Tham Khảo
Việt Nam: Mềm hay cứng?
Xin đừng hiểu lầm: Cả chuyện mềm hay cứng ở đây đều liên quan đến quyền lực.Trên thế giới, nói đến quyền lực mềm hay cứng, người ta hay liên hệ đến quan hệ giữa nước
Xin đừng hiểu lầm: Cả chuyện mềm hay cứng ở đây đều liên quan đến quyền lực.
Trên thế giới, nói đến quyền lực mềm hay cứng, người ta hay liên hệ đến quan hệ giữa nước này và nước khác. Bởi vậy, trong rất nhiều trường hợp, hai khái niệm “quyền lực mềm” (soft power) và chính sách “ngoại giao văn hóa” (cultural diplomacy) được xem như đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên, khái niệm quyền lực mềm và quyền lực cứng không phải chỉ giới hạn trong phạm vi bang giao quốc tế mà còn cả trong chính trị đối nội nữa.
Rất dễ thấy là ở hầu hết các quốc gia dân chủ, chính phủ đều có khuynh hướng sử dụng quyền lực mềm. Không ai dám sử dụng sức mạnh quân sự hay kinh tế để uy hiếp hay thu phục quần chúng cả. Làm thế là vi phạm luật pháp và hậu quả nhãn tiền là chính phủ chắc chắn sẽ bị sụp đổ hay bị thay thế muộn nhất là trong kỳ bầu cử kế tiếp. Mọi chính phủ dân chủ đều tìm cách thuyết phục quần chúng: Giới lãnh đạo thường xuyên xuất hiện trước các cơ quan truyền thông cũng như tiếp xúc trực tiếp với cử tri để giải thích các chính sách cũng như thu phục nhân tâm.
Trong các chế độ độc tài, như Việt Nam, thì khác.
Trước đây, đặc biệt trước năm 1975, ở miền Bắc và trước năm 1954, ở cả nước, chính quyền và đảng Cộng sản sử dụng cả hai loại quyền lực mềm và cứng.
Cứng, họ sẵn sàng trấn áp tất cả những người phản kháng hay bất phục tùng, thậm chí, cả những người có khả năng bất phục tùng: thành phần địa chủ, tư sản, trí thức và một số tôn giáo vốn có quan hệ không mấy hòa thuận với họ (như Công giáo, Cao Đài, và Phật giáo Hòa Hảo). Bộ đội, công an và mật thám được huy động triệt để, lúc nào cũng có mặt để chờ lệnh. Tòa án được sử dụng như một công cụ của chuyên chính vô sản. Án, không những giành cho người bị xem là có tội mà còn cả cho con cháu của họ nữa: không phải án chung thân mà là án truyền kiếp. Chính sách lương thực được ra đời để quản lý bao tử của người dân: ai vâng lời thì cho ăn đủ no; ai bất tuân thì bị bỏ đói.
Cả giáo dục và văn hóa cũng được sử dụng như một thứ quyền lực cứng: thuộc thành phần “phản động” hay “khả nghi” thì không được vào đại học và không được xuất bản hay trình diễn dưới mọi hình thức. Y tế cũng vậy: có bệnh viện riêng cho dân chúng và bệnh viện riêng cho cán bộ. Giữa cán bộ cấp cao và cấp thấp cũng khác: bệnh viện khác, bác sĩ khác, thuốc men khác, cách thức đối đãi cũng khác.
Cuối cùng, ngay cả nghĩa địa cũng trở thành nơi mặc cả của quyền lực: giới lãnh đạo trung ương cũng như những người được xem là có công với “cách mạng” được chôn cất tử tế ở những nghĩa trang sang trọng hơn (như nghĩa trang Mai Dịch, được xây dựng từ năm 1956 ở Hà Nội).
Nhưng bên cạnh quyền lực cứng, họ cũng không quên sử dụng quyền lực mềm một cách thường xuyên với hệ thống truyền thông đại chúng ra rả vào tai của từng người, từng người. Trong cái gọi là quyền lực mềm ấy, chính quyền và đảng cộng sản sử dụng chủ yếu ba thứ: một, truyền thống; hai, lý tưởng; và ba, huyền thoại.
Về truyền thống, người ta viết lại lịch sử của dân tộc, chỉ nhấn mạnh vào khía cạnh tích cực, phù hợp với những điều nhà cầm quyền muốn tuyên dương. Trước năm 1975, Tố Hữu có câu thơ rất tiêu biểu cho việc sử dụng truyền thống ấy: “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”. Khi sử dụng truyền thống, người ta không những cổ vũ cho lòng yêu nước mà còn cổ vũ cho cả tinh thần bài ngoại, đặc biệt bài Tây phương: Tây phương đồng nghĩa với đế quốc và xâm lược.
Về lý tưởng, họ nhấn mạnh đến hai cấp độ khác nhau: Ở bình diện quốc gia, đó là sự độc lập, thống nhất và tự do; ở bình diện quốc tế, đó là sự bình đẳng, hòa bình và thịnh vượng. Ở cả hai bình diện, lý tưởng nào cũng cao cả. Vì chúng, người ta sẵn sàng hy sinh cả tính mạng và gia đình của mình.
