Tham Khảo
Việt Nam có bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc - Philippines đạt thỏa thuận riêng về Biển Đông?
Trong khi Trung Quốc và Philippines đang xúc tiến để chuẩn bị tiến tới những đàm phán song phương liên quan đến vấn đề tranh chấp ở biển Đông, c
Bất cứ thỏa thuận riêng nào trong đàm phán về biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc trong thời gian tới cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, nước cũng có tranh chấp trong khu vực quần đảo Trường Sa với Philippines, và Trung Quốc cùng một số nước khác trong khu vực. Đó là nhận xét của thạc sĩ về luật quốc tế Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông và Ban Nghiên cứu Luật biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Nói với đài Á Châu Tự do từ Sài Gòn, thạc sĩ Hoàng Việt cho biết:
“Đương nhiên đàm phán là việc các bên đều phải tính tới bởi vì nói cho cùng, sau phán quyết thì các bên có tranh chấp với nhau phải đàm phán để giải quyết được vấn đề nên đàm phán là chuyện đương nhiên. Trước đây, ngay trước khi tòa có phán quyết thì Philippines cũng cho biết là họ sẽ phải đàm phán… chỉ có điều là đàm phán đến mức độ nào.”
Theo thạc sĩ Hoàng Việt, còn quá sớm để có thể dự đoán kết quả của đàm phán hai nước, nhưng một thỏa thuận hợp tác chung giữa hai nước sau đàm phán là điều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Việt Nam ở biển Đông:
Mới đây, trong một bài diễn văn đọc tại Manila nhân buổi lễ ghi ơn các anh hùng dân tộc Philippines hôm 29 tháng 8, Tổng thống Philippines Duterte cũng nói rằng ông sẽ không đòi hỏi Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của tòa Trọng tài ngay tức khắc vì lo ngại việc đòi hòi Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của tòa trong đàm phán vào lúc này sẽ dẫn đến việc chấm dứt đàm phán giữa hai nước. Trung Quốc trước đó cũng đã nhiều lần bày tỏ quan điểm sẽ không tuân thủ phán quyết của tòa và cũng không đặt phán quyết của tòa vào trọng tâm đàm phán với Philippines.
Theo Thạc sĩ Hoàng Việt, một thỏa thuận riêng giữa Philippines và Trung Quốc ở biển Đông không chỉ có hại cho Việt Nam mà còn gây bất lợi cho ASEAN:
“Nếu Trung Quốc và Philippines có thỏa thuận vùng đánh cá chung trên khu vực quần đảo Trường Sa thì rõ ràng ảnh hưởng đến Việt Nam rất nhiều, đặc biệt là vùng ngư trường của Việt Nam. Thứ hai về mặt chiến lược, nếu Philippines tự xé rào quyết định với Trung Quốc có lẽ nó cũng gây ảnh hưởng đến sự đoàn kết của ASEAN rất nhiều.”
Tuy nhiên, thạc sĩ Hoàng Việt không cho rằng khả năng Philippines và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận riêng không có lợi cho Việt Nam là điều sẽ xảy ra vì những sức ép từ ngay chính dư luận ở Philippines đối với Trung Quốc đã khác rất nhiều so với dưới thời của Tổng thống Arroyo. Điều này cũng đã thể hiện trọng các tuyên bố của giới chức ngoại giao Philippines thời gian gần đây khi khẳng định quan điểm chung của chính phủ Philippines rằng Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết của tòa. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm 30 tháng 8 cũng đã lên tiếng khẳng định là Philippines chắc chắn sẽ tuân thủ phán quyết của tòa trong đàm phán với Trung Quốc.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ thì cho rằng, đàm phán lần này giữa Philippines và Trung Quốc có thể giúp giảm căng thẳng trong khu vực và do đó Việt Nam nên hoan nghênh đàm phán giữa hai nước sắp tới:
“Tôi nghĩ nếu Philippines đàm phán công bằng hợp lý theo thỏa thuận nào đó làm giảm đi những căng thẳng, những bất đồng và do đó tránh được những đụng độ thì tôi nghĩ Việt Nam hết sức hoan nghênh, ủng hộ vì điều đó chỉ có lợi chung. Nếu có được giải pháp giảm bớt đi những xung đột, chiến tranh thì Việt Nam rất hoan nghênh, ủng hộ và có khi phải học tập chứ không thể vì thế mà lo sợ. Chúng tôi nghĩ nếu họ làm được tốt điều đó thì phải noi gương đó để tiến hành tổ chức các cuộc đàm phán làm sao giúp giải quyết các tranh chấp phức tạp để không có thể dẫn đến những thiệt hại như thiệt hại khi ngư dân gặp tai nạn mà họ không cho vào.”
