Kinh Đời
Vì sao phải tu dưỡng “trí”? Người như thế nào mới được xưng là “trí giả” thực sự?
“Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” là chỉ năm phương diện cần tu dưỡng hàng ngày của người xưa. “Nhân” là lương thiện biến hóa ra, “nghĩa, lễ, trí, tín” lại là thể hiện của lý trí. Nếu như ngôn hành của một người mà phi thường lý trí, lại có nhân nghĩa và lễ phép, thì đó là người quân tử xưa nay đều hiếm.
Thời cổ đại, “Nhân” trở thành nội dung căn bản và quan trọng trong hệ thống đạo đức truyền thống. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, hành vi và hình thái xã hội của người xưa. Nhưng người chỉ có lòng nhân mà không có trí thì thường dễ trở nên mù quáng, bị người khác lừa gạt và khó để thực sự hành “nhân”. Cho nên tu dưỡng “trí” là điều quan trọng và song hành với lòng nhân. Vậy “trí” là gì? Vì sao phải tu dưỡng “trí”? Người như thế nào mới được xưng là “trí giả”?
Thế nào là “Trí”?
Theo phân tích từ chữ Hán cổ thì “Trí” (智) là chữ Hội ý được cấu tạo từ hai chữ là “Tri” (“知”) chỉ sự hiểu biết và “Nhật” (“日”) chỉ mặt Trời, sự sáng suốt, tỏ tường. Như vậy, chữ Trí có thể hiểu nghĩa là tinh thông tất cả, không gì là không biết.
Chữ “Tri” (“知”) bao gồm chữ “Thỉ” (“矢”) đứng ghép với chữ “Khẩu” (“口”). Trong đó “Thỉ” là chữ tượng hình, có hình giống như mũi tên gắn lông vũ, có nghĩa là mũi tên. Nghĩa rộng ra của chữ “Thỉ” chính là chỉ sự chính trực, ngay thẳng, nghiêm chỉnh. Kết hợp với chữ “Khẩu” thì nghĩa của nó là chỉ lời thệ nguyện một khi đã phát ra là không có hối hận, hối tiếc. Cũng chính là mang ý chỉ người mà có “trí” thì lời nói ra sẽ không còn có hối tiếc.
“Tri” là chữ cổ của chữ “Trí”. Phải thông hiểu đạo của Trời Đất, hiểu thâm sâu cái lý của nhân gian thì mới được gọi là “Trí”, cũng được gọi là “Tri”. Hơn nữa “Tri” và “Trí” chân chính (sự thông hiểu chân chính) nhất định phải là chân lý, nhất định là chân tướng, cũng nhất định là không đi chệch khỏi đạo đức nhân nghĩa.
“Trí” còn mang ý nghĩa chỉ bản tính không ác, có lỗi thì nhất định sẽ sửa chữa, gặp việc thiện thì nhất định sẽ làm, chuyên tâm học tập bậc thánh hiền, tế thế cứu người. Đây vừa là tiêu chuẩn, vừa thể hiện vẻ đẹp của “Trí”.
Vì sao phải tu dưỡng “Trí”?
Khổng Tử viết: “Đa kiến nhi thức chi, trí chi thứ dã”, tức là thấy nhiều mà biết được thì đó là cái “trí” hạng thường. “Trí giả bất hoặc”, người trí thì không bị mê. Khổng Tử cho rằng, người có kiến thức sâu rộng, biết quan sát và phân biệt, có năng lực phán đoán sự vật, nhìn xa trông rộng thì được xưng là người có trí.
Trí lực của con người là có cao thấp. Khổng Tử chia con người làm bốn hạng, thứ nhất là “sinh nhi tri chi” (sinh ra đã biết), thứ hai là “học nhi tri chi” (học rồi mới biết), thứ ba là người gặp phải khổ nạn mới học tập, thứ tư là có gặp khổ nạn cũng không học tập. Vào thời xưa, người ta tin rằng có thông minh bẩm sinh, tức là người tuy không học nhưng cái gì cũng biết, sinh ra đã thông hiểu hết mọi điều. Nhưng thực ra, người như vậy thì cực kỳ hiếm có, thậm chí là không có. Bản thân Khổng Tử cũng tự nhận mình là hạng người có học rồi mới biết, chứ không phải người sinh ra đã biết.
Khổng Tử cho rằng, học tập kiến thức là cội nguồn để đạt được trí tuệ. Ông nói rằng: “Hảo trí bất hảo học, kì tệ dã đãng” tức là, một người mong muốn bản thân mình có trí tuệ, nhưng lại không thích học tập thì sẽ trở thành người khôn vặt, phóng túng và không có gốc.
