Kinh Đời
Video clips và Bộ ảnh Khỏa Thân Nghệ Thuật của Dương Quốc Định ...
Đôi nét về tiểu sử Dương Quốc Định
Ngày còn học vẽ, Dương Quốc Định đã rất thích và có khiếu vẽ thiếu nữ. Ra trường anh từng vẽ tranh chân dung và khỏa thân, rồi đi làm thiết kế cho các công ty, chụp ảnh, chỉnh sửa các mẫu quảng cáo và học hỏi, trao đổi về nhiếp ảnh với các đồng nghiệp. Có lần một tiệm tóc thời trang nhờ Dương Quốc Định đến chụp các mẫu tóc quảng cáo. Cô người mẫu nhà ở gần đấy, sau đó trở nên thân thiết với vợ chồng anh. Qua tâm sự, biết cô ấy có một chuyện tình rất buồn và Định cảm nhận được ở cô sự nhọc nhằn của kiếp người, cái nghiệt ngã của “hồng nhan đa truân”. Anh trình bày ý tưởng và đề nghị cô làm người mẫu trong một bức ảnh nude. Cô đồng ý, và bức Chất liệu sống ra đời. Lúc đầu Định chỉ có ý chụp tặng cô người mẫu nhưng sau đó đọc được những thông tin về cuộc thi ảnh nghệ thuật ở Ấn Độ, anh gửi tham gia thử. Không ngờ bức ảnh đoạt huy chương vàng (HCV). Đó là kỷ niệm đầu tiên khi bước vào làng nhiếp ảnh của Định.
Trong số 10 HCV mà Định đoạt được qua các cuộc thi ảnh, cô người mẫu trên đã có mặt trong các tác phẩm: Chất liệu sống, Khát vọng, Dáng hoa, Hai tác phẩm, Suối mơ… * Tìm được một người đẹp chịu làm mẫu cho mình là rất khó. Nếu như gặp một người con gái đẹp (không phải người mẫu chuyên nghiệp) và người ấy gợi cho anh những ý tưởng về một tác phẩm nude, anh làm thế nào để mở lời mời “nhạy cảm” này?
- Vâng, tìm được một người phụ nữ đẹp không phải dễ nhưng để họ chấp nhận làm người mẫu càng khó hơn. Rồi để có một người mẫu luôn đồng cảm với mình lại cực khó. Người mẫu trong một số tác phẩm sau này của tôi là một cô bạn gái cũ, mới từ Mỹ về. Cô ấy cũng tình duyên trắc trở. Tôi sáng tác bức Sắc thu để tặng cô ấy và sau đó gửi dự thi đoạt HCV cuộc thi ảnh ở Hồng Kông 2006. Tác phẩm mới nhất của tôi là Giấc mơ chiều với cô người mẫu mới nhất… Tôi luôn trân trọng và mang ơn những cô người mẫu của mình. Khi cần thực hiện một tác phẩm, tôi tìm gặp họ và trình bày ý tưởng. Họ “OK” thì chụp, không thì thôi nhưng rất ít khi họ từ chối. Hoàn thành tác phẩm, tôi gửi tặng họ ngay và các cô ấy rất vui. Không thù lao, chỉ lúc nào có giải thì tất cả cùng đi ăn như một buổi họp mặt gia đình. Riêng cô gái trong Gửi hương theo gió… Cô ấy cũng chỉ là một người bình thường, tôi gặp khi cô ấy đi mua hàng trên phố. Xúc động trước đôi mắt đầy biểu cảm và suối tóc của một cô gái còn rất trẻ (chỉ mới 20 tuổi), tôi làm quen, giới thiệu về mình và đưa danh thiếp mời cô ấy đến nhà. Sau khi nói chuyện với vợ chồng tôi, cô ấy đã đồng ý cho chụp ảnh…
* Dễ nhận thấy có sử dụng kỹ xảo trong các tác phẩm của anh?
