Kinh Đời
Việt kiều sở khanh & Vai trò của Tòa án trong việc đoàn tụ gia đình
Giọt lệ lăn dài trên khuôn mặt trắng trẻo, thanh tú của người phụ nữ đã gần tứ tuần. Dưới ánh đèn neon, nó óng ánh như viên kim cương tô điểm cho gương mặt diễm lệ không cần son phấn của Thùy. Bên cạnh cô, người chồng liên tục vuốt vai vợ an ủi và tiếp lời cho câu chuyện cuộc đời cô dẫn đến lý do mà họ cần sự trợ giúp của văn phòng luật của tôi.
Ngày ấy Thùy vừa tròn 17 tuổi. Cuộc sống thiếu thốn nơi miền quê nghèo khó không hề làm lu mờ nét đẹp rạng ngời như trăng rằm của cô. Vừa đẹp người lại vừa đẹp nết nên nhiều gia đình ngỏ ý dạm hỏi Thùy nhưng ba má cô chưa ưng ý ai, để rồi cuộc tình đầy định mệnh với một anh chàng Việt kiều cùng quê trong chớp nhoáng biến cô thành một người đàn bà khi cô vừa tròn tuổi vị thành niên. Tay trắng, cô ôm con nhỏ nheo nhóc, không một nghề nghiệp trong tay, không hề được trọn vẹn danh nghĩa vợ chồng. Viễn ảnh ở một miền đất hứa mà gã Việt kiều Mỹ vẽ ra về tương lai của cô với hắn như một hạnh phúc hoàn hảo càng ngày càng trở nên xa vời.
Thùy đã gặp gã Việt kiều về thăm quê hương trong một lần cô sang nhà hàng xóm chơi. Người hàng xóm có tiệm bán tạp hóa nho nhỏ trước nhà và gã Việt kiều đến mua vài két bia. Vẻ hào hoa, lịch lãm của hắn đã lấy được cảm tình của cô. Hắn không dại gì bỏ lỡ cơ hội tán tỉnh và chiếm đoạt cô.
Hắn lớn hơn cô nhiều tuổi nhưng rất chiều cô và biết cách lấy lòng ba má cô. Những quà cáp hắn đem đến đều lạ lẫm đối với gia đình cô. Từ những cây kẹo cao su đầy màu sắc khác nhau mà cô và gia đình chưa bao giờ thấy, đến gói thuốc ngoại mà ba cô và các anh cô chưa bao giờ nghe tên. Hắn còn dẫn cô đi may những bộ đồ mới để cùng hắn đi chơi du lịch. Và rồi chuyện gì đến đã đến. Trong một chuyến du ngoạn lãng mạn ở Ðà Lạt, hắn đã cướp đi “cái ngàn vàng”, thứ quý nhất của một người con gái nghèo tỉnh lẻ.
Thùy ôm mặt khóc như mưa lần đầu tiên ấy. Cái đau xé da, xé thịt khi bị cưỡng bức chồng chất với nỗi hối tiếc cho sự nhẹ dạ, cả tin của mình. Thùy sợ hãi lo nghĩ về tương lai khi không còn là một cô gái trinh trắng nữa. Hắn hiểu tâm lý, ôm cô vào lòng vỗ về: “Cưng đừng khóc, đừng lo. Anh không bỏ rơi cưng đâu. Nếu lỡ có bầu thì anh rước mẹ con qua Mỹ với anh luôn.” Cô cảm thấy được an tâm phần nào với những lời hứa hẹn của hắn. Dường như là định mệnh, cô đã mang trong mình giọt máu của hắn. Hắn đương nhiên sở hữu cô dù không một lần cưới hỏi hay cho cô một danh phận chính thức trước luật pháp.
Ðáng lẽ ra cô phải hạnh phúc khi được làm mẹ và cưu mang trong người hạt giống của tình yêu thì ngược lại đây cũng là lần đầu tiên cô nếm mùi đắng cay. Thay vì đứng lên lãnh nhận trách nhiệm của một người đàn ông thì hắn dở giọng cô có trọn quyền quyết định vì hắn tôn trọng cô. Nếu cô muốn phá thai thì hắn sẽ trả 50% chi phí. Còn nếu cô quyết định giữ thì hắn sẽ phụ 50% chi phí nuôi con nhưng hắn không muốn vì lý do có con cái với nhau mà trói buộc đời cô.