Tuy nhiên, thành công sau đàm phán vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của cả hai nước tham gia đàm phán. Theo thạc sĩ Hoàng Việt, Trung Quốc vào lúc này vẫn không muốn xuống thang trong các đòi hỏi của mình ở biển Đông vì họ không phải chịu những sức ép quá lớn từ quốc tế và cũng không muốn mất mặt sau phán quyết của tòa trọng tài quốc tế được cho là có lợi cho Philippines. Việc Philippines và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận về một vùng khai thác chung sau đàm phán, dù không đả động gì tới vấn đề chủ quyền vốn là một vấn đề gai góc, vì vậy cũng hết sức khó khăn.
Việt Hà
(RFA)
Trong khi Trung Quốc và Philippines đang xúc tiến để chuẩn bị tiến tới
những đàm phán song phương liên quan đến vấn đề tranh chấp ở biển Đông,
có những lo ngại rằng những thỏa thuận về hợp tác riêng giữa Trung
Quốc và Philippines ở biển Đông, nếu có, sau các đàm phán này, sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của Việt Nam tại vùng tranh chấp.
Đàm phán đến mức độ nào? Bất cứ thỏa thuận riêng nào trong đàm phán về biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc trong thời gian tới cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, nước cũng có tranh chấp trong khu vực quần đảo Trường Sa với Philippines, và Trung Quốc cùng một số nước khác trong khu vực. Đó là nhận xét của thạc sĩ về luật quốc tế Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông và Ban Nghiên cứu Luật biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Đương nhiên đàm phán là việc các bên đều phải tính tới bởi vì nói cho cùng, sau phán quyết thì các bên có tranh chấp với nhau phải đàm phán để giải quyết được vấn đề nên đàm phán là chuyện đương nhiên. - Thạc sĩ Hoàng ViệtTổng thống Philippines Rodrigo Duterte mới đây cho biết ông hy vọng đàm phán giữa hai nước về tranh chấp ở biển Đông sẽ được bắt đầu tiến hành trong vòng một năm tới. Trong tháng này, Philippines cũng đã cử đặc sứ là cựu Tổng thống Fidel Ramos sang Hong Kong nói chuyện với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh để chuẩn bị cho những vòng đàm phán chính thức giữa hai nước sắp tới.
Nói với đài Á Châu Tự do từ Sài Gòn, thạc sĩ Hoàng Việt cho biết:
“Đương nhiên đàm phán là việc các bên đều phải tính tới bởi vì nói cho cùng, sau phán quyết thì các bên có tranh chấp với nhau phải đàm phán để giải quyết được vấn đề nên đàm phán là chuyện đương nhiên. Trước đây, ngay trước khi tòa có phán quyết thì Philippines cũng cho biết là họ sẽ phải đàm phán… chỉ có điều là đàm phán đến mức độ nào.”
Theo thạc sĩ Hoàng Việt, còn quá sớm để có thể dự đoán kết quả của đàm phán hai nước, nhưng một thỏa thuận hợp tác chung giữa hai nước sau đàm phán là điều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Việt Nam ở biển Đông:
“Nếu có thỏa thuận chung về khai thác chung mà Việt Nam không tham
gia thì sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Theo tuyên bố của tòa, vùng biển của
Philippines được mở rộng ra rất nhiều. Vùng ngư trường của Việt Nam bị
thu hẹp rất nhiều, chưa kể vùng trùng lấn ghê gớm. Ví dụ ở những vùng
biển xung quanh các thực thể cấu trúc mà Việt Nam đang chiếm giữ chỉ có
được 12 hải lý ví dụ thế, ngư dân có được đánh cá ở vùng 12 hải lý đó
không? Nhưng để đi qua đó phải đi qua vùng đặc quyền kinh tế của
Philippines và các đàn cá không đứng một chỗ, nó di chuyển từ vùng này
sang vùng khác. Điều này ảnh hưởng đến ngư dân Việt Nam vì nếu vào vùng
đặc quyền kinh tế của Philippines thì sẽ vi phạm. Trường hợp này rất là
khó khăn.”
