Văn Học & Nghệ Thuật

Viết Về Chuyện Lười Của Người Viết Thì Nhiều: Người Việt Nam lười viết

Có lúc, không hiểu tại sao, trong loạt sách bán giá hạ ở các hiệu sách tại Úc, có thật nhiều tiểu sử của các nhà văn. Tôi mua một đống, định về đọc nhẩn nha chơi. Không ngờ lại mê, đọc ngốn ngấu một lèo hết sạch.
bởi Nguyễn Hưng Quốc

Có lúc, không hiểu tại sao, trong loạt sách bán giá hạ ở các hiệu sách tại Úc, có thật nhiều tiểu sử của các nhà văn. Tôi mua một đống, định về đọc nhẩn nha chơi. Không ngờ lại mê, đọc ngốn ngấu một lèo hết sạch. Tiểu sử của Jean-Paul Sartre, của Simone de Beauvoir, của Leo Tolstoy, của Fyodor Dostoyevsky, của Henry Miller, v.v... Cuốn nào cũng bốn, năm trăm trang. Dày cộm. Ngồn ngộn tư liệu. Đầy ắp các chi tiết, kể cả các chi tiết thật riêng tư, tưởng chỉ có một mình người ấy biết. Đọc, rất thú. Nhưng đọc xong, tôi cứ bần thần thật lâu. Thật lâu. Mãi đến mấy năm sau, cảm giác bần thần ấy dường như vẫn chưa tan hết.

Tôi cảm thấy ganh tị với giới nghiên cứu văn học Tây phương. Hầu như ở mọi phương diện, họ đều may mắn hơn chúng ta. May mắn nhất là ở nguồn tư liệu. Ở nơi họ có cả ngọn núi, chúng ta chỉ có một hòn non bộ tí tẻo. Chung quanh mỗi nhà văn Việt Nam, trong quá khứ hay trong hiện tại, lớn thật lớn hay chỉ lớn vừa vừa, thường chỉ loe hoe một bụm tài liệu, may lắm, đủ để viết được vài trang. Số lượng những người mà tiểu sử có thể kéo dài trên 10 trang thật hoạ hoằn. Hơn 10 trang ấy cũng chỉ dừng lại ở những nét lớn, đại cương và đại khái. Và chưa chắc đã chính xác. Khác hẳn với các nhà văn, nhà thơ Tây phương. Tại sao?

Tôi ngờ nguyên nhân chính là do chúng ta lười viết, trước hết là lười viết hồi ký, nhật ký và thư từ. Hơn nữa, chúng ta lại không có thói quen bảo quản tư liệu tốt: cái có được vốn đã ít, lại càng ít ỏi hơn nữa vì bị mất mát, bị rơi rụng dần dần trong sự vô tâm hay cẩu thả của mọi người.

Việc người Việt Nam, đặc biệt giới cầm bút, ít viết hồi ký thì đã rõ, chẳng cần bàn thêm (1). Điều lạ, ít ai để ý, là, so với người Tây phương, mình cũng rất ít viết nhật ký và thư từ. Liên quan đến điểm này, tôi nhớ trước hết đến bà de Sévigné, người được xem là một trong vài nhà văn lớn ở thế kỷ 17 của Pháp chỉ nhờ vào số thư từ khổng lồ mà bà đã viết gửi cho người này người nọ, chủ yếu là cho con gái của bà. Số thư của de Sévigné còn giữ lại được đến ngày nay là 1154 bức. Con số 1154 bức thư ấy chắc chắn không phải là nhiều.

Theo lời quảng cáo in ở bìa sau cuốn Thư gửi một nhà thơ trẻ của Rainer Maria Rilke do Phạm Thị Hoài dịch, xuất bản tại Hà Nội năm 1996, Rilke viết thư còn nhiều hơn cả de Sévigné: số thư ông viết mà người ta sưu tập được lên đến khoảng 10000 bức. Rilke sinh năm 1875 và mất năm 1926, thọ 51 tuổi. Nếu khoảng 10000 bức thư còn lại ấy được Rilke viết từ năm 20 tuổi trở đi thì trung bình mỗi ngày ông viết một bức thư.

