Văn Học & Nghệ Thuật
Việt Nam: Cường Quốc Hoa Hậu ( Trần Văn Giang ghi lại )
Càng ngày càng nhiều cuộc thi nhan sắc ra đời, danh xưng Hoa Á hậu nhìn đâu cũng thấy. Bên cạnh những cuộc thi uy tín, nhiều sân chơi sắc đẹp nở rộ trong vài năm gần đây ở Việt Nam gây ra tình trạng bát nháo, hỗn loạn.
Chỉ tính sơ sơ 6 tháng đầu năm, cả nước có gần 20 cuộc thi hoa hậu, điều này cũng đã giải thích vì sao hàng loạt câu nói “Việt Nam quá tải hoa hậu,” “bội thực hoa hậu”... trở thành chủ đề khiến dư luận tranh cãi suốt thời gian qua. Chưa dừng lại ở đó, theo dự kiến ước chừng trong năm 2022, Việt Nam sẽ xuất hiện khoảng 60 danh hiệu Hoa hậu, Á hậu cùng hàng loạt danh xưng sắc đẹp khác.
Nếu bàn về độ uy tín và sự phát triển nhất thì có thể nhắc đến một vài cái tên như: Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Hoa hậu Thế giới Việt Nam, Hoa hậu Việt Nam. Tuy vậy, chưa bao giờ làng hương sắc Việt lại rộn ràng đến thế. Chỉ mới 6 tháng đầu năm mà đã xuất hiện nhiều Hoa và Á hậu đến vậy. Điều này cũng đồng nghĩa dù trên bàn tiệc có bày nhiều món ngon thì chuyện khiến thực khách phát “ngấy” cũng là lẽ dĩ nhiên.
Một năm thêm mấy chục nàng hậu, có phải Việt Nam đang là một cường quốc hoa hậu?
Trong vòng 5 năm trở lại đây, chưa thời điểm nào Việt Nam có nhiều cuộc thi Hoa hậu như hiện tại. Thậm chí từ đây đến cuối năm công chúng sẽ tiếp tục được diện kiến hàng loạt người đẹp mới xuất hiện khi các cuộc thi sắc đẹp chính thức khởi động.
Nếu tính sơ sơ các cuộc thi được cho là quy mô, tầm cỡ thì con số đã lên đến hàng chục. Đó là chưa tính đến các cuộc thi hoa khôi, người đẹp vùng miền, người đẹp cấp tỉnh, cấp thành phố. Có thể liệt kê một số cuộc thi lớn dự tính sắp diễn ra: Hoa hậu dân tộc thiểu số Việt Nam (chung kết vào đêm 16/7/22), Hoa hậu Áo dài Việt Nam (30/7/22), Hoa hậu Thể thao Việt Nam (31/7/22), Hoa hậu Thế giới Việt Nam - Miss World Vietnam (12/8/22), Miss Peace Vietnam (11/9/22), Hoa hậu Hòa bình Việt Nam - Miss Grand Vietnam (25/9/22), Nữ hoàng Trang sức Việt Nam (20/10/22), Hoa hậu Biển đảo Việt Nam (“Miss Sea Island Vietnam”) (22/10/22), Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam (“Miss Supranational Vietnam”) (22/10/22), Hoa hậu Việt Nam (dự định ngày 15/12/22)... Với quá nhiều cuộc thi mọc lên như "nấm sau cơn mưa" như vậy, quả thực dù là ”fan sắc đẹp” lâu năm cũng khó mà kể tên hoặc thậm chí không nhớ nổi tên của người giành vương miện.
