Tham Khảo
Viện Khổng Tử – Công cụ tuyên truyền và kiểm duyệt của Trung Quốc trên thế giới
Viện Khổng Tử, với số lượng lập ra ngày càng nhiều, đang nhập khẩu chế độ kiểm duyệt và tuyên truyền chính trị của Trung Quốc vào môi trường học thuật tại Hoa Kỳ.
Trung Quốc đang chi tiêu một khoản tiền khổng lồ dưới dạng xây dựng hoạt động thiện ý ở hải ngoại thông qua các trường học. Bản thân việc làm đó không có gì bất thường. Nhiều quốc gia cũng gửi giáo viên ra nước ngoài như là một hình thức ngoại giao văn hóa và ngôn ngữ, chẳng hạn như: Cộng đồng Pháp ngữ, Viện Goethe của Đức, Viện Cervantes của Tây Ban Nha và Hội đồng Anh.
Thoạt nghe thì cách làm của Viện Khổng Tử cũng tương tự như các viện giáo dục kể trên của các nước phương Tây. Nhưng thực tế các hoạt động của cơ quan giáo dục Trung Quốc này lại vô cùng độc hại. Mặc dù, các Viện Khổng Tử có vẻ bề ngoài như một phương tiện ngoại giao văn hóa thông thường, nhưng bản chất của nó là công cụ để Trung Quốc can thiệp và gây ảnh hưởng tới nền giáo dục đại học Hoa Kỳ. Đó là điều Trung Quốc sẽ đạt được nếu các trường đại học Mỹ không đề cao cảnh giác.
Cơ chế hoạt động của Viện Khổng Tử có sự khác biệt về cơ bản so với các viện giáo dục đặt ở nước ngoài của các nước phương Tây. Trong khi Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Anh xây dựng các viện độc lập của riêng họ nhằm cung cấp các khóa học ngoại khoá, Trung Quốc lại nhấn mạnh việc thiết lập các Viện Khổng Tử của mình bên trong các trường cao đẳng và đại học hiện hành. Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào nỗ lực này. Mặc dù các Viện Khổng Tử mới chỉ bắt đầu được thành lập vào năm 2004, nhưng hiện nay Trung Quốc đã xây dựng được 513 Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, và có thêm 1074 Lớp học Khổng Tử khác đặt tại các trường tiểu học và trung học. Con số này lớn hơn rất nhiều so với số lượng 159 Viện Goethe và cũng vượt xa 850 chi nhánh của Cộng đồng Pháp ngữ trên toàn cầu. Và sự đầu tư này của Trung Quốc nhắm mục tiêu chính vào Hoa Kỳ, nơi chiếm 39% tổng số lượng Viện và Lớp Khổng Tử, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Về phần mình, các trường đại học phương Tây rất háo hức đón nhận các cơ hội Viện Khổng Tử đưa ra.
Nhưng thực tế, các cơ hội đó thường có rất nhiều các điều kiện đi kèm. Tôi vừa mới hoàn thành một bản báo cáo nghiên cứu trong 2 năm về các Viện Khổng Tử tại New York và New Jersey. Tôi đã phát hiện được rằng các Viện Khổng Tử hoạt động như một mấu chốt trung tâm trong mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và các trường đại học phương Tây. Rất nhiều các trường đại học trong số này phụ thuộc nhiều vào tiền thu học phí từ sinh viên Trung Quốc và rất cần nguồn tài trợ cho các chương trình nhân văn. Nhưng tại không gian giáo dục Hoa Kỳ, Viện Khổng Tử cũng đóng vai trò như một công cụ tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc. Nó đặt điều kiện, hạn chế những gì giáo viên có thể nói – những người họ đưa từ Trung Quốc sang, bóp méo những gì học sinh học, và ép các giáo sư Mỹ tự kiểm duyệt chương trình dạy của mình.