Khổng Tử thường coi “nhân” và “trí” là đi cùng với nhau. Ông nói: “Lí nhân vi mĩ, trạch bất xử nhân, yên đắc trí”, tức là nơi có đức nhân thì tốt đẹp, chọn lựa ở nơi không có nhân, sao được gọi là “trí”. Tu dưỡng của con người là nằm ở cảnh giới “nhân”. Nếu một người mà không hiểu “nhân” là cảnh giới tinh thần mà mình cần đạt đến, thì sao có thể được xem là người có trí tuệ được?
“Nhân giả an nhân, trí giả lợi nhân”, chính là muốn nói rằng, chỉ người đạt đến cảnh giới “nhân” mới có thể yên ổn trong đạo nhân. Bất luận là ở vào hoàn cảnh giàu hay nghèo, khổ hay vui thì họ đều không lung lay, dao động. Chỉ có người trí mới có thể nhìn thấy chỗ tốt của đạo nhân, mới có thể cố gắng đạt được tiêu chuẩn của nhân và phổ biến nó. “Nhân” là cái gốc của trí tuệ, còn trí tuệ là sử dụng, là thi hành điều kiện của đạo nhân.
Khổng Tử giảng: “Hảo nhân bất hảo học, kì tệ dã ngu”, tức là người nhân đức nhưng lại không mong muốn học hỏi thì dễ dàng bị người lừa gạt, mù quáng, khó thực hiện được nhân. Cho nên, người có thể học tập tri thức, đạt được trí tuệ thì mới có thể thi hành đạo nhân được.
Thế nào là bậc “trí giả”?
Khổng Tử giảng: “Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị trí hĩ”. Khổng Tử cho rằng, người làm quan, người cai trị đất nước thì phải cố gắng dẫn đường, dẫn dắt dân chúng làm theo đạo nghĩa, bảo vệ chính nghĩa.
Cụ thể là làm thế nào? Chính là đối với Thần linh thì phải kính trọng nhưng không thể gần gũi, nhờ cậy vào tâm lý tín ngưỡng Thần linh của dân chúng, coi trọng tế lễ. Thông qua nghi thức “Thận chung truy viễn” (thận trọng xử lý việc tang lễ của cha mẹ theo lễ nghi) để giáo hóa đức hiếu thảo và tinh thần nhân ái của dân chúng, khiến cho phong tục sẽ quay về thiện lương, ấy là bậc trí giả.
Ở đây, Khổng Tử dạy con người rằng, trí tuệ của người làm quan, người cai trị đất nước là phải khéo léo dẫn dắt dân chúng. Khổng Tử cũng giảng cho Phàn Trì về “trí” là: “Phục vụ dân vì nghĩa, tôn kính quỷ Thần mà đứng xa, ấy là trí.”
Một lần Phàn Trì hỏi Khổng Tử: “Thỉnh thầy giảng về trí?”
Khổng Tử nói: “Trí là ‘biết người’.”
Phàn Trì không hiểu rõ hàm nghĩa của “biết người” là như thế nào, Khổng Tử giảng: “Cử trực thác chư uổng, năng sử uổng giả trực”, ý tứ là nói phải trọng dụng người ngay thẳng, có thể làm cho người sai lệch trở thành ngay thẳng.
Tử Hạ cũng dẫn chứng câu chuyện vua Thuấn trọng dụng Cao Đào, quan trông coi hệ thống Tư pháp thời vua Thuấn, chấp pháp nghiêm cẩn mà công chính, thiên hạ không có ai bị xử oan. Chuyện Vua Thang trọng dụng Y Doãn làm ví dụ. Theo sử sách Vua Thang khi gặp Y Doãn thì đã hạ mình xin làm học trò của ông, rồi sau mới mời ông về làm quan cho mình. Tại đây, Khổng Tử muốn nói rằng, trí tuệ của người làm quan, cai trị đất nước là phải biết nhìn người và khéo dùng người, nâng đỡ cái chính, trừ bỏ cái tà. Ông cho rằng chỉ có làm được như vậy thì dân chúng mới tin phục, sự chính trực mới được mở rộng, tăng cường, đó cũng được xưng là trí giả.
Kỳ thực, đây không phải chỉ là tiêu chuẩn đánh giá trí tuệ của người làm quan, người cai trị đất nước mà còn là tiêu chuẩn của người bình thường. Người bình thường cũng phải biết người, hiểu người, phân biệt rõ chính và tà, đạo và phi đạo để kết giao, hành xử thì mới được xem là người có trí.
