Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Vì sao những chiến binh luôn nhớ về chiến trường?
tác giả: Nolan Peterson | Dịch giả: DK Lam
Thượng sĩ Class Jeffrey Martin đậu xe tải ở bên ngoài bức tường bê tông xây dựng tại một vành đai phòng thủ xung quanh trung tâm vận hành chiến thuật tại Forward Operating Base Shank (FOB Shank), Afghanistan.
Một lớp bụi màu nâu mịn phiêu đãng trong không khí. Ngoài xa, những rặng núi cao ngất, phủ đầy tuyết bao quanh căn cứ của liên quân Mỹ-Afghanistan, những chiếc máy bay vận tải C-130 và trực thăng chiến đấu Apache cứ đều đặn cất cánh.
Anh hỏi tôi “Anh có muốn xem quả tên lửa đó rớt xuống đâu không?
Tôi đáp “ Có, tất nhiên”.
Anh hỏi “Anh ổn không”, vì biết tôi sắp gặp điều gì sau đó.
Tôi trả lời một cách máy móc “Tôi ổn”, và chẳng nhận ra rằng đó là một lời nói dối “chắc sau này tôi sẽ hiểu hết”.
Anh ấy không nói gì.
Vào tháng 12 năm 2013, tôi đồng hành cùng Quân đội Mỹ đến Afghanistan với tư cách là nhà báo quốc tế của tờ United Press International. Vì quân Taliban tấn công quá thường xuyên, lúc ấy binh lĩnh Mỹ thường gọi vui FOB Shank là “thành phố tên lửa”.
Những ngọn đồi và khu vực thành thị nằm rải rác trong những thung lũng rộng lớn hình cái bát, trong đó căn cứ của liên quân đặt ở tỉnh Logar, cung cấp địa điểm tuyệt vời cho quân Taliban ẩn nấp và bắn tên lửa, súng cối.
Kết quả là căn cứ được xây như một pháo đài trung cổ. Bê tông cốt thép và boongke thép cùng những bao cát và những hộp sơ cứu luôn nằm trong khoảng cách chạy nước rút.
Hai Lựa Chọn
Khi báo động không kích bị tắt đi, vì nó luôn xuất hiện nhiều lần trong ngày, bạn có 2 lựa chọn.
Nếu không ở gần boongke, bạn chỉ cần nằm rạp xuống đất, lấy tay ôm đầu và cầu nguyện là đợt tấn công tới sẽ không oanh tạc gần bạn.
Đừng nhìn lung tung, hãy nhìn chăm chú vào một đường vân của sàn gỗ nếu bạn ở trong phòng, hoặc một hòn sỏi, nhánh cỏ nơi bãi đất mà bạn đang ẩn nấp.
Bạn phải tập trung vào âm thanh của báo động và chờ đợi bằng chứng cho thấy vũ khí Taliban đã nổ, hy vọng rằng đó chỉ là một tiếng nổ xa xăm mà không phải là một vệt đỏ và trắng đột ngột nháy lên, cái nóng bất chợt ập tới và bóng đêm vĩnh hằng kết thúc tất cả. Sự sống bị nén lại trong vài giây chờ đợi và phó mặc vào may rủi.
Nếu may mắn ở gần một boongke, bạn hãy chạy về phía đó ngay lập tức. Hãy ngừng mọi công việc và làm mọi cách để che chắn bản thân.
Lối vào boongke được để lộ thiên, cách đó vài mét là những tấm bê tông dựng đứng để chắn những mảnh bom đạn văng ngang.
Mặc dù vậy, thông qua lối vào bạn thấy bầu trời thường vẫn trong xanh, điều đó làm tôi có một ý nghĩ là có khi nào một quả đạn cối có thể “hoàn hảo” chui vào cái khe hẹp giữa lối vào và những tấm chắn cách đó vài mét. Kịch bản này sẽ biến boongke thành một cái bẫy chết chóc.
Nhưng xác suất xảy ra điều này là rất thấp.
Martin và tôi rời xe tải, tiến lại một hố bom rộng khoảng 1 mét trong một khu đất trống trải sỏi, bên ngoài bức tường của căn cứ khoảng 18 mét.
Đó là giữa trưa, và chúng tôi vừa kết thúc bữa ăn. Một bữa ăn tiêu chuẩn từ DFAC (tên gọi phòng ăn của quân đội) với một vài loại thịt không biết tên và món rau sũng nước, kết thúc bằng một vài lon Rip-It để giữ cho buổi chiều tỉnh táo.
Martin nhìn vào hố bom khét lẹt do trúng tên lửa của quân Taliban và thốt lên “Chúa ơi, chúng ta còn sống là may mắn lắm”.
“Hắn trốn lâu rồi”
Như thể hẹn trước, chúng tôi đồng thời ngước lên nhìn vào hướng bay của tên lửa. Theo hướng đó, chúng tôi thấy một cột ăng ten radio xây dựng bên trong căn cứ, cách hố bom khoảng 90 mét
Một vài tiếng trước, Martin và tôi đang đứng ở dưới một khối kiến trúc bằng thép cao ngất ngưởng, vừa tán gẫu vừa nhấm nháp nước tăng lực Blue Monster. Khi cuộc tấn công xảy ra, chúng tôi đã tránh thoát bằng cách chui vào một boongke, và may mắn thay, nó chỉ cách chúng tôi một vài mét.