Henry James viết thư còn nhiều hơn cả Rilke: những người nghiên cứu tiểu sử của James như Philip Horne, tác giả cuốn Henry James: A Life in Letters, hay Lyndall Gorden, tác giả cuốn A Private Life of Henry James, đã tìm thấy hơn 15000 bức thư của James và họ tin là con số thư từ mà James đã viết và gửi đi còn nhiều hơn thế nữa (2).

Dù vậy, trong lãnh vực này chắc chắn Henry James không phải là vô địch. Theo V.S. Pritchett, trong cuốn A Man of Letters thì Lewis Carrol, tác giả của Alice in Wonderland, còn viết thư nhiều hơn cả Henry James: từ năm 29 tuổi đến năm 66 tuổi, lúc ông qua đời, trong vòng 37 năm, ông viết cả thảy 98000 bức thư! (3)

Tôi không rõ tổng số thư từ Henry Miller đã viết và gửi đi trong suốt cuộc đời của ông là bao nhiêu. Có điều, theo Mary V. Dearborn, trong cuốn The Happiest Man Alive (4), ngày nào Henry Miller cũng bỏ ra hai, ba tiếng đồng hồ để viết thư; không phải một bức mà là năm bảy bức, có bức dài cả 20, 30 trang. Ngoài 70 tuổi, Henry Miller yêu một cô gái Trung Hoa tên Lisa Lu, lúc ấy mới khoảng 30 tuổi: trong vòng 9 tháng, Miller viết riêng cho Lu 224 bức thư, tức, bình quân mỗi ngày gần một bức. Mức độ si tình như thế chắc cũng chưa phải là vô địch.

Liên quan đến chuyện thư tình, Graham Greene viết còn nhiều hơn cả Henry Miller nữa: trong khoảng 30 tháng, ông viết cho Vivien, người yêu của ông, 2000 bức thư. Có ngày ông viết tới ba bức! (5)

David Marr, người chuyên viết tiểu sử Patrick White, nhà văn Úc duy nhất được giải Nobel văn chương, cho biết là Patrick White rất sợ thư từ. Có lần Patrick White nói "Thư từ là những con quỷ, tôi luôn luôn hy vọng là tất cả những lá thư tôi viết đều bị xé bỏ." Ông từng năn nỉ bạn bè và thân nhân của ông hãy thiêu huỷ toàn bộ những lá thư ông gửi. Năm 1977, White đã đốt 400 bức thư ông viết gửi cho Betty Withycombe, sau khi ông năn nỉ bà trả lại cho ông để ông viết cuốn The Twyborn Affair. Ông cũng đã từng đốt hết số thư từ ông gửi cho mẹ của ông cũng như cho người bạn đời ông sống chung cả nửa thế kỷ là Manoly Lascaris. Ấy vậy mà, cuối cùng, David Marr cũng đã sưu tầm được cả thảy hơn 3000 bức thư của ông để từ đó chọn được 600 bức đem in trong cuốn Patrick White, Letters. (6) Nếu White không thiêu huỷ một số lớn, toàn bộ thư từ của ông sẽ là bao nhiêu? Ông sợ thư từ lắm, mà cũng viết nhiều đến thế, nếu không sợ thì sao?

Đó là thư, còn nhật ký, các nhà văn Tây phương cũng rất siêng viết. Nhân đọc tiểu sử Henry Miller, tôi biết được nhà văn Anais Nin, một thời là người tình của Miller, để lại khoảng 35000 trang nhật ký, trong đó, riêng năm 1932, năm bà quen với Miller tại Paris, bà viết đến 6 tập. Từ năm 1966, bà lần lượt cho xuất bản nhật ký của mình, gom lại thành 11 tập dày. Tò mò, tôi tìm đọc một tập, tập Henry & June (7) viết trong hai năm 1931 và 1932, kể chuyện tình giữa bà và Miller: tôi chấn động trước sự can đảm và thành thực của bà. Bà kể chuyện bà cùng lúc có quan hệ tình dục với ba người đàn ông: chồng bà, người tình cũ là Eduardo, và người tình mới là Henry Miller. Hơn nữa, bà còn có mối tình đồng tính với June, vợ của Miller. Rồi chuyện bà thủ dâm. Cái gì bà cũng kể lể tô hô với thật nhiều chi tiết cụ thể. Đã đành đây chỉ là nhật ký. Nhưng đâu phải ai cũng đủ can đảm và thành thực viết tất cả những điều đó ngay trong nhật ký của mình? Nên chú ý là tập này Nin viết vào đầu thập niên 1930.

Còn các nhà văn Việt Nam?

Không dám làm phiền hà người khác, tôi cứ lấy tôi làm ví dụ. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa tập được thói quen dùng nhật ký, dù là nhật ký công việc. Năm nào cũng thế, tôi sắm hai tập nhật ký theo hai khổ khác nhau: cái nhỏ dùng để bỏ túi, ghi chép những cái hẹn, những việc cần phải làm; cái lớn, khổ A4 định để viết lách chi tiết, kỹ càng hơn về những gì mình làm, mình nghĩ, mình cảm trong ngày. Năm nào cũng thế. Và năm nào cũng thế, các cuốn nhật ký ấy cứ mãi mãi còn trinh. Không có một dòng, một chữ nào cả. Đó là tôi đã có ý thức lắm trong việc tập luyện thói quen dùng nhật ký, ít nhất để khỏi phải ghi nhớ những việc lẩm cẩm như có hẹn với người này vào ngày này, ngày nọ, v.v... Vậy mà, đến nay, vẫn chưa tập được. Hàng chục năm rồi. Còn thư từ thì cũng thế. Lâu lâu, cả năm trời, mới viết cho bạn bè một bức thư. Mà có lẽ không phải chỉ một mình tôi. Nhìn quanh bạn bè trong giới cầm bút, hình như ai cũng thế, cũng lâu lâu, hoạ hoằn lắm mới viết cho nhau vài dòng. Gần đây, với sự xuất hiện của hệ thống điện thư (e-mail), mức độ thư từ cho nhau chắc chắn là tăng lên rất nhiều. Nhưng thật ra chúng không phải là thư. Chúng chỉ là những lời nhắn tin vội vàng và qua quýt mà thôi.

Điều đáng chú ý là không phải người Á châu nào cũng lười viết nhật ký và thư từ như Việt Nam. Trong bài "Về lối văn nhật ký" đăng trên báo Phụ Nữ tân văn số 150 ra ngày 23.6.1932 (8), Phan Khôi cho biết là ở Trung Hoa, từ mấy trăm năm nay, việc viết nhật ký đã khá phổ biến; riêng ở Nhật, nhật ký xuất hiện sớm hơn nữa: "Vào thời trung cổ của họ, từ một ngàn năm nay, mà cũng đã có nhiều bổn nhật ký truyền đạt đến bây giờ." Phan Khôi ước mong là người Việt Nam hãy tập thói quen ghi chép nhật ký. Ông còn khẳng định: "Nhật ký, không nói quá có lẽ nó là cái thước để đo trình độ văn minh của một dân tộc. Trong khi cả nước Việt Nam xưa nay chưa có một cuốn nhật ký nào hết mà bảo rằng một nước văn hiến, một nước có văn hoá cao, thì tôi chẳng hề tin." (9)

Mặc cho Phan Khôi trách móc và kêu gọi, đến nay, hơn nửa thế kỷ sau, cũng chẳng có mấy người Việt Nam tập được thói quen viết nhật ký hoặc cảm thấy việc viết thư từ cho nhau là một sự say mê. Tôi tưởng chúng ta có thể gọi cái tật lười viết này là một truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Vấn đề là: tại sao chúng ta lười, lười truyền kiếp như thế?

***

Chú thích:

  1. Ngoài những lý do chung với thói quen ít viết nhật ký và thư từ sẽ được phân tích trong phần dưới của bài viết này, việc ít viết hồi ký của nhà văn Việt Nam hẳn còn một lý do khác: sợ. Trong bài "Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ" đăng trên báo Văn Nghệ (Hà Nội) số 49-50 (ra ngày 5.12.1987), nhà văn Nguyễn Minh Châu viết: "Có người cầm bút đến lúc sắp bước sang thế giới bên kia vẫn chưa dám thốt lên một câu nói thật tự đáy lòng, không dám viết hồi ký thực, vì sợ để liên luỵ đến đời con cái." Trong lời phát biểu trong một buổi hội thảo kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của Hoài Thanh tại Hà Nội, sau, được tường thuật trên tạp chí Văn Học (Hà Nội), số tháng 9.1999, Từ Sơn, con trai của Hoài Thanh, trích dẫn một lá thư của Hoài Thanh gửi cho ông vào năm 1979, trong đó có đoạn: "Về đề nghị viết hồi ký văn học cha cũng chưa trả lời. Cha muốn suy nghĩ thêm một tí rồi mới trả lời. Nhưng hiện giờ, trong suy nghĩ của cha, nếu viết để in thì cha không muốn viết. Vì sẽ có nhiều chuyện không nói được. Viết để không in thì cha rất muốn viết. Với tư cách là một người viết báo, viết văn nhất là với tư cách một cán bộ Đảng tham gia lãnh đạo phong trào văn nghệ, văn học trong mấy chục năm nay, cha biết khá nhiều chuyện trong đó có những chuyện có thể nói là rất hay. Song những chuyện ấy dễ đến giữa thế kỷ 21 chưa biết đã có thể in ra chưa..." (tr. 61)
  2. Dẫn theo Nicolas Rothwell (1999), trong bài điểm sách "Anatomy of a chameleon" đăng trên báo The Weekend Australian, ngày 23 và 24, tháng 10.1999, tr. 13.
  3. V.S. Pritchett (1985), A Man of Letters, Chatto & Windus, London, tr. 86.
  4. Do nhà Simon & Schuster xuất bản tại  New York năm 1991.
  5. David Lodge (1996), The Practice of Writing, Secker & Warburg, London, tr. 45.
  6. Marr, David (biên tập) (1994), Patrick White, Letters, Random House, New South Wales, Australia.
  7. Do nhà Harcourt Brace Jovanovich Publishers xuất bản tại San Diego, 1986.
  8. Sau in lại trong cuốn 13 năm tranh luận văn học, tập 3, do Thanh Lãng sưu tập, nxb Văn Học, Hà Nội, 1995, tr. 121-9.
  9. Nhận định như vậy kể cũng hơi vội. Nhưng chi tiết Phan Khôi nêu ra liên quan đến việc xuất hiện rất sớm của thể nhật ký tại Nhật thì đúng. Tại Nhật, từ lâu, nhật ký đã được xem là một thể loại văn học (thường được gọi là nikki bungaku) rất được ưa chuộng. Cuốn nhật ký cổ nhất còn lại của họ là cuốn Tosa Diary của Ki no Tsurayuki, được viết vào khoảng năm 935; nổi tiếng nhất là cuốn Sarashina nikki (được Ivan Morris dịch ra tiếng Anh với tựa đề As I Crossed a Bridge of Dreams: Recollections of a Woman in Eleventh-Century Japan) ra đời vào thế kỷ 11. Nhiều cuốn nhật ký thời trung cổ nổi tiếng của Nhật đã được dịch ra tiếng Anh, ví dụ như các cuốn: Japanese Poetic Diaries, do Earl Miner dịch (University of California, 1969), The Gossamer Years: The Diary of a Noblewoman of Heian Japan, do Edward Seidensticker dịch (Charles E. Tuttle, 1964), The Izumi Shikibu Diary: A Roman of the Heian Court, do Edwin Cranston dịch (Harvard University Press, 1969), v.v...