Về huyền thoại, có thể nói, trong lịch sử, không có chế độ nào sản xuất ra nhiều huyền thoại như là chế độ cộng sản. Xưa, cũng có huyền thoại, nhưng do điều kiện in ấn cũng như truyền thông hạn chế, chỉ phổ biến qua tin đồn, số lượng huyền thoại của mỗi hoàng đế cũng như mỗi triều đại khá hạn chế. Trong khi đó, chủ nghĩa cộng sản ra đời cùng với sự phát triển vượt bậc của các loại hình truyền thông, từ sách và báo đến truyền thanh và truyền hình. Tất cả đều được tận dụng để xây dựng huyền thoại. Không phải chỉ có huyền thoại về đảng (đỉnh cao trí tuệ và bách chiến bách thắng) mà còn có huyền thoại về từng cá nhân trong giới lãnh đạo. Sức hấp dẫn của chủ nghĩa cộng sản trước năm 1975 chủ yếu là sức hấp dẫn của huyền thoại.
Sau này, đặc biệt trong khoảng một hai thập niên trở lại đây, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn cố gắng tuyên truyền nhưng rõ ràng là vấn đề tuyên truyền của họ gặp rất nhiều khó khăn. Người ta vẫn giữ độc quyền, hoàn toàn độc quyền trong lãnh vực truyền thông, nhưng với sự phát triển của các hình thức truyền thông xã hội mới gắn liền với internet, như blog hay facebook, tính chất độc quyền ấy dần dần lộ ra những vết thủng to lớn.
Mất độc quyền về truyền thông, người ta cũng mất cả độc quyền trong việc viết lại lịch sử. Truyền thống không còn đứng về phía nhà cầm quyền nữa. Ngoài ra, trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, cái gọi là truyền thống không chỉ giới hạn trong nội bộ một quốc gia mà còn mở rộng ra cả nhân loại. Nhưng truyền thống nhân loại lại gắn liền với quá trình tự do hóa và dân chủ hóa, hầu như hoàn toàn trái ngược với thực tại Việt Nam. Càng nói nhiều đến truyền thống nhân loại, bộ mặt thật của chế độ lại càng trở nên đen đúa.
Còn các lý tưởng, vốn là những điểm mạnh nhất để nối kết mọi người lại với nhau, thì lại bị sụp đổ, thoạt đầu, một phần, ngay từ tháng 4 năm 1975, khi người dân miền Bắc đối diện với thực tế tương đối sung túc và có văn hóa ở miền Nam và người dân miền Nam đối diện với thực tế bần cùng ở miền Bắc; sau đó, hầu như sụp đổ hoàn toàn khi các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu lần lượt cáo chung.
Sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới cũng dẫn đến sự sụp đổ của các huyền thoại liên quan đến đảng và lãnh tụ ở Việt Nam. Nhìn lại, trong giới lãnh đạo cộng sản, chỉ có hai người còn ít nhiều lấp lánh hào quang của huyền thoại: Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Điều nghịch lý là sự tồn tại dai dẳng của các huyền thoại gắn liền với hai nhân vật này không xuất phát từ tài năng hay công lao của họ mà chủ yếu là từ tính chất nạn nhân của họ: Cả hai đều được tô vẽ như những kẻ bị tước đoạt quyền lực. Không những Võ Nguyên Giáp mà cả Hồ Chí Minh nữa, ngay từ đầu thập niên 1960, đã bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ tước hết mọi quyền lực. Họ không còn quyền quyết định gì nữa. Một phần, nhờ thế, họ trở thành những kẻ vô tội trước các sai lầm và các tội ác mà đảng đã phạm phải từ đó về sau.
Không có truyền thống, lý tưởng và huyền thoại, nhà cầm quyền Việt Nam hoàn toàn mất hết khả năng sử dụng quyền lực mềm. Ngay cả những phương tiện, ở những nơi khác, vốn gắn liền với quyền lực mềm, như truyền thông và giáo dục, ở Việt Nam, những năm gần đây, cũng đều trở thành biểu hiện của quyền lực cứng. Trong sinh hoạt truyền thông, những buổi giao ban của họ được hình dung như những buổi đấu tố; trên mặt báo hay màn hình, họ xuất hiện một cách hung hãn với những lời lẽ đe dọa, vu khống, trấn áp đầy thô bạo. Họ mở ra vô số các phiên tòa để kết tội những người lên tiếng đòi hỏi tự do, dân chủ, hoặc thậm chí, chủ quyền quốc gia.
Quyền lực cứng, thực sự cứng, lại càng được sử dụng triệt để. Với dân chúng đòi đất hoặc chống lại lệnh cưỡng chế ư? Họ xua công an đến đánh dập dã man. Với những người xuống đường biểu tình chống lại Trung Quốc ư? Họ cũng đạp vào mặt, còng tay, chụp mũ cho một cái tội vớ vẩn gì đó để thẩy vào nhà tù. Với dân chúng bình thường và vô tội khác, họ cũng không ngớt uy hiếp để người ta phải sợ hãi. Thỉnh thoảng lại có tin người này người nọ bị công an đánh chết.
Về phương diện kinh tế, người ta khăng khăng giữ lại thành phần kinh tế quốc doanh chủ yếu để, ngoài việc làm giàu cho cá nhân và gia đình, còn dễ dàng mua chuộc sự trung thành của các thuộc hạ. Các chức vụ được sử dụng như hình thức thưởng công và kết bè kết cánh.
Trong quan hệ quốc tế, người ta thấy rõ và càng ngày càng thấy rõ quyền lực cứng rất ít có kết quả. Mạnh như Mỹ mà vẫn không thành công ở Iraq và Afghanistan, ở Iran và Bắc Hàn, ở Libya và Syria. Trong phạm vi quốc gia, với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và sự sụp đổ của nhiều chế độ độc tài ở Trung Đông trong mấy năm vừa qua, người ta càng thấy rõ việc sử dụng quyền lực cứng đối với dân chúng không những không có hiệu quả mà còn không có triển vọng tồn tại lâu dài.