Phía sau ăng ten, khu đất bị che phủ bởi một lớp bụi màu nâu vĩnh cửu của thung lũng và cách xa căn cứ, chúng tôi thấy một con dốc phủ kín bởi những căn nhà màu nâu xám đặc trưng của người Afghanistan. Những chiếc phi cơ Apache vẫn lòng vòng phía trên vùng đất này.
Martin nói “Tên lửa hẳn được bắn từ đó. Mặc dù họ luôn thiết lập hẹn giờ cho tên lửa và chạy đi trước khi bắn. Tôi không hiểu sao họ vẫn tìm kiếm tên xạ thủ. Hắn trốn lâu rồi”.
Martin cho rằng quân Taliban nhắm tên lửa vào ăng ten radio, vì nó là một mục tiêu dễ nhận diện từ xa. Đó là một phát bắn tốt, Martin khen ngợi.
Tên lửa có thể đã bắn trúng tháp ăn ten nếu không bị ngăn cản bởi Hệ thống vũ khí Phalanx bảo vệ FOB Shank khỏi hỏa lực gián tiếp của quân thù.
Martin nói rằng “Chúng ta đã triệt hạ phần lớn những tay súng có kinh nghiệm của Taliban từ nhiều năm trước. Tên kia rõ ràng là một thiện xạ, và có lẽ hắn ở quanh đây một thời gian rồi. Điều này cũng có nghĩa là hắn biết cách lẩn trốn, vì chúng ta rất am hiểu việc tiêu diệt bất cứ kẻ nào dám nã súng về phía chúng ta”.
“Thật là quá gần”
Đó là cách Martin thuyết phục tôi rằng tôi sẽ không bao giờ gục xuống trong một cuộc tấn công bằng tên lửa hay súng cối khi tôi lần đầu tiên tới FOB Shank. Quân Taliban chẳng thể sống đủ lâu để nhắm bắn tên lửa hay súng cối, anh ta cam kết với tôi như vậy đấy.
Quân Taliban bổ sung lực lượng rất nhanh, nhưng toàn những tay mơ.
Khi nghe điều này, tôi thấy bớt căng thẳng hơn rất nhiều.
Sau cuộc tấn công, chúng tôi kiểm tra mặt ngoài của boongke mà chúng tôi đã ẩn nấp và thấy rằng nó bị thủng lỗ chỗ bởi những mảnh đạn bằng niken có kích cỡ bằng đồng xu. Bất kỳ mảnh kim loại nào bắn tới bạn với vận tốc siêu thanh trong trạng thái nóng chảy đều nguy hiểm chết người.
Điều thần kỳ là tôi và Martin đều sống sót, và áp lực của trải nghiệm cận tử bắt đầu đè nặng lên tôi. Đầu tôi quay cuồng như thể say rượu, thời gian và cảm xúc trôi nhanh hơn khi tôi nhận ra mình vừa lướt qua cánh cửa tử vong gần như thế nào.
“Âm thanh đó. Tôi biết âm thanh đó. Thật sự là quá gần”, Martin tiếp tục trò chuyện, ám chỉ âm thanh mang theo hiệu ứng vật lý Doppler, nó xảy ra khi những mảnh đạn hoặc mảnh bom lướt qua đầu bạn như thể bạn dùng móng tay xé bao nylon vậy.
Đó là một âm thanh đặc thù, một khi bạn cảm nhận được nó trong trận chiến, nó sẽ kích hoạt phản ứng cơ bản của não bộ, khiến bạn có những phản ứng phản xạ sinh tử.
Sinh tồn nhờ chế độ tự hành
Đây là lý do Martin đánh tôi trong boongke vào sáng hôm đó trong suốt vài giây. Là một binh sĩ trải qua 2 cuộc chiến tranh và 8 chiến dịch, anh đã sống dưới làn đạn nhiều hơn tôi rất nhiều.
Người ta nói rằng khi bạn đối diện với sinh tử quá nhiều, những bài huấn luyện tự động được áp dụng mà bạn không kịp nghĩ mình đang làm gì nữa. Đó là là công việc của trí nhớ cơ bắp (muscle memory- cơ bắp ghi nhớ lại phản ứng gần nhất trong trường hợp tương tự trước đó). Bạn đã kích hoạt chế độ tự hành.
Đó là sự thật, ở một mức độ nào đó. Luyện tập, sau tất cả, là một sự thay thế an toàn cho những trải nghiệm cận tử.
Trong cuốn sách, “ Những kẻ xuất chúng”, tác giả Malcolm Gladwell cho rằng để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó cần 10.000 giờ luyện tập. Có lẽ đó là sự thật. Nhưng chỉ một trải nghiệm cận tử có thể mang lại hiệu ứng tương tự như 10.000 giờ vậy luyện tập vậy, nó ăn sâu vào ký ức bạn từng hành động, bất kể kéo dài bao nhiêu phút để giữ bạn sống sót.