Không chỉ vậy, chỉ cần lướt qua tên gọi các cuộc thi dễ nhận thấy sự chồng chéo, khó phân biệt về ý nghĩa dù tên gọi có khác nhau, dẫn đến việc khán giả bị nhầm lẫn cũng là chuyện đương nhiên. Điển hình là hai cuộc thi “Miss Grand Vietnam 2022” và “Miss Peace Vietnam 2022.” Bởi vì khi dịch ra tiếng Việt, hai cuộc thi có tên giống nhau. Nhiều người đặt câu hỏi: “Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022” và “Hoa hậu Việt Nam 2022” có gì khác nhau (?) khi cùng đại diện đi thi “Miss World”?
“Gương mặt quen” liên tục “đổ bộ” ở các cuộc thi nhan sắc
Thực trạng “bùng nổ” các cuộc thi sắc đẹp dẫn đến tình trạng “nhẵn mặt thí sinh.” Trên thực tế, có những người đẹp vừa kết thúc cuộc thi này, lại chạy qua tham gia một cuộc thi khác, y hệt như “chạy show.” Ví dụ như Đàng Vương Huyền Trân, cô gái dân tộc Chăm này từng gây chú ý khi vào top 45 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. Khi cuộc thi chỉ mới khép màn lại chưa đầy một tháng, Huyền Trân đã có mặt trong top 30 người đẹp vào chung kết Hoa hậu Dân tộc thiểu số Việt Nam.
Hay Hoa hậu Dân tộc thiểu số Việt Nam, Nông Thúy Hằng, cũng từng "chinh chiến" tại Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019, Hoa hậu Việt Nam 2020 trước khi đăng quang. Top 5 cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2022 cũng thế: Hương Ly từng 3 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam; Lê Hoàng Phương là người đẹp đã lọt vào top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019; Hoa hậu Ngọc Châu, người được mệnh danh là “cô gái dành cả thanh xuân để đi thi sắc đẹp” khi góp mặt ở Vietnam's Next Top Model 2016, Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2018, Miss Supranational 2019; Á hậu 2 Huỳnh Phạm Thủy Tiên cũng không phải là cái tên xa lạ đối với cộng đồng yêu sắc đẹp. Cô từng đạt thành tích Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2018 và Hoa khôi Đại học Ngoại thương cùng năm.
Theo dõi các cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2022 nhiều lần khán giả phải “ngờ ngợ” khi phát hiện ra quá nhiều gương mặt quen thuộc liên tục “đăng ký” dự thi để giành vương miện. Điển hình, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 chứng kiến cuộc đổ bộ của hàng loạt người mẫu quen thuộc từng ghi danh ở không ít các cuộc thi sắc đẹp trước đó, cảm giác như mùa “all star” đời đầu hội tụ trong cuộc thi.
Các cuộc thi nhan sắc được ồ ạt tổ chức cũng dẫn đến hiện tượng nhiều cô gái nhẵn mặt ở “sàn đấu” Hoa hậu, miệt mài “chạy show” ứng thí, tìm kiếm danh hiệu từ cuộc thi này đến cuộc thi khác, từ năm này qua năm khác. Hễ dừng chân ở cuộc thi này, họ có ngay “sân chơi” khác để tham gia, cứ kiên trì thi thì kiểu gì cũng có giải. Chưa kể đển nhiều trường hợp thí sinh không đủ đẹp và đủ phẩm chất thi Hoa hậu vẫn đi tới vòng chung kết chỉ vì có sức hút sẵn trên mạng xã hội, giúp tăng độ nóng cho cuộc thi, và ai cũng biết họ không thể lọt vào “top cao.”
Giá trị thật sự của chiếc vương miện
Khoảng 10-20 năm trước, danh xưng Hoa hậu là thứ gì đó rất cao quý, chiếc vương miện là thứ mà hàng triệu cô gái phải ao ước và người đạt được nó thực sự tài sắc, nhân phẩm vẹn toàn, nhưng giờ đây có vẻ nó không còn quá xa tầm với.
Cái gì “hiếm thì mới quý” nên việc vương miện quá nhiều, danh xưng hoa hậu cũng bão hòa khiến giá trị vì thế cũng giảm đi.
Andy Van
Oct 21, 2022
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Việt Nam: Cường Quốc Hoa Hậu ( Trần Văn Giang ghi lại )
Càng ngày càng nhiều cuộc thi nhan sắc ra đời, danh xưng Hoa Á hậu nhìn đâu cũng thấy. Bên cạnh những cuộc thi uy tín, nhiều sân chơi sắc đẹp nở rộ trong vài năm gần đây ở Việt Nam gây ra tình trạng bát nháo, hỗn loạn.
Chỉ tính sơ sơ 6 tháng đầu năm, cả nước có gần 20 cuộc thi hoa hậu, điều này cũng đã giải thích vì sao hàng loạt câu nói “Việt Nam quá tải hoa hậu,” “bội thực hoa hậu”... trở thành chủ đề khiến dư luận tranh cãi suốt thời gian qua. Chưa dừng lại ở đó, theo dự kiến ước chừng trong năm 2022, Việt Nam sẽ xuất hiện khoảng 60 danh hiệu Hoa hậu, Á hậu cùng hàng loạt danh xưng sắc đẹp khác.
Nếu bàn về độ uy tín và sự phát triển nhất thì có thể nhắc đến một vài cái tên như: Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Hoa hậu Thế giới Việt Nam, Hoa hậu Việt Nam. Tuy vậy, chưa bao giờ làng hương sắc Việt lại rộn ràng đến thế. Chỉ mới 6 tháng đầu năm mà đã xuất hiện nhiều Hoa và Á hậu đến vậy. Điều này cũng đồng nghĩa dù trên bàn tiệc có bày nhiều món ngon thì chuyện khiến thực khách phát “ngấy” cũng là lẽ dĩ nhiên.
Một năm thêm mấy chục nàng hậu, có phải Việt Nam đang là một cường quốc hoa hậu?
Trong vòng 5 năm trở lại đây, chưa thời điểm nào Việt Nam có nhiều cuộc thi Hoa hậu như hiện tại. Thậm chí từ đây đến cuối năm công chúng sẽ tiếp tục được diện kiến hàng loạt người đẹp mới xuất hiện khi các cuộc thi sắc đẹp chính thức khởi động.
Nếu tính sơ sơ các cuộc thi được cho là quy mô, tầm cỡ thì con số đã lên đến hàng chục. Đó là chưa tính đến các cuộc thi hoa khôi, người đẹp vùng miền, người đẹp cấp tỉnh, cấp thành phố. Có thể liệt kê một số cuộc thi lớn dự tính sắp diễn ra: Hoa hậu dân tộc thiểu số Việt Nam (chung kết vào đêm 16/7/22), Hoa hậu Áo dài Việt Nam (30/7/22), Hoa hậu Thể thao Việt Nam (31/7/22), Hoa hậu Thế giới Việt Nam - Miss World Vietnam (12/8/22), Miss Peace Vietnam (11/9/22), Hoa hậu Hòa bình Việt Nam - Miss Grand Vietnam (25/9/22), Nữ hoàng Trang sức Việt Nam (20/10/22), Hoa hậu Biển đảo Việt Nam (“Miss Sea Island Vietnam”) (22/10/22), Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam (“Miss Supranational Vietnam”) (22/10/22), Hoa hậu Việt Nam (dự định ngày 15/12/22)... Với quá nhiều cuộc thi mọc lên như "nấm sau cơn mưa" như vậy, quả thực dù là ”fan sắc đẹp” lâu năm cũng khó mà kể tên hoặc thậm chí không nhớ nổi tên của người giành vương miện.
Không chỉ vậy, chỉ cần lướt qua tên gọi các cuộc thi dễ nhận thấy sự chồng chéo, khó phân biệt về ý nghĩa dù tên gọi có khác nhau, dẫn đến việc khán giả bị nhầm lẫn cũng là chuyện đương nhiên. Điển hình là hai cuộc thi “Miss Grand Vietnam 2022” và “Miss Peace Vietnam 2022.” Bởi vì khi dịch ra tiếng Việt, hai cuộc thi có tên giống nhau. Nhiều người đặt câu hỏi: “Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022” và “Hoa hậu Việt Nam 2022” có gì khác nhau (?) khi cùng đại diện đi thi “Miss World”?
“Gương mặt quen” liên tục “đổ bộ” ở các cuộc thi nhan sắc
Thực trạng “bùng nổ” các cuộc thi sắc đẹp dẫn đến tình trạng “nhẵn mặt thí sinh.” Trên thực tế, có những người đẹp vừa kết thúc cuộc thi này, lại chạy qua tham gia một cuộc thi khác, y hệt như “chạy show.” Ví dụ như Đàng Vương Huyền Trân, cô gái dân tộc Chăm này từng gây chú ý khi vào top 45 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. Khi cuộc thi chỉ mới khép màn lại chưa đầy một tháng, Huyền Trân đã có mặt trong top 30 người đẹp vào chung kết Hoa hậu Dân tộc thiểu số Việt Nam.
Hay Hoa hậu Dân tộc thiểu số Việt Nam, Nông Thúy Hằng, cũng từng "chinh chiến" tại Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019, Hoa hậu Việt Nam 2020 trước khi đăng quang. Top 5 cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2022 cũng thế: Hương Ly từng 3 lần dự thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam; Lê Hoàng Phương là người đẹp đã lọt vào top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019; Hoa hậu Ngọc Châu, người được mệnh danh là “cô gái dành cả thanh xuân để đi thi sắc đẹp” khi góp mặt ở Vietnam's Next Top Model 2016, Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2018, Miss Supranational 2019; Á hậu 2 Huỳnh Phạm Thủy Tiên cũng không phải là cái tên xa lạ đối với cộng đồng yêu sắc đẹp. Cô từng đạt thành tích Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2018 và Hoa khôi Đại học Ngoại thương cùng năm.
Theo dõi các cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2022 nhiều lần khán giả phải “ngờ ngợ” khi phát hiện ra quá nhiều gương mặt quen thuộc liên tục “đăng ký” dự thi để giành vương miện. Điển hình, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 chứng kiến cuộc đổ bộ của hàng loạt người mẫu quen thuộc từng ghi danh ở không ít các cuộc thi sắc đẹp trước đó, cảm giác như mùa “all star” đời đầu hội tụ trong cuộc thi.
Các cuộc thi nhan sắc được ồ ạt tổ chức cũng dẫn đến hiện tượng nhiều cô gái nhẵn mặt ở “sàn đấu” Hoa hậu, miệt mài “chạy show” ứng thí, tìm kiếm danh hiệu từ cuộc thi này đến cuộc thi khác, từ năm này qua năm khác. Hễ dừng chân ở cuộc thi này, họ có ngay “sân chơi” khác để tham gia, cứ kiên trì thi thì kiểu gì cũng có giải. Chưa kể đển nhiều trường hợp thí sinh không đủ đẹp và đủ phẩm chất thi Hoa hậu vẫn đi tới vòng chung kết chỉ vì có sức hút sẵn trên mạng xã hội, giúp tăng độ nóng cho cuộc thi, và ai cũng biết họ không thể lọt vào “top cao.”
Giá trị thật sự của chiếc vương miện
Khoảng 10-20 năm trước, danh xưng Hoa hậu là thứ gì đó rất cao quý, chiếc vương miện là thứ mà hàng triệu cô gái phải ao ước và người đạt được nó thực sự tài sắc, nhân phẩm vẹn toàn, nhưng giờ đây có vẻ nó không còn quá xa tầm với.
Cái gì “hiếm thì mới quý” nên việc vương miện quá nhiều, danh xưng hoa hậu cũng bão hòa khiến giá trị vì thế cũng giảm đi.
Andy Van
Oct 21, 2022
Trần Văn Giang (ghi lại)