- Ảnh nude đòi hỏi người xem phải cảm nhận được “chiều thứ ba” khi xem tác phẩm, đó là tư duy của người chụp và sự đồng cảm của người mẫu. Tôi vốn xuất thân từ hội họa nên cũng giành phần chủ động của tác giả qua việc sử dụng photoshop. Ảnh nude lại rất khó chụp ngoài trời. Phải có ngoại cảnh và không gian thích hợp, nhất là phải tạo được sự an toàn và tự tin cho người mẫu. Vì thế, chụp trong studio vẫn lợi thế hơn.
* Ở trong một môi trường “nhạy cảm” như thế, bà xã anh có ý kiến gì không? “Nguồn” ở đâu để anh theo đuổi cái nghề chơi công phu và tốn kém này?
- Tôi rất may mắn khi có được một người vợ biết thông cảm với nghề của chồng. Mỗi lần có người đến chụp ảnh, để biến căn nhà nhỏ xíu, ngổn ngang thành một “studio” chúng tôi phải dọn dẹp. Vợ tôi căng màn, bố trí đèn, trang điểm, giúp tạo thế cho người mẫu… Tôi không mở tiệm ảnh, cũng chẳng kinh doanh một ngành nghề nào khác, vợ tôi cũng chỉ lo nội trợ vậy mà vẫn sống được tuy rằng có phần… thanh đạm. Tuy không kinh doanh nhưng tôi vẫn chụp ảnh cho những người có nhu cầu, chụp xong họ thấy đẹp nên giới thiệu cho người khác. Ngoài ra tôi còn nhận thiết kế cho các công ty.
* Dự định sắp tới của anh?
- Tôi muốn thử thách mình bằng chụp ảnh nude ngoại cảnh. Vừa rồi tôi có đi “test” ở Long Hải và nhận thấy rằng chụp ngoại cảnh khác hoàn toàn chụp trong studio, nhưng đó cũng là thách thức nghề nghiệp và tôi sẽ cố gắng hoàn thành album Con người và biển cả trong năm 2007 (không có sự can thiệp của máy tính và kỹ thuật studio)
Triết lý khỏa thân của Dương Quốc Định
Ảnh nude của Dương Quốc Định hiền lành, mang vẻ ngọt ngào của những câu chuyện thần tiên, nhưng không kém phần tinh tế. Không chỉ là nude mà trước hết, ảnh của Định là những tác phẩm mượn vẻ đẹp phụ nữ làm chất liệu, trong đó họ việc có nude hay không, nude đến đâu không phải là mấu chốt.
Ngoài nude, phong cảnh và tĩnh vật cũng là những lĩnh vực khiến Định say mê. Với anh, ngoài ánh sáng đẹp, vật thể đẹp, tĩnh vật còn phải nói lên của tâm tư tác giả qua ý nghĩa riêng của mỗi đồ vật.
“Nude cũng vậy - anh nói - Khi tôi mới dấn thân vào chơi nude, nhiều bạn đồng nghiệp nói: Phụ nữ có gì đâu mà chụp, đi một vòng hết cuộn phim coi như cũng hết(!) Nếu nhìn phụ nữ góc độ đó thì cũng chả nên chụp làm gì. Nếu ảnh mình chỉ là bản photo, thì sao đẹp được như cơ thể sống đó!
Cho nên chụp nude, mình muốn cho người xem cảm được, rung động được không phải bởi vẻ đẹp và đường nét cơ thể. Nó chỉ là cái nền để chuyển đến một ý tưởng thanh khiết hơn, có khi cùng với cả khuôn mặt diễn đạt của người mẫu. Đôi khi chúng ta cho rằng cứ chụp nude là phải giấu mặt này kia. Ngay cái ý định đó từ đầu đã làm mất đi tính tự nhiên, thanh khiết của tác phẩm rồi.”
Vốn là một họa sĩ được học hành từ nhỏ nhưng nay việc cầm máy đã hoàn toàn thay thế cho cầm cọ. Lớp 5, Định đã được ba cho đi học vẽ, hết phổ thông thì vào trường Mỹ thuật Đồng Nai. Ra trường lại có hơn chục năm sống bằng nghề thiết kế và vẽ quảng cáo.
Anh cũng bán được tranh (cũng toàn chân dung thiếu nữ không) nhưng giá không lại được với công sức, thời gian bỏ ra - nên thôi. Tư duy hội họa được chuyển qua ảnh. Trong quá trình sáng tác, thường cảm xúc, ý tưởng đến trước, sau đó anh mới tìm cách thể hiện - với chất liệu nude, đúng hơn là cơ thể phụ nữ.
Có khi nghe bản nhạc Trịnh cũng đem lại cho anh cảm hứng. Rõ nét hơn là trường hợp tác phẩm Giấc mơ chiều - anh lập tứ từ bài Thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương.
Sự nghiệp ảnh nude của Dương Quốc Định những năm qua chủ yếu dựa trên 5 người mẫu. Tự nhận là khó tính trong tuyển chọn mẫu. Người mẫu ảnh của anh không chỉ trẻ đẹp, biểu cảm có hồn mà tư cách đạo đức phải tốt, và không thể thiếu sự đồng thuận của gia đình. Dương Quốc Định mất ít nhất 3 tháng để tìm hiểu, thuyết phục mẫu... rồi mới bước vào chụp ảnh.
“Thành ra họ hiểu mình, giúp mình có được tác phẩm, và bản thân họ cũng hãnh diện khi tác phẩm được thẩm định đạt giá trị cao.” Hai bên giúp nhau vì nghệ thuật, anh cho biết: “Nếu anh đặt vấn đề với một người mẫu đi thuê thì ngay từ đầu đã làm người ta có tư tưởng đó là một công việc để lấy tiền. Họ đến với mình mục đích khác. Như vậy có chăng là được những đường nét, chứ chẳng bao giờ mình bắt được cái thần của họ.”
Đóng góp cho sự nghiệp của chồng, tất nhiên có cả người mẫu vợ. Chị cùng như các cháu gái trong nhà thường hay làm mẫu... nháp cho Định, nhất là thời gian anh mới bước vào nghề. Đơn giản để khi làm việc với người mẫu thật, anh khỏi mất thời gian xích tới xích lui, điều chỉnh ánh sáng...
Là nhà nhiếp ảnh Việt Nam nắm giữ nhiều giải thưởng nhất về ảnh nude - 30 huy chương - ngoài nước là chính. Nhưng: “Huy chương với tôi không phải sự mong đợi,” anh nói. “Mong đợi ở đây là ra tác phẩm được như ý. Đó là cái hạnh phúc đầu tiên. Huy chương chẳng qua là BGK nhìn nhận cùng với mình, hoặc đọc được tư tưởng của mình. Huy chương chỉ là vật chất - không mang lại cảm giác sung sướng nào bằng chính tác phẩm đâu!”
Cho nên chụp nude, mình muốn cho người xem cảm được, rung động được không phải bởi vẻ đẹp và đường nét cơ thể. Nó chỉ là cái nền để chuyển đến một ý tưởng thanh khiết hơn, có khi cùng với cả khuôn mặt diễn đạt của người mẫu. Đôi khi chúng ta cho rằng cứ chụp nude là phải giấu mặt này kia. Ngay cái ý định đó từ đầu đã làm mất đi tính tự nhiên, thanh khiết của tác phẩm rồi.”
Vốn là một họa sĩ được học hành từ nhỏ nhưng nay việc cầm máy đã hoàn toàn thay thế cho cầm cọ. Lớp 5, Định đã được ba cho đi học vẽ, hết phổ thông thì vào trường Mỹ thuật Đồng Nai. Ra trường lại có hơn chục năm sống bằng nghề thiết kế và vẽ quảng cáo.
Anh cũng bán được tranh (cũng toàn chân dung thiếu nữ không) nhưng giá không lại được với công sức, thời gian bỏ ra - nên thôi. Tư duy hội họa được chuyển qua ảnh. Trong quá trình sáng tác, thường cảm xúc, ý tưởng đến trước, sau đó anh mới tìm cách thể hiện - với chất liệu nude, đúng hơn là cơ thể phụ nữ.
Có khi nghe bản nhạc Trịnh cũng đem lại cho anh cảm hứng. Rõ nét hơn là trường hợp tác phẩm Giấc mơ chiều - anh lập tứ từ bài Thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương.