An Hòa (t/h) ( TriThucViet )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vì sao phải tu dưỡng “trí”? Người như thế nào mới được xưng là “trí giả” thực sự?
“Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” là chỉ năm phương diện cần tu dưỡng hàng ngày của người xưa. “Nhân” là lương thiện biến hóa ra, “nghĩa, lễ, trí, tín” lại là thể hiện của lý trí. Nếu như ngôn hành của một người mà phi thường lý trí, lại có nhân nghĩa và lễ phép, thì đó là người quân tử xưa nay đều hiếm.
Thời cổ đại, “Nhân” trở thành nội dung căn bản và quan trọng trong hệ thống đạo đức truyền thống. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, hành vi và hình thái xã hội của người xưa. Nhưng người chỉ có lòng nhân mà không có trí thì thường dễ trở nên mù quáng, bị người khác lừa gạt và khó để thực sự hành “nhân”. Cho nên tu dưỡng “trí” là điều quan trọng và song hành với lòng nhân. Vậy “trí” là gì? Vì sao phải tu dưỡng “trí”? Người như thế nào mới được xưng là “trí giả”?
Thế nào là “Trí”?
Theo phân tích từ chữ Hán cổ thì “Trí” (智) là chữ Hội ý được cấu tạo từ hai chữ là “Tri” (“知”) chỉ sự hiểu biết và “Nhật” (“日”) chỉ mặt Trời, sự sáng suốt, tỏ tường. Như vậy, chữ Trí có thể hiểu nghĩa là tinh thông tất cả, không gì là không biết.
Chữ “Tri” (“知”) bao gồm chữ “Thỉ” (“矢”) đứng ghép với chữ “Khẩu” (“口”). Trong đó “Thỉ” là chữ tượng hình, có hình giống như mũi tên gắn lông vũ, có nghĩa là mũi tên. Nghĩa rộng ra của chữ “Thỉ” chính là chỉ sự chính trực, ngay thẳng, nghiêm chỉnh. Kết hợp với chữ “Khẩu” thì nghĩa của nó là chỉ lời thệ nguyện một khi đã phát ra là không có hối hận, hối tiếc. Cũng chính là mang ý chỉ người mà có “trí” thì lời nói ra sẽ không còn có hối tiếc.
“Tri” là chữ cổ của chữ “Trí”. Phải thông hiểu đạo của Trời Đất, hiểu thâm sâu cái lý của nhân gian thì mới được gọi là “Trí”, cũng được gọi là “Tri”. Hơn nữa “Tri” và “Trí” chân chính (sự thông hiểu chân chính) nhất định phải là chân lý, nhất định là chân tướng, cũng nhất định là không đi chệch khỏi đạo đức nhân nghĩa.
“Trí” còn mang ý nghĩa chỉ bản tính không ác, có lỗi thì nhất định sẽ sửa chữa, gặp việc thiện thì nhất định sẽ làm, chuyên tâm học tập bậc thánh hiền, tế thế cứu người. Đây vừa là tiêu chuẩn, vừa thể hiện vẻ đẹp của “Trí”.
Vì sao phải tu dưỡng “Trí”?
Khổng Tử viết: “Đa kiến nhi thức chi, trí chi thứ dã”, tức là thấy nhiều mà biết được thì đó là cái “trí” hạng thường. “Trí giả bất hoặc”, người trí thì không bị mê. Khổng Tử cho rằng, người có kiến thức sâu rộng, biết quan sát và phân biệt, có năng lực phán đoán sự vật, nhìn xa trông rộng thì được xưng là người có trí.
Trí lực của con người là có cao thấp. Khổng Tử chia con người làm bốn hạng, thứ nhất là “sinh nhi tri chi” (sinh ra đã biết), thứ hai là “học nhi tri chi” (học rồi mới biết), thứ ba là người gặp phải khổ nạn mới học tập, thứ tư là có gặp khổ nạn cũng không học tập. Vào thời xưa, người ta tin rằng có thông minh bẩm sinh, tức là người tuy không học nhưng cái gì cũng biết, sinh ra đã thông hiểu hết mọi điều. Nhưng thực ra, người như vậy thì cực kỳ hiếm có, thậm chí là không có. Bản thân Khổng Tử cũng tự nhận mình là hạng người có học rồi mới biết, chứ không phải người sinh ra đã biết.
Khổng Tử cho rằng, học tập kiến thức là cội nguồn để đạt được trí tuệ. Ông nói rằng: “Hảo trí bất hảo học, kì tệ dã đãng” tức là, một người mong muốn bản thân mình có trí tuệ, nhưng lại không thích học tập thì sẽ trở thành người khôn vặt, phóng túng và không có gốc.
