Cà Kê Dê Ngỗng
Việt Nam Thì Quỳ Lậy: Ấn Độ đáp trả chiêu tằm ăn dâu của Trung Quốc
Các nguồn tin Chính phủ Ấn Độ cho biết, một trung đội của Trung Quốc bao gồm khoảng 50 binh sỹ đã tiến sâu vào khu vực Ấn Độ tuyên bố chủ quyền đến 10km.
Trung Quốc lập trại lính sâu trong ’lãnh thổ’ Ấn Độ
TTXVN dẫn tin từ Chính phủ Ấn Độ
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra trên khu vực biên giới với Trung Quốc. (Ảnh AFP). |
Theo tờ Press Trust của Ấn Độ, một trung đội của Trung Quốc bao gồm khoảng 50 binh sỹ đã tiến sâu vào khu vực Ấn Độ tuyên bố chủ quyền đến 10km.
Quân của Lực lượng Cảnh sát Biên giới Ấn Độ- Tây Tạng cũng đã lập một trại đối diện, cách trại lính của Trung Quốc 300m.
Tuy nhiên, New Delhi tin tưởng có thể giải quyết vụ tranh chấp lãnh thổ này “một cách hòa bình” thông qua các kênh ngoại giao. Hai nước đang liên lạc với
Theo các nhà quan sát, binh sĩ Trung Quốc thường được ghi nhận vượt qua biên giới với Ấn Độ nhưng việc họ thiết lập một trại lính nằm sâu đến vậy trong khu vực tranh chấp là lần đầu tiên và bất thường.
Ấn Độ và Trung Quốc cùng có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa hai nước mà đến nay vẫn chưa được giải quyết. Mối quan hệ
Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ đường biên giới được gọi là đường kiểm soát thực tế (LAC), nhưng chưa bao giờ được phân định chính thức.
Ấn Độ diễn tập quy mô lớn đối phó Trung Quốc |
Ấn Độ Dương nổi sóng
Không ồn ào, căng thẳng như Biển Đông nhưng Ấn Độ Dương cũng không hề “lặng sóng” khi hai gã khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ đang tìm mọi cách để khẳng định vị thế và ảnh hưởng của mình ở khu vực này.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, riêng trong năm 2012, tàu ngầm Ấn Độ và Trung Quốc đã đụng độ nhau ít nhất 22 lần trên Ấn Độ Dương và vụ “chạm mặt” nhau mới đây nhất là xảy ra hồi tháng 2/2013.
Tàu ngầm Trung Quốc nổi trên Ấn Độ Dương. |
Đây quả thực là một sự bất ngờ không hề dễ chịu đối với hải quân Ấn Độ bởi bấy lâu nay họ vẫn tin rằng chỉ có 2 lực lượng hải quân Mỹ và Ấn là có khả năng đảm bảo và duy trì các hoạt động trên vùng biển này. Nhưng sự xuất hiện của những kẻ lạ mặt “mang biểu tượng ngôi sao Bát Nhất” (biểu tượng của quân đội Trung Quốc) đã dấy lên những sự nghi ngại và giận dữ.
Bản báo cáo đã đặt ra nghi vấn: Phải chăng đây là một phần trong việc khởi động chương trình “bóp cổ” Ấn Độ của quân đội Trung Quốc?
Chính sự “tự do và tự tiện” tăng cường hoạt động của tàu ngầm ở Ấn Độ Dương là minh chứng cho thấy Trung Quốc đang rất khinh thường năng lực “kiểm soát tuyến đường biển đặc biệt nhạy cảm và giao thương quan trọng” này của hải quân Ấn. Thậm chí, quân đội Trung Quốc còn cho rằng hải quân Ấn Độ rất kém trong khả năng phát hiện những vật thể lạ dưới biển. “Sự tăng cường tuần tra và hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc ở vùng biển này hoàn toàn chồng lấn vào khu vực hoạt động và kiểm soát của hải quân Ấn Độ”, bản báo cáo kết luận.
Thông tin từ phía hải quân Mỹ cho biết, dường như hải quân Trung Quốc “chẳng coi ai ra gì” khi tự cho mình quyền được cử tàu ngầm đi tuần tra trên một vùng biển rộng kéo dài suốt từ mũi “Sừng châu Phi” đến tận eo biển Malacca và vùng bờ biển phía tây Australia.
Sự hiện diện của Trung Quốc tại các quốc gia ven Ấn Độ Dương không ngừng tăng lên thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, sân bay, thành phố kinh tế và thương mại ở Maurtius; xây dựng sân bay quốc tế và cảng thương mại Hambantota, mở rộng và hiện đại hóa cảng Colombo, sửa chữa và xây dựng đường bộ và đường sắt ở Sri Lanka; xây dựng hải cảng mới tại Kyaukryu tới tỉnh Vân Nam để có thể chuyển khí đốt và dầu mỏ sản xuất tại Myanmar cũng như dầu mỏ do các tàu chở dầu chuyển từ khu vực Tây Á và châu Phi thẳng về Trung Quốc mà không cần phải đi qua eo biển Malacca; và xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc kết nối Rangoon với Vân Nam.
Trung Quốc cũng đang thương lượng với Bangladesh về hiện đại hóa cảng Chitagong và kết nối hệ thống đường sắt của Bangladesh với hệ thống đường sắt của Myanmar.
Đặc biệt hơn nữa, thời gian gần đây Trung Quốc đang rất tích cực xây dựng cơ sở vật chất cho cảng Gwadar của Pakistan, một địa điểm rất gần với biên giới Iran, cho thấy Trung Quốc có kế hoạch biến nó thành một căn cứ hải quân và là một địa điểm chiến lược nằm trong “chuỗi ngọc trai”. Nếu căn cứ này được thành lập, quân đội Trung Quốc sẽ có năng lực rất lớn trong việc kiểm soát và điều khiển tàu chiến của họ, phục vụ cho âm mưu “tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương” của nước này.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn thông qua các dự án cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự để tăng cường quan hệ với Pakistan, Sri Lanka và Myanmar.
Thêm vào đó, dường như hải quân Trung Quốc đang tích cực xây dựng “năng lực do thám hàng hải” và có thể sử dụng tàu ngầm nguyên tử cùng với những vũ khí hiện đại nhất của họ như tên lửa chống hạm DF-21D để đe dọa Ấn Độ cũng như vị thế của nước này trong khu vực, bản báo cáo viết.
Theo nghiên cứu mới đây của hãng ICD Research, chi phí quân sự của Trung Quốc đã tăng 11,5% lên 104,62 tỷ USD trong năm 2012. Trong 5 năm tới, dự kiến Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì tốc độ gia tăng ngân sách quân sự hàng năm; và đến năm 2017 sẽ đạt 174, 9 tỷ USD.
Ấn Độ đáp trả
Đứng trước sự uy hiếp tiềm ẩn này của hải quân Trung Quốc, Ấn Độ cũng có những hành động chuẩn bị lực lượng và đáp trả khá mạnh mẽ.
Tên lửa siêu thanh mang có thể đầu đạn hạt nhân BrahMos được phóng tứ tàu ngầm sẽ giúp Ấn Độ khống chế toàn bộ eo biển Mallacca |
Mới đây, Ấn Độ tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phiên bản phóng từ tàu ngầm có thể mang đầu đạn hạt nhân và trở thành nước đầu tiên trên thế giới sở hữu năng lực này.
Với lần thử nghiệm mới nhất, tên lửa BrahMos đã hoàn toàn sẵn sàng để lắp đặt vào các tàu ngầm với cấu trúc phóng theo chiều thẳng đứng, đưa các tàu ngầm này trở thành một trong những vũ khí mạnh nhất trên thế giới.
Dù Ấn Độ không tuyên bố rõ ràng nhưng các nhà phân tích quốc tế cho rằng, mục tiêu chính của việc trang bị tên lửa siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân BrahMos cho tàu ngầm của Ấn Độ là để tăng cường khả năng khống chế eo biển Malacca . Nếu Ấn Độ có thể kiểm soát được eo biển này, họ hoàn toàn có thể khiến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ trong một thời gian ngắn vì thiếu năng lượng để hoạt động.
Bên cạnh đó, nước này không ngừng cải tiến thiết bị quân sự, chẳng hạn mua sắm tàu sân bay của Nga, máy bay giám sát lãnh hải hiệu Boeing loại P-81 hay tăng cường thêm cho đội tàu ngầm chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân (SNA).
