Tham Khảo
Việt Nam Cần Dũng Cảm Đối Với Trung Quốc
Dịch giả: Ian Bùi
Xưa nay những cuộc bành trướng của Trung Quốc bao giờ cũng đe doạ đến sự sống còn của Việt Nam. Nhưng mối đe doạ gần đây nhất đã đi xa hơn mọi kinh nghiệm người Việt từng trải qua. Trong bối cảnh mới này, có thể nói người Việt đang bắt đầu có cái nhìn sáng suốt hơn. Giới lãnh đạo cũng như người thường dân đều đồng ý Bắc Kinh sẵn sàng làm bất cứ việc gì để xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, bất tuân quy luật quốc tế và chẳng coi chủ quyền của Việt Nam ra gì.
Giữa các cấp lãnh đạo, cách hành xử của Bắc Kinh đã đẩy quan hệ hai nước vào một tình trạng khủng hoảng thường xuyên và thâm sâu. Những nụ cười xã giao hay sự tôn kính giả vờ đã hết hiệu lực. Mặc dù người Việt ai cũng ngầm hiểu sự quan trọng của việc gìn giữ mối giao hảo với Bắc Kinh tốt nhất mà có thể, nhưng việc Bắc Kinh ngang nhiên chiếm đóng các vùng biển rộng lớn trong các khu vực quốc tế là điều không thể chấp nhận. Thậm chí những thành phần thân Bắc Kinh nhất mà còn muốn coi Bắc Kinh như là đồng chí yêu quý, cũng không chịu nổi việc này.
Dù người ta có thể hy vọng chuyến viếng thăm Việt Nam vừa rồi của tổng trưởng quốc phòng Thường Vạn Toàn có thể làm dịu bớt căng thẳng. Nhưng thật ra chuyến đi này theo chúng ta biết còn chưa đi đôi với bất cứ một hành vi cụ thể nào để trị tận gốc nguyên do của mâu thuẫn – đó chính là ý đồ giành chiếm biển đảo một cách phi pháp của Trung Quốc.
Việt Nam và cộng đồng quốc tế hẳn thắc mắc, không biết Bắc Kinh mưu toan những gì khi mà chủ tịch Tập Cận Bình một mặt thì cực kỳ chuyên chế trong chính sách đối nội, mặt khác hết sức vô liêm sỉ khi đối ngoại, mặc cho tiền vốn thất thoát trầm trọng. Mọi người đang cố gắng tìm giải pháp tránh một cuộc chạy đua võ trang tốn kém không cần thiết, và lấy lại thế quân bình ổn định cho khu vực. Câu hỏi đặt ra cho Việt Nam và các nước lân bang không phải là cần phản ứng mạnh mẽ hay không, mà phải mạnh mẽ như thế nào để đạt được mục đích mà không dẫn đến những tai hoạ khó lường.
Cùng Nhau Đối Phó Mối Đe Doạ Chung
Có thể nói không quốc gia nào có nhiều kinh nghiệm đối phó với bành trướng Trung Quốc bằng Việt Nam. Nhưng lần này thì VIỆT NAM không thể đơn thân độc mã đương đầu với sự bành trướng chủ nghĩa của ngày nay. Dẫu cho Hà Nội không muốn ra vẻ toa rập với các nước khác để kình chống Bắc Kinh, dù điều đó bình thường và dễ hiểu, nhưng cũng sẽ không đáng trách nếu Việt Nam tìm sự yểm trợ từ Mỹ, Nhật, Ấn, Hàn và các nước tôn trọng luật pháp quốc tế. Và VIỆT NAM đang làm việc đó. Bởi vì Hà Nội biết rằng nếu không có sự hỗ trợ và cộng tác của cộng đồng thế giới thì nỗ lực bảo vệ chủ quyền của mình chắc chắn sẽ thất bại.
Thế nhưng, các quốc gia bạn sẽ không thật sự muốn giúp Việt Nam trừ phi Hà Nội chứng tỏ được rằng Việt Nam xứng đáng được giúp đỡ. Vì vậy, nhà cầm quyền cần phải điều tiết cách hành xử của mình trong khoảng thời gian ngắn, trung, và dài hạn trên trường thế giới cũng như trong nước.