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Viết Về Chuyện Lười Của Người Viết Thì Nhiều: Người Việt Nam lười viết

Có lúc, không hiểu tại sao, trong loạt sách bán giá hạ ở các hiệu sách tại Úc, có thật nhiều tiểu sử của các nhà văn. Tôi mua một đống, định về đọc nhẩn nha chơi. Không ngờ lại mê, đọc ngốn ngấu một lèo hết sạch.
bởi Nguyễn Hưng Quốc

Có lúc, không hiểu tại sao, trong loạt sách bán giá hạ ở các hiệu sách tại Úc, có thật nhiều tiểu sử của các nhà văn. Tôi mua một đống, định về đọc nhẩn nha chơi. Không ngờ lại mê, đọc ngốn ngấu một lèo hết sạch. Tiểu sử của Jean-Paul Sartre, của Simone de Beauvoir, của Leo Tolstoy, của Fyodor Dostoyevsky, của Henry Miller, v.v... Cuốn nào cũng bốn, năm trăm trang. Dày cộm. Ngồn ngộn tư liệu. Đầy ắp các chi tiết, kể cả các chi tiết thật riêng tư, tưởng chỉ có một mình người ấy biết. Đọc, rất thú. Nhưng đọc xong, tôi cứ bần thần thật lâu. Thật lâu. Mãi đến mấy năm sau, cảm giác bần thần ấy dường như vẫn chưa tan hết.

Tôi cảm thấy ganh tị với giới nghiên cứu văn học Tây phương. Hầu như ở mọi phương diện, họ đều may mắn hơn chúng ta. May mắn nhất là ở nguồn tư liệu. Ở nơi họ có cả ngọn núi, chúng ta chỉ có một hòn non bộ tí tẻo. Chung quanh mỗi nhà văn Việt Nam, trong quá khứ hay trong hiện tại, lớn thật lớn hay chỉ lớn vừa vừa, thường chỉ loe hoe một bụm tài liệu, may lắm, đủ để viết được vài trang. Số lượng những người mà tiểu sử có thể kéo dài trên 10 trang thật hoạ hoằn. Hơn 10 trang ấy cũng chỉ dừng lại ở những nét lớn, đại cương và đại khái. Và chưa chắc đã chính xác. Khác hẳn với các nhà văn, nhà thơ Tây phương. Tại sao?

Tôi ngờ nguyên nhân chính là do chúng ta lười viết, trước hết là lười viết hồi ký, nhật ký và thư từ. Hơn nữa, chúng ta lại không có thói quen bảo quản tư liệu tốt: cái có được vốn đã ít, lại càng ít ỏi hơn nữa vì bị mất mát, bị rơi rụng dần dần trong sự vô tâm hay cẩu thả của mọi người.

Việc người Việt Nam, đặc biệt giới cầm bút, ít viết hồi ký thì đã rõ, chẳng cần bàn thêm (1). Điều lạ, ít ai để ý, là, so với người Tây phương, mình cũng rất ít viết nhật ký và thư từ. Liên quan đến điểm này, tôi nhớ trước hết đến bà de Sévigné, người được xem là một trong vài nhà văn lớn ở thế kỷ 17 của Pháp chỉ nhờ vào số thư từ khổng lồ mà bà đã viết gửi cho người này người nọ, chủ yếu là cho con gái của bà. Số thư của de Sévigné còn giữ lại được đến ngày nay là 1154 bức. Con số 1154 bức thư ấy chắc chắn không phải là nhiều.

Theo lời quảng cáo in ở bìa sau cuốn Thư gửi một nhà thơ trẻ của Rainer Maria Rilke do Phạm Thị Hoài dịch, xuất bản tại Hà Nội năm 1996, Rilke viết thư còn nhiều hơn cả de Sévigné: số thư ông viết mà người ta sưu tập được lên đến khoảng 10000 bức. Rilke sinh năm 1875 và mất năm 1926, thọ 51 tuổi. Nếu khoảng 10000 bức thư còn lại ấy được Rilke viết từ năm 20 tuổi trở đi thì trung bình mỗi ngày ông viết một bức thư.

