Kinh Đời
Vì sao sự thật luôn là kẻ thất bại?
Nhà cầm quyền cộng sản TQ những năm qua cổ súy việc học tập Khổng tử. Nhà cầm quyền VN hoan hỉ trước việc xây dựng Viện Khổng tử tại Việt Nam. Sinh hoạt chính trị – xã hội, văn hóa theo kiểu “học tập Khổng tử” tạo ra môi trường thuận lợi không gì bằng để củng cố việc độc tôn quyền lực của thể chế đương nhiệm.
&1&
Xin theo dõi câu chuyện sau. Một hôm Nhan Uyên, học trò giỏi của Khổng
tử, ra ngoài chợ, thấy một người mua ba món đồ, mỗi món 8 đồng, nhưng gã
chỉ trả “3 lần 8 là 23 đồng” cho người bán. Nhan Uyên nói gã đã lươn
lẹo không trả đủ, bởi vì “3 lần 8 là 24 đồng”. Gã kia thách thức Nhan
Uyên đến gặp Khổng tử để phân xử, nếu 3×8=24, tức gã thua, gã sẽ mất
đầu; còn nếu 3×8=23, tức Nhan Uyên thua thì Nhan Uyên sẽ mất chức quan.
Khổng tử phân xử thế nào? Ngài Khổng phán: 3×8=23! Nhan Uyên chưng hửng, bàng hoàng. Khổng tử giải thích: “Ta kết luận 3×8=23 thì ngươi chỉ mất chức quan, nếu 3×8=24 thì kẻ kia sẽ mất đầu. Mạng sống con người quan trọng hơn chức quan nên ta nói vậy”.
Woa, nhân đạo quá, đúng không nào?
Rất nhiều người đời sau, cả hàng ngàn năm sau, cho đến tận hôm nay không ngớt ca ngợi qua câu chuyện trên: Khổng tử là bậc chí nhân! Khổng tử xứng đáng là bậc thầy “vạn sư thế biểu” cho đời sau noi theo, chứ còn gì nữa?
Người dân Trung Hoa, người dân Việt Nam đã hàng ngàn năm ngụp lặn trong niềm tôn sùng đại nhân Khổng tử, tôn sùng đến mức đã là bậc đại nhân thì mỗi lời nói ra là mỗi lời vàng ngọc, cấm có sai!
&2&
Tưởng vậy là tưởng bở.
Bất luận ai từ khước sự thật 3×8=24 mà khăng khăng 3×8=23, ắt hẳn kẻ đó thuộc vào hạng hoặc gian manh, hoặc cố chấp, bảo thủ (ngụy tín). Khổng tử sẵn sàng hi sinh sự thật, mượn bình phong “nhân đạo” để bảo vệ kẻ ngụy tín.
Lập luận của Khổng tử, thực ra, là ngụy biện. Lẽ ra phải thẳng thắn thượng tôn sự thật, 3 lần 8 phải là 24, và khi Nhan Uyên được tuyên xử thắng cuộc thì người thắng có toàn quyền để hành xử theo lương tri: khi ấy, Nhan Uyên có khó gì để tha hình phạt chém đầu, bởi vì mục dích của Nhan Uyên nằm ở việc bảo vệ lẽ phải chứ đâu phải đòi cái đầu của kẻ thua cuộc!
Xã hội Trung Hoa, xã hội Việt Nam tiêm nhiễm “Khổng học”, hẳn nhiên có tốt có xấu, nhưng sự tai hại là hết sức rõ ràng: SỰ THẬT bị đối xử như một lựa chọn thứ yếu, có cũng được, không có cũng chẳng sao. Sự thật luôn là kẻ thất bại.
Nhưng trách Khổng Tử thì cũng phải trách Nhan Uyên. Sau khi nghe thầy giải thích, Nhan Uyên không phản ứng để đặt sự thật về đúng vị trí của nó. Đằng này, Nhan Uyên lại coi mỗi lời nói của thầy chí lý đến thế là cùng!
Có bao nhiêu “Nhan Uyên” răm rắp nghe theo lời kẻ đi trước/kẻ ngồi trên bất luận đúng sai, trong lòng xã hội Việt Nam hiện nay? Tôi ngờ rằng còn cả triệu, nhiều lắm, không phải ít.
&3&
Khổng Tử thì ngụy biện, Nhan Uyên thì dồn hết tâm nguyện để tôn thờ lối
ngụy biện ấy. Cho nên, một xã hội sống và học tập theo cái lối tư duy
ngụy biện ấy của Khổng Tử và Nhan Uyên thì KHÔNG BAO GIỜ CÓ TỰ DO VÀ
CÔNG BẰNG. VÌ họ KHÔNG TÔN TRỌNG SỰ THẬT.
Đó là lý do vì sao việc học tập Khổng tử được nhà cầm quyền Trung Quốc tán dương, và Việt Nam cũng chẳng khác.
Chế độ toàn trị chuyên quyền sống lâu tại Trung Quốc và Việt Nam, trong khi không thể sống lâu tại các nước châu Âu bởi vì họ theo một nếp nghĩ khác, may thay, là phi-Khổng-tử!
Cả xã hội đều rập khuôn và dạy bảo nhau cách sống ấy thì sự thật còn chỗ nào để tồn tại? Và một xã hội chỉ biết răm rắp cúi đầu, bị triệt tiêu mọi ý chí phản biện chỉ là xã hội “sống mòn” mà thôi.
Vâng, chính quyền thì sống lâu, còn người dân thì mãi sống mòn!
Nguồn Facebook Viet Quan
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vì sao sự thật luôn là kẻ thất bại?
Nhà cầm quyền cộng sản TQ những năm qua cổ súy việc học tập Khổng tử. Nhà cầm quyền VN hoan hỉ trước việc xây dựng Viện Khổng tử tại Việt Nam. Sinh hoạt chính trị – xã hội, văn hóa theo kiểu “học tập Khổng tử” tạo ra môi trường thuận lợi không gì bằng để củng cố việc độc tôn quyền lực của thể chế đương nhiệm.
&1&
Xin theo dõi câu chuyện sau. Một hôm Nhan Uyên, học trò giỏi của Khổng
tử, ra ngoài chợ, thấy một người mua ba món đồ, mỗi món 8 đồng, nhưng gã
chỉ trả “3 lần 8 là 23 đồng” cho người bán. Nhan Uyên nói gã đã lươn
lẹo không trả đủ, bởi vì “3 lần 8 là 24 đồng”. Gã kia thách thức Nhan
Uyên đến gặp Khổng tử để phân xử, nếu 3×8=24, tức gã thua, gã sẽ mất
đầu; còn nếu 3×8=23, tức Nhan Uyên thua thì Nhan Uyên sẽ mất chức quan.
Khổng tử phân xử thế nào? Ngài Khổng phán: 3×8=23! Nhan Uyên chưng hửng, bàng hoàng. Khổng tử giải thích: “Ta kết luận 3×8=23 thì ngươi chỉ mất chức quan, nếu 3×8=24 thì kẻ kia sẽ mất đầu. Mạng sống con người quan trọng hơn chức quan nên ta nói vậy”.
Woa, nhân đạo quá, đúng không nào?
Rất nhiều người đời sau, cả hàng ngàn năm sau, cho đến tận hôm nay không ngớt ca ngợi qua câu chuyện trên: Khổng tử là bậc chí nhân! Khổng tử xứng đáng là bậc thầy “vạn sư thế biểu” cho đời sau noi theo, chứ còn gì nữa?
Người dân Trung Hoa, người dân Việt Nam đã hàng ngàn năm ngụp lặn trong niềm tôn sùng đại nhân Khổng tử, tôn sùng đến mức đã là bậc đại nhân thì mỗi lời nói ra là mỗi lời vàng ngọc, cấm có sai!
&2&
Tưởng vậy là tưởng bở.
Bất luận ai từ khước sự thật 3×8=24 mà khăng khăng 3×8=23, ắt hẳn kẻ đó thuộc vào hạng hoặc gian manh, hoặc cố chấp, bảo thủ (ngụy tín). Khổng tử sẵn sàng hi sinh sự thật, mượn bình phong “nhân đạo” để bảo vệ kẻ ngụy tín.
Lập luận của Khổng tử, thực ra, là ngụy biện. Lẽ ra phải thẳng thắn thượng tôn sự thật, 3 lần 8 phải là 24, và khi Nhan Uyên được tuyên xử thắng cuộc thì người thắng có toàn quyền để hành xử theo lương tri: khi ấy, Nhan Uyên có khó gì để tha hình phạt chém đầu, bởi vì mục dích của Nhan Uyên nằm ở việc bảo vệ lẽ phải chứ đâu phải đòi cái đầu của kẻ thua cuộc!
Xã hội Trung Hoa, xã hội Việt Nam tiêm nhiễm “Khổng học”, hẳn nhiên có tốt có xấu, nhưng sự tai hại là hết sức rõ ràng: SỰ THẬT bị đối xử như một lựa chọn thứ yếu, có cũng được, không có cũng chẳng sao. Sự thật luôn là kẻ thất bại.
Nhưng trách Khổng Tử thì cũng phải trách Nhan Uyên. Sau khi nghe thầy giải thích, Nhan Uyên không phản ứng để đặt sự thật về đúng vị trí của nó. Đằng này, Nhan Uyên lại coi mỗi lời nói của thầy chí lý đến thế là cùng!
Có bao nhiêu “Nhan Uyên” răm rắp nghe theo lời kẻ đi trước/kẻ ngồi trên bất luận đúng sai, trong lòng xã hội Việt Nam hiện nay? Tôi ngờ rằng còn cả triệu, nhiều lắm, không phải ít.
&3&
Khổng Tử thì ngụy biện, Nhan Uyên thì dồn hết tâm nguyện để tôn thờ lối
ngụy biện ấy. Cho nên, một xã hội sống và học tập theo cái lối tư duy
ngụy biện ấy của Khổng Tử và Nhan Uyên thì KHÔNG BAO GIỜ CÓ TỰ DO VÀ
CÔNG BẰNG. VÌ họ KHÔNG TÔN TRỌNG SỰ THẬT.
Đó là lý do vì sao việc học tập Khổng tử được nhà cầm quyền Trung Quốc tán dương, và Việt Nam cũng chẳng khác.
Chế độ toàn trị chuyên quyền sống lâu tại Trung Quốc và Việt Nam, trong khi không thể sống lâu tại các nước châu Âu bởi vì họ theo một nếp nghĩ khác, may thay, là phi-Khổng-tử!
Cả xã hội đều rập khuôn và dạy bảo nhau cách sống ấy thì sự thật còn chỗ nào để tồn tại? Và một xã hội chỉ biết răm rắp cúi đầu, bị triệt tiêu mọi ý chí phản biện chỉ là xã hội “sống mòn” mà thôi.
Vâng, chính quyền thì sống lâu, còn người dân thì mãi sống mòn!
Nguồn Facebook Viet Quan