Di Sản Hồ Chí Minh
Việt nam - Trung quốc: Ai nợ ai?
Tại cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp đặt”. Nhận thức như thế có đúng hay không và thực chất của vấn đề này là gì?
Tư duy cùng chung ý thức hệ cộng sản và chuyện ‘ơn nghĩa’ giữa hai
đảng đang khiến cho chính quyền Hà Nội chưa thể đưa ra biện pháp dứt
khoát, rõ ràng trong việc giải quyết căng thẳng Trung Quốc xâm chiếm
Biển Đông như hiện nay.
Anh Vũ
Ảnh bên:Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp đặt”
Một số người cho rằng VN mang ơn và nợ TQ. Tại cuộc gặp với
cử tri ngày 26-6-2014, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã
phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp
đặt”. Nhận thức như thế có đúng hay không và thực chất của vấn đề
này là gì?
Láng giềng thì có mang ơn thì không
Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có
một quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc
chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho quan hệ Việt Trung trở nên
vô cùng phức tạp và nhạy cảm.
Quan hệ VN-TQ luôn là chủ đề nóng bỏng trong suốt chiều dài lịch sử
của Việt Nam, cho dù thời đại nào cũng đều mang tính thời sự. Đặc biệt
trong lịch sử cận đại, từ năm 1945 đến nay thì mối quan hệ giữa 2 quốc
gia cộng sản cũng để lại không ít các vấn đề thăng trầm.
Hiện nay, quan hệ Việt – Trung đang xấu đi một cách nhanh chóng, đặc
biệt sau việc TQ đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong lãnh hải của VN.
Nhất là khi phía TQ bạch hóa các tư liệu về quan hệ giữa hai nước liên
quan đến chủ quyền lãnh thổ và vu cáo rằng VN vong ơn bội nghĩa.
Tại cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014, khi nói về quan hệ
VN-TQ, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu cho rằng "Chúng
ta không quên sự giúp đỡ của Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến,
nhưng mang ơn không có nghĩa là muốn áp đặt cái gì thì áp đặt”.
Bình luận về phát biểu của Chủ tịch Trương Tấn Sang, ông Khuất Duy
Chiến một sĩ quan quân đội thuộc Binh đoàn 559 trong chiến tranh chống
Mỹ, đã nghỉ hưu cho biết: ông hoàn toàn không tán đồng ý kiến của Chủ
tịch Nước. Theo ông các nhà lãnh đạo Việt nam trong quá khứ đã mắc phải
sai lầm khi biến VN thành nơi thử nghiệm và đối đầu giữa các thế lực
quân sự quốc tế hàng đầu. Đây là cuộc chiến giữa ý thức hệ CS và ý thức
hệ tự do dân chủ. Việc TQ ủng hộ và giúp đỡ VN không ngoài mục đích cổ
vũ tình đoàn kết cộng sản quốc tế để chống kẻ thù chung.
T ừ Ninh bình, ông Khuất Duy Chiến nói với chúng tôi:
“Trong chiến lược bành trướng xuống phía Nam của Chủ nghĩa CS,
Việt nam đã lĩnh vai trò tiền đồn của phe XHCN, do đó đối với nhân dân
Việt Nam thì chính Trung Quốc nợ xương máu, nợ cả việc chia cắt đất
nước. Tất cả nằm trong phương châm "Đánh Mỹ tới người Việt nam cuối
cùng" của Mao Trạch Đông. Nên nhớ như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói
"Ta đánh Mỹ là đánh cho phe XHCN, đánh cho cả Liên xô, Trung quốc".”
Nói về sự giúp đỡ của TQ đối với cách mạng VN từ năm 1945 đến nay,
ông Nguyễn Tường Thụy một cựu chiến binh ở Hà nội thấy rằng cuộc chiến
tranh Việt nam (1955-1975) về bản chất là một cuộc chiến tranh ý thức
hệ, vì lúc đó VN tự xác định mình là tiền đồn XHCN. Do vậy chính quyền
CS đã nhận được sự ủng hộ của các nước XHCN, nếu không có sự ủng hộ này
thì VN không thể chiến thắng được.