Henry James viết thư còn nhiều hơn cả Rilke: những người nghiên cứu tiểu sử của James như Philip Horne, tác giả cuốn Henry James: A Life in Letters, hay Lyndall Gorden, tác giả cuốn A Private Life of Henry James, đã tìm thấy hơn 15000 bức thư của James và họ tin là con số thư từ mà James đã viết và gửi đi còn nhiều hơn thế nữa (2).

Dù vậy, trong lãnh vực này chắc chắn Henry James không phải là vô địch. Theo V.S. Pritchett, trong cuốn A Man of Letters thì Lewis Carrol, tác giả của Alice in Wonderland, còn viết thư nhiều hơn cả Henry James: từ năm 29 tuổi đến năm 66 tuổi, lúc ông qua đời, trong vòng 37 năm, ông viết cả thảy 98000 bức thư! (3)

Tôi không rõ tổng số thư từ Henry Miller đã viết và gửi đi trong suốt cuộc đời của ông là bao nhiêu. Có điều, theo Mary V. Dearborn, trong cuốn The Happiest Man Alive (4), ngày nào Henry Miller cũng bỏ ra hai, ba tiếng đồng hồ để viết thư; không phải một bức mà là năm bảy bức, có bức dài cả 20, 30 trang. Ngoài 70 tuổi, Henry Miller yêu một cô gái Trung Hoa tên Lisa Lu, lúc ấy mới khoảng 30 tuổi: trong vòng 9 tháng, Miller viết riêng cho Lu 224 bức thư, tức, bình quân mỗi ngày gần một bức. Mức độ si tình như thế chắc cũng chưa phải là vô địch.

Liên quan đến chuyện thư tình, Graham Greene viết còn nhiều hơn cả Henry Miller nữa: trong khoảng 30 tháng, ông viết cho Vivien, người yêu của ông, 2000 bức thư. Có ngày ông viết tới ba bức! (5)

David Marr, người chuyên viết tiểu sử Patrick White, nhà văn Úc duy nhất được giải Nobel văn chương, cho biết là Patrick White rất sợ thư từ. Có lần Patrick White nói "Thư từ là những con quỷ, tôi luôn luôn hy vọng là tất cả những lá thư tôi viết đều bị xé bỏ." Ông từng năn nỉ bạn bè và thân nhân của ông hãy thiêu huỷ toàn bộ những lá thư ông gửi. Năm 1977, White đã đốt 400 bức thư ông viết gửi cho Betty Withycombe, sau khi ông năn nỉ bà trả lại cho ông để ông viết cuốn The Twyborn Affair. Ông cũng đã từng đốt hết số thư từ ông gửi cho mẹ của ông cũng như cho người bạn đời ông sống chung cả nửa thế kỷ là Manoly Lascaris. Ấy vậy mà, cuối cùng, David Marr cũng đã sưu tầm được cả thảy hơn 3000 bức thư của ông để từ đó chọn được 600 bức đem in trong cuốn Patrick White, Letters. (6) Nếu White không thiêu huỷ một số lớn, toàn bộ thư từ của ông sẽ là bao nhiêu? Ông sợ thư từ lắm, mà cũng viết nhiều đến thế, nếu không sợ thì sao?

