Kinh Đời
Việt Nam : Dư luận "dậy sóng" trước hình ảnh con bất hiếu với cha
Đạo đức xã hội mọi mặt xuống dóc thê thảm do cộng sản mà ra cả. Hết cộng sản, phải đợi một, hai thế hệ mới phục hồi được.
Sự thật là sự thật, không "thế lực thù địch" nào bịa ra những tin tức vô đạo đưc này để bôi bác xã hội Việt Nam cả... Hãy tự giác để tìm phương hướng sửa chữa . Đụng đến chuyện xấu lại biện minh là do ... thế lực thù địch ...Del
“Có phải chỉ có hai vụ này thôi đâu. Hay nó chỉ là tảng băng ngầm mà ta chỉ thấy mặt nổi, không thấy được mặt chìm, tôi nghĩ rằng mặt chìm còn thảm hại hơn thế nữa”Cali Today News - “Còn cha gót đỏ như son/ Một mai cha chết gót con đen sì” hay “Nghiêng bình mở hộp nút ra/ Con ơi con bú cho cha yên lòng”…
Những câu thơ da diết nghe sao thấm đẫm tình cha con bỗng trở thành làn một sóng đem chỉ trích hai vụ việc nhưng cùng một ý nghĩa đã gây bão dư luận ở Việt Nam trong tuần qua. Vụ việc thứ nhất là hình ảnh người cha già ở xã Dõng Nghĩa, Quảng Ngãi bị người con trai trói chặt vào thân cây trước nhà. Vụ việc thứ hai là hình ảnh người cha bị người con trai khỏe mạnh đánh tàn bạo trong sân nhà ở Tứ Kỳ-Hải Dương. Mặc dù vẫn chưa có thông tin xác nhận đầy đủ nhưng dư luận vẫn tràn ngập phẫn nộ và rất nhiều ý kiến chia sẻ nguyên nhân chung quy là ở chế độ mà ra, và tìm cách giải quyết…
Người con trai túm đầu người cha và đánh
Người cha bị con trai đánh tàn bạo ở Hải Dương
Người cha bị con trói ở thân cây
Dư luận “dậy sóng”
Từ facebook có tên Trịnh Phú đăng một đoạn thông tin được cho là có nhiều ý kiến đồng tình nhất, xác nhận sự thật vụ việc người cha già ở xã Dõng Nghĩa- Quảng Ngãi bị người con trai trói chặt vào gốc cây sau đó phải đi nhập viện do mâu thuẫn chuyện đất đai trong gia đình. Thông tin này đã phủ nhận mọi thông tin trước đó khi cho rằng người cha vì pha nhầm gói chè mà chưa được sự đồng ý của người con trai hoặc vì chén cơm nên bị người con trai trói lại và đánh đập. Thông tin chính xác vụ việc đến nay vẫn chưa được xác thực.
Còn vụ việc ở Tứ Kỳ- Hải Dương tuy có xác định những hình ảnh đăng trên mạng xã hội facebook là do người hàng xóm chụp. Thời điểm chụp chính là lúc gia đình bên cạnh xảy ra mâu thuẫn, người con trai với dáng người khỏe mạnh không rõ vì lý do gì đã đóng cửa đánh người cha già tàn bạo ở trong sân. Do phẫn nộ, không thể vào can ngăn vụ việc nên người hàng xóm đã chụp những tấm hình rồi đăng lên facebook, tố cáo lên dư luận.
Những hình ảnh trên dù có biện minh thế nào vẫn là một sự đau lòng, đón nhận một sự phẫn nộ từ phía dư luận.
“Đặt trường hợp con của tôi hành xử như vậy thì tôi sẽ bắn nó chết tại chỗ. Một đứa con mà cư xử với bố mẹ của nó như vậy thì chắc chắn nó sẽ cư xử tồi tệ hơn với người khác thì chỉ đáng bắn bỏ. Thà đi tù còn hơn để thằng con bất nghĩa hại thêm người khác. Nếu phải hy sinh bản thân mình để cứu được nhiều người khác thì việc đó nên làm.”
“Tôi là lớp người lớn tuổi được thừa hưởng phần nào giáo dục trong thời còn sót lại chút ít giáo điều Phong kiến thì phẫn uất. Phẫn uất chế độ hiện nay đưa nền giáo dục xuống cấp do mất gốc căn bản của đạo đức làm người”.