Sau khi cô nhiều lần năn nỉ hắn trong giàn giụa nước mắt cùng với áp lực từ gia đình cô, hắn đã đồng ý làm giấy bảo lãnh cho cô với diện fiancée. Nhưng khi sở di trú yêu cầu hắn bổ sung giấy tờ chứng minh lợi tức, hắn không làm, nên hồ sơ bảo lãnh của cô cứ bị đình trệ và không được giải quyết. Hắn về Việt Nam chơi và ở với cô vài lần, đến khi cô mang bầu đứa con thứ hai với hắn thì hắn hủy bỏ hồ sơ bảo lãnh và hoàn toàn cắt đứt liên lạc. Cô nhắn tin qua người quen ở Mỹ thì hắn bảo hắn vừa bị mất job không có khả năng lo lắng gì được cho cô. Hắn lạnh lùng phủi tay. Nhưng có lẽ còn một chút lương tâm cho hai đứa trẻ vô tội mà một lần về Việt Nam chơi hắn đến nhà Thùy lấy giấy khai sanh rồi lên tòa lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính thức công nhận hai đứa bé là con của hắn để chúng có thể ăn theo cha mà được công nhận là công dân Hoa Kỳ.
Sau mối lương duyên bất hạnh đó, gia đình chì chiết, hàng xóm chê cười, cuộc sống vốn không giàu có lại càng chật vật và tủi hổ khi Thùy phải bươn chải kiếm sống một mình nuôi con. Rồi thì ông Trời cũng không phụ kẻ hiền. Thùy lại gặp được anh Tâm, một Việt kiều cùng quê khi anh về thăm mẹ già.
Anh Tâm không hào hoa, bóng bẩy, không nhiều lời hứa hẹn nhưng anh bỏ tiền ra mua căn nhà gần nhà ba má cô cho cô và các con cô có chỗ ăn ở đàng hoàng. Hàng tháng anh gửi tiền về đều đặn để cô không phải cực nhọc buôn thúng, bán bưng. Rồi Thùy và anh Tâm cũng chính thức trở thành vợ chồng sau một buổi tiệc ấm cúng. Anh lập tức làm hồ sơ bảo lãnh cho cả ba mẹ con cô. Nhưng có lẽ không có gì hoàn hảo và trơn tru. Ngay cả khi mọi chuyện tưởng sẽ đâu vào đấy thì hồ sơ bảo lãnh của Thùy và 2 con cô bị trở ngại. Sở di trú chỉ chấp thuận cho anh Tâm bảo lãnh Thùy, riêng 2 con của cô thì đã được công nhận là công dân Mỹ ăn theo cha chúng; chúng nó có quyền sống ở Mỹ không cần ai bảo lãnh, nhưng giấy tờ đi travel phải được sự chấp thuận của cả cha lẫn mẹ vì chúng nó còn tuổi vị thành niên. Sau bao nhiêu nỗ lực liên lạc với người cha sở khanh bất thành, Thùy đành để hai con lại Việt Nam cho gia đình cô coi sóc để khi cô đặt chân lên đất Mỹ cô sẽ tìm cách đưa 2 con sang.
Trong giọng nói đầy nước mắt qua điện thoại Thùy khẩn nài xin gặp tôi cuối tuần. Khi tôi đến văn phòng thì 2 vợ chồng Thùy đã đến sớm và ngồi chờ tôi trước giờ hẹn. Thùy sụt sùi khóc khi kể cho tôi nghe về hoàn cảnh của mình.
Sau khi xem qua giấy tờ và lắng nghe câu chuyện của Thùy, cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp của Thùy để cô có thể đem 2 con qua Mỹ mà không cần sự cộng tác của cha chúng nó là thông qua án lệnh của tòa án. Tôi thường khuyên cha mẹ tránh gây tổn thương cho con cái và cùng nhau lo lắng, nuôi dưỡng con dù có đi đến quyết định ly dị hay căm ghét nhau bao nhiêu đi nữa. Nhưng trong trường hợp của Thùy, người cha không hề đoái hoài gì đến các con và cũng không muốn hợp tác đưa chúng sang Mỹ thì cách duy nhất dựa theo luật Texas là phải làm hồ sơ với tòa án gia đình để xin tòa giải quyết được trọn quyền nuôi con bằng thủ tục gọi là Suit Affecting Parent Child Relationship (tạm dịch: Vụ Kiện Ảnh Hưởng Ðến Mối Quan Hệ Giữa Cha Mẹ và Con Cái).
Giờ thì hạnh phúc của Thùy đã trọn vẹn khi cả gia đình cô ấm cúng sum vầy cùng nhau dưới một mái nhà nhờ án lệnh của tòa án gia đình.