Như vậy Việt Nam phải thay đổi cách làm việc như thế nào? Nhiều tiếng nói trong nước đang kêu gọi nhà cầm quyền phải minh bạch, chủ động, và tự tin hơn trong ngoại giao. Họ cho rằng tình hình hiện nay đòi hỏi nhà nước phải phản ứng nhậm lẹ và quyết liệt. Họ muốn thấy Bộ Ngoại Giao đóng một vai trò tích cực hơn, đồng thời vạch ra những kế sách hữu hiệu để giao tiếp với các quốc gia trên thế giới và với người dân trong nước.
Kế sách thích hợp nhất cho Hà Nội trong quan hệ với Bắc Kinh hiện nay là tìm cách thuyết phục Bắc Kinh rằng Việt Nam sẽ hợp tác với Úc, Ấn, Nhật, Singapore, Indo, Mỹ và các nước khác để đảm bảo tự do hàng hải trong các vùng biển quốc tế như đã có từ xưa. Nếu Hà Nội chọn giải pháp này, họ cần tập ứng xử nhanh nhẹn hơn, và phải thay đổi ngôn ngữ ngoại giao sao cho sắc bén hơn. Các nhà lãnh đạo lớn tuổi cũng nên tạo điều kiện cho các thành phần trẻ trung năng nổ có cơ hội tham gia việc nước và đại diện Việt Nam trước thế giới.
Hà Nội nên tiếp tục xem những mâu thuẫn trong vùng biển Đông Nam Á như một cuộc tranh chấp quốc tế. Việt Nam nên cho phép quân đội các nước bạn ghé thăm các phi cảng và hải cảng của mình để họ có thể biểu dương quyền đi lại trên không phận và hải phận của khu vực. Tưởng cũng nên nói thêm, tiếng Việt gọi vùng này là Biển Đông, Phi gọi là Biển Tây, còn Trung Quốc thì gọi là Biển Nam. Cụm từ “South China Sea” chỉ là vết tích của thời thực dân.
Mặc dù Hà Nội không nên có những động thái kích động Bắc Kinh, nhưng họ cũng không nên e ngại làm những gì trong phạm vi chủ quyền của mình. Chẳng hạn như việc kiện TQ ra trước Toà Án Công Lý Quốc Tế hay Toà Án Hàng Hải Quốc Tế sẽ không phải là một hành động gây hấn, mà là việc chẳng đặng đừng vì cách hành xử phi pháp của Bắc Kinh đã không cho Việt Nam một lựa chọn nào khác.
Lộ Trình Dũng Cảm Cho Quốc Nội
Quan trọng nhất, và có lẽ cấp thiết hơn cả, giới lãnh đạo Việt Nam phải sẵn lòng và can đảm lắng nghe nguyện vọng của người dân. (Vì bài viết này là cho người đọc quốc tế, phải giải thích:) Những ai không rành về xã hội Việt Nam nên biết rằng hiện nay có rất nhiều người dân, trong và ngoài bộ máy nhà nước, xem việc cải cách nội bộ là điều kiện tiên quyết cho một chính sách đối ngoại hữu hiệu và chủ động.
Tại sao lại như vậy? Là bởi vì đa số người Việt đã nhận thức được rằng biện pháp tốt nhất để bảo vệ chủ quyền đất nước là gia nhập cộng đồng các nước dân chủ được thế giới kính nể. Khối người này quan niệm rằng chỉ khi nào Việt Nam biết tôn trọng chính công dân của họ bằng cách thực thi những nguyên tắc nhân quyền được quốc tế công nhận thì lúc đó Việt Nam mới được sự hỗ trợ tương xứng từ thế giới bên ngoài. Dù rằng những biến chuyển chính trị gần đây tại Việt Nam không cho phép chúng ta mấy lạc quan, ta cũng không nên bỏ qua hoặc đánh giá thấp một thành phần không nhỏ những người Việt trong và ngoài nước đang vẫn kiên trì cổ suý việc cải cách.
Một nước Việt Nam dân chủ hơn không những sẽ tăng cường hiệu quả của nền chính trị và các tổ chức xã hội, nó sẽ giúp Việt Nam củng cố quyền tự trị trước nguy cơ Trung Quốc, sẽ thu hút sự yểm trợ của quốc tế, và trên hết sẽ tạo được sự đoàn kết dân tộc trong tinh thần hoà giải, đồng thuận và tự quyết.