Sự nghiệp ảnh nude của Dương Quốc Định những năm qua chủ yếu dựa trên 5 người mẫu. Tự nhận là khó tính trong tuyển chọn mẫu. Người mẫu ảnh của anh không chỉ trẻ đẹp, biểu cảm có hồn mà tư cách đạo đức phải tốt, và không thể thiếu sự đồng thuận của gia đình. Dương Quốc Định mất ít nhất 3 tháng để tìm hiểu, thuyết phục mẫu... rồi mới bước vào chụp ảnh.
“Thành ra họ hiểu mình, giúp mình có được tác phẩm, và bản thân họ cũng hãnh diện khi tác phẩm được thẩm định đạt giá trị cao.” Hai bên giúp nhau vì nghệ thuật, anh cho biết: “Nếu anh đặt vấn đề với một người mẫu đi thuê thì ngay từ đầu đã làm người ta có tư tưởng đó là một công việc để lấy tiền. Họ đến với mình mục đích khác. Như vậy có chăng là được những đường nét, chứ chẳng bao giờ mình bắt được cái thần của họ.”
Đóng góp cho sự nghiệp của chồng, tất nhiên có cả người mẫu vợ. Chị cùng như các cháu gái trong nhà thường hay làm mẫu... nháp cho Định, nhất là thời gian anh mới bước vào nghề. Đơn giản để khi làm việc với người mẫu thật, anh khỏi mất thời gian xích tới xích lui, điều chỉnh ánh sáng...
Là nhà nhiếp ảnh Việt Nam nắm giữ nhiều giải thưởng nhất về ảnh nude - 30 huy chương - ngoài nước là chính. Nhưng: “Huy chương với tôi không phải sự mong đợi,” anh nói. “Mong đợi ở đây là ra tác phẩm được như ý. Đó là cái hạnh phúc đầu tiên. Huy chương chẳng qua là BGK nhìn nhận cùng với mình, hoặc đọc được tư tưởng của mình. Huy chương chỉ là vật chất - không mang lại cảm giác sung sướng nào bằng chính tác phẩm đâu!”
Hoài Nam - Sưu Tầm
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Video clips và Bộ ảnh Khỏa Thân Nghệ Thuật của Dương Quốc Định ...
Đôi nét về tiểu sử Dương Quốc Định
Ngày còn học vẽ, Dương Quốc Định đã rất thích và có khiếu vẽ thiếu nữ. Ra trường anh từng vẽ tranh chân dung và khỏa thân, rồi đi làm thiết kế cho các công ty, chụp ảnh, chỉnh sửa các mẫu quảng cáo và học hỏi, trao đổi về nhiếp ảnh với các đồng nghiệp. Có lần một tiệm tóc thời trang nhờ Dương Quốc Định đến chụp các mẫu tóc quảng cáo. Cô người mẫu nhà ở gần đấy, sau đó trở nên thân thiết với vợ chồng anh. Qua tâm sự, biết cô ấy có một chuyện tình rất buồn và Định cảm nhận được ở cô sự nhọc nhằn của kiếp người, cái nghiệt ngã của “hồng nhan đa truân”. Anh trình bày ý tưởng và đề nghị cô làm người mẫu trong một bức ảnh nude. Cô đồng ý, và bức Chất liệu sống ra đời. Lúc đầu Định chỉ có ý chụp tặng cô người mẫu nhưng sau đó đọc được những thông tin về cuộc thi ảnh nghệ thuật ở Ấn Độ, anh gửi tham gia thử. Không ngờ bức ảnh đoạt huy chương vàng (HCV). Đó là kỷ niệm đầu tiên khi bước vào làng nhiếp ảnh của Định.
Trong số 10 HCV mà Định đoạt được qua các cuộc thi ảnh, cô người mẫu trên đã có mặt trong các tác phẩm: Chất liệu sống, Khát vọng, Dáng hoa, Hai tác phẩm, Suối mơ… * Tìm được một người đẹp chịu làm mẫu cho mình là rất khó. Nếu như gặp một người con gái đẹp (không phải người mẫu chuyên nghiệp) và người ấy gợi cho anh những ý tưởng về một tác phẩm nude, anh làm thế nào để mở lời mời “nhạy cảm” này?
