Sức khỏe và đời sống

Vì sao ta luôn thấy stress vì công việc?

Có những người ngừng làm việc vào lúc 9 giờ tối thứ Sáu - nhưng lần cuối cùng truy cập vào email của họ lại là 3 giờ sáng thứ Bảy.



 Zaria Gorvett ( BBC )

Có những người ngừng làm việc vào lúc 9 giờ tối thứ Sáu - nhưng lần cuối cùng truy cập vào email của họ lại là 3 giờ sáng thứ Bảy.

Có những người tham dự các cuộc họp từ xa qua điện thoại ngay cả trong kỳ nghỉ, tỉnh dậy và lạnh sống lưng vì hạn chót công việc đang dần tới.

Ngay cả khi ngủ mơ, có những người còn lẩm bẩm các thuật ngữ kinh doanh.

Vào sáng thứ Hai, nhiều người trông như thể họ đã dành suốt cả kỳ nghỉ cuối tuần còng lưng bên máy tính với cốc cà phê bên cạnh. Khó mà tin là họ đã có lúc rời khỏi văn phòng.
Những người "không biết nghỉ ngơi"

Tại sao có những người không thể thư giãn vào cuối tuần?

Khắp nơi trên thế giới, sự tổng hợp của những tham vọng cá nhân, văn hóa công ty nghiệt ngã và tiến bộ công nghệ khiến con người ta có thể tiếp cận với công việc suốt 24 giờ mỗi ngày.

Điều này đang góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng bất tận, gây tình trạng căng thẳng cho nhiều người.

Viện Nghiên cứu Stress Hoa Kỳ ước tính căng thẳng do công việc khiến nền kinh tế Mỹ bị mất đến 300 tỷ đô la vì hao hụt năng suất mỗi năm.

Theo khảo sát của công ty du lịch trên mạng Expedia, chỉ có 53% số người lao động cảm thấy thực sự họ đã nghỉ ngơi sau khi trở về từ kỳ nghỉ.

Ở Anh có hội chứng ngày thứ Bảy, một xu hướng bí ẩn khiến người đi làm ngã bệnh vào thời gian rảnh.

Ở Hoa Kỳ, có những người đi làm một tuần tới 60 giờ, một thói quen được cho là làm gia tăng gấp đôi nguy cơ bị đau tim.

Ở Nhật, thậm chí người ta còn có cả một từ riêng để chỉ hiện tượng này: 'karoshi', có nghĩa là chết vì kiệt sức.

Với những nhân viên văn phòng bình thường như Samantha King, một người quản lý dự án trong ngành dịch vụ tài chính ở London, thì ngay cả việc thư giãn cũng trở nên vô cùng căng thẳng.

"Nếu bạn không phải đăng một dòng trạng thái lên Facebook hay Instagram - rồi gắn hashtag là đang làm việc này, đang làm việc kia - nếu bạn vắng khỏi mạng xã hội nửa ngày, mọi người sẽ thắc mắc kiểu 'bạn có ổn không?'"

Thế nhưng trong khi những đồng nghiệp thường than vãn, cố gắng đi qua cho hết ngày thứ Hai, thì có những người tràn đầy năng lượng trông có vẻ tươi tỉnh đến bất hợp lý - dù phải xử lý khối lượng công việc nhiều hơn.

Tại sao vậy? Tại sao có những người vẫn tiến lên phía trước được thì nhiều người lại phát bệnh?

"Khi đem theo về nhà những căng thẳng do công việc gây ra, bạn khiến cho những phản ứng tâm lý luôn trong trạng thái bị kích hoạt. Nếu tình trạng nay tiếp tục là sẽ không tốt cho bạn," Jennifer Ragsdale, nhà tâm lý học tại Đại học Tulsa, bang Oklahoma nói.

Trong nhiều năm, các nghiên cứu đã so sánh mối liên hệ giữa những người dùng thời gian cuối tuần cố gắng làm thêm việc, với những người nằm dài trong phòng tối hoặc đi chèo thuyền.

Nhưng nghiên cứu này có lẽ thiếu một điểm, Ragsdale nói. "Hai người cùng trải nghiệm một điều, nhưng vẫn có thể phản ứng theo cách khác nhau."

Hồi phục

Ragsdale bị cuốn hút bởi đề tài về việc hồi phục khi bị căng thẳng từ năm 2011, khi bà chú ý đến khoảng thời gian hồi phục giữa bạn bè bà - và bà đã cố gắng đào sâu đến tận gốc rễ vấn đề từ đó.

