Tin nóng trong ngày
Việt Cộng phản ứng về kêu gọi chiến tranh của TQ
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phản hồi hai ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được Tân Hoa Xã dẫn lời kêu gọi người dân Trung Quốc chuẩn bị "chiến tranh nhân dân ngoài biển" để đối phó đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phản hồi hai ngày sau khi Bộ trưởng Quốc
phòng Trung Quốc được Tân Hoa Xã dẫn lời kêu gọi người dân Trung Quốc
chuẩn bị "chiến tranh nhân dân ngoài biển" để đối phó đe dọa an ninh và
bảo vệ chủ quyền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình |
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/8/2016,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trả lời câu hỏi của phóng viên
về phản ứng và bình luận của Việt Nam trước kêu gọi của Thượng tướng
Trung Quốc Thường Vạn Toàn, đã khẳng định:
"Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và nguyện vọng chung của các
nước trong và ngoài khu vực. Các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được
giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng
vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.
Tôi cho rằng quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới. - Lê Hải Bình, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam
“Tôi cho rằng quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một
cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia
mình là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng
vũ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực cũng như
trên thế giới".
Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn được hãng thông tấn nhà nước Trung
Quốc đưa tin trong chuyến thị sát tỉnh duyên hải Chiết Giang đã kêu gọi
người dân Trung Quốc hãy "nhận thức được tình hình an ninh quốc gia
nghiêm trọng, nhất là đe dọa [an ninh] trên biển" và rằng quân đội,
công an và người dân cần sẵn sàng huy động lực lượng để bảo vệ chủ
quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra vài tuần sau
khi Tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết hôm 12/7 rằng Trung Quốc không
có chủ quyền lịch sử đối với đường chín đoạn mà nước này sử dụng để
hoạch chiếm Biển Đông.
Trung Quốc đã chống lại phán quyết này bằng cách dấy lên một làn sóng
yêu nước, những cuộc biểu tình rải rác và các bài viết mạnh mẽ trên các
kênh truyền thông quốc gia.
Cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, ông Lê Hải Bình cho biết tại cuộc
họp báo rằng Việt Nam đang tìm hiểu thông tin chính thức liên quan tới
tin Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc ban hành xử lý hình sự với ngư
dân đánh bắt cá trong khu vực mà Trung Quốc nhận chủ quyền.
Được biết Tòa án Tối cao Trung Quốc ra phán quyết vào hôm thứ Ba 2/8
rằng những ai bị bắt khi đang đánh bắt trái phép trong vùng biển của
Trung Quốc có thể bị tù tới một năm.
Tòa này nói phán quyết được đưa ra dựa trên luật pháp Trung Quốc và
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tòa này cũng khẳng định
các vùng biển này bao gồm cả vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế đặc
quyền và thềm lục địa.
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/8 đã nói việc đối
xử với ngư dân hoạt động trên Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc
tế, các thỏa thuận trong khu vực đã được các bên thông qua, tôn trọng
chủ quyền và lợi ích chung của các nước trên Biển Đông.
Nhấn mạnh phản đối của Việt Nam đối với việc Trung Quốc xây dựng nghĩa
trang ở quần đảo Hoàng Sa và Cục Hải dương Trung Quốc mở trang web về
Biển Đông gọi quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, ông Lê Hải
Bình nói:
"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định
chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa... Những việc làm
này không thể làm thay đổi thực tế Việt Nam có chủ quyền không thể tranh
cãi với hai quần đảo."
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Việt Cộng phản ứng về kêu gọi chiến tranh của TQ
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phản hồi hai ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được Tân Hoa Xã dẫn lời kêu gọi người dân Trung Quốc chuẩn bị "chiến tranh nhân dân ngoài biển" để đối phó đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phản hồi hai ngày sau khi Bộ trưởng Quốc
phòng Trung Quốc được Tân Hoa Xã dẫn lời kêu gọi người dân Trung Quốc
chuẩn bị "chiến tranh nhân dân ngoài biển" để đối phó đe dọa an ninh và
bảo vệ chủ quyền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình |
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/8/2016,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trả lời câu hỏi của phóng viên
về phản ứng và bình luận của Việt Nam trước kêu gọi của Thượng tướng
Trung Quốc Thường Vạn Toàn, đã khẳng định:
"Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và nguyện vọng chung của các
nước trong và ngoài khu vực. Các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được
giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng
vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.
Tôi cho rằng quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới. - Lê Hải Bình, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam
“Tôi cho rằng quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một
cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia
mình là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng
vũ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực cũng như
trên thế giới".
Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn được hãng thông tấn nhà nước Trung
Quốc đưa tin trong chuyến thị sát tỉnh duyên hải Chiết Giang đã kêu gọi
người dân Trung Quốc hãy "nhận thức được tình hình an ninh quốc gia
nghiêm trọng, nhất là đe dọa [an ninh] trên biển" và rằng quân đội,
công an và người dân cần sẵn sàng huy động lực lượng để bảo vệ chủ
quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra vài tuần sau
khi Tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết hôm 12/7 rằng Trung Quốc không
có chủ quyền lịch sử đối với đường chín đoạn mà nước này sử dụng để
hoạch chiếm Biển Đông.
Trung Quốc đã chống lại phán quyết này bằng cách dấy lên một làn sóng
yêu nước, những cuộc biểu tình rải rác và các bài viết mạnh mẽ trên các
kênh truyền thông quốc gia.
Cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, ông Lê Hải Bình cho biết tại cuộc
họp báo rằng Việt Nam đang tìm hiểu thông tin chính thức liên quan tới
tin Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc ban hành xử lý hình sự với ngư
dân đánh bắt cá trong khu vực mà Trung Quốc nhận chủ quyền.
Được biết Tòa án Tối cao Trung Quốc ra phán quyết vào hôm thứ Ba 2/8
rằng những ai bị bắt khi đang đánh bắt trái phép trong vùng biển của
Trung Quốc có thể bị tù tới một năm.
Tòa này nói phán quyết được đưa ra dựa trên luật pháp Trung Quốc và
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tòa này cũng khẳng định
các vùng biển này bao gồm cả vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế đặc
quyền và thềm lục địa.
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/8 đã nói việc đối
xử với ngư dân hoạt động trên Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc
tế, các thỏa thuận trong khu vực đã được các bên thông qua, tôn trọng
chủ quyền và lợi ích chung của các nước trên Biển Đông.
Nhấn mạnh phản đối của Việt Nam đối với việc Trung Quốc xây dựng nghĩa
trang ở quần đảo Hoàng Sa và Cục Hải dương Trung Quốc mở trang web về
Biển Đông gọi quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, ông Lê Hải
Bình nói:
"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định
chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa... Những việc làm
này không thể làm thay đổi thực tế Việt Nam có chủ quyền không thể tranh
cãi với hai quần đảo."
(BBC)