- Vâng, tìm được một người phụ nữ đẹp không phải dễ nhưng để họ chấp nhận làm người mẫu càng khó hơn. Rồi để có một người mẫu luôn đồng cảm với mình lại cực khó. Người mẫu trong một số tác phẩm sau này của tôi là một cô bạn gái cũ, mới từ Mỹ về. Cô ấy cũng tình duyên trắc trở. Tôi sáng tác bức Sắc thu để tặng cô ấy và sau đó gửi dự thi đoạt HCV cuộc thi ảnh ở Hồng Kông 2006. Tác phẩm mới nhất của tôi là Giấc mơ chiều với cô người mẫu mới nhất… Tôi luôn trân trọng và mang ơn những cô người mẫu của mình. Khi cần thực hiện một tác phẩm, tôi tìm gặp họ và trình bày ý tưởng. Họ “OK” thì chụp, không thì thôi nhưng rất ít khi họ từ chối. Hoàn thành tác phẩm, tôi gửi tặng họ ngay và các cô ấy rất vui. Không thù lao, chỉ lúc nào có giải thì tất cả cùng đi ăn như một buổi họp mặt gia đình. Riêng cô gái trong Gửi hương theo gió… Cô ấy cũng chỉ là một người bình thường, tôi gặp khi cô ấy đi mua hàng trên phố. Xúc động trước đôi mắt đầy biểu cảm và suối tóc của một cô gái còn rất trẻ (chỉ mới 20 tuổi), tôi làm quen, giới thiệu về mình và đưa danh thiếp mời cô ấy đến nhà. Sau khi nói chuyện với vợ chồng tôi, cô ấy đã đồng ý cho chụp ảnh…
* Dễ nhận thấy có sử dụng kỹ xảo trong các tác phẩm của anh?
- Ảnh nude đòi hỏi người xem phải cảm nhận được “chiều thứ ba” khi xem tác phẩm, đó là tư duy của người chụp và sự đồng cảm của người mẫu. Tôi vốn xuất thân từ hội họa nên cũng giành phần chủ động của tác giả qua việc sử dụng photoshop. Ảnh nude lại rất khó chụp ngoài trời. Phải có ngoại cảnh và không gian thích hợp, nhất là phải tạo được sự an toàn và tự tin cho người mẫu. Vì thế, chụp trong studio vẫn lợi thế hơn.
* Ở trong một môi trường “nhạy cảm” như thế, bà xã anh có ý kiến gì không? “Nguồn” ở đâu để anh theo đuổi cái nghề chơi công phu và tốn kém này?
- Tôi rất may mắn khi có được một người vợ biết thông cảm với nghề của chồng. Mỗi lần có người đến chụp ảnh, để biến căn nhà nhỏ xíu, ngổn ngang thành một “studio” chúng tôi phải dọn dẹp. Vợ tôi căng màn, bố trí đèn, trang điểm, giúp tạo thế cho người mẫu… Tôi không mở tiệm ảnh, cũng chẳng kinh doanh một ngành nghề nào khác, vợ tôi cũng chỉ lo nội trợ vậy mà vẫn sống được tuy rằng có phần… thanh đạm. Tuy không kinh doanh nhưng tôi vẫn chụp ảnh cho những người có nhu cầu, chụp xong họ thấy đẹp nên giới thiệu cho người khác. Ngoài ra tôi còn nhận thiết kế cho các công ty.
* Dự định sắp tới của anh?
- Tôi muốn thử thách mình bằng chụp ảnh nude ngoại cảnh. Vừa rồi tôi có đi “test” ở Long Hải và nhận thấy rằng chụp ngoại cảnh khác hoàn toàn chụp trong studio, nhưng đó cũng là thách thức nghề nghiệp và tôi sẽ cố gắng hoàn thành album Con người và biển cả trong năm 2007 (không có sự can thiệp của máy tính và kỹ thuật studio)
Triết lý khỏa thân của Dương Quốc Định
Ảnh nude của Dương Quốc Định hiền lành, mang vẻ ngọt ngào của những câu chuyện thần tiên, nhưng không kém phần tinh tế. Không chỉ là nude mà trước hết, ảnh của Định là những tác phẩm mượn vẻ đẹp phụ nữ làm chất liệu, trong đó họ việc có nude hay không, nude đến đâu không phải là mấu chốt.