Số phận của những người chỉ biết sử dụng quyền lực cứng là chui dưới hầm (như Saddam Hussein) hoặc dưới ống cống (như Muammar Gaddafi).
Và vật cuối cùng họ được nhìn thấy là nòng súng hoặc sợi dây thòng lọng.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trên thế giới, nói đến quyền lực mềm hay cứng, người ta hay liên hệ đến quan hệ giữa nước này và nước khác. Bởi vậy, trong rất nhiều trường hợp, hai khái niệm “quyền lực mềm” (soft power) và chính sách “ngoại giao văn hóa” (cultural diplomacy) được xem như đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên, khái niệm quyền lực mềm và quyền lực cứng không phải chỉ giới hạn trong phạm vi bang giao quốc tế mà còn cả trong chính trị đối nội nữa.
Rất dễ thấy là ở hầu hết các quốc gia dân chủ, chính phủ đều có khuynh hướng sử dụng quyền lực mềm. Không ai dám sử dụng sức mạnh quân sự hay kinh tế để uy hiếp hay thu phục quần chúng cả. Làm thế là vi phạm luật pháp và hậu quả nhãn tiền là chính phủ chắc chắn sẽ bị sụp đổ hay bị thay thế muộn nhất là trong kỳ bầu cử kế tiếp. Mọi chính phủ dân chủ đều tìm cách thuyết phục quần chúng: Giới lãnh đạo thường xuyên xuất hiện trước các cơ quan truyền thông cũng như tiếp xúc trực tiếp với cử tri để giải thích các chính sách cũng như thu phục nhân tâm.
Trong các chế độ độc tài, như Việt Nam, thì khác.
Trước đây, đặc biệt trước năm 1975, ở miền Bắc và trước năm 1954, ở cả nước, chính quyền và đảng Cộng sản sử dụng cả hai loại quyền lực mềm và cứng.
Cứng, họ sẵn sàng trấn áp tất cả những người phản kháng hay bất phục tùng, thậm chí, cả những người có khả năng bất phục tùng: thành phần địa chủ, tư sản, trí thức và một số tôn giáo vốn có quan hệ không mấy hòa thuận với họ (như Công giáo, Cao Đài, và Phật giáo Hòa Hảo). Bộ đội, công an và mật thám được huy động triệt để, lúc nào cũng có mặt để chờ lệnh. Tòa án được sử dụng như một công cụ của chuyên chính vô sản. Án, không những giành cho người bị xem là có tội mà còn cả cho con cháu của họ nữa: không phải án chung thân mà là án truyền kiếp. Chính sách lương thực được ra đời để quản lý bao tử của người dân: ai vâng lời thì cho ăn đủ no; ai bất tuân thì bị bỏ đói.
Cả giáo dục và văn hóa cũng được sử dụng như một thứ quyền lực cứng: thuộc thành phần “phản động” hay “khả nghi” thì không được vào đại học và không được xuất bản hay trình diễn dưới mọi hình thức. Y tế cũng vậy: có bệnh viện riêng cho dân chúng và bệnh viện riêng cho cán bộ. Giữa cán bộ cấp cao và cấp thấp cũng khác: bệnh viện khác, bác sĩ khác, thuốc men khác, cách thức đối đãi cũng khác.
Cuối cùng, ngay cả nghĩa địa cũng trở thành nơi mặc cả của quyền lực: giới lãnh đạo trung ương cũng như những người được xem là có công với “cách mạng” được chôn cất tử tế ở những nghĩa trang sang trọng hơn (như nghĩa trang Mai Dịch, được xây dựng từ năm 1956 ở Hà Nội).
Nhưng bên cạnh quyền lực cứng, họ cũng không quên sử dụng quyền lực mềm một cách thường xuyên với hệ thống truyền thông đại chúng ra rả vào tai của từng người, từng người. Trong cái gọi là quyền lực mềm ấy, chính quyền và đảng cộng sản sử dụng chủ yếu ba thứ: một, truyền thống; hai, lý tưởng; và ba, huyền thoại.
Về truyền thống, người ta viết lại lịch sử của dân tộc, chỉ nhấn mạnh vào khía cạnh tích cực, phù hợp với những điều nhà cầm quyền muốn tuyên dương. Trước năm 1975, Tố Hữu có câu thơ rất tiêu biểu cho việc sử dụng truyền thống ấy: “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”. Khi sử dụng truyền thống, người ta không những cổ vũ cho lòng yêu nước mà còn cổ vũ cho cả tinh thần bài ngoại, đặc biệt bài Tây phương: Tây phương đồng nghĩa với đế quốc và xâm lược.
Về lý tưởng, họ nhấn mạnh đến hai cấp độ khác nhau: Ở bình diện quốc gia, đó là sự độc lập, thống nhất và tự do; ở bình diện quốc tế, đó là sự bình đẳng, hòa bình và thịnh vượng. Ở cả hai bình diện, lý tưởng nào cũng cao cả. Vì chúng, người ta sẵn sàng hy sinh cả tính mạng và gia đình của mình.
Về huyền thoại, có thể nói, trong lịch sử, không có chế độ nào sản xuất ra nhiều huyền thoại như là chế độ cộng sản. Xưa, cũng có huyền thoại, nhưng do điều kiện in ấn cũng như truyền thông hạn chế, chỉ phổ biến qua tin đồn, số lượng huyền thoại của mỗi hoàng đế cũng như mỗi triều đại khá hạn chế. Trong khi đó, chủ nghĩa cộng sản ra đời cùng với sự phát triển vượt bậc của các loại hình truyền thông, từ sách và báo đến truyền thanh và truyền hình. Tất cả đều được tận dụng để xây dựng huyền thoại. Không phải chỉ có huyền thoại về đảng (đỉnh cao trí tuệ và bách chiến bách thắng) mà còn có huyền thoại về từng cá nhân trong giới lãnh đạo. Sức hấp dẫn của chủ nghĩa cộng sản trước năm 1975 chủ yếu là sức hấp dẫn của huyền thoại.