Và mỗi khi một bộ phận của trải nghiệm cận tử được tái hiện – âm thanh báo động không kích, một chiếc xe phụt lửa từ ống khói, âm thanh Doppler từ những mảnh đạn, mảnh bom xẹt qua đầu – những phản xạ vô thức để cứu mạng bạn được kích hoạt tự động như thể chúng đã được rèn luyện trong suốt 10.000 giờ.
Là một cựu phi công quân đội, tôi biết hiệu ứng này.
Khi huấn luyện phi công, giáo viên sẽ đặt học viên vào máy mô phỏng và liên tục buộc họ phải đối mặt với những tình huống ngặt nghèo. Nhờ vào máy mô phỏng, họ sẽ dần không còn ướt sũng mồ hôi và loạn nhịp tim khi đối mặt với những tình huống tương tự nữa.
Cho dù họ chỉ ngồi trong máy giả lập, đơn giản học cách điều khiển và chuyển mạch, cơ thể họ phản ứng với một cường độ như thể đang tham gia cuộc thi điền kinh 3 môn phối hợp vậy.
Vì sao thời gian dường như chậm đi
Nhưng vấn đề quan trọng là, hormone được sản sinh trong những trường hợp căng thẳng cao độ sẽ hướng dẫn não bộ ghi nhớ ký ức sâu sắc hơn.
Sự tiến hóa dạy loài người bài học sau: người nguyên thủy nào nhớ được rõ ràng nhất bằng cách nào anh ta thoát khỏi một con hổ răng kiếm về mặt thống kê sẽ có cơ hội sống sót cao hơn trong lần tiếp theo.
Đó là lý do thời gian dường như chậm lại trong những vụ tai nạn xe cộ hoặc khi bạn bị tấn công. Chất adrenaline trong mạch máu sẽ kích hoạt não bộ của bạn vào trạng thái ghi nhớ hiếu động. Tâm trí và giác quan của bạn trở nên vô cùng nhạy cảm, tiếp thu mọi chi tiết mà cơ thể có thể cảm nhận với sự sáng suốt phi thường và hoàn hảo.
Vì lý do này, chỉ một sự kiện chỉ kéo dài một thoáng chốc chiếm giữ bộ nhớ tâm lý nhiều bằng những sự kiện diễn ra trong một tuần hay thậm chí một tháng. Và nhiều năm sau, bạn có thể nhớ lại những chi tiết, cảm xúc, màu sắc, mùi vị, âm thanh sống động vượt xa những gì bạn có thể nhớ về bữa ăn sáng nay.
Hai năm sau, tôi có thể ghi nhớ hoàn hảo từng biểu cảm trên khuôn mặt của Martin khi quả tên lửa nổ tung ngay trên đầu. Tôi đặc biệt nhớ bộ râu anh ta quên cạo sáng hôm ấy.
Vào tháng 9 năm ngoái ở Ukraine, tôi bị một khẩu súng máy Kalashnikov chĩa vào tại trạm kiểm tra của phe đối lập. Đến hôm nay, tôi vẫn có thể nhớ lại hình dáng mạch máu trên tay của người lính đó.
Những phản ứng thái quá của cơ thể (hyperalertness) thường vượt xa kinh nghiệm thực tế mà nó phải đối diện. Suốt nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày sau khi bạn vừa đối mặt tử thần, cuộc đời chợt trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Bạn dễ dàng mỉm cười hơn. Mọi thứ có mùi hấp dẫn hơn. Bạn lưu ý từng chi tiết nhỏ ở những nơi và những sự vật bạn gặp vô số lần trước đó. Bạn muốn trò chuyện về những gì đã xảy ra, bạn muốn nói với gia đình và bạn bè rằng bạn yêu quý họ. Bạn sống tích cực và chân thành hơn cách bạn đã từng sống. Và nó thật tuyệt.
“Tôi thấy tràn đầy sức sống”
Buổi chiều tôi trở về Florida sau khi kết thúc thời gian làm phóng viên chiến trường ở Afghanistan, tôi lái xe băng qua Everglades vào buồi chiều tà.
Tôi đỗ xe bên vệ đường, duỗi cánh tay và cảm nhận hơi ấm của mặt trời đọng lại trên da mình. Tôi nhắm mắt lại và cảm nhận được những vệt sáng đỏ của ánh nắng cuối ngày qua mi mắt.
Tôi nhớ lại suy nghĩ lúc đó “ Tôi thấy tràn đầy sức sống. Tôi ước có thể sống cả đời như vậy”.
Đó là hội chứng PTSD, hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương (post-traumatic stress disorder).
Đó là hội chứng xảy ra khi cuộc sống thường nhật không thể bắt kịp nhịp độ sống của chiến trường. Đó là sự thất vọng đối với sự sống, và lo lắng cuộc sống bình thường là sự đếm ngược êm dịu trước khi tàn lụi.
Nếu bạn hỏi phần lớn cựu chiến binh trải nghiệm tệ hại nhất của cuộc đời họ là gì, có lẽ họ sẽ trả lời đó là chiến tranh.