Ngoài nude, phong cảnh và tĩnh vật cũng là những lĩnh vực khiến Định say mê. Với anh, ngoài ánh sáng đẹp, vật thể đẹp, tĩnh vật còn phải nói lên của tâm tư tác giả qua ý nghĩa riêng của mỗi đồ vật.
“Nude cũng vậy - anh nói - Khi tôi mới dấn thân vào chơi nude, nhiều bạn đồng nghiệp nói: Phụ nữ có gì đâu mà chụp, đi một vòng hết cuộn phim coi như cũng hết(!) Nếu nhìn phụ nữ góc độ đó thì cũng chả nên chụp làm gì. Nếu ảnh mình chỉ là bản photo, thì sao đẹp được như cơ thể sống đó!
Cho nên chụp nude, mình muốn cho người xem cảm được, rung động được không phải bởi vẻ đẹp và đường nét cơ thể. Nó chỉ là cái nền để chuyển đến một ý tưởng thanh khiết hơn, có khi cùng với cả khuôn mặt diễn đạt của người mẫu. Đôi khi chúng ta cho rằng cứ chụp nude là phải giấu mặt này kia. Ngay cái ý định đó từ đầu đã làm mất đi tính tự nhiên, thanh khiết của tác phẩm rồi.”
Vốn là một họa sĩ được học hành từ nhỏ nhưng nay việc cầm máy đã hoàn toàn thay thế cho cầm cọ. Lớp 5, Định đã được ba cho đi học vẽ, hết phổ thông thì vào trường Mỹ thuật Đồng Nai. Ra trường lại có hơn chục năm sống bằng nghề thiết kế và vẽ quảng cáo.
Anh cũng bán được tranh (cũng toàn chân dung thiếu nữ không) nhưng giá không lại được với công sức, thời gian bỏ ra - nên thôi. Tư duy hội họa được chuyển qua ảnh. Trong quá trình sáng tác, thường cảm xúc, ý tưởng đến trước, sau đó anh mới tìm cách thể hiện - với chất liệu nude, đúng hơn là cơ thể phụ nữ.
Có khi nghe bản nhạc Trịnh cũng đem lại cho anh cảm hứng. Rõ nét hơn là trường hợp tác phẩm Giấc mơ chiều - anh lập tứ từ bài Thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương.
Sự nghiệp ảnh nude của Dương Quốc Định những năm qua chủ yếu dựa trên 5 người mẫu. Tự nhận là khó tính trong tuyển chọn mẫu. Người mẫu ảnh của anh không chỉ trẻ đẹp, biểu cảm có hồn mà tư cách đạo đức phải tốt, và không thể thiếu sự đồng thuận của gia đình. Dương Quốc Định mất ít nhất 3 tháng để tìm hiểu, thuyết phục mẫu... rồi mới bước vào chụp ảnh.
“Thành ra họ hiểu mình, giúp mình có được tác phẩm, và bản thân họ cũng hãnh diện khi tác phẩm được thẩm định đạt giá trị cao.” Hai bên giúp nhau vì nghệ thuật, anh cho biết: “Nếu anh đặt vấn đề với một người mẫu đi thuê thì ngay từ đầu đã làm người ta có tư tưởng đó là một công việc để lấy tiền. Họ đến với mình mục đích khác. Như vậy có chăng là được những đường nét, chứ chẳng bao giờ mình bắt được cái thần của họ.”
Đóng góp cho sự nghiệp của chồng, tất nhiên có cả người mẫu vợ. Chị cùng như các cháu gái trong nhà thường hay làm mẫu... nháp cho Định, nhất là thời gian anh mới bước vào nghề. Đơn giản để khi làm việc với người mẫu thật, anh khỏi mất thời gian xích tới xích lui, điều chỉnh ánh sáng...
