Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Việt sử Xứ Đàng Trong: Chuyện thi cử vào thế kỷ 17-18
Các chúa Nguyễn không lập trường đại học công mà để dân gian tùy ý lập trường tư dạy học, chính quyền chỉ tổ chức các kỳ thi.
Những khoa thi quan trọng
Đời chúa Hy Tông, năm Nhâm Thân (1632), bắt đầu thi hành phép duyệt
tuyển, và mỗi kỳ duyệt tuyển thì ra lệnh cho học trò từ huyện đến các
dinh để khảo thí một ngày. Kỳ thi ấy gọi là “quận thí mùa xuân”. Phép
thi có một bài thơ, một đạo văn sách, dùng Tri phủ, Tri huyện làm sơ
khảo, Ký lục làm phúc khảo, người thi đỗ gọi là Nhiêu học, được miễn
thuế sai dư 5 năm. Sau cuộc thi viết chữ Hoa văn (Hoa văn tự thể), người
nào trúng thì được bổ làm việc ở 3 ty: Xá sai, Tướng thần lại, Lệnh sử.
Đời chúa Thần Tông, năm Bính Tuất (1646), định phép thi Hội mùa thu
“Thu vi hội thí” 9 năm mới mở 1 kỳ, mở hai khoa thi Chính đồ và Hoa văn
tại phủ chúa ở Phú Xuân. Chính đồ thi 3 ngày, ngày thứ nhất thi tứ lục,
ngày thứ hai thi thơ phú, mỗi thể một bài, ngày thứ ba thi văn sách một
bài, dùng Văn chức, Tri phủ, Tri huyện làm sơ khảo; Cai bộ, Ký lục làm
phúc khảo; Nha úy làm giám khảo; Nội tả, Nội hữu, Ngoại tả, Ngoại hữu
làm Giám thị. Danh sách người thi đỗ nạp lên chúa, chia làm ba hạng
giáp, ất, bính. Hạng giáp là Giám sinh được bổ làm Tri phủ, Tri huyện;
hạng ất là Sinh đồ được bổ làm Huấn đạo, hạng bính cũng là Sinh đồ bổ
làm Lễ sinh, hoặc cho làm Nhiêu học suốt đời. Hoa văn thi 3 ngày, mỗi
ngày viết một bài thơ. Người trúng cũng chia làm ba hạng, bổ làm việc ở 3
ty, và cho làm Nhiêu học.
Đến năm Ất Mão (1675), chúa Thái Tông lại đặt thêm khoa thi Thám
phỏng. Khoa này thi 1 ngày, hỏi về tình trạng binh, dân và việc Lê,
Trịnh. Người trúng được bổ vào Xá sai ty.
Đến năm Giáp Tý (1684), chúa Thái Tông bãi bỏ phép thi Nhiêu học ở
tuyển trường và bỏ thi Hoa văn, chỉ giữ lại khoa thi Chính đồ mà thôi.
Bọn Cai bộ Cẩm Lãnh, Thủ bộ Đông Triều bẩm rằng: “Nhà nước mở khoa cử
đều dùng nho, lại, họ đều tán phụ mới thành công lớn, há cũng chỉ dùng
một mình nho mà thôi đâu, vậy xin theo thể chính, hóa của tiên vương,
cho sĩ tử Hoa văn được ứng thi”. Nhưng chúa không nghe. Chúa Anh Tông
năm Kỷ Tỵ (1689), trong dịp duyệt tuyển, thi hành lại chế độ cũ, ra lệnh
cho các học trò Chính đồ và Hoa văn tới tuyển trường để ứng thí.
Năm Ất Hợi (1695), chúa Hiển Tông bắt đầu đặt khoa thi Văn chức và
Tam ty ở sân phủ chúa. Thể lệ thi Văn chức, kỳ đệ nhất thi tứ lục, kỳ đệ
nhị thi thơ, phú, kỳ đệ tam thi văn sách. Thi Xá sai ty thì hỏi về số
tiền thóc xuất, nhập và việc ngục tụng xử quyết trong một năm; thi hai
ty Tướng thần và Lệnh sử thì viết một bài thơ.