Ông Nguyễn Tường Thụy nói với chúng tôi:
“Tất cả những người lính Miền Bắc đi vào miền Nam lúc ấy thì tất
cả trang bị từ đầu đến chân, quân trang quân dụng đều của TQ cả, còn
Liên xô thì viện trợ các vũ khí hạng nặng. Tôi nghĩ rằng nếu như nợ TQ
thì là Ban lãnh đạo Đảng CSVN nợ TQ chứ nhân dân VN thì không nợ TQ.”
Trong bài viết “Việt nam không mang ơn Trung quốc” của tác giả Vương Trí Dũng trên trang Bauxite gần đây, tác giả đã viết rằng “Ngay
từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích
của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo
Trung quốc đã không giúp Việt Nam. Không phải tự nguyện hay do
Việt Nam đề nghị, mà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt
Nam vì lợi ích sát sườn trực tiếp của chính Trung Quốc. Lãnh
đạo Trung Quốc không phải tình cờ hay chỉ thông thường mà có
chủ mưu sâu xa thâm độc trong lá bài giúp đỡ Việt Nam. Lãnh đạo
Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ không chỉ bảo vệ
lợi ích của Trung Quốc trước sự đe dọa của Pháp và Mỹ mà
còn có mục đích chiếm đoạt thống trị Việt Nam.”
Trung Quốc nợ Việt Nam thì có…
Trả lời câu hỏi trong cuộc chiến tranh VN với sự chi viện rất lớn của
TQ và các nước XHCN thì VN có nợ TQ hay không? Ông Khuất Duy Chiến thấy
rằng sự giúp đỡ của TQ trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ
là sự giúp đỡ dưới trách nhiệm của tình đoàn kết quốc tế vô sản. Mà thực
chất là các bên với cùng mục đích chung để bành trướng ý thức hệ cộng
sản trên toàn cầu, trên cơ sở sử dụng xương máu của người Việt để thực
hiện ý đồ đó.
Ông Khuất Duy Chiến nói với chúng tôi:
“Nói về nợ, thì Trung Quốc đã từng giúp Việt Nam lương thực, quân
trang, quân dụng, vũ khí... trong chiến tranh chống Mỹ . Nhưng đó là họ
làm nghĩa vụ quốc tế, dựa trên chiến lược của ý thức hệ của Chủ nghĩa
Cộng sản, với mong muốn nhuộm đỏ toàn thế giới. Chẳng qua là một bên bỏ
sức người, một bên bỏ sức của thôi. Thử hỏi rằng nếu xét về người và của
thì cái gì quý hơn?”
Ông Nguyễn Tường Thụy thấy rằng trong các cuộc chiến tranh kéo dài đã có khoảng 4-5 triệu người VN của cả hai bên đã chết trong các cuộc chiến này mà không thể tiền bạc nào trả nổi. Đúng ra TQ phải mang ơn VN đã dùng xương máu của từng ấy triệu người chiến đấu cho việc lan tỏa của Chủ nghĩa CS. Cái nợ đó là nợ bằng máu của người VN, mà theo ông VN chằng có gì phải mang ơn TQ. Đó là chưa kể đến việc TQ đã lợi dụng để bành trướng về lãnh thổ, lãnh hải cụ thể là Bãi Tục lãm và Quần đảo Hoàng sa, đảo Gạc ma… của VN.
Ông Nguyễn Tường Thụy thấy rằng trong các cuộc chiến tranh kéo dài đã có khoảng 4-5 triệu người VN của cả hai bên đã chết trong các cuộc chiến này mà không thể tiền bạc nào trả nổi. Đúng ra TQ phải mang ơn VN đã dùng xương máu của từng ấy triệu người chiến đấu cho việc lan tỏa của Chủ nghĩa CS. Cái nợ đó là nợ bằng máu của người VN, mà theo ông VN chằng có gì phải mang ơn TQ. Đó là chưa kể đến việc TQ đã lợi dụng để bành trướng về lãnh thổ, lãnh hải cụ thể là Bãi Tục lãm và Quần đảo Hoàng sa, đảo Gạc ma… của VN.