Philippines và Trung Quốc xúc tiến đàm phán sau khi tòa Thường trực Trọng tài quốc ở the Hague hôm 12 tháng 7 ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Phán quyết của tòa bác bỏ tính pháp lý và lịch sử đối với yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông. Phán quyết, mặt khác cũng không công nhận những thực thể thuộc khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước không phải là các đảo và do đó không có được vùng đặc quyền kinh tế. Hiện Việt Nam đang chiếm đóng 21 thực thể thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.
Việt Nam một mặt hoan nghênh phán quyết của tòa trọng tài quốc tế, mặt khác cho đến lúc này vẫn chưa đưa ra tuyên bố cụ thể đối với phán quyết của tòa.
Trung Quốc vẫn không muốn xuống thang Philippines và Trung Quốc xúc tiến đàm phán sau khi tòa Thường trực Trọng tài quốc ở the Hague hôm 12 tháng 7 ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Phán quyết của tòa bác bỏ tính pháp lý và lịch sử đối với yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông. Phán quyết, mặt khác cũng không công nhận những thực thể thuộc khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước không phải là các đảo và do đó không có được vùng đặc quyền kinh tế. Hiện Việt Nam đang chiếm đóng 21 thực thể thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.
Việt Nam một mặt hoan nghênh phán quyết của tòa trọng tài quốc tế, mặt khác cho đến lúc này vẫn chưa đưa ra tuyên bố cụ thể đối với phán quyết của tòa.
Mới đây, trong một bài diễn văn đọc tại Manila nhân buổi lễ ghi ơn các anh hùng dân tộc Philippines hôm 29 tháng 8, Tổng thống Philippines Duterte cũng nói rằng ông sẽ không đòi hỏi Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của tòa Trọng tài ngay tức khắc vì lo ngại việc đòi hòi Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của tòa trong đàm phán vào lúc này sẽ dẫn đến việc chấm dứt đàm phán giữa hai nước. Trung Quốc trước đó cũng đã nhiều lần bày tỏ quan điểm sẽ không tuân thủ phán quyết của tòa và cũng không đặt phán quyết của tòa vào trọng tâm đàm phán với Philippines.
Theo Thạc sĩ Hoàng Việt, một thỏa thuận riêng giữa Philippines và Trung Quốc ở biển Đông không chỉ có hại cho Việt Nam mà còn gây bất lợi cho ASEAN:
“Nếu Trung Quốc và Philippines có thỏa thuận vùng đánh cá chung trên khu vực quần đảo Trường Sa thì rõ ràng ảnh hưởng đến Việt Nam rất nhiều, đặc biệt là vùng ngư trường của Việt Nam. Thứ hai về mặt chiến lược, nếu Philippines tự xé rào quyết định với Trung Quốc có lẽ nó cũng gây ảnh hưởng đến sự đoàn kết của ASEAN rất nhiều.”
Nếu Trung Quốc và Philippines có thỏa thuận vùng đánh cá chung trên khu vực quần đảo Trường Sa thì rõ ràng ảnh hưởng đến Việt Nam rất nhiều, đặc biệt là vùng ngư trường của Việt Nam. -Thạc sĩ Hoàng ViệtTheo thạc sĩ Hoàng Việt, trường hợp Philippines có thỏa thuận hợp tác song phương với Trung Quốc không phải là điều mới. Điều này đã từng xảy ra dưới thời của Tổng thống Gloria Arroyo. Vào năm 2004, dưới thời của Tổng thống Arroyo, Philippines và Trung Quốc đã có một thỏa thuận về hợp tác nghiên cứu chung trên biển tại khu vực biển Đông. Vào năm 2005, Việt Nam cũng tham gia vào hợp tác chung này, theo đó công ty dầu khí đại diện của 3 nước đã ký một thỏa thuận nghiên cứu địa chấn tại một số khu vực nhất định ở biển Đông. Tuy nhiên hợp tác này bị chấm dứt sau 3 năm. Nhiều tiếng nói chỉ trích ở Philippines lúc đó cho rằng chính phủ của bà Arroyo đã vi phạm hiến pháp của Philippines khi cho Trung Quốc vào nghiên cứu chung ở khu vực thuộc chủ quyền của Philippines.