Đó là thư, còn nhật ký, các nhà văn Tây phương cũng rất siêng viết. Nhân đọc tiểu sử Henry Miller, tôi biết được nhà văn Anais Nin, một thời là người tình của Miller, để lại khoảng 35000 trang nhật ký, trong đó, riêng năm 1932, năm bà quen với Miller tại Paris, bà viết đến 6 tập. Từ năm 1966, bà lần lượt cho xuất bản nhật ký của mình, gom lại thành 11 tập dày. Tò mò, tôi tìm đọc một tập, tập Henry & June (7) viết trong hai năm 1931 và 1932, kể chuyện tình giữa bà và Miller: tôi chấn động trước sự can đảm và thành thực của bà. Bà kể chuyện bà cùng lúc có quan hệ tình dục với ba người đàn ông: chồng bà, người tình cũ là Eduardo, và người tình mới là Henry Miller. Hơn nữa, bà còn có mối tình đồng tính với June, vợ của Miller. Rồi chuyện bà thủ dâm. Cái gì bà cũng kể lể tô hô với thật nhiều chi tiết cụ thể. Đã đành đây chỉ là nhật ký. Nhưng đâu phải ai cũng đủ can đảm và thành thực viết tất cả những điều đó ngay trong nhật ký của mình? Nên chú ý là tập này Nin viết vào đầu thập niên 1930.

Còn các nhà văn Việt Nam?

Không dám làm phiền hà người khác, tôi cứ lấy tôi làm ví dụ. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa tập được thói quen dùng nhật ký, dù là nhật ký công việc. Năm nào cũng thế, tôi sắm hai tập nhật ký theo hai khổ khác nhau: cái nhỏ dùng để bỏ túi, ghi chép những cái hẹn, những việc cần phải làm; cái lớn, khổ A4 định để viết lách chi tiết, kỹ càng hơn về những gì mình làm, mình nghĩ, mình cảm trong ngày. Năm nào cũng thế. Và năm nào cũng thế, các cuốn nhật ký ấy cứ mãi mãi còn trinh. Không có một dòng, một chữ nào cả. Đó là tôi đã có ý thức lắm trong việc tập luyện thói quen dùng nhật ký, ít nhất để khỏi phải ghi nhớ những việc lẩm cẩm như có hẹn với người này vào ngày này, ngày nọ, v.v... Vậy mà, đến nay, vẫn chưa tập được. Hàng chục năm rồi. Còn thư từ thì cũng thế. Lâu lâu, cả năm trời, mới viết cho bạn bè một bức thư. Mà có lẽ không phải chỉ một mình tôi. Nhìn quanh bạn bè trong giới cầm bút, hình như ai cũng thế, cũng lâu lâu, hoạ hoằn lắm mới viết cho nhau vài dòng. Gần đây, với sự xuất hiện của hệ thống điện thư (e-mail), mức độ thư từ cho nhau chắc chắn là tăng lên rất nhiều. Nhưng thật ra chúng không phải là thư. Chúng chỉ là những lời nhắn tin vội vàng và qua quýt mà thôi.

Điều đáng chú ý là không phải người Á châu nào cũng lười viết nhật ký và thư từ như Việt Nam. Trong bài "Về lối văn nhật ký" đăng trên báo Phụ Nữ tân văn số 150 ra ngày 23.6.1932 (8), Phan Khôi cho biết là ở Trung Hoa, từ mấy trăm năm nay, việc viết nhật ký đã khá phổ biến; riêng ở Nhật, nhật ký xuất hiện sớm hơn nữa: "Vào thời trung cổ của họ, từ một ngàn năm nay, mà cũng đã có nhiều bổn nhật ký truyền đạt đến bây giờ." Phan Khôi ước mong là người Việt Nam hãy tập thói quen ghi chép nhật ký. Ông còn khẳng định: "Nhật ký, không nói quá có lẽ nó là cái thước để đo trình độ văn minh của một dân tộc. Trong khi cả nước Việt Nam xưa nay chưa có một cuốn nhật ký nào hết mà bảo rằng một nước văn hiến, một nước có văn hoá cao, thì tôi chẳng hề tin." (9)

Mặc cho Phan Khôi trách móc và kêu gọi, đến nay, hơn nửa thế kỷ sau, cũng chẳng có mấy người Việt Nam tập được thói quen viết nhật ký hoặc cảm thấy việc viết thư từ cho nhau là một sự say mê. Tôi tưởng chúng ta có thể gọi cái tật lười viết này là một truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Vấn đề là: tại sao chúng ta lười, lười truyền kiếp như thế?