Đời chúa Thế Tông, năm Canh Thân (1740), định lại phép thu thí và
quyền lợi của các người trúng cách: kỳ đệ nhất thi tứ lục, ai trúng gọi
là Nhiêu học tuyển trường, được miễn tiền sai dư 5 năm, kỳ đệ nhị thi
thơ, phú, kỳ đệ tam thi kinh nghĩa, ai trúng thì gọi là Nhiêu học thí
trúng, được miễn sai dịch suốt đời, kỳ đệ tứ thi văn sách, ai trúng gọi
là Hương cống, được bổ Tri phủ, Tri huyện, Huấn đạo.
Hai kỳ thi gặp cảnh bất thường
Đời chúa Hiển Tông, có hai kỳ thi gặp cảnh bất thường. Năm Quý Tỵ
(1713), thu thí thi Chính đồ, kỳ đệ nhị có 130 người, khảo quan bất hòa
đánh hỏng cả, duy thi Hoa văn và Thám phỏng thì lấy trúng cách được hơn
10 người. Chúa cho rằng khảo quan quá hà khắc, nên ra lệnh thi lại. chúa
ra đề thi, lấy trúng cách 1 sinh đồ, bổ làm Huấn đạo, 7 Nhiêu học bổ
làm Lễ sinh, còn những người đỗ Hoa văn và Thám phỏng trên kia đều được
bổ làm việc ở Tam ty. Năm Quý Mão (1723), thi Nhiêu học lấy trúng cách
77 người, dư luận học trò rất sôi nổi, chúa ra lệnh họp tất cả ở Chính
dinh để chúa cho thi tứ lục và thơ phú, mỗi thể một bài. Sĩ tử không làm
nổi, bỏ ra, chúa truất bỏ cả, không lấy một người nào.
Xem trên ta thấy phép thi cử của Nam Hà chưa được hoàn bị bằng ở
Bắc Hà. Lại có các khoa mà ở Bắc không có, như Hoa văn, Thám phỏng, Tam
ty và ở khoa Thu thí, số người trúng cách Hoa văn, cũng đông gấp mấy lần
số trúng Chính đồ. Ba khoa Hoa văn, Thám phỏng, Tam ty cốt chọn những
quan lại giỏi và những người am hiểu vấn đề mà Nam Hà đương bận tâm đối
phó là vấn đề Lê, Trịnh. Chắc là vì đương ở trong giai đoạn khai sáng,
kiến thiết, lại chiến tranh với Bắc Hà, rồi với Chiêm Thành, Chân Lạp,
nên các chúa Nguyễn chú trọng đến phương diện thực tế trong việc dụng
nhân hơn.
Lê
Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục viết: “Họ Nguyễn chuyên giữ một phương,
chỉ mở thu thí (tức thi Hương), chuyên dùng lại tư, không chuộng văn
học, nên ít thu hái được người tuấn dị. Khảo thí thì lấy học sinh Hoa
văn nhiều gấp 5 Chính đồ. Những nơi quyền, yếu thì ủy người họ hàng coi
giữ, mà cho người đậu Hoa văn làm phụ tá. Người đậu thu thí bắt đầu làm
Tri phủ, Tri huyện, chỉ coi việc kiện tụng, rồi làm Ký lục thì coi việc
thu thuế khóa; những kế lớn, mưu lớn không được hỏi han đến; còn bọn hậu
học, tiểu sinh cũng không thấy nuôi dưỡng, tác thành. Thế mà văn mạch ở
đất này dày đặc không đứt, thật là đáng khen”.