Tuy nhiên, thạc sĩ Hoàng Việt không cho rằng khả năng Philippines và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận riêng không có lợi cho Việt Nam là điều sẽ xảy ra vì những sức ép từ ngay chính dư luận ở Philippines đối với Trung Quốc đã khác rất nhiều so với dưới thời của Tổng thống Arroyo. Điều này cũng đã thể hiện trọng các tuyên bố của giới chức ngoại giao Philippines thời gian gần đây khi khẳng định quan điểm chung của chính phủ Philippines rằng Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết của tòa. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm 30 tháng 8 cũng đã lên tiếng khẳng định là Philippines chắc chắn sẽ tuân thủ phán quyết của tòa trong đàm phán với Trung Quốc.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ thì cho rằng, đàm phán lần này giữa Philippines và Trung Quốc có thể giúp giảm căng thẳng trong khu vực và do đó Việt Nam nên hoan nghênh đàm phán giữa hai nước sắp tới:
“Tôi nghĩ nếu Philippines đàm phán công bằng hợp lý theo thỏa thuận nào đó làm giảm đi những căng thẳng, những bất đồng và do đó tránh được những đụng độ thì tôi nghĩ Việt Nam hết sức hoan nghênh, ủng hộ vì điều đó chỉ có lợi chung. Nếu có được giải pháp giảm bớt đi những xung đột, chiến tranh thì Việt Nam rất hoan nghênh, ủng hộ và có khi phải học tập chứ không thể vì thế mà lo sợ. Chúng tôi nghĩ nếu họ làm được tốt điều đó thì phải noi gương đó để tiến hành tổ chức các cuộc đàm phán làm sao giúp giải quyết các tranh chấp phức tạp để không có thể dẫn đến những thiệt hại như thiệt hại khi ngư dân gặp tai nạn mà họ không cho vào.”
Tuy nhiên, thành công sau đàm phán vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của cả hai nước tham gia đàm phán. Theo thạc sĩ Hoàng Việt, Trung Quốc vào lúc này vẫn không muốn xuống thang trong các đòi hỏi của mình ở biển Đông vì họ không phải chịu những sức ép quá lớn từ quốc tế và cũng không muốn mất mặt sau phán quyết của tòa trọng tài quốc tế được cho là có lợi cho Philippines. Việc Philippines và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận về một vùng khai thác chung sau đàm phán, dù không đả động gì tới vấn đề chủ quyền vốn là một vấn đề gai góc, vì vậy cũng hết sức khó khăn.
Việt Hà
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Việt Nam có bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc - Philippines đạt thỏa thuận riêng về Biển Đông?
Trong khi Trung Quốc và Philippines đang xúc tiến để chuẩn bị tiến tới những đàm phán song phương liên quan đến vấn đề tranh chấp ở biển Đông, c
Trong khi Trung Quốc và Philippines đang xúc tiến để chuẩn bị tiến tới
những đàm phán song phương liên quan đến vấn đề tranh chấp ở biển Đông,
có những lo ngại rằng những thỏa thuận về hợp tác riêng giữa Trung
Quốc và Philippines ở biển Đông, nếu có, sau các đàm phán này, sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của Việt Nam tại vùng tranh chấp.
Đàm phán đến mức độ nào? Bất cứ thỏa thuận riêng nào trong đàm phán về biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc trong thời gian tới cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, nước cũng có tranh chấp trong khu vực quần đảo Trường Sa với Philippines, và Trung Quốc cùng một số nước khác trong khu vực. Đó là nhận xét của thạc sĩ về luật quốc tế Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông và Ban Nghiên cứu Luật biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Đương nhiên đàm phán là việc các bên đều phải tính tới bởi vì nói cho cùng, sau phán quyết thì các bên có tranh chấp với nhau phải đàm phán để giải quyết được vấn đề nên đàm phán là chuyện đương nhiên. - Thạc sĩ Hoàng ViệtTổng thống Philippines Rodrigo Duterte mới đây cho biết ông hy vọng đàm phán giữa hai nước về tranh chấp ở biển Đông sẽ được bắt đầu tiến hành trong vòng một năm tới. Trong tháng này, Philippines cũng đã cử đặc sứ là cựu Tổng thống Fidel Ramos sang Hong Kong nói chuyện với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh để chuẩn bị cho những vòng đàm phán chính thức giữa hai nước sắp tới.