***

Chú thích:

  1. Ngoài những lý do chung với thói quen ít viết nhật ký và thư từ sẽ được phân tích trong phần dưới của bài viết này, việc ít viết hồi ký của nhà văn Việt Nam hẳn còn một lý do khác: sợ. Trong bài "Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ" đăng trên báo Văn Nghệ (Hà Nội) số 49-50 (ra ngày 5.12.1987), nhà văn Nguyễn Minh Châu viết: "Có người cầm bút đến lúc sắp bước sang thế giới bên kia vẫn chưa dám thốt lên một câu nói thật tự đáy lòng, không dám viết hồi ký thực, vì sợ để liên luỵ đến đời con cái." Trong lời phát biểu trong một buổi hội thảo kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của Hoài Thanh tại Hà Nội, sau, được tường thuật trên tạp chí Văn Học (Hà Nội), số tháng 9.1999, Từ Sơn, con trai của Hoài Thanh, trích dẫn một lá thư của Hoài Thanh gửi cho ông vào năm 1979, trong đó có đoạn: "Về đề nghị viết hồi ký văn học cha cũng chưa trả lời. Cha muốn suy nghĩ thêm một tí rồi mới trả lời. Nhưng hiện giờ, trong suy nghĩ của cha, nếu viết để in thì cha không muốn viết. Vì sẽ có nhiều chuyện không nói được. Viết để không in thì cha rất muốn viết. Với tư cách là một người viết báo, viết văn nhất là với tư cách một cán bộ Đảng tham gia lãnh đạo phong trào văn nghệ, văn học trong mấy chục năm nay, cha biết khá nhiều chuyện trong đó có những chuyện có thể nói là rất hay. Song những chuyện ấy dễ đến giữa thế kỷ 21 chưa biết đã có thể in ra chưa..." (tr. 61)
  2. Dẫn theo Nicolas Rothwell (1999), trong bài điểm sách "Anatomy of a chameleon" đăng trên báo The Weekend Australian, ngày 23 và 24, tháng 10.1999, tr. 13.
  3. V.S. Pritchett (1985), A Man of Letters, Chatto & Windus, London, tr. 86.
  4. Do nhà Simon & Schuster xuất bản tại  New York năm 1991.
  5. David Lodge (1996), The Practice of Writing, Secker & Warburg, London, tr. 45.
  6. Marr, David (biên tập) (1994), Patrick White, Letters, Random House, New South Wales, Australia.
  7. Do nhà Harcourt Brace Jovanovich Publishers xuất bản tại San Diego, 1986.
  8. Sau in lại trong cuốn 13 năm tranh luận văn học, tập 3, do Thanh Lãng sưu tập, nxb Văn Học, Hà Nội, 1995, tr. 121-9.
  9. Nhận định như vậy kể cũng hơi vội. Nhưng chi tiết Phan Khôi nêu ra liên quan đến việc xuất hiện rất sớm của thể nhật ký tại Nhật thì đúng. Tại Nhật, từ lâu, nhật ký đã được xem là một thể loại văn học (thường được gọi là nikki bungaku) rất được ưa chuộng. Cuốn nhật ký cổ nhất còn lại của họ là cuốn Tosa Diary của Ki no Tsurayuki, được viết vào khoảng năm 935; nổi tiếng nhất là cuốn Sarashina nikki (được Ivan Morris dịch ra tiếng Anh với tựa đề As I Crossed a Bridge of Dreams: Recollections of a Woman in Eleventh-Century Japan) ra đời vào thế kỷ 11. Nhiều cuốn nhật ký thời trung cổ nổi tiếng của Nhật đã được dịch ra tiếng Anh, ví dụ như các cuốn: Japanese Poetic Diaries, do Earl Miner dịch (University of California, 1969), The Gossamer Years: The Diary of a Noblewoman of Heian Japan, do Edward Seidensticker dịch (Charles E. Tuttle, 1964), The Izumi Shikibu Diary: A Roman of the Heian Court, do Edwin Cranston dịch (Harvard University Press, 1969), v.v...

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm