều người trong số họ đã không về nước. Câu hỏi đặt ra là hơn ai hết, họ sẽ có điều kiện sống tốt tại quê nhà nhưng vì sao không trở về mà lại chọn định cư ở nước ngoài? Để trả lời câu hỏi này, Đài RFA tiếp xúc với một số trí thức trẻ, những người quyết định tìm cơ hội ở lại sinh sống và làm việc nơi quốc gia họ đã từng du học, và được họ cho biết không có sự lo lắng nào về đời sống kinh tế nhưng môi trường làm việc ở Việt Nam sẽ rất khó thích nghi, đặc biệt đối với những người làm việc trong lãnh vực khoa học. Từ Anh Quốc, Tiến sĩ An Hà nêu lên quan điểm của mình vì sao không trở về nước:
“Đối với những người nghiên cứu khoa học thuần túy thì việc về nước đúng là lãng phí. Bởi vì nghiên cứu khoa học cần sáng tạo, cần nghĩ điều người khác không dám nghĩ, làm những điều người khác chưa dám làm. Tuy nhiên ở nước mình thì người nghĩ những điều người khác không dám nghĩ và làm những việc người khác không dám làm thì khó lắm. Nói chung guồng máy không hoan nghênh những người dám nghĩ dám làm như thế. Nghiên cứu khoa học thì ở đâu cũng có cái hay và có cái dở nên nói gọi là khác biệt. Không phát huy được trong công việc và suy nghĩ khác cách suy nghĩ thông thường của Việt Nam nên khó hòa hợp và hội nhập, không còn phù hợp với môi trường đó nữa.”
Là người có cơ hội tiếp xúc nhiều với giới trí thức Việt Nam thuộc thành phần di dân của “hiện tượng chảy máu chất xám”, GS. TS. Nguyễn Văn Tuấn, Giảng viên cao cấp tại Đại học New South Wales, ở Úc, nói với Đài ACTD ông nhận được rất nhiều chia sẻ từ giới trí thức cho đến những gia đình trung lưu tại Việt Nam cho biết họ muốn định cư ở nước ngoài vì tương lai tươi sáng hơn cho bản thân cũng như con cháu được sống trong xã hội dân chủ văn minh và pháp quyền. GS. Nguyễn Văn Tuấn kể lại:
“Tựu trung lại hầu như những người tôi tiếp xúc, ai cũng quan tâm về sự tụt hậu của đất nước mình. Họ so sánh với Thái Lan, Hàn Quốc và Singapore… Họ nói ‘từ năm 75, Việt Nam đâu khác các nước đó gì đâu; thế mà chỉ 40 năm qua mình tụt hậu so với họ quá xa, thậm chí hàng trăm năm.’ Và họ cảm thấy tuyệt vọng, bất lực vì không có cách gì để đóng góp giúp đất nước vươn lên.”
Chính phủ Việt Nam vẫn chưa thể tìm ra giải pháp hiệu quả để thu hút người tài trở về nước hay ngăn chặn, làm giảm thành phần trí thức và những gia đình di dân không phải vì tiền mà vì cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không bảo đảm đầy đủ và lo sợ đất nước bị lệ thuộc nên phải ra đi.
Đối với tầng lớp người dân có hoàn cảnh nghèo khó thì được ra nước ngoài dù trong thân phận xuất khẩu lao động, làm ô sin hay cô dâu bất đắc dĩ… vẫn là một giấc mơ đổi đời và họ sẵn sàng chớp lấy một khi có cơ hội dù phải đánh đổi bất chấp thứ gì như những đồng bào của họ từng dám liều chết hơn 40 năm trước đây khi đặt chân lên thuyền hướng ra biển cả.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Vì sao người Việt vẫn bỏ nước ra đi?
Kể từ khi chiến tranh kết thúc vào cuối tháng 4 năm 1975 cho đến nay, đa số người dân trong nước vẫn luôn ôm ấp và thực hiện giấc mơ được định cư ở nước ngoài. Mới đây nhất, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ Việt Nam phải làm cho đất nước thực sự trở thành nơi đáng sống chứ không phải muốn ra đi. Hòa Ái sơ lược các làn sóng di dân của người Việt suốt hơn 4 thập niên qua cũng như tìm hiểu nguyên nhân vì sao giấc mơ này vẫn còn đó dù chính quyền Hà Nội luôn cho rằng Việt Nam độc lập, ổn định và phát triển.
Hiện nay nhiều trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân thành đạt muốn ra đi, một bộ phận cán bộ, công chức về hưu hay đương chức cũng tìm cách cho mình hay con cháu mình định cư ở nước ngoài.
- Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa
Theo số liệu thống kê của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến cuối năm 1995, có khoảng gần một triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi và ước chừng phân nửa trong số này bị thiệt mạng trên đường vượt biên. Cuộc vượt thoát trốn chạy chế độ cộng sản của người Việt trong 2 thập niên đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc đã gây chấn động dư luận thế giới và Hoa Kỳ cũng như các quốc gia Tây Âu dang tay đón nhận những người Việt may mắn còn sống sót trong hành trình tìm tự do của họ. Từ cuộc di dân mang tính lịch sử này dẫn đến nhiều đợt di dân của vài triệu người Việt khác suốt 4 thập niên qua theo chương trình bảo lãnh đoàn tụ gia đình.
Bên cạnh làn sóng di dân vừa nêu, còn có các làn sóng di dân khác của người Việt được dư luận trong và ngoài nước biết đến; bao gồm Chương trình tái định cư cựu tù cải tạo được phóng thích, gọi tắt là Chương trình H.O do Hoa Kỳ bảo trợ khoảng hơn 200 ngàn cựu nhân viên và quân nhân Việt Nam Cộng Hòa bị 3 năm tù trở lên cùng thân nhân. Ngoài ra, có khoảng 100 ngàn trẻ lai có cha là công dân Hoa Kỳ và gia đình sang Mỹ định cư theo chương trình nhân đạo có tên “Chương trình con lai Mỹ”.
Một làn sóng di dân khác nữa của người Việt trong 4 thập niên mà ngày càng có chiều hướng gia tăng mạnh đó là cuộc trốn chạy xin tị nạn của du học sinh và công nhân xuất khẩu lao động khi khối Cộng sản Đông Âu sụp đổ. Số liệu không chính thức Đài ACTD thu thập được vào thời điểm đầu thập niên 1990 có khoảng 300 ngàn người sống rải rác ở Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Đông và Tây Đức… Số liệu mới nhất cho thấy nhiều gia đình ở các quốc gia này gồm đủ cả 3 thế hệ, trong đó có gia đình lên đến 80 thành viên.
Sau khi Chính phủ Hà Nội áp dụng chính sách “Đổi mới” vào năm 1986 theo cơ chế “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, xã hội Việt Nam thay đổi thông thoáng hơn trong nhiều lãnh vực, đời sống người dân được thoải mái hơn; thế nhưng vẫn còn có nhiều người Việt muốn định cư ở nước ngoài và họ tìm mọi phương cách ra đi hợp pháp.
Một làn sóng di dân đặc biệt gây chú ý trong dư luận hơn 2 thập niên qua phải kể đến trường hợp hàng trăm ngàn phụ nữ Việt lấy chồng ngoại quốc để ra đi có sự đổi đời, nôm na gọi là “Cô dâu Việt”. Và còn một làn sóng di dân âm thầm mà Nhà nước Việt Nam gọi là “hiện tượng chảy máu chất xám” trong các thập niên vẫn là vấn đề nan giải cấp quốc gia như Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa phát biểu trong buổi họp Quốc hội mới đây, vào sáng hôm mùng 1 tháng 4, rằng:
“Hiện nay nhiều trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân thành đạt muốn ra đi, một bộ phận cán bộ, công chức về hưu hay đương chức cũng tìm cách cho mình hay con cháu mình định cư ở nước ngoài.”
Tính đến năm 2012, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo cho biết có hơn 100 ngàn du học sinh Việt Nam học tập và làm việc ở 49 quốc gia, trong đó có đến 90% du học tự túc và nhiều người trong số họ đã không về nước. Câu hỏi đặt ra là hơn ai hết, họ sẽ có điều kiện sống tốt tại quê nhà nhưng vì sao không trở về mà lại chọn định cư ở nước ngoài? Để trả lời câu hỏi này, Đài RFA tiếp xúc với một số trí thức trẻ, những người quyết định tìm cơ hội ở lại sinh sống và làm việc nơi quốc gia họ đã từng du học, và được họ cho biết không có sự lo lắng nào về đời sống kinh tế nhưng môi trường làm việc ở Việt Nam sẽ rất khó thích nghi, đặc biệt đối với những người làm việc trong lãnh vực khoa học. Từ Anh Quốc, Tiến sĩ An Hà nêu lên quan điểm của mình vì sao không trở về nước:
“Đối với những người nghiên cứu khoa học thuần túy thì việc về nước đúng là lãng phí. Bởi vì nghiên cứu khoa học cần sáng tạo, cần nghĩ điều người khác không dám nghĩ, làm những điều người khác chưa dám làm. Tuy nhiên ở nước mình thì người nghĩ những điều người khác không dám nghĩ và làm những việc người khác không dám làm thì khó lắm. Nói chung guồng máy không hoan nghênh những người dám nghĩ dám làm như thế. Nghiên cứu khoa học thì ở đâu cũng có cái hay và có cái dở nên nói gọi là khác biệt. Không phát huy được trong công việc và suy nghĩ khác cách suy nghĩ thông thường của Việt Nam nên khó hòa hợp và hội nhập, không còn phù hợp với môi trường đó nữa.”
Là người có cơ hội tiếp xúc nhiều với giới trí thức Việt Nam thuộc thành phần di dân của “hiện tượng chảy máu chất xám”, GS. TS. Nguyễn Văn Tuấn, Giảng viên cao cấp tại Đại học New South Wales, ở Úc, nói với Đài ACTD ông nhận được rất nhiều chia sẻ từ giới trí thức cho đến những gia đình trung lưu tại Việt Nam cho biết họ muốn định cư ở nước ngoài vì tương lai tươi sáng hơn cho bản thân cũng như con cháu được sống trong xã hội dân chủ văn minh và pháp quyền. GS. Nguyễn Văn Tuấn kể lại:
“Tựu trung lại hầu như những người tôi tiếp xúc, ai cũng quan tâm về sự tụt hậu của đất nước mình. Họ so sánh với Thái Lan, Hàn Quốc và Singapore… Họ nói ‘từ năm 75, Việt Nam đâu khác các nước đó gì đâu; thế mà chỉ 40 năm qua mình tụt hậu so với họ quá xa, thậm chí hàng trăm năm.’ Và họ cảm thấy tuyệt vọng, bất lực vì không có cách gì để đóng góp giúp đất nước vươn lên.”
Chính phủ Việt Nam vẫn chưa thể tìm ra giải pháp hiệu quả để thu hút người tài trở về nước hay ngăn chặn, làm giảm thành phần trí thức và những gia đình di dân không phải vì tiền mà vì cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không bảo đảm đầy đủ và lo sợ đất nước bị lệ thuộc nên phải ra đi.
Đối với tầng lớp người dân có hoàn cảnh nghèo khó thì được ra nước ngoài dù trong thân phận xuất khẩu lao động, làm ô sin hay cô dâu bất đắc dĩ… vẫn là một giấc mơ đổi đời và họ sẵn sàng chớp lấy một khi có cơ hội dù phải đánh đổi bất chấp thứ gì như những đồng bào của họ từng dám liều chết hơn 40 năm trước đây khi đặt chân lên thuyền hướng ra biển cả.