Vấn đề này không phải là không được chú ý đến. Cho đến nay, 2 trường đại học của Mỹ là Đại học Chicago và Penn State cho đóng cửa Viện Khổng Tử. Trước đó, trên thế giới cũng đã có nhiều trường làm việc này như Đại học Stockholm (Thụy Điển), Đại học Lyon (Pháp) và Đại học McMaster (Canada) và nhiều trường khác nữa. Trường McMaster đã đóng cửa Viện Khổng Tử sau khi một giáo viên ở đây gửi đơn khiếu nại tới Tòa án Nhân quyền Ontario cáo buộc Viện này có hành vi phân biệt đối xử trong việc tuyển dụng nhân sự, ngăn cấm người học Pháp Luân Công – một môn tu luyện khí công tín ngưỡng, làm việc tại Viện.
Đã đến lúc nhiều hơn các trường đại học và cao đẳng thực hiện việc này. Viện Không Tử không nên có chỗ trong môi trường học viện.
Một lý do xác đáng cho việc đóng cửa các Viện Khổng Tử là Trung Quốc thông qua các viện này đã và đang gây áp đặt chưa từng có, hủy hoại sự độc lập học thuật của các trường đại học. Viện Khổng Tử có sự gắn kết trực tiếp với chính phủ Trung Quốc. Ban Hán Ngữ, cơ quan trực thuộc Bộ giáo dục trung Quốc, chịu trách nhiệm giám sát tất cả các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới. Hội đồng điều hành Ban Hán Ngữ toàn là thành viên đứng đầu của 12 bộ trong chính phủ Trung Quốc – trong đó có Cục Báo chí và Xuất bản Nhà nước (cơ quan quản lý các phương tiện truyền thông và tuyên truyền nhà nước) và Bộ Ngoại giao. Ban Hán Ngữ “biệt phái” các giáo viên và gửi sách giáo khoa từ Trung Quốc, yêu cầu các trường đại học nước ngoài phải chấp thuận tất cả các khóa học và các chương trình ngoại khoá do họ thiết kế thì mới được nhận trợ cấp.
Hãy thử tưởng tượng đến tình huống các trường cao đẳng và trường đại học phải yêu cầu sự cho phép của chính phủ Hoa Kỳ thì mới được phép hoàn tất các giáo trình khóa học, họ sẽ phản ứng ra sao. Nếu có thì cũng rất ít trường học ở Mỹ chấp nhận sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ, nhưng đã có hơn 100 trường đã hoàn toàn sẵn sàng nhượng bộ quyền tự quyết học thuật cho Bắc Kinh để đổi lại khoản tài trợ kếch sù.
Ngôn ngữ trong hợp đồng được lập giữa Ban Hán ngữ và các trường đại học đặt ra một mối đe dọa lớn hơn đối với sự tự chủ về học thuật. Quy định của Viện Khổng Tử yêu cầu tất cả các trường học có liên kết với viện này không được “làm hỏng danh tiếng của Viện Khổng Tử” – nếu có hành vi vi phạm điều này có thể dẫn tới bị huỷ bỏ hợp đồng, mất toàn bộ quỹ tài trợ và đối mặt với “hành động pháp lý” chưa rõ là gì. Tôi đã kiểm tra tám hợp đồng ký kết giữa các trường đại học Hoa Kỳ và Ban Hán Ngữ, tất cả tám trường hợp đều trùng lặp đoạn ngôn ngữ nêu trên không sai một từ.
Phạm vi của định nghĩa “làm hỏng [danh tiếng]” nêu trên là không rõ ràng. Liệu một hội đồng khoa tổ chức bỏ phiếu về mối quan ngại của họ đối với Viện Khổng Tử tại trường đại học của có đủ để xét là “làm hỏng danh tiếng” và khiến Trung Quốc can thiệp? Và việc nói rằng Trung Quốc có quyền tài phán pháp lý đối với các vấn đề trong phạm vi trường học của quốc gia khác thật là đáng ngờ. Tôi đã chất vấn các nhà quản lý các trường cao đẳng và đại học về các yêu cầu hợp đồng này, nhưng chưa bao giờ nhận được câu trả lời rõ ràng. Các trường học rõ ràng không chắc chắn cái Ban Hán ngữ mong đợi họ phải làm gì khi nhắc tới việc bảo vệ danh tiếng của các Viện Khổng Tử. Tuy nhiên, nguồn tiền mà Trung Quốc tài trợ cho các Viện Khổng Tử là rất hào phóng và các trường đại học vì thế mà mắt nhắm mắt mở tuân theo các chỉ đạo từ phía Trung Quốc.