( Báo Trẻ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Việt kiều sở khanh & Vai trò của Tòa án trong việc đoàn tụ gia đình
Giọt lệ lăn dài trên khuôn mặt trắng trẻo, thanh tú của người phụ nữ đã gần tứ tuần. Dưới ánh đèn neon, nó óng ánh như viên kim cương tô điểm cho gương mặt diễm lệ không cần son phấn của Thùy. Bên cạnh cô, người chồng liên tục vuốt vai vợ an ủi và tiếp lời cho câu chuyện cuộc đời cô dẫn đến lý do mà họ cần sự trợ giúp của văn phòng luật của tôi.
Ngày ấy Thùy vừa tròn 17 tuổi. Cuộc sống thiếu thốn nơi miền quê nghèo khó không hề làm lu mờ nét đẹp rạng ngời như trăng rằm của cô. Vừa đẹp người lại vừa đẹp nết nên nhiều gia đình ngỏ ý dạm hỏi Thùy nhưng ba má cô chưa ưng ý ai, để rồi cuộc tình đầy định mệnh với một anh chàng Việt kiều cùng quê trong chớp nhoáng biến cô thành một người đàn bà khi cô vừa tròn tuổi vị thành niên. Tay trắng, cô ôm con nhỏ nheo nhóc, không một nghề nghiệp trong tay, không hề được trọn vẹn danh nghĩa vợ chồng. Viễn ảnh ở một miền đất hứa mà gã Việt kiều Mỹ vẽ ra về tương lai của cô với hắn như một hạnh phúc hoàn hảo càng ngày càng trở nên xa vời.
Thùy đã gặp gã Việt kiều về thăm quê hương trong một lần cô sang nhà hàng xóm chơi. Người hàng xóm có tiệm bán tạp hóa nho nhỏ trước nhà và gã Việt kiều đến mua vài két bia. Vẻ hào hoa, lịch lãm của hắn đã lấy được cảm tình của cô. Hắn không dại gì bỏ lỡ cơ hội tán tỉnh và chiếm đoạt cô.
Hắn lớn hơn cô nhiều tuổi nhưng rất chiều cô và biết cách lấy lòng ba má cô. Những quà cáp hắn đem đến đều lạ lẫm đối với gia đình cô. Từ những cây kẹo cao su đầy màu sắc khác nhau mà cô và gia đình chưa bao giờ thấy, đến gói thuốc ngoại mà ba cô và các anh cô chưa bao giờ nghe tên. Hắn còn dẫn cô đi may những bộ đồ mới để cùng hắn đi chơi du lịch. Và rồi chuyện gì đến đã đến. Trong một chuyến du ngoạn lãng mạn ở Ðà Lạt, hắn đã cướp đi “cái ngàn vàng”, thứ quý nhất của một người con gái nghèo tỉnh lẻ.
Thùy ôm mặt khóc như mưa lần đầu tiên ấy. Cái đau xé da, xé thịt khi bị cưỡng bức chồng chất với nỗi hối tiếc cho sự nhẹ dạ, cả tin của mình. Thùy sợ hãi lo nghĩ về tương lai khi không còn là một cô gái trinh trắng nữa. Hắn hiểu tâm lý, ôm cô vào lòng vỗ về: “Cưng đừng khóc, đừng lo. Anh không bỏ rơi cưng đâu. Nếu lỡ có bầu thì anh rước mẹ con qua Mỹ với anh luôn.” Cô cảm thấy được an tâm phần nào với những lời hứa hẹn của hắn. Dường như là định mệnh, cô đã mang trong mình giọt máu của hắn. Hắn đương nhiên sở hữu cô dù không một lần cưới hỏi hay cho cô một danh phận chính thức trước luật pháp.
Ðáng lẽ ra cô phải hạnh phúc khi được làm mẹ và cưu mang trong người hạt giống của tình yêu thì ngược lại đây cũng là lần đầu tiên cô nếm mùi đắng cay. Thay vì đứng lên lãnh nhận trách nhiệm của một người đàn ông thì hắn dở giọng cô có trọn quyền quyết định vì hắn tôn trọng cô. Nếu cô muốn phá thai thì hắn sẽ trả 50% chi phí. Còn nếu cô quyết định giữ thì hắn sẽ phụ 50% chi phí nuôi con nhưng hắn không muốn vì lý do có con cái với nhau mà trói buộc đời cô.