Khổng Tử thường coi “nhân” và “trí” là đi cùng với nhau. Ông nói: “Lí nhân vi mĩ, trạch bất xử nhân, yên đắc trí”, tức là nơi có đức nhân thì tốt đẹp, chọn lựa ở nơi không có nhân, sao được gọi là “trí”. Tu dưỡng của con người là nằm ở cảnh giới “nhân”. Nếu một người mà không hiểu “nhân” là cảnh giới tinh thần mà mình cần đạt đến, thì sao có thể được xem là người có trí tuệ được?
“Nhân giả an nhân, trí giả lợi nhân”, chính là muốn nói rằng, chỉ người đạt đến cảnh giới “nhân” mới có thể yên ổn trong đạo nhân. Bất luận là ở vào hoàn cảnh giàu hay nghèo, khổ hay vui thì họ đều không lung lay, dao động. Chỉ có người trí mới có thể nhìn thấy chỗ tốt của đạo nhân, mới có thể cố gắng đạt được tiêu chuẩn của nhân và phổ biến nó. “Nhân” là cái gốc của trí tuệ, còn trí tuệ là sử dụng, là thi hành điều kiện của đạo nhân.
Khổng Tử giảng: “Hảo nhân bất hảo học, kì tệ dã ngu”, tức là người nhân đức nhưng lại không mong muốn học hỏi thì dễ dàng bị người lừa gạt, mù quáng, khó thực hiện được nhân. Cho nên, người có thể học tập tri thức, đạt được trí tuệ thì mới có thể thi hành đạo nhân được.
Thế nào là bậc “trí giả”?
Khổng Tử giảng: “Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị trí hĩ”. Khổng Tử cho rằng, người làm quan, người cai trị đất nước thì phải cố gắng dẫn đường, dẫn dắt dân chúng làm theo đạo nghĩa, bảo vệ chính nghĩa.
Cụ thể là làm thế nào? Chính là đối với Thần linh thì phải kính trọng nhưng không thể gần gũi, nhờ cậy vào tâm lý tín ngưỡng Thần linh của dân chúng, coi trọng tế lễ. Thông qua nghi thức “Thận chung truy viễn” (thận trọng xử lý việc tang lễ của cha mẹ theo lễ nghi) để giáo hóa đức hiếu thảo và tinh thần nhân ái của dân chúng, khiến cho phong tục sẽ quay về thiện lương, ấy là bậc trí giả.
Ở đây, Khổng Tử dạy con người rằng, trí tuệ của người làm quan, người cai trị đất nước là phải khéo léo dẫn dắt dân chúng. Khổng Tử cũng giảng cho Phàn Trì về “trí” là: “Phục vụ dân vì nghĩa, tôn kính quỷ Thần mà đứng xa, ấy là trí.”
Một lần Phàn Trì hỏi Khổng Tử: “Thỉnh thầy giảng về trí?”
Khổng Tử nói: “Trí là ‘biết người’.”
Phàn Trì không hiểu rõ hàm nghĩa của “biết người” là như thế nào, Khổng Tử giảng: “Cử trực thác chư uổng, năng sử uổng giả trực”, ý tứ là nói phải trọng dụng người ngay thẳng, có thể làm cho người sai lệch trở thành ngay thẳng.
Tử Hạ cũng dẫn chứng câu chuyện vua Thuấn trọng dụng Cao Đào, quan trông coi hệ thống Tư pháp thời vua Thuấn, chấp pháp nghiêm cẩn mà công chính, thiên hạ không có ai bị xử oan. Chuyện Vua Thang trọng dụng Y Doãn làm ví dụ. Theo sử sách Vua Thang khi gặp Y Doãn thì đã hạ mình xin làm học trò của ông, rồi sau mới mời ông về làm quan cho mình. Tại đây, Khổng Tử muốn nói rằng, trí tuệ của người làm quan, cai trị đất nước là phải biết nhìn người và khéo dùng người, nâng đỡ cái chính, trừ bỏ cái tà. Ông cho rằng chỉ có làm được như vậy thì dân chúng mới tin phục, sự chính trực mới được mở rộng, tăng cường, đó cũng được xưng là trí giả.
Kỳ thực, đây không phải chỉ là tiêu chuẩn đánh giá trí tuệ của người làm quan, người cai trị đất nước mà còn là tiêu chuẩn của người bình thường. Người bình thường cũng phải biết người, hiểu người, phân biệt rõ chính và tà, đạo và phi đạo để kết giao, hành xử thì mới được xem là người có trí.
An Hòa (t/h) ( TriThucViet )