Phan Khoang (Theo Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 - 1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam), NXB Khoa học Xã hội, 2016)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Việt sử Xứ Đàng Trong: Chuyện thi cử vào thế kỷ 17-18
Các chúa Nguyễn không lập trường đại học công mà để dân gian tùy ý lập trường tư dạy học, chính quyền chỉ tổ chức các kỳ thi.
Những khoa thi quan trọng
Đời chúa Hy Tông, năm Nhâm Thân (1632), bắt đầu thi hành phép duyệt
tuyển, và mỗi kỳ duyệt tuyển thì ra lệnh cho học trò từ huyện đến các
dinh để khảo thí một ngày. Kỳ thi ấy gọi là “quận thí mùa xuân”. Phép
thi có một bài thơ, một đạo văn sách, dùng Tri phủ, Tri huyện làm sơ
khảo, Ký lục làm phúc khảo, người thi đỗ gọi là Nhiêu học, được miễn
thuế sai dư 5 năm. Sau cuộc thi viết chữ Hoa văn (Hoa văn tự thể), người
nào trúng thì được bổ làm việc ở 3 ty: Xá sai, Tướng thần lại, Lệnh sử.
Đời chúa Thần Tông, năm Bính Tuất (1646), định phép thi Hội mùa thu
“Thu vi hội thí” 9 năm mới mở 1 kỳ, mở hai khoa thi Chính đồ và Hoa văn
tại phủ chúa ở Phú Xuân. Chính đồ thi 3 ngày, ngày thứ nhất thi tứ lục,
ngày thứ hai thi thơ phú, mỗi thể một bài, ngày thứ ba thi văn sách một
bài, dùng Văn chức, Tri phủ, Tri huyện làm sơ khảo; Cai bộ, Ký lục làm
phúc khảo; Nha úy làm giám khảo; Nội tả, Nội hữu, Ngoại tả, Ngoại hữu
làm Giám thị. Danh sách người thi đỗ nạp lên chúa, chia làm ba hạng
giáp, ất, bính. Hạng giáp là Giám sinh được bổ làm Tri phủ, Tri huyện;
hạng ất là Sinh đồ được bổ làm Huấn đạo, hạng bính cũng là Sinh đồ bổ
làm Lễ sinh, hoặc cho làm Nhiêu học suốt đời. Hoa văn thi 3 ngày, mỗi
ngày viết một bài thơ. Người trúng cũng chia làm ba hạng, bổ làm việc ở 3
ty, và cho làm Nhiêu học.
Đến năm Ất Mão (1675), chúa Thái Tông lại đặt thêm khoa thi Thám
phỏng. Khoa này thi 1 ngày, hỏi về tình trạng binh, dân và việc Lê,
Trịnh. Người trúng được bổ vào Xá sai ty.
Đến năm Giáp Tý (1684), chúa Thái Tông bãi bỏ phép thi Nhiêu học ở
tuyển trường và bỏ thi Hoa văn, chỉ giữ lại khoa thi Chính đồ mà thôi.
Bọn Cai bộ Cẩm Lãnh, Thủ bộ Đông Triều bẩm rằng: “Nhà nước mở khoa cử
đều dùng nho, lại, họ đều tán phụ mới thành công lớn, há cũng chỉ dùng
một mình nho mà thôi đâu, vậy xin theo thể chính, hóa của tiên vương,
cho sĩ tử Hoa văn được ứng thi”. Nhưng chúa không nghe. Chúa Anh Tông
năm Kỷ Tỵ (1689), trong dịp duyệt tuyển, thi hành lại chế độ cũ, ra lệnh
cho các học trò Chính đồ và Hoa văn tới tuyển trường để ứng thí.
Năm Ất Hợi (1695), chúa Hiển Tông bắt đầu đặt khoa thi Văn chức và
Tam ty ở sân phủ chúa. Thể lệ thi Văn chức, kỳ đệ nhất thi tứ lục, kỳ đệ
nhị thi thơ, phú, kỳ đệ tam thi văn sách. Thi Xá sai ty thì hỏi về số
tiền thóc xuất, nhập và việc ngục tụng xử quyết trong một năm; thi hai
ty Tướng thần và Lệnh sử thì viết một bài thơ.
Đời chúa Thế Tông, năm Canh Thân (1740), định lại phép thu thí và
quyền lợi của các người trúng cách: kỳ đệ nhất thi tứ lục, ai trúng gọi
là Nhiêu học tuyển trường, được miễn tiền sai dư 5 năm, kỳ đệ nhị thi
thơ, phú, kỳ đệ tam thi kinh nghĩa, ai trúng thì gọi là Nhiêu học thí
trúng, được miễn sai dịch suốt đời, kỳ đệ tứ thi văn sách, ai trúng gọi
là Hương cống, được bổ Tri phủ, Tri huyện, Huấn đạo.
Hai kỳ thi gặp cảnh bất thường
Đời chúa Hiển Tông, có hai kỳ thi gặp cảnh bất thường. Năm Quý Tỵ
(1713), thu thí thi Chính đồ, kỳ đệ nhị có 130 người, khảo quan bất hòa
đánh hỏng cả, duy thi Hoa văn và Thám phỏng thì lấy trúng cách được hơn
10 người. Chúa cho rằng khảo quan quá hà khắc, nên ra lệnh thi lại. chúa
ra đề thi, lấy trúng cách 1 sinh đồ, bổ làm Huấn đạo, 7 Nhiêu học bổ
làm Lễ sinh, còn những người đỗ Hoa văn và Thám phỏng trên kia đều được
bổ làm việc ở Tam ty. Năm Quý Mão (1723), thi Nhiêu học lấy trúng cách
77 người, dư luận học trò rất sôi nổi, chúa ra lệnh họp tất cả ở Chính
dinh để chúa cho thi tứ lục và thơ phú, mỗi thể một bài. Sĩ tử không làm
nổi, bỏ ra, chúa truất bỏ cả, không lấy một người nào.
Xem trên ta thấy phép thi cử của Nam Hà chưa được hoàn bị bằng ở
Bắc Hà. Lại có các khoa mà ở Bắc không có, như Hoa văn, Thám phỏng, Tam
ty và ở khoa Thu thí, số người trúng cách Hoa văn, cũng đông gấp mấy lần
số trúng Chính đồ. Ba khoa Hoa văn, Thám phỏng, Tam ty cốt chọn những
quan lại giỏi và những người am hiểu vấn đề mà Nam Hà đương bận tâm đối
phó là vấn đề Lê, Trịnh. Chắc là vì đương ở trong giai đoạn khai sáng,
kiến thiết, lại chiến tranh với Bắc Hà, rồi với Chiêm Thành, Chân Lạp,
nên các chúa Nguyễn chú trọng đến phương diện thực tế trong việc dụng
nhân hơn.
Lê
Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục viết: “Họ Nguyễn chuyên giữ một phương,
chỉ mở thu thí (tức thi Hương), chuyên dùng lại tư, không chuộng văn
học, nên ít thu hái được người tuấn dị. Khảo thí thì lấy học sinh Hoa
văn nhiều gấp 5 Chính đồ. Những nơi quyền, yếu thì ủy người họ hàng coi
giữ, mà cho người đậu Hoa văn làm phụ tá. Người đậu thu thí bắt đầu làm
Tri phủ, Tri huyện, chỉ coi việc kiện tụng, rồi làm Ký lục thì coi việc
thu thuế khóa; những kế lớn, mưu lớn không được hỏi han đến; còn bọn hậu
học, tiểu sinh cũng không thấy nuôi dưỡng, tác thành. Thế mà văn mạch ở
đất này dày đặc không đứt, thật là đáng khen”.
Phan Khoang (Theo Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 - 1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam), NXB Khoa học Xã hội, 2016)