Sau khi cô nhiều lần năn nỉ hắn trong giàn giụa nước mắt cùng với áp lực từ gia đình cô, hắn đã đồng ý làm giấy bảo lãnh cho cô với diện fiancée. Nhưng khi sở di trú yêu cầu hắn bổ sung giấy tờ chứng minh lợi tức, hắn không làm, nên hồ sơ bảo lãnh của cô cứ bị đình trệ và không được giải quyết. Hắn về Việt Nam chơi và ở với cô vài lần, đến khi cô mang bầu đứa con thứ hai với hắn thì hắn hủy bỏ hồ sơ bảo lãnh và hoàn toàn cắt đứt liên lạc. Cô nhắn tin qua người quen ở Mỹ thì hắn bảo hắn vừa bị mất job không có khả năng lo lắng gì được cho cô. Hắn lạnh lùng phủi tay. Nhưng có lẽ còn một chút lương tâm cho hai đứa trẻ vô tội mà một lần về Việt Nam chơi hắn đến nhà Thùy lấy giấy khai sanh rồi lên tòa lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính thức công nhận hai đứa bé là con của hắn để chúng có thể ăn theo cha mà được công nhận là công dân Hoa Kỳ.
Sau mối lương duyên bất hạnh đó, gia đình chì chiết, hàng xóm chê cười, cuộc sống vốn không giàu có lại càng chật vật và tủi hổ khi Thùy phải bươn chải kiếm sống một mình nuôi con. Rồi thì ông Trời cũng không phụ kẻ hiền. Thùy lại gặp được anh Tâm, một Việt kiều cùng quê khi anh về thăm mẹ già.
Anh Tâm không hào hoa, bóng bẩy, không nhiều lời hứa hẹn nhưng anh bỏ tiền ra mua căn nhà gần nhà ba má cô cho cô và các con cô có chỗ ăn ở đàng hoàng. Hàng tháng anh gửi tiền về đều đặn để cô không phải cực nhọc buôn thúng, bán bưng. Rồi Thùy và anh Tâm cũng chính thức trở thành vợ chồng sau một buổi tiệc ấm cúng. Anh lập tức làm hồ sơ bảo lãnh cho cả ba mẹ con cô. Nhưng có lẽ không có gì hoàn hảo và trơn tru. Ngay cả khi mọi chuyện tưởng sẽ đâu vào đấy thì hồ sơ bảo lãnh của Thùy và 2 con cô bị trở ngại. Sở di trú chỉ chấp thuận cho anh Tâm bảo lãnh Thùy, riêng 2 con của cô thì đã được công nhận là công dân Mỹ ăn theo cha chúng; chúng nó có quyền sống ở Mỹ không cần ai bảo lãnh, nhưng giấy tờ đi travel phải được sự chấp thuận của cả cha lẫn mẹ vì chúng nó còn tuổi vị thành niên. Sau bao nhiêu nỗ lực liên lạc với người cha sở khanh bất thành, Thùy đành để hai con lại Việt Nam cho gia đình cô coi sóc để khi cô đặt chân lên đất Mỹ cô sẽ tìm cách đưa 2 con sang.
Trong giọng nói đầy nước mắt qua điện thoại Thùy khẩn nài xin gặp tôi cuối tuần. Khi tôi đến văn phòng thì 2 vợ chồng Thùy đã đến sớm và ngồi chờ tôi trước giờ hẹn. Thùy sụt sùi khóc khi kể cho tôi nghe về hoàn cảnh của mình.
Sau khi xem qua giấy tờ và lắng nghe câu chuyện của Thùy, cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp của Thùy để cô có thể đem 2 con qua Mỹ mà không cần sự cộng tác của cha chúng nó là thông qua án lệnh của tòa án. Tôi thường khuyên cha mẹ tránh gây tổn thương cho con cái và cùng nhau lo lắng, nuôi dưỡng con dù có đi đến quyết định ly dị hay căm ghét nhau bao nhiêu đi nữa. Nhưng trong trường hợp của Thùy, người cha không hề đoái hoài gì đến các con và cũng không muốn hợp tác đưa chúng sang Mỹ thì cách duy nhất dựa theo luật Texas là phải làm hồ sơ với tòa án gia đình để xin tòa giải quyết được trọn quyền nuôi con bằng thủ tục gọi là Suit Affecting Parent Child Relationship (tạm dịch: Vụ Kiện Ảnh Hưởng Ðến Mối Quan Hệ Giữa Cha Mẹ và Con Cái).
Giờ thì hạnh phúc của Thùy đã trọn vẹn khi cả gia đình cô ấm cúng sum vầy cùng nhau dưới một mái nhà nhờ án lệnh của tòa án gia đình.
( Báo Trẻ )