Việc đặt các viện này vào hệ thống trường học và các khóa học của viện cũng được coi là tín chỉ của hệ thống đào tạo, gây ra mối đe dọa cho tính toàn vẹn của học thuật. Viện Khổng Tử trong các trường đại học của Mỹ chủ yếu thuê ngoài từ Trung Quốc trong giảng dạy các khóa học của họ. Để cho chính phủ Trung Quốc can thiệp thông qua các chương trình học của Viện Khổng Tử khiến các trường đại học phương Tây đánh mất uy tín của mình. Chưa quốc gia nào khác có thể thoải mái tiếp cận trực tiếp vào một lớp học ở nước ngoài như vậy. Các chi nhánh của Cộng đồng Pháp ngữ và Viện Goethe không gây ảnh hưởng lên các khóa học lấy tín chỉ của các trường đại học, cao đẳng và do đó việc liên kết với các Viện này chỉ là để lấy danh tiếng.
Các trường học Hoa Kỳ cũng nên xem xét các giá trị được truyền bá thông qua việc giảng dạy của Viện Khổng Tử. Các viện nghiên cứu này có lịch sử tuyên truyền một phiên bản ‘tẩy trắng’ của Trung Quốc. Trong một vài bối cảnh, chính phủ Trung Quốc thậm chí đã thừa nhận mục đích này các Viện Khổng Tử. Năm 2009, ông Lý Trường Xuân khi đó là Trưởng ban Tuyên giáo và là Ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gọi Viên Khổng Tử là “một phần quan trọng trong việc thiết lập mạng lưới tuyên truyền ở nước ngoài của Trung Quốc”. Các Viện Khổng Tử tự thừa nhận vai trò của họ trong các nỗ lực “quảng bá” của Trung Quốc, nhưng không lưu ý rằng ở Trung Quốc, “quảng bá” và “tuyên truyền” là cùng một từ.
Chính phủ Trung Quốc cố gắng kiểm duyệt những chủ đề nhạy cảm bằng cách cấm các Viện Khổng Tử thảo luận về các chủ đề chính trị, lịch sử và kinh tế. Chính quyền Bắc Kinh hướng dẫn các giáo viên của Viện Khổng Tử tập trung vào các chủ đề thúc đẩy tình hữu nghị với Trung Quốc: “nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc”, “làm sâu sắc hơn các mối quan hệ thân thiện với các quốc gia khác” và phát triển các chương trình “xây dựng một thế giới hài hòa”. Không có điều gì trong các chương trình này gây nguy hại cả, nhưng đặt chúng vào một chương trình chung sẽ khiến cho sinh viên thế giới có cái nhìn không toàn diện về Trung Quốc. Ví dụ như họ sẽ không cho thảo luận thẳng thắn về vấn đề Tây Tạng hoặc hệ thống trại lao động cưỡng bức tại Trung Quốc vì những chủ dề này không có ích gì trong việc “làm sâu sắc mối quan hệ thân thiện” giữa Trung Quốc và các nước khác.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã chuẩn bị cho trường hợp các chủ đề mà họ cho nhạy cảm vẫn sẽ bị một sinh viên nào đó nêu ra. Ví dụ, các giáo viên của Viện Khổng Tử được Ban Hán ngữ đào tạo cách trả lời các câu hỏi về Đài Loan và Tây Tạng. Họ có nghĩa vụ phải lảng tránh câu hỏi, thay đổi chủ đề, nếu không được thì phải tuyên bố rằng cả Đài Loan và Tây Tạng là lãnh thổ không thể tranh cãi của Trung Quốc. Các bản đồ mà họ đưa ra, giống như tất cả các bản đồ khác của Trung Quốc đại lục đều thể hiện Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc. Tại một cuộc họp của Hiệp hội Nghiên cứu Trung Hoa tại Châu Âu, Giám đốc quốc tế các Viện Khổng Tử, ông Hứa Lâm, đã ra lệnh xé bỏ hết tất cả các tài liệu từ các tổ chức Đài Loan xuất hiện trong hội nghị. Giám đốc người Trung Quốc tại Viện Khổng Tử của Trường đại học New Jersey đã nói với tôi rằng câu trả lời được soạn sẵn của bà về các câu hỏi liên quan đến Quảng trường Thiên An Môn là: đó là nơi “để chụp ảnh và thể hiện kiến trúc đẹp”.
Các giáo sư Đại học tại Hoa Kỳ nói với tôi rằng họ cảm thấy áp lực khi phải tránh làm phật lòng Trung Quốc. Các nhà quản lý trường học lo ngại làm việc đó sẽ gây tổn thất tới dòng tiền tài trợ từ Bắc Kinh. Một giáo sư của một trường Đại học bang New York (SUNY) đã phát hiện ra rằng tất cả các cửa văn phòng của khoa đã bị lột bỏ các biểu ngữ nói về Đài Loan trong ngày quan chức Ban Hán ngữ tới thăm trường. Một giáo sư khác tại SUNY, yêu cầu giấu tên, nói rằng công việc của ông sẽ bị nguy hiểm nếu ông đặt câu hỏi công khai về Viện Khổng Tử trong trường đại học ông làm việc: “Sự nghiệp và sinh kế của tôi bị đem ra đe dọa“. Nhiều giáo sư khác thì nói rằng họ sợ không được cấp visa đi thăm và tiến hành nghiên cứu tại Trung Quốc.
Ban Hán ngữ cũng yêu cầu các Viện Khổng Tử “không vi phạm” cả luật pháp địa phương và Trung Quốc, nhưng không có hướng dẫn chính thức về cách xử lý sự khác biệt giữa hệ thống luật pháp. Điều đó khiến các viên chức Viện Khổng Tử không chắc chắn phải tuân theo luật nào và thường chọn giải pháp cẩn thận trong tất cả các trường hợp. Tất cả các hợp đồng của Viện Khổng Tử mà tôi đã kiểm tra đều yêu cầu phải tuân thủ luật pháp Trung Quốc hoặc tuân theo Quy định của Viện Khổng Tử mà bản thân quy định này yêu cầu tất cả các Viện Khổng Tử tuân theo luật Trung Quốc.
Học giả người Mỹ, ông Perry Link đã miêu tả hợp lý việc thiếu rõ ràng trong việc quy chiếu về luật pháp Trung Quốc trong quy định của Viện Khổng Tử như là “một con rắn khổng lồ [anaconda] trong chiếc đèn chùm”. Sự kiểm duyệt của Trung Quốc hoạt động như một con rắn nguy hiểm treo trên cao, yên tĩnh, chờ đợi và nó sẽ tấn công người nào đi qua mà đạt đến tầm với của nó. Luật pháp Trung Quốc không nói rõ chính xác những gì công dân có thể và không thể nói. Luật pháp nước này là mơ hồ và thực thi có chọn lọc. Mọi người vì nỗi sợ mà tự kiểm duyệt để nỗ lực tránh gặp con rắn đó. Những gì mà người dân được nói gọi là vùng màu xám và luôn luôn thay đổi. Trong những năm gần đây ở Trung Quốc, vùng màu xám này thậm chí còn bị co hẹp hơn. Các trường đại học phải hỏi [chính phủ] nếu muốn đặt chân lên đất Hoa Kỳ.
Các viện Khổng Tử đang xuất khẩu nỗi sợ hãi tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Nó mang sức mạnh đe dọa của chính phủ nước ngoài vào các lớp học cao đẳng và đại học, thậm chí của những đất nước tự do nhất. Đã đến lúc phải tống cổ chúng ra khỏi khu vực học thuật.
Tác giả: Rachelle Peterson
Ông Rachelle Peterson là giám đốc các dự án nghiên cứu tại Hiệp hội các học giả quốc gia và là tác giả của “Outsourced to China”: Các Viện Khổng Tử và Quyền lực mềm trong Giáo dục Đại học Hoa Kỳ.
Tân Bình dịch
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Viện Khổng Tử – Công cụ tuyên truyền và kiểm duyệt của Trung Quốc trên thế giới
Viện Khổng Tử, với số lượng lập ra ngày càng nhiều, đang nhập khẩu chế độ kiểm duyệt và tuyên truyền chính trị của Trung Quốc vào môi trường học thuật tại Hoa Kỳ.
Trung Quốc đang chi tiêu một khoản tiền khổng lồ dưới dạng xây dựng hoạt động thiện ý ở hải ngoại thông qua các trường học. Bản thân việc làm đó không có gì bất thường. Nhiều quốc gia cũng gửi giáo viên ra nước ngoài như là một hình thức ngoại giao văn hóa và ngôn ngữ, chẳng hạn như: Cộng đồng Pháp ngữ, Viện Goethe của Đức, Viện Cervantes của Tây Ban Nha và Hội đồng Anh.
Thoạt nghe thì cách làm của Viện Khổng Tử cũng tương tự như các viện giáo dục kể trên của các nước phương Tây. Nhưng thực tế các hoạt động của cơ quan giáo dục Trung Quốc này lại vô cùng độc hại. Mặc dù, các Viện Khổng Tử có vẻ bề ngoài như một phương tiện ngoại giao văn hóa thông thường, nhưng bản chất của nó là công cụ để Trung Quốc can thiệp và gây ảnh hưởng tới nền giáo dục đại học Hoa Kỳ. Đó là điều Trung Quốc sẽ đạt được nếu các trường đại học Mỹ không đề cao cảnh giác.
Cơ chế hoạt động của Viện Khổng Tử có sự khác biệt về cơ bản so với các viện giáo dục đặt ở nước ngoài của các nước phương Tây. Trong khi Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Anh xây dựng các viện độc lập của riêng họ nhằm cung cấp các khóa học ngoại khoá, Trung Quốc lại nhấn mạnh việc thiết lập các Viện Khổng Tử của mình bên trong các trường cao đẳng và đại học hiện hành. Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào nỗ lực này. Mặc dù các Viện Khổng Tử mới chỉ bắt đầu được thành lập vào năm 2004, nhưng hiện nay Trung Quốc đã xây dựng được 513 Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, và có thêm 1074 Lớp học Khổng Tử khác đặt tại các trường tiểu học và trung học. Con số này lớn hơn rất nhiều so với số lượng 159 Viện Goethe và cũng vượt xa 850 chi nhánh của Cộng đồng Pháp ngữ trên toàn cầu. Và sự đầu tư này của Trung Quốc nhắm mục tiêu chính vào Hoa Kỳ, nơi chiếm 39% tổng số lượng Viện và Lớp Khổng Tử, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Về phần mình, các trường đại học phương Tây rất háo hức đón nhận các cơ hội Viện Khổng Tử đưa ra.
Nhưng thực tế, các cơ hội đó thường có rất nhiều các điều kiện đi kèm. Tôi vừa mới hoàn thành một bản báo cáo nghiên cứu trong 2 năm về các Viện Khổng Tử tại New York và New Jersey. Tôi đã phát hiện được rằng các Viện Khổng Tử hoạt động như một mấu chốt trung tâm trong mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và các trường đại học phương Tây. Rất nhiều các trường đại học trong số này phụ thuộc nhiều vào tiền thu học phí từ sinh viên Trung Quốc và rất cần nguồn tài trợ cho các chương trình nhân văn. Nhưng tại không gian giáo dục Hoa Kỳ, Viện Khổng Tử cũng đóng vai trò như một công cụ tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc. Nó đặt điều kiện, hạn chế những gì giáo viên có thể nói – những người họ đưa từ Trung Quốc sang, bóp méo những gì học sinh học, và ép các giáo sư Mỹ tự kiểm duyệt chương trình dạy của mình.
Vấn đề này không phải là không được chú ý đến. Cho đến nay, 2 trường đại học của Mỹ là Đại học Chicago và Penn State cho đóng cửa Viện Khổng Tử. Trước đó, trên thế giới cũng đã có nhiều trường làm việc này như Đại học Stockholm (Thụy Điển), Đại học Lyon (Pháp) và Đại học McMaster (Canada) và nhiều trường khác nữa. Trường McMaster đã đóng cửa Viện Khổng Tử sau khi một giáo viên ở đây gửi đơn khiếu nại tới Tòa án Nhân quyền Ontario cáo buộc Viện này có hành vi phân biệt đối xử trong việc tuyển dụng nhân sự, ngăn cấm người học Pháp Luân Công – một môn tu luyện khí công tín ngưỡng, làm việc tại Viện.
Đã đến lúc nhiều hơn các trường đại học và cao đẳng thực hiện việc này. Viện Không Tử không nên có chỗ trong môi trường học viện.
Một lý do xác đáng cho việc đóng cửa các Viện Khổng Tử là Trung Quốc thông qua các viện này đã và đang gây áp đặt chưa từng có, hủy hoại sự độc lập học thuật của các trường đại học. Viện Khổng Tử có sự gắn kết trực tiếp với chính phủ Trung Quốc. Ban Hán Ngữ, cơ quan trực thuộc Bộ giáo dục trung Quốc, chịu trách nhiệm giám sát tất cả các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới. Hội đồng điều hành Ban Hán Ngữ toàn là thành viên đứng đầu của 12 bộ trong chính phủ Trung Quốc – trong đó có Cục Báo chí và Xuất bản Nhà nước (cơ quan quản lý các phương tiện truyền thông và tuyên truyền nhà nước) và Bộ Ngoại giao. Ban Hán Ngữ “biệt phái” các giáo viên và gửi sách giáo khoa từ Trung Quốc, yêu cầu các trường đại học nước ngoài phải chấp thuận tất cả các khóa học và các chương trình ngoại khoá do họ thiết kế thì mới được nhận trợ cấp.
Hãy thử tưởng tượng đến tình huống các trường cao đẳng và trường đại học phải yêu cầu sự cho phép của chính phủ Hoa Kỳ thì mới được phép hoàn tất các giáo trình khóa học, họ sẽ phản ứng ra sao. Nếu có thì cũng rất ít trường học ở Mỹ chấp nhận sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ, nhưng đã có hơn 100 trường đã hoàn toàn sẵn sàng nhượng bộ quyền tự quyết học thuật cho Bắc Kinh để đổi lại khoản tài trợ kếch sù.
Ngôn ngữ trong hợp đồng được lập giữa Ban Hán ngữ và các trường đại học đặt ra một mối đe dọa lớn hơn đối với sự tự chủ về học thuật. Quy định của Viện Khổng Tử yêu cầu tất cả các trường học có liên kết với viện này không được “làm hỏng danh tiếng của Viện Khổng Tử” – nếu có hành vi vi phạm điều này có thể dẫn tới bị huỷ bỏ hợp đồng, mất toàn bộ quỹ tài trợ và đối mặt với “hành động pháp lý” chưa rõ là gì. Tôi đã kiểm tra tám hợp đồng ký kết giữa các trường đại học Hoa Kỳ và Ban Hán Ngữ, tất cả tám trường hợp đều trùng lặp đoạn ngôn ngữ nêu trên không sai một từ.
Phạm vi của định nghĩa “làm hỏng [danh tiếng]” nêu trên là không rõ ràng. Liệu một hội đồng khoa tổ chức bỏ phiếu về mối quan ngại của họ đối với Viện Khổng Tử tại trường đại học của có đủ để xét là “làm hỏng danh tiếng” và khiến Trung Quốc can thiệp? Và việc nói rằng Trung Quốc có quyền tài phán pháp lý đối với các vấn đề trong phạm vi trường học của quốc gia khác thật là đáng ngờ. Tôi đã chất vấn các nhà quản lý các trường cao đẳng và đại học về các yêu cầu hợp đồng này, nhưng chưa bao giờ nhận được câu trả lời rõ ràng. Các trường học rõ ràng không chắc chắn cái Ban Hán ngữ mong đợi họ phải làm gì khi nhắc tới việc bảo vệ danh tiếng của các Viện Khổng Tử. Tuy nhiên, nguồn tiền mà Trung Quốc tài trợ cho các Viện Khổng Tử là rất hào phóng và các trường đại học vì thế mà mắt nhắm mắt mở tuân theo các chỉ đạo từ phía Trung Quốc.
Việc đặt các viện này vào hệ thống trường học và các khóa học của viện cũng được coi là tín chỉ của hệ thống đào tạo, gây ra mối đe dọa cho tính toàn vẹn của học thuật. Viện Khổng Tử trong các trường đại học của Mỹ chủ yếu thuê ngoài từ Trung Quốc trong giảng dạy các khóa học của họ. Để cho chính phủ Trung Quốc can thiệp thông qua các chương trình học của Viện Khổng Tử khiến các trường đại học phương Tây đánh mất uy tín của mình. Chưa quốc gia nào khác có thể thoải mái tiếp cận trực tiếp vào một lớp học ở nước ngoài như vậy. Các chi nhánh của Cộng đồng Pháp ngữ và Viện Goethe không gây ảnh hưởng lên các khóa học lấy tín chỉ của các trường đại học, cao đẳng và do đó việc liên kết với các Viện này chỉ là để lấy danh tiếng.
Các trường học Hoa Kỳ cũng nên xem xét các giá trị được truyền bá thông qua việc giảng dạy của Viện Khổng Tử. Các viện nghiên cứu này có lịch sử tuyên truyền một phiên bản ‘tẩy trắng’ của Trung Quốc. Trong một vài bối cảnh, chính phủ Trung Quốc thậm chí đã thừa nhận mục đích này các Viện Khổng Tử. Năm 2009, ông Lý Trường Xuân khi đó là Trưởng ban Tuyên giáo và là Ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gọi Viên Khổng Tử là “một phần quan trọng trong việc thiết lập mạng lưới tuyên truyền ở nước ngoài của Trung Quốc”. Các Viện Khổng Tử tự thừa nhận vai trò của họ trong các nỗ lực “quảng bá” của Trung Quốc, nhưng không lưu ý rằng ở Trung Quốc, “quảng bá” và “tuyên truyền” là cùng một từ.
Chính phủ Trung Quốc cố gắng kiểm duyệt những chủ đề nhạy cảm bằng cách cấm các Viện Khổng Tử thảo luận về các chủ đề chính trị, lịch sử và kinh tế. Chính quyền Bắc Kinh hướng dẫn các giáo viên của Viện Khổng Tử tập trung vào các chủ đề thúc đẩy tình hữu nghị với Trung Quốc: “nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc”, “làm sâu sắc hơn các mối quan hệ thân thiện với các quốc gia khác” và phát triển các chương trình “xây dựng một thế giới hài hòa”. Không có điều gì trong các chương trình này gây nguy hại cả, nhưng đặt chúng vào một chương trình chung sẽ khiến cho sinh viên thế giới có cái nhìn không toàn diện về Trung Quốc. Ví dụ như họ sẽ không cho thảo luận thẳng thắn về vấn đề Tây Tạng hoặc hệ thống trại lao động cưỡng bức tại Trung Quốc vì những chủ dề này không có ích gì trong việc “làm sâu sắc mối quan hệ thân thiện” giữa Trung Quốc và các nước khác.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã chuẩn bị cho trường hợp các chủ đề mà họ cho nhạy cảm vẫn sẽ bị một sinh viên nào đó nêu ra. Ví dụ, các giáo viên của Viện Khổng Tử được Ban Hán ngữ đào tạo cách trả lời các câu hỏi về Đài Loan và Tây Tạng. Họ có nghĩa vụ phải lảng tránh câu hỏi, thay đổi chủ đề, nếu không được thì phải tuyên bố rằng cả Đài Loan và Tây Tạng là lãnh thổ không thể tranh cãi của Trung Quốc. Các bản đồ mà họ đưa ra, giống như tất cả các bản đồ khác của Trung Quốc đại lục đều thể hiện Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc. Tại một cuộc họp của Hiệp hội Nghiên cứu Trung Hoa tại Châu Âu, Giám đốc quốc tế các Viện Khổng Tử, ông Hứa Lâm, đã ra lệnh xé bỏ hết tất cả các tài liệu từ các tổ chức Đài Loan xuất hiện trong hội nghị. Giám đốc người Trung Quốc tại Viện Khổng Tử của Trường đại học New Jersey đã nói với tôi rằng câu trả lời được soạn sẵn của bà về các câu hỏi liên quan đến Quảng trường Thiên An Môn là: đó là nơi “để chụp ảnh và thể hiện kiến trúc đẹp”.
Các giáo sư Đại học tại Hoa Kỳ nói với tôi rằng họ cảm thấy áp lực khi phải tránh làm phật lòng Trung Quốc. Các nhà quản lý trường học lo ngại làm việc đó sẽ gây tổn thất tới dòng tiền tài trợ từ Bắc Kinh. Một giáo sư của một trường Đại học bang New York (SUNY) đã phát hiện ra rằng tất cả các cửa văn phòng của khoa đã bị lột bỏ các biểu ngữ nói về Đài Loan trong ngày quan chức Ban Hán ngữ tới thăm trường. Một giáo sư khác tại SUNY, yêu cầu giấu tên, nói rằng công việc của ông sẽ bị nguy hiểm nếu ông đặt câu hỏi công khai về Viện Khổng Tử trong trường đại học ông làm việc: “Sự nghiệp và sinh kế của tôi bị đem ra đe dọa“. Nhiều giáo sư khác thì nói rằng họ sợ không được cấp visa đi thăm và tiến hành nghiên cứu tại Trung Quốc.
Ban Hán ngữ cũng yêu cầu các Viện Khổng Tử “không vi phạm” cả luật pháp địa phương và Trung Quốc, nhưng không có hướng dẫn chính thức về cách xử lý sự khác biệt giữa hệ thống luật pháp. Điều đó khiến các viên chức Viện Khổng Tử không chắc chắn phải tuân theo luật nào và thường chọn giải pháp cẩn thận trong tất cả các trường hợp. Tất cả các hợp đồng của Viện Khổng Tử mà tôi đã kiểm tra đều yêu cầu phải tuân thủ luật pháp Trung Quốc hoặc tuân theo Quy định của Viện Khổng Tử mà bản thân quy định này yêu cầu tất cả các Viện Khổng Tử tuân theo luật Trung Quốc.
Học giả người Mỹ, ông Perry Link đã miêu tả hợp lý việc thiếu rõ ràng trong việc quy chiếu về luật pháp Trung Quốc trong quy định của Viện Khổng Tử như là “một con rắn khổng lồ [anaconda] trong chiếc đèn chùm”. Sự kiểm duyệt của Trung Quốc hoạt động như một con rắn nguy hiểm treo trên cao, yên tĩnh, chờ đợi và nó sẽ tấn công người nào đi qua mà đạt đến tầm với của nó. Luật pháp Trung Quốc không nói rõ chính xác những gì công dân có thể và không thể nói. Luật pháp nước này là mơ hồ và thực thi có chọn lọc. Mọi người vì nỗi sợ mà tự kiểm duyệt để nỗ lực tránh gặp con rắn đó. Những gì mà người dân được nói gọi là vùng màu xám và luôn luôn thay đổi. Trong những năm gần đây ở Trung Quốc, vùng màu xám này thậm chí còn bị co hẹp hơn. Các trường đại học phải hỏi [chính phủ] nếu muốn đặt chân lên đất Hoa Kỳ.
Các viện Khổng Tử đang xuất khẩu nỗi sợ hãi tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Nó mang sức mạnh đe dọa của chính phủ nước ngoài vào các lớp học cao đẳng và đại học, thậm chí của những đất nước tự do nhất. Đã đến lúc phải tống cổ chúng ra khỏi khu vực học thuật.
Tác giả: Rachelle Peterson
Ông Rachelle Peterson là giám đốc các dự án nghiên cứu tại Hiệp hội các học giả quốc gia và là tác giả của “Outsourced to China”: Các Viện Khổng Tử và Quyền lực mềm trong Giáo dục Đại học Hoa Kỳ.
Tân Bình dịch