Sau này, đặc biệt trong khoảng một hai thập niên trở lại đây, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn cố gắng tuyên truyền nhưng rõ ràng là vấn đề tuyên truyền của họ gặp rất nhiều khó khăn. Người ta vẫn giữ độc quyền, hoàn toàn độc quyền trong lãnh vực truyền thông, nhưng với sự phát triển của các hình thức truyền thông xã hội mới gắn liền với internet, như blog hay facebook, tính chất độc quyền ấy dần dần lộ ra những vết thủng to lớn.
Mất độc quyền về truyền thông, người ta cũng mất cả độc quyền trong việc viết lại lịch sử. Truyền thống không còn đứng về phía nhà cầm quyền nữa. Ngoài ra, trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, cái gọi là truyền thống không chỉ giới hạn trong nội bộ một quốc gia mà còn mở rộng ra cả nhân loại. Nhưng truyền thống nhân loại lại gắn liền với quá trình tự do hóa và dân chủ hóa, hầu như hoàn toàn trái ngược với thực tại Việt Nam. Càng nói nhiều đến truyền thống nhân loại, bộ mặt thật của chế độ lại càng trở nên đen đúa.
Còn các lý tưởng, vốn là những điểm mạnh nhất để nối kết mọi người lại với nhau, thì lại bị sụp đổ, thoạt đầu, một phần, ngay từ tháng 4 năm 1975, khi người dân miền Bắc đối diện với thực tế tương đối sung túc và có văn hóa ở miền Nam và người dân miền Nam đối diện với thực tế bần cùng ở miền Bắc; sau đó, hầu như sụp đổ hoàn toàn khi các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu lần lượt cáo chung.
Sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới cũng dẫn đến sự sụp đổ của các huyền thoại liên quan đến đảng và lãnh tụ ở Việt Nam. Nhìn lại, trong giới lãnh đạo cộng sản, chỉ có hai người còn ít nhiều lấp lánh hào quang của huyền thoại: Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Điều nghịch lý là sự tồn tại dai dẳng của các huyền thoại gắn liền với hai nhân vật này không xuất phát từ tài năng hay công lao của họ mà chủ yếu là từ tính chất nạn nhân của họ: Cả hai đều được tô vẽ như những kẻ bị tước đoạt quyền lực. Không những Võ Nguyên Giáp mà cả Hồ Chí Minh nữa, ngay từ đầu thập niên 1960, đã bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ tước hết mọi quyền lực. Họ không còn quyền quyết định gì nữa. Một phần, nhờ thế, họ trở thành những kẻ vô tội trước các sai lầm và các tội ác mà đảng đã phạm phải từ đó về sau.
Không có truyền thống, lý tưởng và huyền thoại, nhà cầm quyền Việt Nam hoàn toàn mất hết khả năng sử dụng quyền lực mềm. Ngay cả những phương tiện, ở những nơi khác, vốn gắn liền với quyền lực mềm, như truyền thông và giáo dục, ở Việt Nam, những năm gần đây, cũng đều trở thành biểu hiện của quyền lực cứng. Trong sinh hoạt truyền thông, những buổi giao ban của họ được hình dung như những buổi đấu tố; trên mặt báo hay màn hình, họ xuất hiện một cách hung hãn với những lời lẽ đe dọa, vu khống, trấn áp đầy thô bạo. Họ mở ra vô số các phiên tòa để kết tội những người lên tiếng đòi hỏi tự do, dân chủ, hoặc thậm chí, chủ quyền quốc gia.
Quyền lực cứng, thực sự cứng, lại càng được sử dụng triệt để. Với dân chúng đòi đất hoặc chống lại lệnh cưỡng chế ư? Họ xua công an đến đánh dập dã man. Với những người xuống đường biểu tình chống lại Trung Quốc ư? Họ cũng đạp vào mặt, còng tay, chụp mũ cho một cái tội vớ vẩn gì đó để thẩy vào nhà tù. Với dân chúng bình thường và vô tội khác, họ cũng không ngớt uy hiếp để người ta phải sợ hãi. Thỉnh thoảng lại có tin người này người nọ bị công an đánh chết.
Về phương diện kinh tế, người ta khăng khăng giữ lại thành phần kinh tế quốc doanh chủ yếu để, ngoài việc làm giàu cho cá nhân và gia đình, còn dễ dàng mua chuộc sự trung thành của các thuộc hạ. Các chức vụ được sử dụng như hình thức thưởng công và kết bè kết cánh.
Trong quan hệ quốc tế, người ta thấy rõ và càng ngày càng thấy rõ quyền lực cứng rất ít có kết quả. Mạnh như Mỹ mà vẫn không thành công ở Iraq và Afghanistan, ở Iran và Bắc Hàn, ở Libya và Syria. Trong phạm vi quốc gia, với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và sự sụp đổ của nhiều chế độ độc tài ở Trung Đông trong mấy năm vừa qua, người ta càng thấy rõ việc sử dụng quyền lực cứng đối với dân chúng không những không có hiệu quả mà còn không có triển vọng tồn tại lâu dài.
Số phận của những người chỉ biết sử dụng quyền lực cứng là chui dưới hầm (như Saddam Hussein) hoặc dưới ống cống (như Muammar Gaddafi).
Và vật cuối cùng họ được nhìn thấy là nòng súng hoặc sợi dây thòng lọng.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Việt Nam: Mềm hay cứng?