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Việt Nam Cần Dũng Cảm Đối Với Trung Quốc
Dịch giả: Ian Bùi
Xưa nay những cuộc bành trướng của Trung Quốc bao giờ cũng đe doạ đến sự sống còn của Việt Nam. Nhưng mối đe doạ gần đây nhất đã đi xa hơn mọi kinh nghiệm người Việt từng trải qua. Trong bối cảnh mới này, có thể nói người Việt đang bắt đầu có cái nhìn sáng suốt hơn. Giới lãnh đạo cũng như người thường dân đều đồng ý Bắc Kinh sẵn sàng làm bất cứ việc gì để xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, bất tuân quy luật quốc tế và chẳng coi chủ quyền của Việt Nam ra gì.
Giữa các cấp lãnh đạo, cách hành xử của Bắc Kinh đã đẩy quan hệ hai nước vào một tình trạng khủng hoảng thường xuyên và thâm sâu. Những nụ cười xã giao hay sự tôn kính giả vờ đã hết hiệu lực. Mặc dù người Việt ai cũng ngầm hiểu sự quan trọng của việc gìn giữ mối giao hảo với Bắc Kinh tốt nhất mà có thể, nhưng việc Bắc Kinh ngang nhiên chiếm đóng các vùng biển rộng lớn trong các khu vực quốc tế là điều không thể chấp nhận. Thậm chí những thành phần thân Bắc Kinh nhất mà còn muốn coi Bắc Kinh như là đồng chí yêu quý, cũng không chịu nổi việc này.
Dù người ta có thể hy vọng chuyến viếng thăm Việt Nam vừa rồi của tổng trưởng quốc phòng Thường Vạn Toàn có thể làm dịu bớt căng thẳng. Nhưng thật ra chuyến đi này theo chúng ta biết còn chưa đi đôi với bất cứ một hành vi cụ thể nào để trị tận gốc nguyên do của mâu thuẫn – đó chính là ý đồ giành chiếm biển đảo một cách phi pháp của Trung Quốc.
Việt Nam và cộng đồng quốc tế hẳn thắc mắc, không biết Bắc Kinh mưu toan những gì khi mà chủ tịch Tập Cận Bình một mặt thì cực kỳ chuyên chế trong chính sách đối nội, mặt khác hết sức vô liêm sỉ khi đối ngoại, mặc cho tiền vốn thất thoát trầm trọng. Mọi người đang cố gắng tìm giải pháp tránh một cuộc chạy đua võ trang tốn kém không cần thiết, và lấy lại thế quân bình ổn định cho khu vực. Câu hỏi đặt ra cho Việt Nam và các nước lân bang không phải là cần phản ứng mạnh mẽ hay không, mà phải mạnh mẽ như thế nào để đạt được mục đích mà không dẫn đến những tai hoạ khó lường.
Cùng Nhau Đối Phó Mối Đe Doạ Chung
Có thể nói không quốc gia nào có nhiều kinh nghiệm đối phó với bành trướng Trung Quốc bằng Việt Nam. Nhưng lần này thì VIỆT NAM không thể đơn thân độc mã đương đầu với sự bành trướng chủ nghĩa của ngày nay. Dẫu cho Hà Nội không muốn ra vẻ toa rập với các nước khác để kình chống Bắc Kinh, dù điều đó bình thường và dễ hiểu, nhưng cũng sẽ không đáng trách nếu Việt Nam tìm sự yểm trợ từ Mỹ, Nhật, Ấn, Hàn và các nước tôn trọng luật pháp quốc tế. Và VIỆT NAM đang làm việc đó. Bởi vì Hà Nội biết rằng nếu không có sự hỗ trợ và cộng tác của cộng đồng thế giới thì nỗ lực bảo vệ chủ quyền của mình chắc chắn sẽ thất bại.
Thế nhưng, các quốc gia bạn sẽ không thật sự muốn giúp Việt Nam trừ phi Hà Nội chứng tỏ được rằng Việt Nam xứng đáng được giúp đỡ. Vì vậy, nhà cầm quyền cần phải điều tiết cách hành xử của mình trong khoảng thời gian ngắn, trung, và dài hạn trên trường thế giới cũng như trong nước.