Trong nghiên cứu của bà, 183 người làm việc từ nhiều ngành nghề khác nhau phản hồi vào một khảo sát trên mạng về một buổi tối Chủ Nhật, nói chi tiết về việc họ trải qua thời gian cuối tuần ra sao và kết quả là họ cảm thấy gì.

Các hoạt động được chia nhóm thành nỗ lực thấp (đi tắm), hoặc liên quan đến công việc (giấy tờ cá nhân, trả lời email).

Tiếp theo những nhân viên này được kiểm tra để quyết định khuynh hướng cảm xúc của họ.

 Nếu bạn cảm thấy giận dữ hoặc bối rối, ngay cả một cuối tuần chẳng cần làm gì cũng khiến bạn không dứt khỏi suy nghĩ về công việc

Họ được đưa cho xem một danh sách các khuynh hướng tích cực (nhiệt tình, hứng khởi) và các khuynh hướng tiêu cực (sầu muộn, giận dữ) và sau đó đặt câu hỏi thường họ cảm thấy thế nào.

Đúng như bạn trông đợi, nhóm có khuynh hướng tích cực thường cảm thấy dễ tách khỏi căng thẳng trong công việc.

Những người có mức độ "hiệu ứng tiêu cực" cao, chẳng hạn như những người có thói quen giận dữ, bực bội và thường nhìn thấy tình huống xấu nhất, thì thường nhìn thấy khó khăn.

Cho dù họ làm bất kỳ điều gì, ngay cả những hoạt động cần ít vận động trí tuệ nhất như xem TV, trí não của họ cũng không ngừng làm việc; việc chuẩn bị cho cuối tuần kế tiếp chỉ khiến họ cảm thấy thêm bực bõ.

Nhưng mọi việc phức tạp hơn thế vì không một ai sẽ nằm trọn vẹn trong một nhóm nào đó.

Những người được đánh giá đạt điểm tích cực ở mức cao nhất thường phải vật lộn với tâm lý "quyền hành" - khả năng coi các nhiệm vụ khó như thứ để giúp nâng cao trình độ thay vì là việc cần né tránh - nếu không muốn bị chìm đắm vào công việc.
Những biện pháp đối phó với stress

"Chúng ta đánh giá tình hình mình gặp phải rất khác nhau. Không có một cách chung đúng đắn nào để chống lại stress," Ragsdale nói.

Theo nhà tâm lý học doanh nghiệp Jane Clarke, với một số người, thậm chí nỗ lực nghỉ ngơi cũng có thể gây phản tác dụng.

"Họ biết rằng nếu không kiểm tra thùng thư trong hai tuần thì họ sẽ có rất nhiều việc phải làm, và như thế còn khiến họ thấy căng thẳng hơn là để đầu óc thư giãn."

Đây là điều mà Corrine Mills, một chuyên viên chuyên đào tạo nghề nghiệp ở London, nêu ra. "Một số người không quen với việc ngồi xuống trong phòng tối - họ cần làm thứ gì đó năng động."

Mills gợi ý những người đó nên tham dự một hoạt động nào đó tạo thú vui, như tập yoga, chạy bộ, hoặc đơn giản là dành thời gian đi chơi công viên - bất cứ thứ gì có thể khiến tâm trí bạn ngừng làm việc vài phút.

Nếu bạn là một trong những người có khuynh hướng "ảnh hưởng tiêu cực" cao và không thể thư giãn vào cuối tuần, sẽ có những cách đơn giản khác có thể làm thay đổi cách suy nghĩ của bạn.

Vấn đề là trải nghiệm của chúng ta với việc hồi phục đều đến từ thái độ, chứ không chỉ với hoạt động, nên có nhiều cách đơn giản để thay đổi cách bạn nghĩ.

Ragsdale đề nghị học cách định hình lại suy nghĩ của bạn theo lối tích cực, chủ động cố gắng thấy mặt tích cực trong công việc thay vì đay nghiến những điều xấu.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng làm vậy trong vòng sáu tháng sẽ có thể giảm nguy cơ kiệt sức và thúc đẩy nhiều sáng kiến lớn hơn, thúc đẩy sáng tạo và hợp tác trong công việc.

Vì thế nếu bạn có thể thay đổi thái độ thành công và rũ bỏ những căng thẳng cuối tuần, những gì bạn cần quan tâm nhất trong thời gian tới có thể là nên làm gì trong thời gian rảnh.