Nói với đài Á Châu Tự do từ Sài Gòn, thạc sĩ Hoàng Việt cho biết:
“Đương nhiên đàm phán là việc các bên đều phải tính tới bởi vì nói cho cùng, sau phán quyết thì các bên có tranh chấp với nhau phải đàm phán để giải quyết được vấn đề nên đàm phán là chuyện đương nhiên. Trước đây, ngay trước khi tòa có phán quyết thì Philippines cũng cho biết là họ sẽ phải đàm phán… chỉ có điều là đàm phán đến mức độ nào.”
Theo thạc sĩ Hoàng Việt, còn quá sớm để có thể dự đoán kết quả của đàm phán hai nước, nhưng một thỏa thuận hợp tác chung giữa hai nước sau đàm phán là điều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Việt Nam ở biển Đông:
“Nếu có thỏa thuận chung về khai thác chung mà Việt Nam không tham
gia thì sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Theo tuyên bố của tòa, vùng biển của
Philippines được mở rộng ra rất nhiều. Vùng ngư trường của Việt Nam bị
thu hẹp rất nhiều, chưa kể vùng trùng lấn ghê gớm. Ví dụ ở những vùng
biển xung quanh các thực thể cấu trúc mà Việt Nam đang chiếm giữ chỉ có
được 12 hải lý ví dụ thế, ngư dân có được đánh cá ở vùng 12 hải lý đó
không? Nhưng để đi qua đó phải đi qua vùng đặc quyền kinh tế của
Philippines và các đàn cá không đứng một chỗ, nó di chuyển từ vùng này
sang vùng khác. Điều này ảnh hưởng đến ngư dân Việt Nam vì nếu vào vùng
đặc quyền kinh tế của Philippines thì sẽ vi phạm. Trường hợp này rất là
khó khăn.”
Philippines và Trung Quốc xúc tiến đàm phán sau khi tòa Thường trực Trọng tài quốc ở the Hague hôm 12 tháng 7 ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Phán quyết của tòa bác bỏ tính pháp lý và lịch sử đối với yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông. Phán quyết, mặt khác cũng không công nhận những thực thể thuộc khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước không phải là các đảo và do đó không có được vùng đặc quyền kinh tế. Hiện Việt Nam đang chiếm đóng 21 thực thể thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.
Việt Nam một mặt hoan nghênh phán quyết của tòa trọng tài quốc tế, mặt khác cho đến lúc này vẫn chưa đưa ra tuyên bố cụ thể đối với phán quyết của tòa.
Trung Quốc vẫn không muốn xuống thang Philippines và Trung Quốc xúc tiến đàm phán sau khi tòa Thường trực Trọng tài quốc ở the Hague hôm 12 tháng 7 ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Phán quyết của tòa bác bỏ tính pháp lý và lịch sử đối với yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông. Phán quyết, mặt khác cũng không công nhận những thực thể thuộc khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước không phải là các đảo và do đó không có được vùng đặc quyền kinh tế. Hiện Việt Nam đang chiếm đóng 21 thực thể thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.
Việt Nam một mặt hoan nghênh phán quyết của tòa trọng tài quốc tế, mặt khác cho đến lúc này vẫn chưa đưa ra tuyên bố cụ thể đối với phán quyết của tòa.
Mới đây, trong một bài diễn văn đọc tại Manila nhân buổi lễ ghi ơn các anh hùng dân tộc Philippines hôm 29 tháng 8, Tổng thống Philippines Duterte cũng nói rằng ông sẽ không đòi hỏi Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của tòa Trọng tài ngay tức khắc vì lo ngại việc đòi hòi Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của tòa trong đàm phán vào lúc này sẽ dẫn đến việc chấm dứt đàm phán giữa hai nước. Trung Quốc trước đó cũng đã nhiều lần bày tỏ quan điểm sẽ không tuân thủ phán quyết của tòa và cũng không đặt phán quyết của tòa vào trọng tâm đàm phán với Philippines.