Đó là hai thái độ bày tỏ tiêu biểu của anh Nguyên, chú Thanh (Sài Gòn). Và cũng có nhiều ý kiến chia sẻ khác nhưng đúng với thực tế hiện đang diễn ra ở xã hội Việt Nam như ý kiến chia sẻ của cô Xuân Mai, anh Trần Nam dưới đây.
Chuyện cha bị con đánh nhau có lâu rồi tất nhiên chỉ có từ sau năm 1975. Trường Chinh (Cố Tổng bí thư ĐCS Việt Nam) ngày xưa đã từng tố cha mẹ thời cải cách ruộng đất.”
Giáo dục, xã hội bị băng hoại đạo đức do cộng sản lãnh đạo từ ngày xưa, con đấu tố cha, vợ tố chồng”.
Còn nhiều thái độ, chia sẻ rất thực tế và đau lòng khác nhưng dù thế nào thì qua 2 hình ảnh người cha già bị con cái đanh đập, bạc đãi trên đã thể hiện về khía cạnh tình cảm cha (mẹ) với con cái trong khối tình cảm gia đình nói chung ở xã hội Việt Nam hiện nay đang suy đồi một cấp nghiêm trọng về mặt đạo đức, mất nền tảng. Đâu đó đã nói hai vụ việc trên là tất yếu của nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã tạo nên những con người mới XHCN. Con người của sự vô cảm, sống ác và băng hoại đạo đức chiếm số đông trong xã hội, áp đảo và bắt buộc số người có tính hiền lương muốn sống như ý mình cũng rất khó.
“Tôi cũng có con. Cho con ăn học nuôi nấng trưởng thành và khuyến khích con theo con đường chúng chọn. Tôn trọng chúng. Còn sự cảm nhận cuộc sống xã hội chính chúng tìm ra lời giải cho đáp số cuộc đời… Về cơ bản hiện nay các nếp sống bị đảo lộn do kinh tế khiến người ta giành giựt ham hưởng thụ và do khó khăn nên bon chen vật chất với nhau… Ngay những người làm Cha Mẹ cũng đối xử với con cái thiếu công bằng”. Lời chia sẻ của chú Thanh.
Chế độ cộng sản là căn nguyên… ?
Chia sẻ của anh Nguyên :
“Có phải chỉ có hai vụ này thôi đâu. Hay nó chỉ là tảng băng ngầm mà ta chỉ thấy mặt nổi, không thấy được mặt chìm, tôi nghĩ rằng mặt chìm còn thảm hại hơn thế nữa”.
Qủa thực, hai vụ việc con trói cha ở Quảng Ngãi và con đánh cha ở Hải Dương không phải là hai trường hợp hiếm thấy ở xã hội Việt Nam hiện nay, nó nhan nhãn hằng ngày. Đâu rồi hình ảnh câu ca dao ngày xưa ông bà để lại khi nói về đạo làm con “Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời/ Cầu cho cha mẹ sống đời với con” ? Hình ảnh xưa nay đã khác nhiều để theo nhịp phát triển của thời đại nhưng lẽ nào đạo làm con đối với cha mẹ ở xã hội Việt Nam hiện tai lại thay đổi xấu đến vậy ? Thật đau lòng khi nghe anh Nguyên nhận định xã hội Việt Nam ngày nay còn xót lại bao nhiêu người còn lương tri, đạo đức chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nguyên nhân từ đâu ?
Một câu hỏi và có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra từ gia đình cho đến xã hội và chung quy cuối cùng vẫn là do chính thể chế cộng sản cai trị ở Việt Nam hiện tại đã làm con người đi từ đói nghèo, lạc hậu đến sản sinh những mặt tiêu cực, tha hoá đạo đức con người như lời của cô Xuân Mai :
“Mọi nguyên nhân đều do gốc rễ là Cộng sản. Cộng sản đã phá tan nền tảng đạo đức luân lý của người Việt Nam”.
“Tôi thừa biết ngày nào cộng sản còn cai trị đất nước thì ngày đó giá trị đạo đức của dân tộc Việt sẽ xuống cực kỳ thấp. Người dân Việt đã bị đầu độc hóa tư tưởng bởi chế độ cộng sản ví dụ như cảnh người Việt giết hại lẫn nhau bằng thực phẩm chẳng hạn”.
Khẳng định của anh Nguyên. Còn chú Thanh thì cho rằng nhà dột từ nóc. Nóc ở đây chính là những cán bộ, quan quyền không còn tấm gương sáng.
“Cán bộ lãnh đạo làm Phụ mẫu chi dân là những người làm gương nhưng họ không còn là tấm gương sáng cho mọi người học tập mà bị dân căm ghét.”
Và cũng chính chú Thanh đưa ra đề nghị để làm giảm thiểu vấn nạn con cái bất hiếu với cha mẹ là không thể dùng Pháp luật chế áp vì đó chỉ là chữa ngọn mà gốc vẫn còn. Gốc ở đây là ở các ông bố, bà mẹ trong gia đình trước phải trao đổi với con cái, tôn trọng các thành viên trong gia đình một cách bình đẳng. Còn với anh Nguyên thì phải dựa vào những nguyên nhân từ mặt yếu kém, không đúng của chế độ rồi vạch ra những giải pháp. Rất nhiều giải pháp nhưng trước mắt anh Nguyên chỉ đưa ra 5 giải pháp là những “không nên” :
“Một là không nên giáo dục con người sống trong hận thù. Hai là không nên coi trọng sự trường tồn của chế độ hơn là đạo đức của người dân. Ba là không nên nhồi vào đầu óc người Việt những tự hào hoang tưởng. Bốn là không nên đem cái văn hóa vô văn hóa vào trong các trường lớp để làm ngu dân hòng dễ bề cai trị.
Năm là không nên để những tàn dư của chính sách cải cách ruộng đất, cộng sản đã khuyến khích con tố cha, vợ tố chồng tiêu diệt cái văn hóa lễ nghĩa của người Việt”.
Dù vậy anh Nguyên vẫn khẳng định dù cho thể chế có thay đổi thì xã hội Việt Nam vẫn chưa thể thay đổi sớm được, con người Việt Nam muốn “ngồi” dậy được chứ chưa nói là “đứng” cũng phải mất ít nhất vài thế hệ nếu không muốn nói phải mất ít nhất là 100 năm.THIÊN HÀ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Việt Nam : Dư luận "dậy sóng" trước hình ảnh con bất hiếu với cha
Đạo đức xã hội mọi mặt xuống dóc thê thảm do cộng sản mà ra cả. Hết cộng sản, phải đợi một, hai thế hệ mới phục hồi được.
Sự thật là sự thật, không "thế lực thù địch" nào bịa ra những tin tức vô đạo đưc này để bôi bác xã hội Việt Nam cả... Hãy tự giác để tìm phương hướng sửa chữa . Đụng đến chuyện xấu lại biện minh là do ... thế lực thù địch ...Del
“Có phải chỉ có hai vụ này thôi đâu. Hay nó chỉ là tảng băng ngầm mà ta chỉ thấy mặt nổi, không thấy được mặt chìm, tôi nghĩ rằng mặt chìm còn thảm hại hơn thế nữa”Cali Today News - “Còn cha gót đỏ như son/ Một mai cha chết gót con đen sì” hay “Nghiêng bình mở hộp nút ra/ Con ơi con bú cho cha yên lòng”…
Những câu thơ da diết nghe sao thấm đẫm tình cha con bỗng trở thành làn một sóng đem chỉ trích hai vụ việc nhưng cùng một ý nghĩa đã gây bão dư luận ở Việt Nam trong tuần qua. Vụ việc thứ nhất là hình ảnh người cha già ở xã Dõng Nghĩa, Quảng Ngãi bị người con trai trói chặt vào thân cây trước nhà. Vụ việc thứ hai là hình ảnh người cha bị người con trai khỏe mạnh đánh tàn bạo trong sân nhà ở Tứ Kỳ-Hải Dương. Mặc dù vẫn chưa có thông tin xác nhận đầy đủ nhưng dư luận vẫn tràn ngập phẫn nộ và rất nhiều ý kiến chia sẻ nguyên nhân chung quy là ở chế độ mà ra, và tìm cách giải quyết…
Người con trai túm đầu người cha và đánh
Người cha bị con trai đánh tàn bạo ở Hải Dương
Người cha bị con trói ở thân cây
Dư luận “dậy sóng”
Từ facebook có tên Trịnh Phú đăng một đoạn thông tin được cho là có nhiều ý kiến đồng tình nhất, xác nhận sự thật vụ việc người cha già ở xã Dõng Nghĩa- Quảng Ngãi bị người con trai trói chặt vào gốc cây sau đó phải đi nhập viện do mâu thuẫn chuyện đất đai trong gia đình. Thông tin này đã phủ nhận mọi thông tin trước đó khi cho rằng người cha vì pha nhầm gói chè mà chưa được sự đồng ý của người con trai hoặc vì chén cơm nên bị người con trai trói lại và đánh đập. Thông tin chính xác vụ việc đến nay vẫn chưa được xác thực.
Còn vụ việc ở Tứ Kỳ- Hải Dương tuy có xác định những hình ảnh đăng trên mạng xã hội facebook là do người hàng xóm chụp. Thời điểm chụp chính là lúc gia đình bên cạnh xảy ra mâu thuẫn, người con trai với dáng người khỏe mạnh không rõ vì lý do gì đã đóng cửa đánh người cha già tàn bạo ở trong sân. Do phẫn nộ, không thể vào can ngăn vụ việc nên người hàng xóm đã chụp những tấm hình rồi đăng lên facebook, tố cáo lên dư luận.
Những hình ảnh trên dù có biện minh thế nào vẫn là một sự đau lòng, đón nhận một sự phẫn nộ từ phía dư luận.
“Đặt trường hợp con của tôi hành xử như vậy thì tôi sẽ bắn nó chết tại chỗ. Một đứa con mà cư xử với bố mẹ của nó như vậy thì chắc chắn nó sẽ cư xử tồi tệ hơn với người khác thì chỉ đáng bắn bỏ. Thà đi tù còn hơn để thằng con bất nghĩa hại thêm người khác. Nếu phải hy sinh bản thân mình để cứu được nhiều người khác thì việc đó nên làm.”
“Tôi là lớp người lớn tuổi được thừa hưởng phần nào giáo dục trong thời còn sót lại chút ít giáo điều Phong kiến thì phẫn uất. Phẫn uất chế độ hiện nay đưa nền giáo dục xuống cấp do mất gốc căn bản của đạo đức làm người”.
Đó là hai thái độ bày tỏ tiêu biểu của anh Nguyên, chú Thanh (Sài Gòn). Và cũng có nhiều ý kiến chia sẻ khác nhưng đúng với thực tế hiện đang diễn ra ở xã hội Việt Nam như ý kiến chia sẻ của cô Xuân Mai, anh Trần Nam dưới đây.
Chuyện cha bị con đánh nhau có lâu rồi tất nhiên chỉ có từ sau năm 1975. Trường Chinh (Cố Tổng bí thư ĐCS Việt Nam) ngày xưa đã từng tố cha mẹ thời cải cách ruộng đất.”
Giáo dục, xã hội bị băng hoại đạo đức do cộng sản lãnh đạo từ ngày xưa, con đấu tố cha, vợ tố chồng”.
Còn nhiều thái độ, chia sẻ rất thực tế và đau lòng khác nhưng dù thế nào thì qua 2 hình ảnh người cha già bị con cái đanh đập, bạc đãi trên đã thể hiện về khía cạnh tình cảm cha (mẹ) với con cái trong khối tình cảm gia đình nói chung ở xã hội Việt Nam hiện nay đang suy đồi một cấp nghiêm trọng về mặt đạo đức, mất nền tảng. Đâu đó đã nói hai vụ việc trên là tất yếu của nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã tạo nên những con người mới XHCN. Con người của sự vô cảm, sống ác và băng hoại đạo đức chiếm số đông trong xã hội, áp đảo và bắt buộc số người có tính hiền lương muốn sống như ý mình cũng rất khó.
“Tôi cũng có con. Cho con ăn học nuôi nấng trưởng thành và khuyến khích con theo con đường chúng chọn. Tôn trọng chúng. Còn sự cảm nhận cuộc sống xã hội chính chúng tìm ra lời giải cho đáp số cuộc đời… Về cơ bản hiện nay các nếp sống bị đảo lộn do kinh tế khiến người ta giành giựt ham hưởng thụ và do khó khăn nên bon chen vật chất với nhau… Ngay những người làm Cha Mẹ cũng đối xử với con cái thiếu công bằng”. Lời chia sẻ của chú Thanh.
Chế độ cộng sản là căn nguyên… ?
Chia sẻ của anh Nguyên :
“Có phải chỉ có hai vụ này thôi đâu. Hay nó chỉ là tảng băng ngầm mà ta chỉ thấy mặt nổi, không thấy được mặt chìm, tôi nghĩ rằng mặt chìm còn thảm hại hơn thế nữa”.
Qủa thực, hai vụ việc con trói cha ở Quảng Ngãi và con đánh cha ở Hải Dương không phải là hai trường hợp hiếm thấy ở xã hội Việt Nam hiện nay, nó nhan nhãn hằng ngày. Đâu rồi hình ảnh câu ca dao ngày xưa ông bà để lại khi nói về đạo làm con “Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời/ Cầu cho cha mẹ sống đời với con” ? Hình ảnh xưa nay đã khác nhiều để theo nhịp phát triển của thời đại nhưng lẽ nào đạo làm con đối với cha mẹ ở xã hội Việt Nam hiện tai lại thay đổi xấu đến vậy ? Thật đau lòng khi nghe anh Nguyên nhận định xã hội Việt Nam ngày nay còn xót lại bao nhiêu người còn lương tri, đạo đức chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nguyên nhân từ đâu ?
Một câu hỏi và có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra từ gia đình cho đến xã hội và chung quy cuối cùng vẫn là do chính thể chế cộng sản cai trị ở Việt Nam hiện tại đã làm con người đi từ đói nghèo, lạc hậu đến sản sinh những mặt tiêu cực, tha hoá đạo đức con người như lời của cô Xuân Mai :
“Mọi nguyên nhân đều do gốc rễ là Cộng sản. Cộng sản đã phá tan nền tảng đạo đức luân lý của người Việt Nam”.
“Tôi thừa biết ngày nào cộng sản còn cai trị đất nước thì ngày đó giá trị đạo đức của dân tộc Việt sẽ xuống cực kỳ thấp. Người dân Việt đã bị đầu độc hóa tư tưởng bởi chế độ cộng sản ví dụ như cảnh người Việt giết hại lẫn nhau bằng thực phẩm chẳng hạn”.
Khẳng định của anh Nguyên. Còn chú Thanh thì cho rằng nhà dột từ nóc. Nóc ở đây chính là những cán bộ, quan quyền không còn tấm gương sáng.
“Cán bộ lãnh đạo làm Phụ mẫu chi dân là những người làm gương nhưng họ không còn là tấm gương sáng cho mọi người học tập mà bị dân căm ghét.”
Và cũng chính chú Thanh đưa ra đề nghị để làm giảm thiểu vấn nạn con cái bất hiếu với cha mẹ là không thể dùng Pháp luật chế áp vì đó chỉ là chữa ngọn mà gốc vẫn còn. Gốc ở đây là ở các ông bố, bà mẹ trong gia đình trước phải trao đổi với con cái, tôn trọng các thành viên trong gia đình một cách bình đẳng. Còn với anh Nguyên thì phải dựa vào những nguyên nhân từ mặt yếu kém, không đúng của chế độ rồi vạch ra những giải pháp. Rất nhiều giải pháp nhưng trước mắt anh Nguyên chỉ đưa ra 5 giải pháp là những “không nên” :
“Một là không nên giáo dục con người sống trong hận thù. Hai là không nên coi trọng sự trường tồn của chế độ hơn là đạo đức của người dân. Ba là không nên nhồi vào đầu óc người Việt những tự hào hoang tưởng. Bốn là không nên đem cái văn hóa vô văn hóa vào trong các trường lớp để làm ngu dân hòng dễ bề cai trị.
Năm là không nên để những tàn dư của chính sách cải cách ruộng đất, cộng sản đã khuyến khích con tố cha, vợ tố chồng tiêu diệt cái văn hóa lễ nghĩa của người Việt”.
Dù vậy anh Nguyên vẫn khẳng định dù cho thể chế có thay đổi thì xã hội Việt Nam vẫn chưa thể thay đổi sớm được, con người Việt Nam muốn “ngồi” dậy được chứ chưa nói là “đứng” cũng phải mất ít nhất vài thế hệ nếu không muốn nói phải mất ít nhất là 100 năm.THIÊN HÀ