Chỉ cần bạn đừng quên đến sở làm vào thứ Hai là được.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Vì sao ta luôn thấy stress vì công việc?

Có những người ngừng làm việc vào lúc 9 giờ tối thứ Sáu - nhưng lần cuối cùng truy cập vào email của họ lại là 3 giờ sáng thứ Bảy.



 Zaria Gorvett ( BBC )

Có những người ngừng làm việc vào lúc 9 giờ tối thứ Sáu - nhưng lần cuối cùng truy cập vào email của họ lại là 3 giờ sáng thứ Bảy.

Có những người tham dự các cuộc họp từ xa qua điện thoại ngay cả trong kỳ nghỉ, tỉnh dậy và lạnh sống lưng vì hạn chót công việc đang dần tới.

Ngay cả khi ngủ mơ, có những người còn lẩm bẩm các thuật ngữ kinh doanh.

Vào sáng thứ Hai, nhiều người trông như thể họ đã dành suốt cả kỳ nghỉ cuối tuần còng lưng bên máy tính với cốc cà phê bên cạnh. Khó mà tin là họ đã có lúc rời khỏi văn phòng.
Những người "không biết nghỉ ngơi"

Tại sao có những người không thể thư giãn vào cuối tuần?

Khắp nơi trên thế giới, sự tổng hợp của những tham vọng cá nhân, văn hóa công ty nghiệt ngã và tiến bộ công nghệ khiến con người ta có thể tiếp cận với công việc suốt 24 giờ mỗi ngày.

Điều này đang góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng bất tận, gây tình trạng căng thẳng cho nhiều người.

Viện Nghiên cứu Stress Hoa Kỳ ước tính căng thẳng do công việc khiến nền kinh tế Mỹ bị mất đến 300 tỷ đô la vì hao hụt năng suất mỗi năm.

Theo khảo sát của công ty du lịch trên mạng Expedia, chỉ có 53% số người lao động cảm thấy thực sự họ đã nghỉ ngơi sau khi trở về từ kỳ nghỉ.

Ở Anh có hội chứng ngày thứ Bảy, một xu hướng bí ẩn khiến người đi làm ngã bệnh vào thời gian rảnh.

Ở Hoa Kỳ, có những người đi làm một tuần tới 60 giờ, một thói quen được cho là làm gia tăng gấp đôi nguy cơ bị đau tim.

Ở Nhật, thậm chí người ta còn có cả một từ riêng để chỉ hiện tượng này: 'karoshi', có nghĩa là chết vì kiệt sức.

Với những nhân viên văn phòng bình thường như Samantha King, một người quản lý dự án trong ngành dịch vụ tài chính ở London, thì ngay cả việc thư giãn cũng trở nên vô cùng căng thẳng.

"Nếu bạn không phải đăng một dòng trạng thái lên Facebook hay Instagram - rồi gắn hashtag là đang làm việc này, đang làm việc kia - nếu bạn vắng khỏi mạng xã hội nửa ngày, mọi người sẽ thắc mắc kiểu 'bạn có ổn không?'"

Thế nhưng trong khi những đồng nghiệp thường than vãn, cố gắng đi qua cho hết ngày thứ Hai, thì có những người tràn đầy năng lượng trông có vẻ tươi tỉnh đến bất hợp lý - dù phải xử lý khối lượng công việc nhiều hơn.

Tại sao vậy? Tại sao có những người vẫn tiến lên phía trước được thì nhiều người lại phát bệnh?

"Khi đem theo về nhà những căng thẳng do công việc gây ra, bạn khiến cho những phản ứng tâm lý luôn trong trạng thái bị kích hoạt. Nếu tình trạng nay tiếp tục là sẽ không tốt cho bạn," Jennifer Ragsdale, nhà tâm lý học tại Đại học Tulsa, bang Oklahoma nói.

Trong nhiều năm, các nghiên cứu đã so sánh mối liên hệ giữa những người dùng thời gian cuối tuần cố gắng làm thêm việc, với những người nằm dài trong phòng tối hoặc đi chèo thuyền.

Nhưng nghiên cứu này có lẽ thiếu một điểm, Ragsdale nói. "Hai người cùng trải nghiệm một điều, nhưng vẫn có thể phản ứng theo cách khác nhau."

Hồi phục

Ragsdale bị cuốn hút bởi đề tài về việc hồi phục khi bị căng thẳng từ năm 2011, khi bà chú ý đến khoảng thời gian hồi phục giữa bạn bè bà - và bà đã cố gắng đào sâu đến tận gốc rễ vấn đề từ đó.