Theo Thạc sĩ Hoàng Việt, một thỏa thuận riêng giữa Philippines và Trung Quốc ở biển Đông không chỉ có hại cho Việt Nam mà còn gây bất lợi cho ASEAN:
“Nếu Trung Quốc và Philippines có thỏa thuận vùng đánh cá chung trên khu vực quần đảo Trường Sa thì rõ ràng ảnh hưởng đến Việt Nam rất nhiều, đặc biệt là vùng ngư trường của Việt Nam. Thứ hai về mặt chiến lược, nếu Philippines tự xé rào quyết định với Trung Quốc có lẽ nó cũng gây ảnh hưởng đến sự đoàn kết của ASEAN rất nhiều.”
Nếu Trung Quốc và Philippines có thỏa thuận vùng đánh cá chung trên khu vực quần đảo Trường Sa thì rõ ràng ảnh hưởng đến Việt Nam rất nhiều, đặc biệt là vùng ngư trường của Việt Nam. -Thạc sĩ Hoàng ViệtTheo thạc sĩ Hoàng Việt, trường hợp Philippines có thỏa thuận hợp tác song phương với Trung Quốc không phải là điều mới. Điều này đã từng xảy ra dưới thời của Tổng thống Gloria Arroyo. Vào năm 2004, dưới thời của Tổng thống Arroyo, Philippines và Trung Quốc đã có một thỏa thuận về hợp tác nghiên cứu chung trên biển tại khu vực biển Đông. Vào năm 2005, Việt Nam cũng tham gia vào hợp tác chung này, theo đó công ty dầu khí đại diện của 3 nước đã ký một thỏa thuận nghiên cứu địa chấn tại một số khu vực nhất định ở biển Đông. Tuy nhiên hợp tác này bị chấm dứt sau 3 năm. Nhiều tiếng nói chỉ trích ở Philippines lúc đó cho rằng chính phủ của bà Arroyo đã vi phạm hiến pháp của Philippines khi cho Trung Quốc vào nghiên cứu chung ở khu vực thuộc chủ quyền của Philippines.
Tuy nhiên, thạc sĩ Hoàng Việt không cho rằng khả năng Philippines và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận riêng không có lợi cho Việt Nam là điều sẽ xảy ra vì những sức ép từ ngay chính dư luận ở Philippines đối với Trung Quốc đã khác rất nhiều so với dưới thời của Tổng thống Arroyo. Điều này cũng đã thể hiện trọng các tuyên bố của giới chức ngoại giao Philippines thời gian gần đây khi khẳng định quan điểm chung của chính phủ Philippines rằng Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết của tòa. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm 30 tháng 8 cũng đã lên tiếng khẳng định là Philippines chắc chắn sẽ tuân thủ phán quyết của tòa trong đàm phán với Trung Quốc.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ thì cho rằng, đàm phán lần này giữa Philippines và Trung Quốc có thể giúp giảm căng thẳng trong khu vực và do đó Việt Nam nên hoan nghênh đàm phán giữa hai nước sắp tới:
“Tôi nghĩ nếu Philippines đàm phán công bằng hợp lý theo thỏa thuận nào đó làm giảm đi những căng thẳng, những bất đồng và do đó tránh được những đụng độ thì tôi nghĩ Việt Nam hết sức hoan nghênh, ủng hộ vì điều đó chỉ có lợi chung. Nếu có được giải pháp giảm bớt đi những xung đột, chiến tranh thì Việt Nam rất hoan nghênh, ủng hộ và có khi phải học tập chứ không thể vì thế mà lo sợ. Chúng tôi nghĩ nếu họ làm được tốt điều đó thì phải noi gương đó để tiến hành tổ chức các cuộc đàm phán làm sao giúp giải quyết các tranh chấp phức tạp để không có thể dẫn đến những thiệt hại như thiệt hại khi ngư dân gặp tai nạn mà họ không cho vào.”
Tuy nhiên, thành công sau đàm phán vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của cả hai nước tham gia đàm phán. Theo thạc sĩ Hoàng Việt, Trung Quốc vào lúc này vẫn không muốn xuống thang trong các đòi hỏi của mình ở biển Đông vì họ không phải chịu những sức ép quá lớn từ quốc tế và cũng không muốn mất mặt sau phán quyết của tòa trọng tài quốc tế được cho là có lợi cho Philippines. Việc Philippines và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận về một vùng khai thác chung sau đàm phán, dù không đả động gì tới vấn đề chủ quyền vốn là một vấn đề gai góc, vì vậy cũng hết sức khó khăn.
Việt Hà
(RFA)