Ông Nguyễn Tường Thụy nói với chúng tôi:
“Cái nợ của TQ đối với nhân dân VN là nợ máu và nợ lãnh thổ, nên
không thể nói VN mang ơn TQ được. Nếu như ban lãnh đạo Đảng CSVN mang ơn
thì đấy là chuyện của họ. Còn quan điểm của tôi là một công dân VN, là
một người VN tôi không chấp nhận được điều này”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Việt nam - Trung quốc: Ai nợ ai?
Tại cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp đặt”. Nhận thức như thế có đúng hay không và thực chất của vấn đề này là gì?
Anh Vũ
Ảnh bên:Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp đặt”
Một số người cho rằng VN mang ơn và nợ TQ. Tại cuộc gặp với
cử tri ngày 26-6-2014, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã
phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp
đặt”. Nhận thức như thế có đúng hay không và thực chất của vấn đề
này là gì?
Láng giềng thì có mang ơn thì không
Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có
một quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc
chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho quan hệ Việt Trung trở nên
vô cùng phức tạp và nhạy cảm.
Quan hệ VN-TQ luôn là chủ đề nóng bỏng trong suốt chiều dài lịch sử
của Việt Nam, cho dù thời đại nào cũng đều mang tính thời sự. Đặc biệt
trong lịch sử cận đại, từ năm 1945 đến nay thì mối quan hệ giữa 2 quốc
gia cộng sản cũng để lại không ít các vấn đề thăng trầm.
Hiện nay, quan hệ Việt – Trung đang xấu đi một cách nhanh chóng, đặc
biệt sau việc TQ đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong lãnh hải của VN.
Nhất là khi phía TQ bạch hóa các tư liệu về quan hệ giữa hai nước liên
quan đến chủ quyền lãnh thổ và vu cáo rằng VN vong ơn bội nghĩa.
Tại cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014, khi nói về quan hệ
VN-TQ, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu cho rằng "Chúng
ta không quên sự giúp đỡ của Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến,
nhưng mang ơn không có nghĩa là muốn áp đặt cái gì thì áp đặt”.
Bình luận về phát biểu của Chủ tịch Trương Tấn Sang, ông Khuất Duy
Chiến một sĩ quan quân đội thuộc Binh đoàn 559 trong chiến tranh chống
Mỹ, đã nghỉ hưu cho biết: ông hoàn toàn không tán đồng ý kiến của Chủ
tịch Nước. Theo ông các nhà lãnh đạo Việt nam trong quá khứ đã mắc phải
sai lầm khi biến VN thành nơi thử nghiệm và đối đầu giữa các thế lực
quân sự quốc tế hàng đầu. Đây là cuộc chiến giữa ý thức hệ CS và ý thức
hệ tự do dân chủ. Việc TQ ủng hộ và giúp đỡ VN không ngoài mục đích cổ
vũ tình đoàn kết cộng sản quốc tế để chống kẻ thù chung.
T ừ Ninh bình, ông Khuất Duy Chiến nói với chúng tôi:
“Trong chiến lược bành trướng xuống phía Nam của Chủ nghĩa CS,
Việt nam đã lĩnh vai trò tiền đồn của phe XHCN, do đó đối với nhân dân
Việt Nam thì chính Trung Quốc nợ xương máu, nợ cả việc chia cắt đất
nước. Tất cả nằm trong phương châm "Đánh Mỹ tới người Việt nam cuối
cùng" của Mao Trạch Đông. Nên nhớ như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói
"Ta đánh Mỹ là đánh cho phe XHCN, đánh cho cả Liên xô, Trung quốc".”
Nói về sự giúp đỡ của TQ đối với cách mạng VN từ năm 1945 đến nay,
ông Nguyễn Tường Thụy một cựu chiến binh ở Hà nội thấy rằng cuộc chiến
tranh Việt nam (1955-1975) về bản chất là một cuộc chiến tranh ý thức
hệ, vì lúc đó VN tự xác định mình là tiền đồn XHCN. Do vậy chính quyền
CS đã nhận được sự ủng hộ của các nước XHCN, nếu không có sự ủng hộ này
thì VN không thể chiến thắng được.
Ông Nguyễn Tường Thụy nói với chúng tôi:
“Tất cả những người lính Miền Bắc đi vào miền Nam lúc ấy thì tất
cả trang bị từ đầu đến chân, quân trang quân dụng đều của TQ cả, còn
Liên xô thì viện trợ các vũ khí hạng nặng. Tôi nghĩ rằng nếu như nợ TQ
thì là Ban lãnh đạo Đảng CSVN nợ TQ chứ nhân dân VN thì không nợ TQ.”
Trong bài viết “Việt nam không mang ơn Trung quốc” của tác giả Vương Trí Dũng trên trang Bauxite gần đây, tác giả đã viết rằng “Ngay
từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích
của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo
Trung quốc đã không giúp Việt Nam. Không phải tự nguyện hay do
Việt Nam đề nghị, mà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt
Nam vì lợi ích sát sườn trực tiếp của chính Trung Quốc. Lãnh
đạo Trung Quốc không phải tình cờ hay chỉ thông thường mà có
chủ mưu sâu xa thâm độc trong lá bài giúp đỡ Việt Nam. Lãnh đạo
Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ không chỉ bảo vệ
lợi ích của Trung Quốc trước sự đe dọa của Pháp và Mỹ mà
còn có mục đích chiếm đoạt thống trị Việt Nam.”
Trung Quốc nợ Việt Nam thì có…
Trả lời câu hỏi trong cuộc chiến tranh VN với sự chi viện rất lớn của
TQ và các nước XHCN thì VN có nợ TQ hay không? Ông Khuất Duy Chiến thấy
rằng sự giúp đỡ của TQ trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ
là sự giúp đỡ dưới trách nhiệm của tình đoàn kết quốc tế vô sản. Mà thực
chất là các bên với cùng mục đích chung để bành trướng ý thức hệ cộng
sản trên toàn cầu, trên cơ sở sử dụng xương máu của người Việt để thực
hiện ý đồ đó.
Ông Khuất Duy Chiến nói với chúng tôi:
“Nói về nợ, thì Trung Quốc đã từng giúp Việt Nam lương thực, quân
trang, quân dụng, vũ khí... trong chiến tranh chống Mỹ . Nhưng đó là họ
làm nghĩa vụ quốc tế, dựa trên chiến lược của ý thức hệ của Chủ nghĩa
Cộng sản, với mong muốn nhuộm đỏ toàn thế giới. Chẳng qua là một bên bỏ
sức người, một bên bỏ sức của thôi. Thử hỏi rằng nếu xét về người và của
thì cái gì quý hơn?”
Ông Nguyễn Tường Thụy thấy rằng trong các cuộc chiến tranh kéo dài đã có khoảng 4-5 triệu người VN của cả hai bên đã chết trong các cuộc chiến này mà không thể tiền bạc nào trả nổi. Đúng ra TQ phải mang ơn VN đã dùng xương máu của từng ấy triệu người chiến đấu cho việc lan tỏa của Chủ nghĩa CS. Cái nợ đó là nợ bằng máu của người VN, mà theo ông VN chằng có gì phải mang ơn TQ. Đó là chưa kể đến việc TQ đã lợi dụng để bành trướng về lãnh thổ, lãnh hải cụ thể là Bãi Tục lãm và Quần đảo Hoàng sa, đảo Gạc ma… của VN.
Ông Nguyễn Tường Thụy thấy rằng trong các cuộc chiến tranh kéo dài đã có khoảng 4-5 triệu người VN của cả hai bên đã chết trong các cuộc chiến này mà không thể tiền bạc nào trả nổi. Đúng ra TQ phải mang ơn VN đã dùng xương máu của từng ấy triệu người chiến đấu cho việc lan tỏa của Chủ nghĩa CS. Cái nợ đó là nợ bằng máu của người VN, mà theo ông VN chằng có gì phải mang ơn TQ. Đó là chưa kể đến việc TQ đã lợi dụng để bành trướng về lãnh thổ, lãnh hải cụ thể là Bãi Tục lãm và Quần đảo Hoàng sa, đảo Gạc ma… của VN.
Ông Nguyễn Tường Thụy nói với chúng tôi:
“Cái nợ của TQ đối với nhân dân VN là nợ máu và nợ lãnh thổ, nên
không thể nói VN mang ơn TQ được. Nếu như ban lãnh đạo Đảng CSVN mang ơn
thì đấy là chuyện của họ. Còn quan điểm của tôi là một công dân VN, là
một người VN tôi không chấp nhận được điều này”.