Nhân Vật
Vì sao tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chọn châu Á làm điểm đến đầu tiên?
Chuyến công du diễn ra trong thời điểm căng thẳng giữa Mỹ và TQ gia tăng sau khi Nhà Trắng cam kết bảo vệ "lãnh thổ quốc tế" ở biển Đông.
Đây không chỉ là chuyến công du đầu tiên của ông James Mattis ở cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc mà còn là chuyến công du đầu tiên của một thành viên Nội các trong chính quyền của ông Trump.
Reuters dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho hay, việc ông Mattis tới châu Á - thay vì đi thăm binh lính ở Iraq hay Afghanistan - cho thấy nỗ lực tái khẳng định cam kết với hai đồng minh chủ chốt của nước này, cũng như tầm quan trọng của khu vực đối với Mỹ.
Nỗ lực này của Mỹ có thể coi là đáng
chú ý, đặc biệt là khi khi ông Trump từng chất vấn chi phí dành cho các
hoạt động quân sự liên quan tới quan hệ đồng minh trong thời gian tranh
cử.
"Đó là một thông điệp thể hiện sự đảm bảo", một quan chức trong chính quyền Trump tiết lộ, "Thông điệp này dành cho tất cả những ai đã lo ngại rằng trong thời gian tranh cử ông Trump - khi đó là ứng viên, còn giờ là Tổng thống - đã hoài nghi về quan hệ đồng minh của chúng tôi".
Trước đây, khi tranh cử Tổng tống, ông Trump đã cho rằng Nhật Bản và Hàn Quốc được lợi từ hoạt động đảm bảo an ninh của Mỹ nhưng lại không chia sẻ các chi phí một cách xứng đáng. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Trump đã đề cập tới 28.500 binh lính Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc:
"Trên thực tế chúng ta chẳng nhận được gì so với chi phí (cho hoạt động quân sự ở Hàn Quốc). Vì sao ta lại làm việc này cơ chứ?"
Tuy nhiên, sau đó, trong phiên điều trần trước Quốc hội, ông Mattis đã giảm bớt tính nghiêm trọng của các phát ngôn trên và nhấn mạnh rằng: Lâu nay các Tổng thống Mỹ và thậm chí cả các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vẫn thường có thông lệ kêu gọi các đồng minh chia sẻ chi phí quân sự một cách công bằng.
Theo lịch trình, ông Mattis rời Mỹ vào 1/2 để tới Seoul và sau đó là Tokyo. Các nhà phân tích kỳ vọng ông Mattis sẽ bàn về vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên đất Hàn trong chuyến thăm.
Chuyến công du diễn ra vào thời điểm có nhiều lo ngại về hoạt động thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, cũng như các động thái quân sự của Trung Quốc ở biển Đông và tình trạng căng thẳng gia tăng giữa hai bên.
theo Trí Thức Trẻ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Vì sao tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chọn châu Á làm điểm đến đầu tiên?
Chuyến công du diễn ra trong thời điểm căng thẳng giữa Mỹ và TQ gia tăng sau khi Nhà Trắng cam kết bảo vệ "lãnh thổ quốc tế" ở biển Đông.
Đây không chỉ là chuyến công du đầu tiên của ông James Mattis ở cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc mà còn là chuyến công du đầu tiên của một thành viên Nội các trong chính quyền của ông Trump.
Reuters dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho hay, việc ông Mattis tới châu Á - thay vì đi thăm binh lính ở Iraq hay Afghanistan - cho thấy nỗ lực tái khẳng định cam kết với hai đồng minh chủ chốt của nước này, cũng như tầm quan trọng của khu vực đối với Mỹ.
Nỗ lực này của Mỹ có thể coi là đáng
chú ý, đặc biệt là khi khi ông Trump từng chất vấn chi phí dành cho các
hoạt động quân sự liên quan tới quan hệ đồng minh trong thời gian tranh
cử.
"Đó là một thông điệp thể hiện sự đảm bảo", một quan chức trong chính quyền Trump tiết lộ, "Thông điệp này dành cho tất cả những ai đã lo ngại rằng trong thời gian tranh cử ông Trump - khi đó là ứng viên, còn giờ là Tổng thống - đã hoài nghi về quan hệ đồng minh của chúng tôi".
Trước đây, khi tranh cử Tổng tống, ông Trump đã cho rằng Nhật Bản và Hàn Quốc được lợi từ hoạt động đảm bảo an ninh của Mỹ nhưng lại không chia sẻ các chi phí một cách xứng đáng. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Trump đã đề cập tới 28.500 binh lính Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc:
"Trên thực tế chúng ta chẳng nhận được gì so với chi phí (cho hoạt động quân sự ở Hàn Quốc). Vì sao ta lại làm việc này cơ chứ?"
Tuy nhiên, sau đó, trong phiên điều trần trước Quốc hội, ông Mattis đã giảm bớt tính nghiêm trọng của các phát ngôn trên và nhấn mạnh rằng: Lâu nay các Tổng thống Mỹ và thậm chí cả các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vẫn thường có thông lệ kêu gọi các đồng minh chia sẻ chi phí quân sự một cách công bằng.
Theo lịch trình, ông Mattis rời Mỹ vào 1/2 để tới Seoul và sau đó là Tokyo. Các nhà phân tích kỳ vọng ông Mattis sẽ bàn về vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên đất Hàn trong chuyến thăm.
Chuyến công du diễn ra vào thời điểm có nhiều lo ngại về hoạt động thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, cũng như các động thái quân sự của Trung Quốc ở biển Đông và tình trạng căng thẳng gia tăng giữa hai bên.
theo Trí Thức Trẻ