Trong nghiên cứu của bà, 183 người làm việc từ nhiều ngành nghề khác nhau phản hồi vào một khảo sát trên mạng về một buổi tối Chủ Nhật, nói chi tiết về việc họ trải qua thời gian cuối tuần ra sao và kết quả là họ cảm thấy gì.

Các hoạt động được chia nhóm thành nỗ lực thấp (đi tắm), hoặc liên quan đến công việc (giấy tờ cá nhân, trả lời email).

Tiếp theo những nhân viên này được kiểm tra để quyết định khuynh hướng cảm xúc của họ.

 Nếu bạn cảm thấy giận dữ hoặc bối rối, ngay cả một cuối tuần chẳng cần làm gì cũng khiến bạn không dứt khỏi suy nghĩ về công việc

Họ được đưa cho xem một danh sách các khuynh hướng tích cực (nhiệt tình, hứng khởi) và các khuynh hướng tiêu cực (sầu muộn, giận dữ) và sau đó đặt câu hỏi thường họ cảm thấy thế nào.

Đúng như bạn trông đợi, nhóm có khuynh hướng tích cực thường cảm thấy dễ tách khỏi căng thẳng trong công việc.

Những người có mức độ "hiệu ứng tiêu cực" cao, chẳng hạn như những người có thói quen giận dữ, bực bội và thường nhìn thấy tình huống xấu nhất, thì thường nhìn thấy khó khăn.

Cho dù họ làm bất kỳ điều gì, ngay cả những hoạt động cần ít vận động trí tuệ nhất như xem TV, trí não của họ cũng không ngừng làm việc; việc chuẩn bị cho cuối tuần kế tiếp chỉ khiến họ cảm thấy thêm bực bõ.

Nhưng mọi việc phức tạp hơn thế vì không một ai sẽ nằm trọn vẹn trong một nhóm nào đó.

Những người được đánh giá đạt điểm tích cực ở mức cao nhất thường phải vật lộn với tâm lý "quyền hành" - khả năng coi các nhiệm vụ khó như thứ để giúp nâng cao trình độ thay vì là việc cần né tránh - nếu không muốn bị chìm đắm vào công việc.
Những biện pháp đối phó với stress

"Chúng ta đánh giá tình hình mình gặp phải rất khác nhau. Không có một cách chung đúng đắn nào để chống lại stress," Ragsdale nói.

Theo nhà tâm lý học doanh nghiệp Jane Clarke, với một số người, thậm chí nỗ lực nghỉ ngơi cũng có thể gây phản tác dụng.

"Họ biết rằng nếu không kiểm tra thùng thư trong hai tuần thì họ sẽ có rất nhiều việc phải làm, và như thế còn khiến họ thấy căng thẳng hơn là để đầu óc thư giãn."

Đây là điều mà Corrine Mills, một chuyên viên chuyên đào tạo nghề nghiệp ở London, nêu ra. "Một số người không quen với việc ngồi xuống trong phòng tối - họ cần làm thứ gì đó năng động."

Mills gợi ý những người đó nên tham dự một hoạt động nào đó tạo thú vui, như tập yoga, chạy bộ, hoặc đơn giản là dành thời gian đi chơi công viên - bất cứ thứ gì có thể khiến tâm trí bạn ngừng làm việc vài phút.

Nếu bạn là một trong những người có khuynh hướng "ảnh hưởng tiêu cực" cao và không thể thư giãn vào cuối tuần, sẽ có những cách đơn giản khác có thể làm thay đổi cách suy nghĩ của bạn.

Vấn đề là trải nghiệm của chúng ta với việc hồi phục đều đến từ thái độ, chứ không chỉ với hoạt động, nên có nhiều cách đơn giản để thay đổi cách bạn nghĩ.

Ragsdale đề nghị học cách định hình lại suy nghĩ của bạn theo lối tích cực, chủ động cố gắng thấy mặt tích cực trong công việc thay vì đay nghiến những điều xấu.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng làm vậy trong vòng sáu tháng sẽ có thể giảm nguy cơ kiệt sức và thúc đẩy nhiều sáng kiến lớn hơn, thúc đẩy sáng tạo và hợp tác trong công việc.

Vì thế nếu bạn có thể thay đổi thái độ thành công và rũ bỏ những căng thẳng cuối tuần, những gì bạn cần quan tâm nhất trong thời gian tới có thể là nên làm gì trong thời gian rảnh.

Chỉ cần bạn đừng quên đến sở làm vào thứ Hai là được.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm