Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Việt Nam tiếp nhận hỏa tiễn phòng không của Do Thái
Việt Nam tiếp nhận dàn hỏa tiễn phòng không tầm gần Spyder-SR do công ty Rafael của Do Thái sản xuất để tăng cường khả năng phòng thủ.
Việt Nam tiếp nhận dàn hỏa tiễn phòng không tầm gần Spyder-SR do công
ty Rafael của Do Thái sản xuất để tăng cường khả năng phòng thủ.
Hệ thống hỏa tiễn phòng không tầm gần Spyder-SR của hãng Do Thái Rafael bán cho Việt Nam. (Hình: Rafael) |
Theo một bản tin của tổ chức nghiên cứu thông tin quốc phòng
defense-studies.blogspot.com, đây là dàn hỏa tiễn phòng không Spyder-SR
đầu tiên trong số 3 dàn mà Việt Nam đặt mua từ Do Thái. Tin tức mua sắm
trang bị quốc phòng này được Hà Nội tiết lộ hồi tháng 10 năm ngoái khi
tướng Lê Huy Vịnh nói trên tờ Quân Đội Nhân Dân về nhu cầu mua sắm là để
“bảo vệ vững chắc bầu trời.”
Một bản phúc trình của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình (SIPRI) tại Stockholm,
Thụy Điển, gần đây cho biết, cùng với 3 dàn hỏa tiễn nói trên, Việt Nam
đã mua 250 hỏa tiễn gồm 125 hỏa tiễn Derby và 125 hỏa tiễn Python cho
các dàn Spyder nói trên.
Khả năng của các dàn hỏa tiễn phòng không Spyder-SR có thể hoạt động
trong tất cả mọi điều kiện thời tiết và có thể tiêu diệt nhiều loại đe
dọa trên không gồm cả máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, hỏa
tiễn tấn công tầm xa, trực thăng. Từ năm ngoái, một số sĩ quan và lính
Việt Nam đã được lựa chọn để theo học các khóa huấn luyện sử dụng các
dàn hỏa tiễn phòng không nói trên.
Nhiều phần, hợp đồng mua 3 dàn Spyder chỉ là “hợp đồng mua sắm giai đoạn
1 mang tính thử nghiệm,” sau đó có thể Hà Nội mua thêm một số nữa. vì
để trang bị đủ cho 4 trung đoàn phòng không thì “cần phải có không dưới
10 tổ hợp vì ít nhất mỗi đơn vị cũng phải có từ 2 tiểu đoàn hỏa lực trở
lên,” theo một bản tin Soha News.
Theo một phúc trình SIPRI, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam năm nay
khoảng $5 tỷ, dự trù sẽ tăng lên khoảng $6.2 tỷ vào năm 2020. Chi tiêu
quốc phòng của Việt Nam năm 2015 là $4.4 tỷ hay khoảng 8% ngân sách quốc
gia. Ngân sách quốc phòng của Việt Nam năm 2005 chỉ có khoảng $1 tỷ.
Chi tiêu quốc phòng của Việt Nam chỉ là con sốt quá nhỏ so với ngân sách quốc phòng của Trung Quốc với $215 tỷ hồi năm ngoái.
Theo ước lượng của tổ chức thông tin quốc phòng quốc tế IHS Jane’s năm
nay Việt Nam sẽ dành ra khoảng $1.6 tỷ cho việc mua sắm trang bị quốc
phòng và sẽ tăng lên khoảng $42 tỷ vào năm 2020.
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Việt Nam tiếp nhận hỏa tiễn phòng không của Do Thái
Việt Nam tiếp nhận dàn hỏa tiễn phòng không tầm gần Spyder-SR do công ty Rafael của Do Thái sản xuất để tăng cường khả năng phòng thủ.
Việt Nam tiếp nhận dàn hỏa tiễn phòng không tầm gần Spyder-SR do công
ty Rafael của Do Thái sản xuất để tăng cường khả năng phòng thủ.
Hệ thống hỏa tiễn phòng không tầm gần Spyder-SR của hãng Do Thái Rafael bán cho Việt Nam. (Hình: Rafael) |
Theo một bản tin của tổ chức nghiên cứu thông tin quốc phòng
defense-studies.blogspot.com, đây là dàn hỏa tiễn phòng không Spyder-SR
đầu tiên trong số 3 dàn mà Việt Nam đặt mua từ Do Thái. Tin tức mua sắm
trang bị quốc phòng này được Hà Nội tiết lộ hồi tháng 10 năm ngoái khi
tướng Lê Huy Vịnh nói trên tờ Quân Đội Nhân Dân về nhu cầu mua sắm là để
“bảo vệ vững chắc bầu trời.”
Một bản phúc trình của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình (SIPRI) tại Stockholm,
Thụy Điển, gần đây cho biết, cùng với 3 dàn hỏa tiễn nói trên, Việt Nam
đã mua 250 hỏa tiễn gồm 125 hỏa tiễn Derby và 125 hỏa tiễn Python cho
các dàn Spyder nói trên.
Khả năng của các dàn hỏa tiễn phòng không Spyder-SR có thể hoạt động
trong tất cả mọi điều kiện thời tiết và có thể tiêu diệt nhiều loại đe
dọa trên không gồm cả máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, hỏa
tiễn tấn công tầm xa, trực thăng. Từ năm ngoái, một số sĩ quan và lính
Việt Nam đã được lựa chọn để theo học các khóa huấn luyện sử dụng các
dàn hỏa tiễn phòng không nói trên.
Nhiều phần, hợp đồng mua 3 dàn Spyder chỉ là “hợp đồng mua sắm giai đoạn
1 mang tính thử nghiệm,” sau đó có thể Hà Nội mua thêm một số nữa. vì
để trang bị đủ cho 4 trung đoàn phòng không thì “cần phải có không dưới
10 tổ hợp vì ít nhất mỗi đơn vị cũng phải có từ 2 tiểu đoàn hỏa lực trở
lên,” theo một bản tin Soha News.
Theo một phúc trình SIPRI, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam năm nay
khoảng $5 tỷ, dự trù sẽ tăng lên khoảng $6.2 tỷ vào năm 2020. Chi tiêu
quốc phòng của Việt Nam năm 2015 là $4.4 tỷ hay khoảng 8% ngân sách quốc
gia. Ngân sách quốc phòng của Việt Nam năm 2005 chỉ có khoảng $1 tỷ.
Chi tiêu quốc phòng của Việt Nam chỉ là con sốt quá nhỏ so với ngân sách quốc phòng của Trung Quốc với $215 tỷ hồi năm ngoái.
Theo ước lượng của tổ chức thông tin quốc phòng quốc tế IHS Jane’s năm
nay Việt Nam sẽ dành ra khoảng $1.6 tỷ cho việc mua sắm trang bị quốc
phòng và sẽ tăng lên khoảng $42 tỷ vào năm 2020.
(Người Việt)