Là nhà nhiếp ảnh Việt Nam nắm giữ nhiều giải thưởng nhất về ảnh nude - 30 huy chương - ngoài nước là chính. Nhưng: “Huy chương với tôi không phải sự mong đợi,” anh nói. “Mong đợi ở đây là ra tác phẩm được như ý. Đó là cái hạnh phúc đầu tiên. Huy chương chẳng qua là BGK nhìn nhận cùng với mình, hoặc đọc được tư tưởng của mình. Huy chương chỉ là vật chất - không mang lại cảm giác sung sướng nào bằng chính tác phẩm đâu!”
Cho nên chụp nude, mình muốn cho người xem cảm được, rung động được không phải bởi vẻ đẹp và đường nét cơ thể. Nó chỉ là cái nền để chuyển đến một ý tưởng thanh khiết hơn, có khi cùng với cả khuôn mặt diễn đạt của người mẫu. Đôi khi chúng ta cho rằng cứ chụp nude là phải giấu mặt này kia. Ngay cái ý định đó từ đầu đã làm mất đi tính tự nhiên, thanh khiết của tác phẩm rồi.”
Vốn là một họa sĩ được học hành từ nhỏ nhưng nay việc cầm máy đã hoàn toàn thay thế cho cầm cọ. Lớp 5, Định đã được ba cho đi học vẽ, hết phổ thông thì vào trường Mỹ thuật Đồng Nai. Ra trường lại có hơn chục năm sống bằng nghề thiết kế và vẽ quảng cáo.
Anh cũng bán được tranh (cũng toàn chân dung thiếu nữ không) nhưng giá không lại được với công sức, thời gian bỏ ra - nên thôi. Tư duy hội họa được chuyển qua ảnh. Trong quá trình sáng tác, thường cảm xúc, ý tưởng đến trước, sau đó anh mới tìm cách thể hiện - với chất liệu nude, đúng hơn là cơ thể phụ nữ.
Có khi nghe bản nhạc Trịnh cũng đem lại cho anh cảm hứng. Rõ nét hơn là trường hợp tác phẩm Giấc mơ chiều - anh lập tứ từ bài Thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương.
Sự nghiệp ảnh nude của Dương Quốc Định những năm qua chủ yếu dựa trên 5 người mẫu. Tự nhận là khó tính trong tuyển chọn mẫu. Người mẫu ảnh của anh không chỉ trẻ đẹp, biểu cảm có hồn mà tư cách đạo đức phải tốt, và không thể thiếu sự đồng thuận của gia đình. Dương Quốc Định mất ít nhất 3 tháng để tìm hiểu, thuyết phục mẫu... rồi mới bước vào chụp ảnh.
“Thành ra họ hiểu mình, giúp mình có được tác phẩm, và bản thân họ cũng hãnh diện khi tác phẩm được thẩm định đạt giá trị cao.” Hai bên giúp nhau vì nghệ thuật, anh cho biết: “Nếu anh đặt vấn đề với một người mẫu đi thuê thì ngay từ đầu đã làm người ta có tư tưởng đó là một công việc để lấy tiền. Họ đến với mình mục đích khác. Như vậy có chăng là được những đường nét, chứ chẳng bao giờ mình bắt được cái thần của họ.”
Đóng góp cho sự nghiệp của chồng, tất nhiên có cả người mẫu vợ. Chị cùng như các cháu gái trong nhà thường hay làm mẫu... nháp cho Định, nhất là thời gian anh mới bước vào nghề. Đơn giản để khi làm việc với người mẫu thật, anh khỏi mất thời gian xích tới xích lui, điều chỉnh ánh sáng...
Là nhà nhiếp ảnh Việt Nam nắm giữ nhiều giải thưởng nhất về ảnh nude - 30 huy chương - ngoài nước là chính. Nhưng: “Huy chương với tôi không phải sự mong đợi,” anh nói. “Mong đợi ở đây là ra tác phẩm được như ý. Đó là cái hạnh phúc đầu tiên. Huy chương chẳng qua là BGK nhìn nhận cùng với mình, hoặc đọc được tư tưởng của mình. Huy chương chỉ là vật chất - không mang lại cảm giác sung sướng nào bằng chính tác phẩm đâu!”
Hoài Nam - Sưu Tầm
Song Phương chuyển