Như vậy Việt Nam phải thay đổi cách làm việc như thế nào? Nhiều tiếng nói trong nước đang kêu gọi nhà cầm quyền phải minh bạch, chủ động, và tự tin hơn trong ngoại giao. Họ cho rằng tình hình hiện nay đòi hỏi nhà nước phải phản ứng nhậm lẹ và quyết liệt. Họ muốn thấy Bộ Ngoại Giao đóng một vai trò tích cực hơn, đồng thời vạch ra những kế sách hữu hiệu để giao tiếp với các quốc gia trên thế giới và với người dân trong nước.
Kế sách thích hợp nhất cho Hà Nội trong quan hệ với Bắc Kinh hiện nay là tìm cách thuyết phục Bắc Kinh rằng Việt Nam sẽ hợp tác với Úc, Ấn, Nhật, Singapore, Indo, Mỹ và các nước khác để đảm bảo tự do hàng hải trong các vùng biển quốc tế như đã có từ xưa. Nếu Hà Nội chọn giải pháp này, họ cần tập ứng xử nhanh nhẹn hơn, và phải thay đổi ngôn ngữ ngoại giao sao cho sắc bén hơn. Các nhà lãnh đạo lớn tuổi cũng nên tạo điều kiện cho các thành phần trẻ trung năng nổ có cơ hội tham gia việc nước và đại diện Việt Nam trước thế giới.
Hà Nội nên tiếp tục xem những mâu thuẫn trong vùng biển Đông Nam Á như một cuộc tranh chấp quốc tế. Việt Nam nên cho phép quân đội các nước bạn ghé thăm các phi cảng và hải cảng của mình để họ có thể biểu dương quyền đi lại trên không phận và hải phận của khu vực. Tưởng cũng nên nói thêm, tiếng Việt gọi vùng này là Biển Đông, Phi gọi là Biển Tây, còn Trung Quốc thì gọi là Biển Nam. Cụm từ “South China Sea” chỉ là vết tích của thời thực dân.
Mặc dù Hà Nội không nên có những động thái kích động Bắc Kinh, nhưng họ cũng không nên e ngại làm những gì trong phạm vi chủ quyền của mình. Chẳng hạn như việc kiện TQ ra trước Toà Án Công Lý Quốc Tế hay Toà Án Hàng Hải Quốc Tế sẽ không phải là một hành động gây hấn, mà là việc chẳng đặng đừng vì cách hành xử phi pháp của Bắc Kinh đã không cho Việt Nam một lựa chọn nào khác.
Lộ Trình Dũng Cảm Cho Quốc Nội
Quan trọng nhất, và có lẽ cấp thiết hơn cả, giới lãnh đạo Việt Nam phải sẵn lòng và can đảm lắng nghe nguyện vọng của người dân. (Vì bài viết này là cho người đọc quốc tế, phải giải thích:) Những ai không rành về xã hội Việt Nam nên biết rằng hiện nay có rất nhiều người dân, trong và ngoài bộ máy nhà nước, xem việc cải cách nội bộ là điều kiện tiên quyết cho một chính sách đối ngoại hữu hiệu và chủ động.
Tại sao lại như vậy? Là bởi vì đa số người Việt đã nhận thức được rằng biện pháp tốt nhất để bảo vệ chủ quyền đất nước là gia nhập cộng đồng các nước dân chủ được thế giới kính nể. Khối người này quan niệm rằng chỉ khi nào Việt Nam biết tôn trọng chính công dân của họ bằng cách thực thi những nguyên tắc nhân quyền được quốc tế công nhận thì lúc đó Việt Nam mới được sự hỗ trợ tương xứng từ thế giới bên ngoài. Dù rằng những biến chuyển chính trị gần đây tại Việt Nam không cho phép chúng ta mấy lạc quan, ta cũng không nên bỏ qua hoặc đánh giá thấp một thành phần không nhỏ những người Việt trong và ngoài nước đang vẫn kiên trì cổ suý việc cải cách.
Một nước Việt Nam dân chủ hơn không những sẽ tăng cường hiệu quả của nền chính trị và các tổ chức xã hội, nó sẽ giúp Việt Nam củng cố quyền tự trị trước nguy cơ Trung Quốc, sẽ thu hút sự yểm trợ của quốc tế, và trên hết sẽ tạo được sự đoàn kết dân tộc trong tinh thần hoà giải, đồng thuận và tự quyết.