Nhưng nghịch lý là, nếu bạn yêu cầu họ chỉ ra khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cuộc đời, họ cũng thường trả lời đó là chiến tranh.
Đây là điều mà một người chưa từng trải qua chiến tranh không bao giờ có thể hiểu được. Nhưng đây là bài học rút ra từ sự thật trái khoáy, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng để thấu hiểu những trải nghiệm của 0.75 phần trăm dân số Mỹ đang phục vụ trong quân đội và 7 phần trăm khác là cựu chiến binh.
Không cần thương hại
Khác với hình ảnh buồn chán trong những quảng cáo của Tổ chức Thương Binh trên TV, những cựu chiến binh không suy sụp, và họ không phải là nạn nhân.
Họ không cần thương hại hay bị nhìn với một cái lắc đầu thương cảm hoặc chịu vài câu mỉa mai “Thật là đáng xấu hổ”. Thương hại họ đồng nghĩa với việc xem thường những kinh nghiệm và hạ thấp những thách thức họ phải đối mặt trong quân ngũ.
Những cựu chiến binh trải qua một chuỗi những cảm xúc mãnh liệt, với độ rộng vượt xa những cảm xúc tầm thường mà cuộc sống bình dân mang lại. Đó là lý do họ hiếm khi để tâm đến những thứ vặt vãnh trong cuộc sống thường nhật. Hãy hỏi bất kỳ cựu chiến binh nào về vấn đề này, đây là cảm nhận thông thường của họ.
Cuộc sống bình thường, cho dù ở khía cạnh nào, đều có vẻ ngớ ngẩn và vô nghĩa. Nó là một bộ phim chiếu lại u ám, chẳng mang lại gì ngoài sự trống rỗng. Cuộc sống của bạn chông chênh như bước đi trên lưỡi dao cạo, bạn lướt qua cuộc sống và không bao giờ có thể tìm lại những cảm xúc mãnh liệt mà bạn từng cảm nhận trong chiến tranh.
Nhưng PTSD không phải là sự luyến tiếc. Sự luyến tiếc chỉ là muốn quên đi những mảng tối của ký ức. Nhưng bạn không bao giờ quên được mảng tối của chiến tranh. Nỗi đau mất chiến hữu hoặc hình ảnh của tử vong phản ánh trong mọi thứ bạn thấy và gợi nhắc trong mọi thứ bạn nghe được trong thời bình.
Cho dù trong lúc thư giãn nhất, bạn cũng cảm thấy nhớ sự cam go, thách thức của những trận chiến. Khoảng thời gian khó khăn ít nhất mang lại chút cảm xúc gì đó cho bạn. Và thứ khiến bạn nhớ chiến tranh nhất chính là cảm thấy thực sự được sống.
Bạn có thể thấy đồng cảm với một cựu chiến binh đang làm việc tại phố Wall “Tôi cảm thấy hạnh phúc hơn khi sống trong căn nhà bằng gỗ ép ở Afghanistan với gia tài là tất cả những gì có thể chứa được trong ba-lô sau lưng, hơn là sống trong một căn hộ, với đầy đủ mọi thứ tôi muốn trong tầm tay”.
Sự phản chiếu của Chiến tranh
Điều đó có nghĩa gì? Vì sao những mong ước giúp chúng ta vượt qua những thời khắc khó khăn nhất lại là nỗi thất vọng khi chúng ta trở về nhà và sống với mong ước ấy?
Có lẽ, với những người đã trải qua chiến tranh, thước đo hạnh phúc và khổ đau của họ đã vĩnh viễn thay đổi.
Bạn không buồn. Bạn chỉ chán nản. Bạn bắt đầu khát khao những cảm xúc mà bạn không nhận ra rằng mình đã mắc nghiện, thứ cảm xúc bạn phải đánh đổi bằng những trải nghiệm tồi tệ nhất của cuộc đời.
Bạn trở nên gắt gỏng với kẻ có thái độ thơ ơ với những trải nghiệm bạn đã sống và sự hy sinh của những chiến hữu bạn đã sát cánh. Bạn cảm thấy những niềm vui và thành tựu nhỏ nhoi xui khiến phần lớn mọi người quanh bạn phấn đấu thật tầm thường.
Bạn thấy trải nghiệm thời chiến ghi đậm trong từng chi tiết của cuộc sống thường nhật, và bạn thắc mắc, ngỡ ngàng về cách những kẻ quanh bạn đang sống.
Đó là hội chứng PTSD.
Cựu chiến binh không bị tổn thương. Họ là những linh hồn phức tạp đã được khai sáng, buộc phải sống một cuộc đời bị áp đặt bởi một mớ quy tắc cùng những kỳ vọng theo đuổi hạnh phúc đích thực xa vời như theo đuổi ánh trăng.
Và với những người cuối cùng rơi vào bóng đêm sâu thẳm không thể tự cứu mình, chiến tranh không phải là nguyên nhân khiến họ gục ngã.
Mà thủ phạm là hòa bình, điều họ chưa bao giờ có thể tìm thấy sau khi xuất ngũ.
( Đại Kỷ Nguyên )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Vì sao những chiến binh luôn nhớ về chiến trường?
tác giả: Nolan Peterson | Dịch giả: DK Lam
Thượng sĩ Class Jeffrey Martin đậu xe tải ở bên ngoài bức tường bê tông xây dựng tại một vành đai phòng thủ xung quanh trung tâm vận hành chiến thuật tại Forward Operating Base Shank (FOB Shank), Afghanistan.
Một lớp bụi màu nâu mịn phiêu đãng trong không khí. Ngoài xa, những rặng núi cao ngất, phủ đầy tuyết bao quanh căn cứ của liên quân Mỹ-Afghanistan, những chiếc máy bay vận tải C-130 và trực thăng chiến đấu Apache cứ đều đặn cất cánh.
Anh hỏi tôi “Anh có muốn xem quả tên lửa đó rớt xuống đâu không?
Tôi đáp “ Có, tất nhiên”.
Anh hỏi “Anh ổn không”, vì biết tôi sắp gặp điều gì sau đó.
Tôi trả lời một cách máy móc “Tôi ổn”, và chẳng nhận ra rằng đó là một lời nói dối “chắc sau này tôi sẽ hiểu hết”.
Anh ấy không nói gì.
Vào tháng 12 năm 2013, tôi đồng hành cùng Quân đội Mỹ đến Afghanistan với tư cách là nhà báo quốc tế của tờ United Press International. Vì quân Taliban tấn công quá thường xuyên, lúc ấy binh lĩnh Mỹ thường gọi vui FOB Shank là “thành phố tên lửa”.
Những ngọn đồi và khu vực thành thị nằm rải rác trong những thung lũng rộng lớn hình cái bát, trong đó căn cứ của liên quân đặt ở tỉnh Logar, cung cấp địa điểm tuyệt vời cho quân Taliban ẩn nấp và bắn tên lửa, súng cối.
Kết quả là căn cứ được xây như một pháo đài trung cổ. Bê tông cốt thép và boongke thép cùng những bao cát và những hộp sơ cứu luôn nằm trong khoảng cách chạy nước rút.
Hai Lựa Chọn
Khi báo động không kích bị tắt đi, vì nó luôn xuất hiện nhiều lần trong ngày, bạn có 2 lựa chọn.
Nếu không ở gần boongke, bạn chỉ cần nằm rạp xuống đất, lấy tay ôm đầu và cầu nguyện là đợt tấn công tới sẽ không oanh tạc gần bạn.
Đừng nhìn lung tung, hãy nhìn chăm chú vào một đường vân của sàn gỗ nếu bạn ở trong phòng, hoặc một hòn sỏi, nhánh cỏ nơi bãi đất mà bạn đang ẩn nấp.
Bạn phải tập trung vào âm thanh của báo động và chờ đợi bằng chứng cho thấy vũ khí Taliban đã nổ, hy vọng rằng đó chỉ là một tiếng nổ xa xăm mà không phải là một vệt đỏ và trắng đột ngột nháy lên, cái nóng bất chợt ập tới và bóng đêm vĩnh hằng kết thúc tất cả. Sự sống bị nén lại trong vài giây chờ đợi và phó mặc vào may rủi.
Nếu may mắn ở gần một boongke, bạn hãy chạy về phía đó ngay lập tức. Hãy ngừng mọi công việc và làm mọi cách để che chắn bản thân.
Lối vào boongke được để lộ thiên, cách đó vài mét là những tấm bê tông dựng đứng để chắn những mảnh bom đạn văng ngang.
Mặc dù vậy, thông qua lối vào bạn thấy bầu trời thường vẫn trong xanh, điều đó làm tôi có một ý nghĩ là có khi nào một quả đạn cối có thể “hoàn hảo” chui vào cái khe hẹp giữa lối vào và những tấm chắn cách đó vài mét. Kịch bản này sẽ biến boongke thành một cái bẫy chết chóc.
Nhưng xác suất xảy ra điều này là rất thấp.
Martin và tôi rời xe tải, tiến lại một hố bom rộng khoảng 1 mét trong một khu đất trống trải sỏi, bên ngoài bức tường của căn cứ khoảng 18 mét.
Đó là giữa trưa, và chúng tôi vừa kết thúc bữa ăn. Một bữa ăn tiêu chuẩn từ DFAC (tên gọi phòng ăn của quân đội) với một vài loại thịt không biết tên và món rau sũng nước, kết thúc bằng một vài lon Rip-It để giữ cho buổi chiều tỉnh táo.
Martin nhìn vào hố bom khét lẹt do trúng tên lửa của quân Taliban và thốt lên “Chúa ơi, chúng ta còn sống là may mắn lắm”.
“Hắn trốn lâu rồi”
Như thể hẹn trước, chúng tôi đồng thời ngước lên nhìn vào hướng bay của tên lửa. Theo hướng đó, chúng tôi thấy một cột ăng ten radio xây dựng bên trong căn cứ, cách hố bom khoảng 90 mét
Một vài tiếng trước, Martin và tôi đang đứng ở dưới một khối kiến trúc bằng thép cao ngất ngưởng, vừa tán gẫu vừa nhấm nháp nước tăng lực Blue Monster. Khi cuộc tấn công xảy ra, chúng tôi đã tránh thoát bằng cách chui vào một boongke, và may mắn thay, nó chỉ cách chúng tôi một vài mét.
Phía sau ăng ten, khu đất bị che phủ bởi một lớp bụi màu nâu vĩnh cửu của thung lũng và cách xa căn cứ, chúng tôi thấy một con dốc phủ kín bởi những căn nhà màu nâu xám đặc trưng của người Afghanistan. Những chiếc phi cơ Apache vẫn lòng vòng phía trên vùng đất này.
Martin nói “Tên lửa hẳn được bắn từ đó. Mặc dù họ luôn thiết lập hẹn giờ cho tên lửa và chạy đi trước khi bắn. Tôi không hiểu sao họ vẫn tìm kiếm tên xạ thủ. Hắn trốn lâu rồi”.
Martin cho rằng quân Taliban nhắm tên lửa vào ăng ten radio, vì nó là một mục tiêu dễ nhận diện từ xa. Đó là một phát bắn tốt, Martin khen ngợi.
Tên lửa có thể đã bắn trúng tháp ăn ten nếu không bị ngăn cản bởi Hệ thống vũ khí Phalanx bảo vệ FOB Shank khỏi hỏa lực gián tiếp của quân thù.
Martin nói rằng “Chúng ta đã triệt hạ phần lớn những tay súng có kinh nghiệm của Taliban từ nhiều năm trước. Tên kia rõ ràng là một thiện xạ, và có lẽ hắn ở quanh đây một thời gian rồi. Điều này cũng có nghĩa là hắn biết cách lẩn trốn, vì chúng ta rất am hiểu việc tiêu diệt bất cứ kẻ nào dám nã súng về phía chúng ta”.
“Thật là quá gần”
Đó là cách Martin thuyết phục tôi rằng tôi sẽ không bao giờ gục xuống trong một cuộc tấn công bằng tên lửa hay súng cối khi tôi lần đầu tiên tới FOB Shank. Quân Taliban chẳng thể sống đủ lâu để nhắm bắn tên lửa hay súng cối, anh ta cam kết với tôi như vậy đấy.
Quân Taliban bổ sung lực lượng rất nhanh, nhưng toàn những tay mơ.
Khi nghe điều này, tôi thấy bớt căng thẳng hơn rất nhiều.
Sau cuộc tấn công, chúng tôi kiểm tra mặt ngoài của boongke mà chúng tôi đã ẩn nấp và thấy rằng nó bị thủng lỗ chỗ bởi những mảnh đạn bằng niken có kích cỡ bằng đồng xu. Bất kỳ mảnh kim loại nào bắn tới bạn với vận tốc siêu thanh trong trạng thái nóng chảy đều nguy hiểm chết người.
Điều thần kỳ là tôi và Martin đều sống sót, và áp lực của trải nghiệm cận tử bắt đầu đè nặng lên tôi. Đầu tôi quay cuồng như thể say rượu, thời gian và cảm xúc trôi nhanh hơn khi tôi nhận ra mình vừa lướt qua cánh cửa tử vong gần như thế nào.
“Âm thanh đó. Tôi biết âm thanh đó. Thật sự là quá gần”, Martin tiếp tục trò chuyện, ám chỉ âm thanh mang theo hiệu ứng vật lý Doppler, nó xảy ra khi những mảnh đạn hoặc mảnh bom lướt qua đầu bạn như thể bạn dùng móng tay xé bao nylon vậy.
Đó là một âm thanh đặc thù, một khi bạn cảm nhận được nó trong trận chiến, nó sẽ kích hoạt phản ứng cơ bản của não bộ, khiến bạn có những phản ứng phản xạ sinh tử.
Sinh tồn nhờ chế độ tự hành
Đây là lý do Martin đánh tôi trong boongke vào sáng hôm đó trong suốt vài giây. Là một binh sĩ trải qua 2 cuộc chiến tranh và 8 chiến dịch, anh đã sống dưới làn đạn nhiều hơn tôi rất nhiều.
Người ta nói rằng khi bạn đối diện với sinh tử quá nhiều, những bài huấn luyện tự động được áp dụng mà bạn không kịp nghĩ mình đang làm gì nữa. Đó là là công việc của trí nhớ cơ bắp (muscle memory- cơ bắp ghi nhớ lại phản ứng gần nhất trong trường hợp tương tự trước đó). Bạn đã kích hoạt chế độ tự hành.
Đó là sự thật, ở một mức độ nào đó. Luyện tập, sau tất cả, là một sự thay thế an toàn cho những trải nghiệm cận tử.
Trong cuốn sách, “ Những kẻ xuất chúng”, tác giả Malcolm Gladwell cho rằng để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó cần 10.000 giờ luyện tập. Có lẽ đó là sự thật. Nhưng chỉ một trải nghiệm cận tử có thể mang lại hiệu ứng tương tự như 10.000 giờ vậy luyện tập vậy, nó ăn sâu vào ký ức bạn từng hành động, bất kể kéo dài bao nhiêu phút để giữ bạn sống sót.
Và mỗi khi một bộ phận của trải nghiệm cận tử được tái hiện – âm thanh báo động không kích, một chiếc xe phụt lửa từ ống khói, âm thanh Doppler từ những mảnh đạn, mảnh bom xẹt qua đầu – những phản xạ vô thức để cứu mạng bạn được kích hoạt tự động như thể chúng đã được rèn luyện trong suốt 10.000 giờ.
Là một cựu phi công quân đội, tôi biết hiệu ứng này.
Khi huấn luyện phi công, giáo viên sẽ đặt học viên vào máy mô phỏng và liên tục buộc họ phải đối mặt với những tình huống ngặt nghèo. Nhờ vào máy mô phỏng, họ sẽ dần không còn ướt sũng mồ hôi và loạn nhịp tim khi đối mặt với những tình huống tương tự nữa.
Cho dù họ chỉ ngồi trong máy giả lập, đơn giản học cách điều khiển và chuyển mạch, cơ thể họ phản ứng với một cường độ như thể đang tham gia cuộc thi điền kinh 3 môn phối hợp vậy.
Vì sao thời gian dường như chậm đi
Nhưng vấn đề quan trọng là, hormone được sản sinh trong những trường hợp căng thẳng cao độ sẽ hướng dẫn não bộ ghi nhớ ký ức sâu sắc hơn.
Sự tiến hóa dạy loài người bài học sau: người nguyên thủy nào nhớ được rõ ràng nhất bằng cách nào anh ta thoát khỏi một con hổ răng kiếm về mặt thống kê sẽ có cơ hội sống sót cao hơn trong lần tiếp theo.
Đó là lý do thời gian dường như chậm lại trong những vụ tai nạn xe cộ hoặc khi bạn bị tấn công. Chất adrenaline trong mạch máu sẽ kích hoạt não bộ của bạn vào trạng thái ghi nhớ hiếu động. Tâm trí và giác quan của bạn trở nên vô cùng nhạy cảm, tiếp thu mọi chi tiết mà cơ thể có thể cảm nhận với sự sáng suốt phi thường và hoàn hảo.
Vì lý do này, chỉ một sự kiện chỉ kéo dài một thoáng chốc chiếm giữ bộ nhớ tâm lý nhiều bằng những sự kiện diễn ra trong một tuần hay thậm chí một tháng. Và nhiều năm sau, bạn có thể nhớ lại những chi tiết, cảm xúc, màu sắc, mùi vị, âm thanh sống động vượt xa những gì bạn có thể nhớ về bữa ăn sáng nay.
Hai năm sau, tôi có thể ghi nhớ hoàn hảo từng biểu cảm trên khuôn mặt của Martin khi quả tên lửa nổ tung ngay trên đầu. Tôi đặc biệt nhớ bộ râu anh ta quên cạo sáng hôm ấy.
Vào tháng 9 năm ngoái ở Ukraine, tôi bị một khẩu súng máy Kalashnikov chĩa vào tại trạm kiểm tra của phe đối lập. Đến hôm nay, tôi vẫn có thể nhớ lại hình dáng mạch máu trên tay của người lính đó.
Những phản ứng thái quá của cơ thể (hyperalertness) thường vượt xa kinh nghiệm thực tế mà nó phải đối diện. Suốt nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày sau khi bạn vừa đối mặt tử thần, cuộc đời chợt trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Bạn dễ dàng mỉm cười hơn. Mọi thứ có mùi hấp dẫn hơn. Bạn lưu ý từng chi tiết nhỏ ở những nơi và những sự vật bạn gặp vô số lần trước đó. Bạn muốn trò chuyện về những gì đã xảy ra, bạn muốn nói với gia đình và bạn bè rằng bạn yêu quý họ. Bạn sống tích cực và chân thành hơn cách bạn đã từng sống. Và nó thật tuyệt.
“Tôi thấy tràn đầy sức sống”
Buổi chiều tôi trở về Florida sau khi kết thúc thời gian làm phóng viên chiến trường ở Afghanistan, tôi lái xe băng qua Everglades vào buồi chiều tà.
Tôi đỗ xe bên vệ đường, duỗi cánh tay và cảm nhận hơi ấm của mặt trời đọng lại trên da mình. Tôi nhắm mắt lại và cảm nhận được những vệt sáng đỏ của ánh nắng cuối ngày qua mi mắt.
Tôi nhớ lại suy nghĩ lúc đó “ Tôi thấy tràn đầy sức sống. Tôi ước có thể sống cả đời như vậy”.
Đó là hội chứng PTSD, hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương (post-traumatic stress disorder).
Đó là hội chứng xảy ra khi cuộc sống thường nhật không thể bắt kịp nhịp độ sống của chiến trường. Đó là sự thất vọng đối với sự sống, và lo lắng cuộc sống bình thường là sự đếm ngược êm dịu trước khi tàn lụi.
Nếu bạn hỏi phần lớn cựu chiến binh trải nghiệm tệ hại nhất của cuộc đời họ là gì, có lẽ họ sẽ trả lời đó là chiến tranh.
Nhưng nghịch lý là, nếu bạn yêu cầu họ chỉ ra khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cuộc đời, họ cũng thường trả lời đó là chiến tranh.
Đây là điều mà một người chưa từng trải qua chiến tranh không bao giờ có thể hiểu được. Nhưng đây là bài học rút ra từ sự thật trái khoáy, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng để thấu hiểu những trải nghiệm của 0.75 phần trăm dân số Mỹ đang phục vụ trong quân đội và 7 phần trăm khác là cựu chiến binh.
Không cần thương hại
Khác với hình ảnh buồn chán trong những quảng cáo của Tổ chức Thương Binh trên TV, những cựu chiến binh không suy sụp, và họ không phải là nạn nhân.
Họ không cần thương hại hay bị nhìn với một cái lắc đầu thương cảm hoặc chịu vài câu mỉa mai “Thật là đáng xấu hổ”. Thương hại họ đồng nghĩa với việc xem thường những kinh nghiệm và hạ thấp những thách thức họ phải đối mặt trong quân ngũ.
Những cựu chiến binh trải qua một chuỗi những cảm xúc mãnh liệt, với độ rộng vượt xa những cảm xúc tầm thường mà cuộc sống bình dân mang lại. Đó là lý do họ hiếm khi để tâm đến những thứ vặt vãnh trong cuộc sống thường nhật. Hãy hỏi bất kỳ cựu chiến binh nào về vấn đề này, đây là cảm nhận thông thường của họ.
Cuộc sống bình thường, cho dù ở khía cạnh nào, đều có vẻ ngớ ngẩn và vô nghĩa. Nó là một bộ phim chiếu lại u ám, chẳng mang lại gì ngoài sự trống rỗng. Cuộc sống của bạn chông chênh như bước đi trên lưỡi dao cạo, bạn lướt qua cuộc sống và không bao giờ có thể tìm lại những cảm xúc mãnh liệt mà bạn từng cảm nhận trong chiến tranh.
Nhưng PTSD không phải là sự luyến tiếc. Sự luyến tiếc chỉ là muốn quên đi những mảng tối của ký ức. Nhưng bạn không bao giờ quên được mảng tối của chiến tranh. Nỗi đau mất chiến hữu hoặc hình ảnh của tử vong phản ánh trong mọi thứ bạn thấy và gợi nhắc trong mọi thứ bạn nghe được trong thời bình.
Cho dù trong lúc thư giãn nhất, bạn cũng cảm thấy nhớ sự cam go, thách thức của những trận chiến. Khoảng thời gian khó khăn ít nhất mang lại chút cảm xúc gì đó cho bạn. Và thứ khiến bạn nhớ chiến tranh nhất chính là cảm thấy thực sự được sống.
Bạn có thể thấy đồng cảm với một cựu chiến binh đang làm việc tại phố Wall “Tôi cảm thấy hạnh phúc hơn khi sống trong căn nhà bằng gỗ ép ở Afghanistan với gia tài là tất cả những gì có thể chứa được trong ba-lô sau lưng, hơn là sống trong một căn hộ, với đầy đủ mọi thứ tôi muốn trong tầm tay”.
Sự phản chiếu của Chiến tranh
Điều đó có nghĩa gì? Vì sao những mong ước giúp chúng ta vượt qua những thời khắc khó khăn nhất lại là nỗi thất vọng khi chúng ta trở về nhà và sống với mong ước ấy?
Có lẽ, với những người đã trải qua chiến tranh, thước đo hạnh phúc và khổ đau của họ đã vĩnh viễn thay đổi.
Bạn không buồn. Bạn chỉ chán nản. Bạn bắt đầu khát khao những cảm xúc mà bạn không nhận ra rằng mình đã mắc nghiện, thứ cảm xúc bạn phải đánh đổi bằng những trải nghiệm tồi tệ nhất của cuộc đời.
Bạn trở nên gắt gỏng với kẻ có thái độ thơ ơ với những trải nghiệm bạn đã sống và sự hy sinh của những chiến hữu bạn đã sát cánh. Bạn cảm thấy những niềm vui và thành tựu nhỏ nhoi xui khiến phần lớn mọi người quanh bạn phấn đấu thật tầm thường.
Bạn thấy trải nghiệm thời chiến ghi đậm trong từng chi tiết của cuộc sống thường nhật, và bạn thắc mắc, ngỡ ngàng về cách những kẻ quanh bạn đang sống.
Đó là hội chứng PTSD.
Cựu chiến binh không bị tổn thương. Họ là những linh hồn phức tạp đã được khai sáng, buộc phải sống một cuộc đời bị áp đặt bởi một mớ quy tắc cùng những kỳ vọng theo đuổi hạnh phúc đích thực xa vời như theo đuổi ánh trăng.
Và với những người cuối cùng rơi vào bóng đêm sâu thẳm không thể tự cứu mình, chiến tranh không phải là nguyên nhân khiến họ gục ngã.
Mà thủ phạm là hòa bình, điều họ chưa bao giờ có thể tìm thấy sau khi xuất ngũ.
( Đại Kỷ Nguyên )