Xin đừng hiểu lầm: Cả chuyện mềm hay cứng ở đây đều liên quan đến quyền lực.Trên thế giới, nói đến quyền lực mềm hay cứng, người ta hay liên hệ đến quan hệ giữa nước
Xin đừng hiểu lầm: Cả chuyện mềm hay cứng ở đây đều liên quan đến quyền lực.
Trên thế giới, nói đến quyền lực mềm hay cứng, người ta hay liên hệ đến quan hệ giữa nước này và nước khác. Bởi vậy, trong rất nhiều trường hợp, hai khái niệm “quyền lực mềm” (soft power) và chính sách “ngoại giao văn hóa” (cultural diplomacy) được xem như đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên, khái niệm quyền lực mềm và quyền lực cứng không phải chỉ giới hạn trong phạm vi bang giao quốc tế mà còn cả trong chính trị đối nội nữa.
Rất dễ thấy là ở hầu hết các quốc gia dân chủ, chính phủ đều có khuynh hướng sử dụng quyền lực mềm. Không ai dám sử dụng sức mạnh quân sự hay kinh tế để uy hiếp hay thu phục quần chúng cả. Làm thế là vi phạm luật pháp và hậu quả nhãn tiền là chính phủ chắc chắn sẽ bị sụp đổ hay bị thay thế muộn nhất là trong kỳ bầu cử kế tiếp. Mọi chính phủ dân chủ đều tìm cách thuyết phục quần chúng: Giới lãnh đạo thường xuyên xuất hiện trước các cơ quan truyền thông cũng như tiếp xúc trực tiếp với cử tri để giải thích các chính sách cũng như thu phục nhân tâm.
Trong các chế độ độc tài, như Việt Nam, thì khác.
Trước đây, đặc biệt trước năm 1975, ở miền Bắc và trước năm 1954, ở cả nước, chính quyền và đảng Cộng sản sử dụng cả hai loại quyền lực mềm và cứng.
Cứng, họ sẵn sàng trấn áp tất cả những người phản kháng hay bất phục tùng, thậm chí, cả những người có khả năng bất phục tùng: thành phần địa chủ, tư sản, trí thức và một số tôn giáo vốn có quan hệ không mấy hòa thuận với họ (như Công giáo, Cao Đài, và Phật giáo Hòa Hảo). Bộ đội, công an và mật thám được huy động triệt để, lúc nào cũng có mặt để chờ lệnh. Tòa án được sử dụng như một công cụ của chuyên chính vô sản. Án, không những giành cho người bị xem là có tội mà còn cả cho con cháu của họ nữa: không phải án chung thân mà là án truyền kiếp. Chính sách lương thực được ra đời để quản lý bao tử của người dân: ai vâng lời thì cho ăn đủ no; ai bất tuân thì bị bỏ đói.
Cả giáo dục và văn hóa cũng được sử dụng như một thứ quyền lực cứng: thuộc thành phần “phản động” hay “khả nghi” thì không được vào đại học và không được xuất bản hay trình diễn dưới mọi hình thức. Y tế cũng vậy: có bệnh viện riêng cho dân chúng và bệnh viện riêng cho cán bộ. Giữa cán bộ cấp cao và cấp thấp cũng khác: bệnh viện khác, bác sĩ khác, thuốc men khác, cách thức đối đãi cũng khác.
Cuối cùng, ngay cả nghĩa địa cũng trở thành nơi mặc cả của quyền lực: giới lãnh đạo trung ương cũng như những người được xem là có công với “cách mạng” được chôn cất tử tế ở những nghĩa trang sang trọng hơn (như nghĩa trang Mai Dịch, được xây dựng từ năm 1956 ở Hà Nội).
Nhưng bên cạnh quyền lực cứng, họ cũng không quên sử dụng quyền lực mềm một cách thường xuyên với hệ thống truyền thông đại chúng ra rả vào tai của từng người, từng người. Trong cái gọi là quyền lực mềm ấy, chính quyền và đảng cộng sản sử dụng chủ yếu ba thứ: một, truyền thống; hai, lý tưởng; và ba, huyền thoại.
Về truyền thống, người ta viết lại lịch sử của dân tộc, chỉ nhấn mạnh vào khía cạnh tích cực, phù hợp với những điều nhà cầm quyền muốn tuyên dương. Trước năm 1975, Tố Hữu có câu thơ rất tiêu biểu cho việc sử dụng truyền thống ấy: “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”. Khi sử dụng truyền thống, người ta không những cổ vũ cho lòng yêu nước mà còn cổ vũ cho cả tinh thần bài ngoại, đặc biệt bài Tây phương: Tây phương đồng nghĩa với đế quốc và xâm lược.
Về lý tưởng, họ nhấn mạnh đến hai cấp độ khác nhau: Ở bình diện quốc gia, đó là sự độc lập, thống nhất và tự do; ở bình diện quốc tế, đó là sự bình đẳng, hòa bình và thịnh vượng. Ở cả hai bình diện, lý tưởng nào cũng cao cả. Vì chúng, người ta sẵn sàng hy sinh cả tính mạng và gia đình của mình.