Ngày 14/7/2012, Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ công bố báo cáo “Lực lượng hạt nhân Ấn Độ năm 2012” cho biết, hiện Ấn Độ sở hữu từ 80-100 đầu đạn hạt nhân, hệ thống tấn công hạt của các lực lượng Hải, Lục và Không quân cũng đang dần hiện ra. Trong đó, lực lượng tiến công hạt nhân chính của Ấn Độ vẫn là máy bay ném bom tiêm kích của Không quân và tên lửa đạn đạo Agni-1, Agni-2 của Bộ Tư lệnh Lực lượng Chiến lược.
Theo báo cáo, Ấn Độ đã chế tạo khoảng 520 kg plutonium dùng cho vũ khí, đủ để sản xuất 100-130 đầu đạn hạt nhân, nhưng hoàn toàn không phải tất cả vật liệu đều chuyển hóa thành đầu đạn hạt nhân.
Ngoài phát triển đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ cũng chú trọng xây dựng lực lượng Không quân. Máy bay ném bom chiến đấu đã tạo thành nòng cốt của lực lượng tấn công hạt nhân Ấn Độ. Các máy bay Mirage-2000H, Jaguar IS/IB và MiG-27 đều có thể thực hiện nhiệm vụ hạt nhân. New Dehli đang phát triển 2 hệ thống vũ khí hạt nhân cho hải quân, lần lượt là tàu ngầm động cơ hạt nhân và tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu chiến.
Từ năm 1984 đến nay, Ấn Độ tập trung vào phát triển tàu ngầm hạt nhân Arihanta. Tháng 5/2012, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Antoni cho biết, tàu ngầm hạt nhân Arihanta sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2013. Được biết, tàu Arihanta có 12 ống phóng, có thể phóng tên lửa đạn đạo Sagarika. Cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, tầm phóng của loại tên lửa này không quá 290 km, trong khi theo truyền thông Ấn Độ con số đó phải là 700 km.
Cuộc chạy đua vũ trang cũng bao hàm cả việc chạy đua về ngân sách. Vào tháng 11 năm 2011, New Delhi công bố kế hoạch tăng thêm 60 tỷ USD, bao gồm cả việc tăng 20% nhân sự để phát huy sức mạnh hải quân. Một tháng trước đây, một tàu hải giám của Trung Quốc đã bị phát hiện ngay trên vùng vịnh Bengal.
Trên thực tế, Ấn Độ đã và đang tăng cường triển khai các loại vũ khí trang bị ở khu vực biên giới có tranh chấp với Trung Quốc và đặt quân đội nước này trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Động thái mới đây nhất theo tờ “Press Trust of India” ngày 16/4 dẫn nguồn tin từ Không quân Ấn Độ tiết lộ, từ ngày 18/3 đến ngày 4/4/2013, Không quân Ấn Độ đã tiến hành cuộc diễn tập tác chiến “Live-Wire” có quy mô lớn nhất, trong 5 Bộ tư lệnh của Không quân có 4 bộ đã tham gia diễn tập, điều động hơn 400 máy bay chiến đấu và 200 máy bay vận tải và máy bay trực thăng.
Bên cạnh việc tăng quân, tuyển binh, ngày 18/1, hãng thông tấn Ấn Độ TNN đưa tin Bộ Quốc phòng nước này đã khởi động chương trình xây dựng các kho đạn dược trên biên giới với Trung Quốc và Pakistan.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ Bikram Singh cho biết các kho vũ khí ở biên giới sẽ được bố trí ít nhất 2-2,5 tấn đạn dược các loại.
Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, các kho đạn dược này có thể cung cấp cho quân đội Ấn Độ và bảo vệ họ trước quân địch và thời tiết.
Trước đó, ngày 15/1, Thời báo Hoàn Cầu đưa tin Ấn Độ có kế hoạch thành lập một quân đoàn xung kích miền núi mới với khoảng 40.000 binh sĩ tại khu vực biên giới với Trung Quốc.
Theo báo The Times of India đề xuất thành lập quân đoàn mới đã được Bộ Tổng tham mưu thông qua và đang chờ sự phê duyệt cuối cùng. Ấn Độ đang triển khai 2 lữ đoàn bộ binh và 2 lữ đoàn thiết giáp dọc biên giới với Trung Quốc.
Tờ báo dẫn lời giới chuyên gia cho rằng Ấn Độ đang thiết lập “lá chắn chiến lược” để ngăn chặn mọi “hành động thiếu cân nhắc” của Trung Quốc.
Xuân Tùng
http://baodatviet.vn/quoc-phong/toan-canh/201304/an-do-dap-tra-chieu-tam-an-dau-cua-Trung-Quoc-2345689/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Việt Nam Thì Quỳ Lậy: Ấn Độ đáp trả chiêu tằm ăn dâu của Trung Quốc
Các nguồn tin Chính phủ Ấn Độ cho biết, một trung đội của Trung Quốc bao gồm khoảng 50 binh sỹ đã tiến sâu vào khu vực Ấn Độ tuyên bố chủ quyền đến 10km.
Trung Quốc lập trại lính sâu trong ’lãnh thổ’ Ấn Độ
TTXVN dẫn tin từ Chính phủ Ấn Độ
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra trên khu vực biên giới với Trung Quốc. (Ảnh AFP). |
Theo tờ Press Trust của Ấn Độ, một trung đội của Trung Quốc bao gồm khoảng 50 binh sỹ đã tiến sâu vào khu vực Ấn Độ tuyên bố chủ quyền đến 10km.
Quân của Lực lượng Cảnh sát Biên giới Ấn Độ- Tây Tạng cũng đã lập một trại đối diện, cách trại lính của Trung Quốc 300m.
Tuy nhiên, New Delhi tin tưởng có thể giải quyết vụ tranh chấp lãnh thổ này “một cách hòa bình” thông qua các kênh ngoại giao. Hai nước đang liên lạc với
Theo các nhà quan sát, binh sĩ Trung Quốc thường được ghi nhận vượt qua biên giới với Ấn Độ nhưng việc họ thiết lập một trại lính nằm sâu đến vậy trong khu vực tranh chấp là lần đầu tiên và bất thường.
Ấn Độ và Trung Quốc cùng có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa hai nước mà đến nay vẫn chưa được giải quyết. Mối quan hệ
Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ đường biên giới được gọi là đường kiểm soát thực tế (LAC), nhưng chưa bao giờ được phân định chính thức.
Ấn Độ diễn tập quy mô lớn đối phó Trung Quốc |
Ấn Độ Dương nổi sóng
Không ồn ào, căng thẳng như Biển Đông nhưng Ấn Độ Dương cũng không hề “lặng sóng” khi hai gã khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ đang tìm mọi cách để khẳng định vị thế và ảnh hưởng của mình ở khu vực này.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, riêng trong năm 2012, tàu ngầm Ấn Độ và Trung Quốc đã đụng độ nhau ít nhất 22 lần trên Ấn Độ Dương và vụ “chạm mặt” nhau mới đây nhất là xảy ra hồi tháng 2/2013.
Tàu ngầm Trung Quốc nổi trên Ấn Độ Dương. |
Đây quả thực là một sự bất ngờ không hề dễ chịu đối với hải quân Ấn Độ bởi bấy lâu nay họ vẫn tin rằng chỉ có 2 lực lượng hải quân Mỹ và Ấn là có khả năng đảm bảo và duy trì các hoạt động trên vùng biển này. Nhưng sự xuất hiện của những kẻ lạ mặt “mang biểu tượng ngôi sao Bát Nhất” (biểu tượng của quân đội Trung Quốc) đã dấy lên những sự nghi ngại và giận dữ.
Bản báo cáo đã đặt ra nghi vấn: Phải chăng đây là một phần trong việc khởi động chương trình “bóp cổ” Ấn Độ của quân đội Trung Quốc?
Chính sự “tự do và tự tiện” tăng cường hoạt động của tàu ngầm ở Ấn Độ Dương là minh chứng cho thấy Trung Quốc đang rất khinh thường năng lực “kiểm soát tuyến đường biển đặc biệt nhạy cảm và giao thương quan trọng” này của hải quân Ấn. Thậm chí, quân đội Trung Quốc còn cho rằng hải quân Ấn Độ rất kém trong khả năng phát hiện những vật thể lạ dưới biển. “Sự tăng cường tuần tra và hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc ở vùng biển này hoàn toàn chồng lấn vào khu vực hoạt động và kiểm soát của hải quân Ấn Độ”, bản báo cáo kết luận.
Thông tin từ phía hải quân Mỹ cho biết, dường như hải quân Trung Quốc “chẳng coi ai ra gì” khi tự cho mình quyền được cử tàu ngầm đi tuần tra trên một vùng biển rộng kéo dài suốt từ mũi “Sừng châu Phi” đến tận eo biển Malacca và vùng bờ biển phía tây Australia.
Sự hiện diện của Trung Quốc tại các quốc gia ven Ấn Độ Dương không ngừng tăng lên thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, sân bay, thành phố kinh tế và thương mại ở Maurtius; xây dựng sân bay quốc tế và cảng thương mại Hambantota, mở rộng và hiện đại hóa cảng Colombo, sửa chữa và xây dựng đường bộ và đường sắt ở Sri Lanka; xây dựng hải cảng mới tại Kyaukryu tới tỉnh Vân Nam để có thể chuyển khí đốt và dầu mỏ sản xuất tại Myanmar cũng như dầu mỏ do các tàu chở dầu chuyển từ khu vực Tây Á và châu Phi thẳng về Trung Quốc mà không cần phải đi qua eo biển Malacca; và xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc kết nối Rangoon với Vân Nam.
Trung Quốc cũng đang thương lượng với Bangladesh về hiện đại hóa cảng Chitagong và kết nối hệ thống đường sắt của Bangladesh với hệ thống đường sắt của Myanmar.
Đặc biệt hơn nữa, thời gian gần đây Trung Quốc đang rất tích cực xây dựng cơ sở vật chất cho cảng Gwadar của Pakistan, một địa điểm rất gần với biên giới Iran, cho thấy Trung Quốc có kế hoạch biến nó thành một căn cứ hải quân và là một địa điểm chiến lược nằm trong “chuỗi ngọc trai”. Nếu căn cứ này được thành lập, quân đội Trung Quốc sẽ có năng lực rất lớn trong việc kiểm soát và điều khiển tàu chiến của họ, phục vụ cho âm mưu “tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương” của nước này.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn thông qua các dự án cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự để tăng cường quan hệ với Pakistan, Sri Lanka và Myanmar.
Thêm vào đó, dường như hải quân Trung Quốc đang tích cực xây dựng “năng lực do thám hàng hải” và có thể sử dụng tàu ngầm nguyên tử cùng với những vũ khí hiện đại nhất của họ như tên lửa chống hạm DF-21D để đe dọa Ấn Độ cũng như vị thế của nước này trong khu vực, bản báo cáo viết.
Theo nghiên cứu mới đây của hãng ICD Research, chi phí quân sự của Trung Quốc đã tăng 11,5% lên 104,62 tỷ USD trong năm 2012. Trong 5 năm tới, dự kiến Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì tốc độ gia tăng ngân sách quân sự hàng năm; và đến năm 2017 sẽ đạt 174, 9 tỷ USD.
Ấn Độ đáp trả
Đứng trước sự uy hiếp tiềm ẩn này của hải quân Trung Quốc, Ấn Độ cũng có những hành động chuẩn bị lực lượng và đáp trả khá mạnh mẽ.
Tên lửa siêu thanh mang có thể đầu đạn hạt nhân BrahMos được phóng tứ tàu ngầm sẽ giúp Ấn Độ khống chế toàn bộ eo biển Mallacca |
Mới đây, Ấn Độ tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phiên bản phóng từ tàu ngầm có thể mang đầu đạn hạt nhân và trở thành nước đầu tiên trên thế giới sở hữu năng lực này.
Với lần thử nghiệm mới nhất, tên lửa BrahMos đã hoàn toàn sẵn sàng để lắp đặt vào các tàu ngầm với cấu trúc phóng theo chiều thẳng đứng, đưa các tàu ngầm này trở thành một trong những vũ khí mạnh nhất trên thế giới.
Dù Ấn Độ không tuyên bố rõ ràng nhưng các nhà phân tích quốc tế cho rằng, mục tiêu chính của việc trang bị tên lửa siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân BrahMos cho tàu ngầm của Ấn Độ là để tăng cường khả năng khống chế eo biển Malacca . Nếu Ấn Độ có thể kiểm soát được eo biển này, họ hoàn toàn có thể khiến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ trong một thời gian ngắn vì thiếu năng lượng để hoạt động.
Bên cạnh đó, nước này không ngừng cải tiến thiết bị quân sự, chẳng hạn mua sắm tàu sân bay của Nga, máy bay giám sát lãnh hải hiệu Boeing loại P-81 hay tăng cường thêm cho đội tàu ngầm chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân (SNA).
Ngày 14/7/2012, Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ công bố báo cáo “Lực lượng hạt nhân Ấn Độ năm 2012” cho biết, hiện Ấn Độ sở hữu từ 80-100 đầu đạn hạt nhân, hệ thống tấn công hạt của các lực lượng Hải, Lục và Không quân cũng đang dần hiện ra. Trong đó, lực lượng tiến công hạt nhân chính của Ấn Độ vẫn là máy bay ném bom tiêm kích của Không quân và tên lửa đạn đạo Agni-1, Agni-2 của Bộ Tư lệnh Lực lượng Chiến lược.
Theo báo cáo, Ấn Độ đã chế tạo khoảng 520 kg plutonium dùng cho vũ khí, đủ để sản xuất 100-130 đầu đạn hạt nhân, nhưng hoàn toàn không phải tất cả vật liệu đều chuyển hóa thành đầu đạn hạt nhân.
Ngoài phát triển đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ cũng chú trọng xây dựng lực lượng Không quân. Máy bay ném bom chiến đấu đã tạo thành nòng cốt của lực lượng tấn công hạt nhân Ấn Độ. Các máy bay Mirage-2000H, Jaguar IS/IB và MiG-27 đều có thể thực hiện nhiệm vụ hạt nhân. New Dehli đang phát triển 2 hệ thống vũ khí hạt nhân cho hải quân, lần lượt là tàu ngầm động cơ hạt nhân và tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu chiến.
Từ năm 1984 đến nay, Ấn Độ tập trung vào phát triển tàu ngầm hạt nhân Arihanta. Tháng 5/2012, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Antoni cho biết, tàu ngầm hạt nhân Arihanta sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2013. Được biết, tàu Arihanta có 12 ống phóng, có thể phóng tên lửa đạn đạo Sagarika. Cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, tầm phóng của loại tên lửa này không quá 290 km, trong khi theo truyền thông Ấn Độ con số đó phải là 700 km.
Cuộc chạy đua vũ trang cũng bao hàm cả việc chạy đua về ngân sách. Vào tháng 11 năm 2011, New Delhi công bố kế hoạch tăng thêm 60 tỷ USD, bao gồm cả việc tăng 20% nhân sự để phát huy sức mạnh hải quân. Một tháng trước đây, một tàu hải giám của Trung Quốc đã bị phát hiện ngay trên vùng vịnh Bengal.
Trên thực tế, Ấn Độ đã và đang tăng cường triển khai các loại vũ khí trang bị ở khu vực biên giới có tranh chấp với Trung Quốc và đặt quân đội nước này trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Động thái mới đây nhất theo tờ “Press Trust of India” ngày 16/4 dẫn nguồn tin từ Không quân Ấn Độ tiết lộ, từ ngày 18/3 đến ngày 4/4/2013, Không quân Ấn Độ đã tiến hành cuộc diễn tập tác chiến “Live-Wire” có quy mô lớn nhất, trong 5 Bộ tư lệnh của Không quân có 4 bộ đã tham gia diễn tập, điều động hơn 400 máy bay chiến đấu và 200 máy bay vận tải và máy bay trực thăng.
Bên cạnh việc tăng quân, tuyển binh, ngày 18/1, hãng thông tấn Ấn Độ TNN đưa tin Bộ Quốc phòng nước này đã khởi động chương trình xây dựng các kho đạn dược trên biên giới với Trung Quốc và Pakistan.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ Bikram Singh cho biết các kho vũ khí ở biên giới sẽ được bố trí ít nhất 2-2,5 tấn đạn dược các loại.
Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, các kho đạn dược này có thể cung cấp cho quân đội Ấn Độ và bảo vệ họ trước quân địch và thời tiết.
Trước đó, ngày 15/1, Thời báo Hoàn Cầu đưa tin Ấn Độ có kế hoạch thành lập một quân đoàn xung kích miền núi mới với khoảng 40.000 binh sĩ tại khu vực biên giới với Trung Quốc.
Theo báo The Times of India đề xuất thành lập quân đoàn mới đã được Bộ Tổng tham mưu thông qua và đang chờ sự phê duyệt cuối cùng. Ấn Độ đang triển khai 2 lữ đoàn bộ binh và 2 lữ đoàn thiết giáp dọc biên giới với Trung Quốc.
Tờ báo dẫn lời giới chuyên gia cho rằng Ấn Độ đang thiết lập “lá chắn chiến lược” để ngăn chặn mọi “hành động thiếu cân nhắc” của Trung Quốc.
Xuân Tùng
http://baodatviet.vn/quoc-phong/toan-canh/201304/an-do-dap-tra-chieu-tam-an-dau-cua-Trung-Quoc-2345689/