Về huyền thoại, có thể nói, trong lịch sử, không có chế độ nào sản xuất ra nhiều huyền thoại như là chế độ cộng sản. Xưa, cũng có huyền thoại, nhưng do điều kiện in ấn cũng như truyền thông hạn chế, chỉ phổ biến qua tin đồn, số lượng huyền thoại của mỗi hoàng đế cũng như mỗi triều đại khá hạn chế. Trong khi đó, chủ nghĩa cộng sản ra đời cùng với sự phát triển vượt bậc của các loại hình truyền thông, từ sách và báo đến truyền thanh và truyền hình. Tất cả đều được tận dụng để xây dựng huyền thoại. Không phải chỉ có huyền thoại về đảng (đỉnh cao trí tuệ và bách chiến bách thắng) mà còn có huyền thoại về từng cá nhân trong giới lãnh đạo. Sức hấp dẫn của chủ nghĩa cộng sản trước năm 1975 chủ yếu là sức hấp dẫn của huyền thoại.
Sau này, đặc biệt trong khoảng một hai thập niên trở lại đây, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn cố gắng tuyên truyền nhưng rõ ràng là vấn đề tuyên truyền của họ gặp rất nhiều khó khăn. Người ta vẫn giữ độc quyền, hoàn toàn độc quyền trong lãnh vực truyền thông, nhưng với sự phát triển của các hình thức truyền thông xã hội mới gắn liền với internet, như blog hay facebook, tính chất độc quyền ấy dần dần lộ ra những vết thủng to lớn.
Mất độc quyền về truyền thông, người ta cũng mất cả độc quyền trong việc viết lại lịch sử. Truyền thống không còn đứng về phía nhà cầm quyền nữa. Ngoài ra, trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, cái gọi là truyền thống không chỉ giới hạn trong nội bộ một quốc gia mà còn mở rộng ra cả nhân loại. Nhưng truyền thống nhân loại lại gắn liền với quá trình tự do hóa và dân chủ hóa, hầu như hoàn toàn trái ngược với thực tại Việt Nam. Càng nói nhiều đến truyền thống nhân loại, bộ mặt thật của chế độ lại càng trở nên đen đúa.
Còn các lý tưởng, vốn là những điểm mạnh nhất để nối kết mọi người lại với nhau, thì lại bị sụp đổ, thoạt đầu, một phần, ngay từ tháng 4 năm 1975, khi người dân miền Bắc đối diện với thực tế tương đối sung túc và có văn hóa ở miền Nam và người dân miền Nam đối diện với thực tế bần cùng ở miền Bắc; sau đó, hầu như sụp đổ hoàn toàn khi các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu lần lượt cáo chung.
Sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới cũng dẫn đến sự sụp đổ của các huyền thoại liên quan đến đảng và lãnh tụ ở Việt Nam. Nhìn lại, trong giới lãnh đạo cộng sản, chỉ có hai người còn ít nhiều lấp lánh hào quang của huyền thoại: Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Điều nghịch lý là sự tồn tại dai dẳng của các huyền thoại gắn liền với hai nhân vật này không xuất phát từ tài năng hay công lao của họ mà chủ yếu là từ tính chất nạn nhân của họ: Cả hai đều được tô vẽ như những kẻ bị tước đoạt quyền lực. Không những Võ Nguyên Giáp mà cả Hồ Chí Minh nữa, ngay từ đầu thập niên 1960, đã bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ tước hết mọi quyền lực. Họ không còn quyền quyết định gì nữa. Một phần, nhờ thế, họ trở thành những kẻ vô tội trước các sai lầm và các tội ác mà đảng đã phạm phải từ đó về sau.
Không có truyền thống, lý tưởng và huyền thoại, nhà cầm quyền Việt Nam hoàn toàn mất hết khả năng sử dụng quyền lực mềm. Ngay cả những phương tiện, ở những nơi khác, vốn gắn liền với quyền lực mềm, như truyền thông và giáo dục, ở Việt Nam, những năm gần đây, cũng đều trở thành biểu hiện của quyền lực cứng. Trong sinh hoạt truyền thông, những buổi giao ban của họ được hình dung như những buổi đấu tố; trên mặt báo hay màn hình, họ xuất hiện một cách hung hãn với những lời lẽ đe dọa, vu khống, trấn áp đầy thô bạo. Họ mở ra vô số các phiên tòa để kết tội những người lên tiếng đòi hỏi tự do, dân chủ, hoặc thậm chí, chủ quyền quốc gia.
Quyền lực cứng, thực sự cứng, lại càng được sử dụng triệt để. Với dân chúng đòi đất hoặc chống lại lệnh cưỡng chế ư? Họ xua công an đến đánh dập dã man. Với những người xuống đường biểu tình chống lại Trung Quốc ư? Họ cũng đạp vào mặt, còng tay, chụp mũ cho một cái tội vớ vẩn gì đó để thẩy vào nhà tù. Với dân chúng bình thường và vô tội khác, họ cũng không ngớt uy hiếp để người ta phải sợ hãi. Thỉnh thoảng lại có tin người này người nọ bị công an đánh chết.
Về phương diện kinh tế, người ta khăng khăng giữ lại thành phần kinh tế quốc doanh chủ yếu để, ngoài việc làm giàu cho cá nhân và gia đình, còn dễ dàng mua chuộc sự trung thành của các thuộc hạ. Các chức vụ được sử dụng như hình thức thưởng công và kết bè kết cánh.
Trong quan hệ quốc tế, người ta thấy rõ và càng ngày càng thấy rõ quyền lực cứng rất ít có kết quả. Mạnh như Mỹ mà vẫn không thành công ở Iraq và Afghanistan, ở Iran và Bắc Hàn, ở Libya và Syria. Trong phạm vi quốc gia, với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và sự sụp đổ của nhiều chế độ độc tài ở Trung Đông trong mấy năm vừa qua, người ta càng thấy rõ việc sử dụng quyền lực cứng đối với dân chúng không những không có hiệu quả mà còn không có triển vọng tồn tại lâu dài.
Số phận của những người chỉ biết sử dụng quyền lực cứng là chui dưới hầm (như Saddam Hussein) hoặc dưới ống cống (như Muammar Gaddafi).
Và vật cuối cùng họ được nhìn thấy là nòng súng hoặc sợi dây thòng lọng.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trên thế giới, nói đến quyền lực mềm hay cứng, người ta hay liên hệ đến quan hệ giữa nước này và nước khác. Bởi vậy, trong rất nhiều trường hợp, hai khái niệm “quyền lực mềm” (soft power) và chính sách “ngoại giao văn hóa” (cultural diplomacy) được xem như đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên, khái niệm quyền lực mềm và quyền lực cứng không phải chỉ giới hạn trong phạm vi bang giao quốc tế mà còn cả trong chính trị đối nội nữa.
Rất dễ thấy là ở hầu hết các quốc gia dân chủ, chính phủ đều có khuynh hướng sử dụng quyền lực mềm. Không ai dám sử dụng sức mạnh quân sự hay kinh tế để uy hiếp hay thu phục quần chúng cả. Làm thế là vi phạm luật pháp và hậu quả nhãn tiền là chính phủ chắc chắn sẽ bị sụp đổ hay bị thay thế muộn nhất là trong kỳ bầu cử kế tiếp. Mọi chính phủ dân chủ đều tìm cách thuyết phục quần chúng: Giới lãnh đạo thường xuyên xuất hiện trước các cơ quan truyền thông cũng như tiếp xúc trực tiếp với cử tri để giải thích các chính sách cũng như thu phục nhân tâm.
Trong các chế độ độc tài, như Việt Nam, thì khác.
Trước đây, đặc biệt trước năm 1975, ở miền Bắc và trước năm 1954, ở cả nước, chính quyền và đảng Cộng sản sử dụng cả hai loại quyền lực mềm và cứng.
Cứng, họ sẵn sàng trấn áp tất cả những người phản kháng hay bất phục tùng, thậm chí, cả những người có khả năng bất phục tùng: thành phần địa chủ, tư sản, trí thức và một số tôn giáo vốn có quan hệ không mấy hòa thuận với họ (như Công giáo, Cao Đài, và Phật giáo Hòa Hảo). Bộ đội, công an và mật thám được huy động triệt để, lúc nào cũng có mặt để chờ lệnh. Tòa án được sử dụng như một công cụ của chuyên chính vô sản. Án, không những giành cho người bị xem là có tội mà còn cả cho con cháu của họ nữa: không phải án chung thân mà là án truyền kiếp. Chính sách lương thực được ra đời để quản lý bao tử của người dân: ai vâng lời thì cho ăn đủ no; ai bất tuân thì bị bỏ đói.
Cả giáo dục và văn hóa cũng được sử dụng như một thứ quyền lực cứng: thuộc thành phần “phản động” hay “khả nghi” thì không được vào đại học và không được xuất bản hay trình diễn dưới mọi hình thức. Y tế cũng vậy: có bệnh viện riêng cho dân chúng và bệnh viện riêng cho cán bộ. Giữa cán bộ cấp cao và cấp thấp cũng khác: bệnh viện khác, bác sĩ khác, thuốc men khác, cách thức đối đãi cũng khác.
Cuối cùng, ngay cả nghĩa địa cũng trở thành nơi mặc cả của quyền lực: giới lãnh đạo trung ương cũng như những người được xem là có công với “cách mạng” được chôn cất tử tế ở những nghĩa trang sang trọng hơn (như nghĩa trang Mai Dịch, được xây dựng từ năm 1956 ở Hà Nội).
Nhưng bên cạnh quyền lực cứng, họ cũng không quên sử dụng quyền lực mềm một cách thường xuyên với hệ thống truyền thông đại chúng ra rả vào tai của từng người, từng người. Trong cái gọi là quyền lực mềm ấy, chính quyền và đảng cộng sản sử dụng chủ yếu ba thứ: một, truyền thống; hai, lý tưởng; và ba, huyền thoại.
Về truyền thống, người ta viết lại lịch sử của dân tộc, chỉ nhấn mạnh vào khía cạnh tích cực, phù hợp với những điều nhà cầm quyền muốn tuyên dương. Trước năm 1975, Tố Hữu có câu thơ rất tiêu biểu cho việc sử dụng truyền thống ấy: “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”. Khi sử dụng truyền thống, người ta không những cổ vũ cho lòng yêu nước mà còn cổ vũ cho cả tinh thần bài ngoại, đặc biệt bài Tây phương: Tây phương đồng nghĩa với đế quốc và xâm lược.
Về lý tưởng, họ nhấn mạnh đến hai cấp độ khác nhau: Ở bình diện quốc gia, đó là sự độc lập, thống nhất và tự do; ở bình diện quốc tế, đó là sự bình đẳng, hòa bình và thịnh vượng. Ở cả hai bình diện, lý tưởng nào cũng cao cả. Vì chúng, người ta sẵn sàng hy sinh cả tính mạng và gia đình của mình.
Về huyền thoại, có thể nói, trong lịch sử, không có chế độ nào sản xuất ra nhiều huyền thoại như là chế độ cộng sản. Xưa, cũng có huyền thoại, nhưng do điều kiện in ấn cũng như truyền thông hạn chế, chỉ phổ biến qua tin đồn, số lượng huyền thoại của mỗi hoàng đế cũng như mỗi triều đại khá hạn chế. Trong khi đó, chủ nghĩa cộng sản ra đời cùng với sự phát triển vượt bậc của các loại hình truyền thông, từ sách và báo đến truyền thanh và truyền hình. Tất cả đều được tận dụng để xây dựng huyền thoại. Không phải chỉ có huyền thoại về đảng (đỉnh cao trí tuệ và bách chiến bách thắng) mà còn có huyền thoại về từng cá nhân trong giới lãnh đạo. Sức hấp dẫn của chủ nghĩa cộng sản trước năm 1975 chủ yếu là sức hấp dẫn của huyền thoại.
Sau này, đặc biệt trong khoảng một hai thập niên trở lại đây, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn cố gắng tuyên truyền nhưng rõ ràng là vấn đề tuyên truyền của họ gặp rất nhiều khó khăn. Người ta vẫn giữ độc quyền, hoàn toàn độc quyền trong lãnh vực truyền thông, nhưng với sự phát triển của các hình thức truyền thông xã hội mới gắn liền với internet, như blog hay facebook, tính chất độc quyền ấy dần dần lộ ra những vết thủng to lớn.
Mất độc quyền về truyền thông, người ta cũng mất cả độc quyền trong việc viết lại lịch sử. Truyền thống không còn đứng về phía nhà cầm quyền nữa. Ngoài ra, trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, cái gọi là truyền thống không chỉ giới hạn trong nội bộ một quốc gia mà còn mở rộng ra cả nhân loại. Nhưng truyền thống nhân loại lại gắn liền với quá trình tự do hóa và dân chủ hóa, hầu như hoàn toàn trái ngược với thực tại Việt Nam. Càng nói nhiều đến truyền thống nhân loại, bộ mặt thật của chế độ lại càng trở nên đen đúa.
Còn các lý tưởng, vốn là những điểm mạnh nhất để nối kết mọi người lại với nhau, thì lại bị sụp đổ, thoạt đầu, một phần, ngay từ tháng 4 năm 1975, khi người dân miền Bắc đối diện với thực tế tương đối sung túc và có văn hóa ở miền Nam và người dân miền Nam đối diện với thực tế bần cùng ở miền Bắc; sau đó, hầu như sụp đổ hoàn toàn khi các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu lần lượt cáo chung.
Sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới cũng dẫn đến sự sụp đổ của các huyền thoại liên quan đến đảng và lãnh tụ ở Việt Nam. Nhìn lại, trong giới lãnh đạo cộng sản, chỉ có hai người còn ít nhiều lấp lánh hào quang của huyền thoại: Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Điều nghịch lý là sự tồn tại dai dẳng của các huyền thoại gắn liền với hai nhân vật này không xuất phát từ tài năng hay công lao của họ mà chủ yếu là từ tính chất nạn nhân của họ: Cả hai đều được tô vẽ như những kẻ bị tước đoạt quyền lực. Không những Võ Nguyên Giáp mà cả Hồ Chí Minh nữa, ngay từ đầu thập niên 1960, đã bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ tước hết mọi quyền lực. Họ không còn quyền quyết định gì nữa. Một phần, nhờ thế, họ trở thành những kẻ vô tội trước các sai lầm và các tội ác mà đảng đã phạm phải từ đó về sau.
Không có truyền thống, lý tưởng và huyền thoại, nhà cầm quyền Việt Nam hoàn toàn mất hết khả năng sử dụng quyền lực mềm. Ngay cả những phương tiện, ở những nơi khác, vốn gắn liền với quyền lực mềm, như truyền thông và giáo dục, ở Việt Nam, những năm gần đây, cũng đều trở thành biểu hiện của quyền lực cứng. Trong sinh hoạt truyền thông, những buổi giao ban của họ được hình dung như những buổi đấu tố; trên mặt báo hay màn hình, họ xuất hiện một cách hung hãn với những lời lẽ đe dọa, vu khống, trấn áp đầy thô bạo. Họ mở ra vô số các phiên tòa để kết tội những người lên tiếng đòi hỏi tự do, dân chủ, hoặc thậm chí, chủ quyền quốc gia.
Quyền lực cứng, thực sự cứng, lại càng được sử dụng triệt để. Với dân chúng đòi đất hoặc chống lại lệnh cưỡng chế ư? Họ xua công an đến đánh dập dã man. Với những người xuống đường biểu tình chống lại Trung Quốc ư? Họ cũng đạp vào mặt, còng tay, chụp mũ cho một cái tội vớ vẩn gì đó để thẩy vào nhà tù. Với dân chúng bình thường và vô tội khác, họ cũng không ngớt uy hiếp để người ta phải sợ hãi. Thỉnh thoảng lại có tin người này người nọ bị công an đánh chết.
Về phương diện kinh tế, người ta khăng khăng giữ lại thành phần kinh tế quốc doanh chủ yếu để, ngoài việc làm giàu cho cá nhân và gia đình, còn dễ dàng mua chuộc sự trung thành của các thuộc hạ. Các chức vụ được sử dụng như hình thức thưởng công và kết bè kết cánh.
Trong quan hệ quốc tế, người ta thấy rõ và càng ngày càng thấy rõ quyền lực cứng rất ít có kết quả. Mạnh như Mỹ mà vẫn không thành công ở Iraq và Afghanistan, ở Iran và Bắc Hàn, ở Libya và Syria. Trong phạm vi quốc gia, với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và sự sụp đổ của nhiều chế độ độc tài ở Trung Đông trong mấy năm vừa qua, người ta càng thấy rõ việc sử dụng quyền lực cứng đối với dân chúng không những không có hiệu quả mà còn không có triển vọng tồn tại lâu dài.
Số phận của những người chỉ biết sử dụng quyền lực cứng là chui dưới hầm (như Saddam Hussein) hoặc dưới ống cống (như Muammar Gaddafi).
Và vật cuối cùng họ được nhìn thấy là nòng súng hoặc sợi dây thòng lọng.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA